Hải Dương là một trong số10 tỉnh, thành phốthuộc vùng đồng bằng
sông Hồng, là một trong 7 tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương nằm
trong vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộvà ởvịtrí trung tâm tam giác phát
triển kinh tếHà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong hơn một thập kỷ(từ
1996-2007), tốc độtăng trưởng kinh tếcủa Hải Dương đạt mức khá cao và
tương đối ổn định,bình quân trong thời kỳ1996-2005 là 9,85%/ năm, cao
hơn so với tăng trưởng bình quân của cảnước trong thời kỳnày (bình quân
cảnước là 7,1%). Cùng với tăng trưởng GDP, cơcấu kinh tếcủa tỉnh có sự
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, từcơcấu Nông nghiệp - Công
nghiệp - Dịch vụsang Công nghiệp - Dịch vụ- Nông nghiệp. Năm 1996, tỷ
trọng các khu vực trong cơcấu kinh tếcủa tỉnh là: nông- lâm nghiệp và
thuỷsản chiếm 41,8%, công nghiệp - xây dựng chiếm 33,9%, dịch vụlà
24,3%. Năm 2007, tỷtrọng tương ứng của các ngành trong cơcấu kinh tế
của tỉnh là: 25,5%, 44,0% và 30,5%.
Năm 2007 Hải Dương đứng thứtưvềtổng GDP nhưng đứng thứsáu
vềGDP bình quân đầu người trong 11 tỉnh ( Hà Tây chưa sáp nhập vào Hà
Nội ) thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Điều này cũng thểhiện vịthếhiện
tại của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển đối với
một tỉnh đang ởvịtrí cầu nối với các cực phát triển của cảnước.
25 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2003
9.3%
8.2%
4.8%
6.6%
7.3%7.1%6.9%6.8%
5.8%
9.5% 9.3%
10.1% 9.8% 9.4%
8.4%
9.1%
9.9% 10.0%
0.0%
2.0%
4.0%
6.0%
8.0%
10.0%
12.0%
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
GDP (tỷ lệ tăng trưởng) Đầu tư kết cấu hạ tầng (% GDP)
8
Nguồn: Việt Nam- Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng, Ngân
hàng Thế giới tại Việt nam, 2006
Theo báo cáo được công bố năm 2006 của Ngân hàng thế giới với nhan
đề: "Việt Nam: Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng" đã ghi nhận thực
tế đáng khen ngợi về chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam:
"Tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm gần đây
giữ ở mức khoảng 10% GDP, rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì
vậy, mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chiều dài so với
năm 1990 và chất lượng đường cải tạo rõ rệt. Tất cả các khu vực đô thị và
88% các hộ gia đình nông thôn có điện. Số người được dùng nước sạch
tăng từ 26% dân số năm 1993 lên đến 49% dân số năm 2002 và trong cùng
khoảng thời gian, số người có hố xí vệ sinh tăng từ 10% lên 25% dân số".
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới được công bố tại
Báo cáo phát triển Việt Nam 2004, thì khi đầu tư kết cấu hạ tầng vào khu
vực nông thôn - nơi kinh tế kém phát triển và thu nhập của người dân thấp
nhất, sẽ tác động giảm nghèo lớn nhất. Nếu đầu tư 1 tỷ đồng cho đường
giao thông nông thôn, sẽ có khoảng 270 người thoát nghèo, tiếp đến là đầu
tư cho giáo dục cứ 1 tỷ đồng sẽ có 47 người thoát nghèo, tiếp sau là đầu tư
cho nghiên cứu nông nghiệp và thuỷ lợi.
Khi xem xét vai trò của kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong phát triển kinh tế
- xã hội thì tuỳ theo phạm vi xem xét, nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy được
vai trò của nó đối với từng nền kinh tế, từng vùng, từng khu vực được thể
hiện cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vai trò của KCHTKT đối
với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, có thể thấy vai trò của nó thể hiện
trên các mặt chủ yếu sau:
9
Hình 1.3. các vai trò cơ bản của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đối với
phát triển kinh tế xã hội
Một là, KCHTKT như là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, có
nhiệm vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ phận và giữa các vùng
của nền kinh tế.
Hai là, KCHTKT tạo điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất, thúc đẩy
các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và xây dựng xã hội hiện đại.
Ba là, KCHTKT có vai trò thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế.
Bốn là, KCHTKT có vai trò tham gia bảo đảm an ninh quốc phòng.
Vai trò này thể hiện ở chỗ, trong điều kiện thời bình, kết cấu hạ tầng kỹ
thuật có vai trò chủ yếu trong phát triển kinh tế- xã hội; song khi chiến
tranh xẩy ra thì đường xá, sân bay, bến cảng,... đều có thể trở thành các
căn cứ, công trình quân sự.
1.2. Những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật
Một là, nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, điều kiện
địa hình, đất đai, khí hậu, thuỷ văn,... nhóm yếu tố này có ảnh hưởng nhiều
Thực hiện mối
liên hệ giữa
các bộ phận và
giữa các vùng
của nền kinh
tế
Tham gia bảo
đảm an ninh
quốc phòng
Thúc đẩy quá
trình hội nhập
với khu vực
và quốc tế
Tạo điều kiện cơ
bản, cần thiết cho
họat động sản xuất
và kinh doanh
10
tới chi phí xây dựng và tiềm năng phát triển của từng lĩnh vực KCHTKT,
mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa
học kỹ thuật và tiềm năng kinh tế của vùng.
Hai là, nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội: bao gồm các định hướng và
chính sách phát triển kinh tế – xã hội, quá trình phát triển và phân bố sản
xuất theo ngành và lãnh thổ; khả năng huy động vốn, chính sách đầu tư
phát triển KCHTKT. Nhóm yếu tố này có ý nghĩa quyết định tới hình thái,
quy mô, tốc độ phát triển của mạng lưới KCHTKT.
Ba là, nhóm các yếu tố trong nội bộ hệ thống KCHTKT: bao gồm sự
tồn tại và phát triển của các lĩnh vực trong hệ thống kết cấu hạ tầng,
phương thức tổ chức và quản lý trong nội bộ các lĩnh vực, trình độ khoa
học kỹ thuật của các lĩnh vực KCHTKT. Nhóm thứ ba có ý nghĩa quan
trọng trong khai thác hiệu quả mạng lưới KCHTKT.
1.3. Nguyên tắc phát triển hệ thống KCHTKT và kinh nghiệm
phát triển KCHTKTcủa một số tỉnh.
1.3.1. Nguyên tắc phát triển hệ thống KCHTKT
- Hiệu quả, thiết thực: Hệ thống KCHTKT mang tính mở đường, là
khâu đột phá để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội.
- Phải phù hợp giữa yêu cầu trước mắt và phát triển lâu dài của kinh
tế xã hội: Phần lớn các công trình KCHTKT có tính kiên cố, bền vững,
thời gian sử dụng lâu dài và cần lượng vốn đầu tư lớn.
- Phát triển KCHTKT phải đảm bảo tính đồng bộ, hoàn chỉnh:
KCHTKT được xây dựng để phát huy tác dụng một cách tổng hợp, đồng
bộ. Sự trục trặc hay thiếu đồng bộ, hoàn chỉnh ở khâu này sẽ ảnh hưởng
hoạt động ở khâu khác.
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển KCHTKT của một số tỉnh
Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KCHTKT ở 3 tỉnh tiếp giáp
Hải Dương và đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hưng Yên,
Quảng Ninh, Bắc Ninh có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:
- Các tỉnh đều xác định việc phát triển KCHTKT là nhiệm vụ quan
trọng, có tác dụng thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, tạo ra hình ảnh, diện
mạo mới của các tỉnh, tạo điều kiện cho đời sống nhân dân được cải thiện.
- Trong lĩnh vực huy động nguồn vốn cho phát triển KCHTKT, các
tỉnh đều tập trung vốn từ ngân sách nhà nước, coi trọng huy động từ nguồn
vốn tài nguyên đất và huy động đóng góp của người dân.
Tuy nhiên, còn có một số hạn chế trong phát triển các công trình
KCHTKT: Chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển KCHTKT. Các
tỉnh chưa áp dụng, hoặc mới áp dụng rất ít các hình thức đầu tư như BOT,
BT, hình thức đấu thầu thu phí các công trình KCHTKT nhà nước đã đầu t-
11
ư để huy động tốt nhất các nguồn lực cho phát triển KCHTKT. Các công
trình đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung.
Tóm lại, qua nghiên cứu Chương 1, chúng ta thấy: Một là, KCHTKT
là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất - kỹ thuật nền kinh tế quốc dân,
đóng vai trò nền tảng và là điều kiện vật chất đảm bảo trực tiếp cho phát
triển kinh tế xã hội, cho các quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong
nền kinh tế. Hai là, KCHTKT có những tính chất và đặc trưng cơ bản gồm:
Tính hệ thống và cấu trúc đồng bộ; tính tiên phong định hướng và tính lâu
dài; tính tương hỗ trong xây dựng, phát triển cũng như trong khai thác, sử
dụng; tính dịch vụ, tính công cộng và tính vùng. Ba là, Trong thực tế xây
dựng và phát triển KCHTKT có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng, có thể
chia làm ba nhóm yếu tố tác động chủ yếu gồm: Nhóm các yếu tố về điều
kiện tự nhiên; nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội; nhóm các yếu tố trong nội
bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Bốn là, Việc phát triển KCHTKT cần tuân thủ
một số nguyên tắc sau: Đảm bảo hiệu quả, thiết thực; phù hợp với yêu cầu
trước mắt và phát triển lâu dài của nền kinh tế - xã hội; đảm bảo tính đồng
bộ, hoàn chỉnh.
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương
Hải Dương là một trong số 10 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng
sông Hồng, là một trong 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ở vị trí trung tâm tam giác phát
triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong hơn một thập kỷ (từ
1996-2007), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Dương đạt mức khá cao và
tương đối ổn định, bình quân trong thời kỳ 1996-2005 là 9,85%/ năm, cao
hơn so với tăng trưởng bình quân của cả nước trong thời kỳ này (bình quân
cả nước là 7,1%). Cùng với tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, từ cơ cấu Nông nghiệp - Công
nghiệp - Dịch vụ sang Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Năm 1996, tỷ
trọng các khu vực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh là: nông- lâm nghiệp và
thuỷ sản chiếm 41,8%, công nghiệp - xây dựng chiếm 33,9%, dịch vụ là
12
24,3%. Năm 2007, tỷ trọng tương ứng của các ngành trong cơ cấu kinh tế
của tỉnh là: 25,5%, 44,0% và 30,5%.
Năm 2007 Hải Dương đứng thứ tư về tổng GDP nhưng đứng thứ sáu
về GDP bình quân đầu người trong 11 tỉnh ( Hà Tây chưa sáp nhập vào Hà
Nội ) thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Điều này cũng thể hiện vị thế hiện
tại của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển đối với
một tỉnh đang ở vị trí cầu nối với các cực phát triển của cả nước.
2.2. Thực trạng phát triển KCHTKT ở Hải Dương trong thời gian
qua
2.2.1 Giai đoạn trước đổi mới (1986)
Trong thời kỳ trước đổi mới, nguồn vốn đầu tư cho phát triển
KCHTKT chủ yếu từ ngân sách nhà nước, mà thời kỳ đó nước ta gặp rất
nhiều khó khăn do nền kinh tế đã yếu kém lại phải dốc lực cho cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc và khắc phục hậu quả chiến tranh. Mặt khác,
chúng ta lại quá nôn nóng tập trung vốn cho phát triển công nghiệp, nhất là
công nghiệp nặng, chưa xác định được vai trò quan trọng của phát triển
KCHTKT đối với phát triển kinh tế - xã hội nên kết cấu hạ tầng kỹ thuật
của nước ta nói chung, Hải Dương nói riêng ít được quan tâm đầu tư phát
triển.
2.2.2.Giai đoạn từ sau đổi mới đến khi tái lập Tỉnh (1986-1996)
Thực hiện đường lối đổi mới, tỉnh Hải Hưng (gồm cả Hải Dương và
Hưng Yên) đã xác định: xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng là một
trong bốn chương trình kinh tế – xã hội lớn của tỉnh, bao gồm: Chương
trình lương thực – thực phẩm; Chương trình chế biến sản phẩm nông
nghiệp và sản xuất hàng xuất khẩu; Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng;
Chương trình dân số và việc làm.
Mở rộng và nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông: Một số công
trình giao thông quan trọng được trung ương đầu tư triển khai xây
dựng giai đoạn này như: quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 37. Đồng thời
một số tuyến đường tỉnh, đường huyện quan trọng như đường 399,
392, 388,... được cải tạo những đoạn đường hẹp và hư hỏng nặng, trải
nhựa mặt đường với tổng chiều dài 60km. Tuy đã có nhiều cố gắng
nhưng mạng lưới giao thông của tỉnh còn chưa đồng bộ, các tuyến
đường tỉnh còn nhỏ hẹp, chất lượng đường chưa cao còn nhiều cầu
nhỏ, tải trong thấp chưa được nâng cấp cải tạo đồng bộ với đường. Hệ
thống đường giao thông nông thôn chất lượng kém, chủ yếu là đường
đá, gạch vỡ, xỉ lò và đường đất. Phát triển kết cấu hạ tầng điện lực:
Trong hơn mười năm đổi mới 1986-1996, kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ
13
thuật của ngành điện Hải Hưng được nâng cấp hiện đại hơn. Đến năm
1996 Sản lượng điện thương phẩm 418.000.000Kwh ( bằng 2,6 lần so
với năm 1986), đã có 100% số xã trong tỉnh có điện để phục vụ sản
xuất và sinh hoạt với 97% số hộ gia đình được sử dụng điện. Phát
triển kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông: Đến cuối năm 1996, đã có
100% số xã, phường và 37,7% các thôn có máy điện thoại tự động hòa
mạng quốc gia và quốc tế. Toàn tỉnh đã có 40 tổng đài điện tử và
mạng truyền dẫn vi ba số làm cho chất lượng điện thoại được cải
thiện, mật độ thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau bình quân
đạt 1,07cái/100 dân, đứng thứ 3 ( sau Hà Nội, Hải Phòng ) trong 11
tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng. Phát triển kết cấu hạ tầng
cung cấp nước sạch: Đến năm 1996 mới có thị xã Hải Dương, thị xã
Hưng Yên và 2 thị trấn Ninh Giang, Ghẽ trong tổng số 20 thị trấn
trong tỉnh có nước máy. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước máy ở 2 thị
xã đạt 80%. Ở khu vực nông thôn, từ năm 1990, Quỹ nhi đồng liên
hợp quốc (UNICEF) bắt đầu hỗ trợ xây dựng các giếng khoan để cấp
nước sạch cho dân cư nông thôn, ngoài các nguồn nước sinh hoạt đã
đựơc sử dụng từ lâu đời nhân dân ở nông thôn có thêm cơ hội sử dụng
nguồn nước ngầm, khoan từ tầng sâu phụ vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Kết cấu hạ tầng thủy lợi, thuỷ nông:Trong thời kỳ này, tỉnh quan tâm
đến công tác tu bổ đê điều, về cơ bản đã đảm bảo an toàn về phòng
chống lũ, bão ở các tuyến đê xung yếu. Hệ thống kênh mương thủy lợi
của tỉnh vẫn còn lạc hậu, các tuyến kênh mương vẫn đắp bờ đất, chiếm
nhiều diện tích canh tác và tổn thất nước nhiều.
2.2.3. Giai đoạn từ sau tái lập tỉnh (1997) đến nay
Trong giai đoạn 1997-2007 tổng vốn huy động cho đầu tư xây dựng
KCHTKT ở Hải Dương từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa
phương và các nguồn vốn khác khoảng 18.600 tỷ đồng, bằng 17,5% tổng
GDP của tỉnh trong cùng kỳ. Một số lĩnh vực có vốn đầu tư lớn như : giao
thông 5.206 tỷ đồng (chiếm 27,98%), điện lực 1.575 tỷ đồng (chiếm
8,46%), thủy lợi 1.035 tỷ đồng (chiếm 5,56%), cung cấp nước sạch 1.400
tỷ đồng (chiếm 7,52%), hạ tầng khu, cụm công nghịêp 2.100 tỷ đồng
(chiếm 11,29%).
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông: Đến năm 2007 đã có 144km
quốc lộ, các tuyến QL5,18,10 được nâng cấp hiện đại; toàn bộ 348 km
đường tỉnh đã được trải nhựa; đường huyện có tổng chiều dài 360 km, đã
có 200 km đường nhựa, có hơn 5000 km đường GTNT được bêtông hoá,
14
nhựa hoá, đã có 150 xã (63,5% tổng số xã trong tỉnh) đã hoàn thành bê
tông hóa đến tận đường xóm, thuận tiện cho sự đi lại của nhân dân. Trong
giai đoạn 1997-2007, kết cấu hạ tầng giao thông Hải Dương đã được chú
trọng quan tâm đầu tư phát triển, làm thay đổi cả lượng và chất. Mạng lưới
quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ trên địa bàn tỉnh năm 1997 có tổng chiều dài
632km, đạt mật độ 0,39km/km2; đến năm 2007 đã có tổng chiều dài
852km, đạt mật độ 0,53km/km2, tương đương mức trung bình vùng đồng
bằng sông Hồng (0,52 km/km2). Các tuyến đường từ trung tâm huyện về
trung tâm các xã đã được bê tông hoá hoặc nhựa hoá, mặt đường rộng tối
thiểu 3,5m. Phát triển kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông: Khi tái lập
tỉnh vào đầu năm 1997, toàn tỉnh có 17.700 máy điện thọai cố định và di
động trả sau, đạt 1,08 máy/100dân, đã có 100% số xã, 72% thôn có máy
điện thoại nối mạng quốc gia và quốc tế. Đến năm 2007, số thuê bao điện
thoại cố định và di động trả sau trên địa bàn tỉnh là 232.023 thuê bao, mật
độ bình quân đạt 16,37 máy/100dân, đứng ở vị trí thứ 5 trong 10 tỉnh vùng
đồng bằng sông Hồng và tăng 16 lần so với năm 1997. Phát triển kết cấu
hạ tầng điện lực: Trong giai đoạn 1997-2007 tập trung đầu tư cho cải tạo,
xây dựng hệ thống lưới điện, điện chiếu sáng đô thị và điện nông thôn, đảm
bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt khá ổn định. Đến năm 2000 ở
toàn bộ 263 xã, phường,thị trấn trên địa bàn tỉnh đã có điện lưới quốc gia,
100% hộ dân trong tỉnh đã được sử dụng điện. Điện thương phẩm cung cấp
cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt không ngừng tăng,
tổng điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2007 đạt 1.322.267.654 kWh,
tăng 2,8 lần so với năm 1997. Phụ tải công nghiệp chiếm tỷ lệ ngày càng
cao trong cơ cấu tiêu thụ điện, năm 1997 chiếm 56%, đến năm 2007 tỷ lệ
này đạt 63%. Bình quân điện năng thương phẩm tính theo đầu người của
tỉnh năm 2007 đạt 763 kWh/người/năm, cao hơn mức chung toàn quốc
(685 kWh/người/năm ) và cao hơn một số tỉnh lân cận. Phát triển kết cấu
hạ tầng thủy lợi: Trong những năm qua, công tác tu bổ hệ thống đê điều
thường xuyên được quan tâm đầu tư nên hệ thống đê trong tỉnh ngày một
vững chắc, chưa xảy ra sự cố lớn trong mùa mưa bão. Đã đầu tư cải tạo,
nâng cấp và xây dựng 15 trạm bơm, tăng thêm năng lực tiêu chủ động cho
khoảng 15.500ha; kiên cố hóa 873,3km kênh mương các loại và nạo vét
một số tuyến kênh mương bị bồi lắng. Phát triển kết cấu hạ tầng cung cấp
nước sạch: Xây dựng thêm nhà máy sản xuất nước Việt Hòa với công suất
thiết kế 11.000m3/ngày đảm bảo 100% số dân trong nội thành thành phố
Hải Dương được sử dụng nước sạch, đầu tư xây dựng 6 trạm cấp nước có
công xuất 1000m3 - 3000m3 ở các thị trấn trong tỉnh, xây dựng 30 trạm
cấp nước tập trung tại các xã trong tỉnh, 2.600 giếng khoan, 39.600 giếng
15
khơi, 69.000 bể nước mưa , đưa tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh năm 2000 là 48% lên 79% năm 2007
2.2.4. Một số đánh giá chung về phát triển KCHTKT ở Hải Dương
trong thời gian qua
Trong thời gian qua, việc phát triển kết KCHTKT ở Hải Dương đã đạt
được kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng
kinh tế, tạo ra vị thế và diện mạo mới cho tỉnh. Đạt được kết quả trên là do
các nguyên nhân sau: 1. Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, lại ở trung tâm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
nên có cơ hội được trung ương đầu tư các công trình KCHTKT quy mô
lớn, cấp quốc gia và cấp vùng trên địa bàn của tỉnh; 2. Có sự đổi mới trong
nhận thức cũng như trong quan điểm, chính sách đối với phát triển
KCHTKT; xác định đúng vai trò quan trọng của phát triển KCHTKT đối
với phát triển kinh tế- xã hội. 3. Công tác quản lý đầu tư từng bước được
củng cố và tăng cường. 4. Cơ chế chính sách khai thác, huy động các
nguồn vốn đầu tư đã có một số đổi mới: Đẩy mạnh khai thác các nguồn
vốn đầu tư của các bộ, ngành trung ương; Đã áp dụng một số hình thức đầu
tư như BOT, ứng vốn thi công, khai thác nguồn vốn từ quỹ đất cho đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng: đổi đất lấy công trình, đấu thầu quyền sử dụng
đất; có chính sách hỗ trợ vốn "mồi" để khuyến khích, huy động nhân dân
tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn
Tuy nhiên, công tác phát triển KCHTKT ở Hải Dương trong thời gian
qua đã bộc lộ một số hạn chế sau: 1. Chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho
phát triển KCHTKT. 2. Định hướng đầu tư còn hạn chế, mạng lưới
KCHTKT phát triển không đồng bộ giữa các ngành và trong nội bộ ngành,
phát triển không đồng đều giữa các vùng. 3. Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn
chậm được khắc phục, một số công trình tiến độ thi công chậm, vốn thanh
toán còn kéo dài.
Nguyên nhân của hạn chế:
1. Chưa có các giải pháp để huy động tốt các nguồn lực vốn. 2. công
tác tổ chức thực hiện còn một số bất cập, chưa kịp thời đề ra các giải pháp
thực hiện có hiệu quả; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các
cấp trong việc phát triển KCHTKT. 3. Công tác quy hoạch chưa đáp ứng
được với yêu cầu: Chất lượng nhiều đồ án quy hoạch thấp. Tầm nhìn của
các quy hoạch còn hạn chế do thiếu thông tin dự đoán, dự báo. 4. Công tác
quản lý đầu tư còn nhiều hạn chế, đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung.
2.3. Tác động của phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đến phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh
16
1. Tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cơ bản cho sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa; 2. Thúc đẩy sự phát triển của
các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển sản xuất
hàng hóa và mở rộng thị trường; 3. Tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các
vùng trong tỉnh, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; 4.
Thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Tóm lại, qua nghiên cứu ở Chương 2 có thể rút ra một số kết luận
sau đây: Một là: Một trong những nguyên nhân làm hạn chế phát triển kinh
tế xã hội ở Hải Dương là hệ thống KCHTKT chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội. Hai là: Từ sau đổi mới đến nay ở Hải Dương đã
có sự đổi mới trong nhận thức cũng như trong quan điểm, chính sách phát
triển KCHTKT, đã xác định đúng vai trò quan trọng của phát triển
KCHTKT đối với phát triển kinh tế- xã hội. Đến nay, hệ thống KCHTKT ở
Hải Dương còn nhiều bất cập nhưng việc phát triển KCHTKT ở Hải
Dương trong giai đoạn vừa qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp
phần tích cực đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ba là: Phát triển KCHTKT ở Hải Dương còn một
số hạn chế sau: Chưa đáp ứng đủ vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ
thuật; Định hướng đầu tư còn hạn chế, việc đầu tư còn thiếu sự đồng bộ
nên hiệu quả một số dự án;Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn chậm được khắc
phục. Một số nguyên nhân làm hạn chế đến phát triển KCHTKT ở Hải
Dương: Hình thức huy động vốn chưa đa dạng, chưa thu hút được nhiều
vốn từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển và kinh doanh
công trình KCHTKT. Công tác tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập. Công
tác quy hoạch chưa đáp ứng được với yêu cầu. Công tác quản lý đầu tư còn
nhiều yếu kém.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRONG QUÁ
TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở HẢI DƯƠNG
3.1. Những định hướng phát triển KCHTKT quốc gia và vùng có
ảnh hưởng đến phát triển KCHTKT ở Hải Dương
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua Nhà
nước đã tập trung ưu tiên cho phát triển KCHTKT. Hệ thống KCHTKT của
nước ta đã từng bước được hoàn thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tới là
cần phải tiếp tục quan tâm phát triển, xây dựng đồng bộ KCHTKT để tạo
“đòn bẩy” thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tập trung các nguồn lực để
17
ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh cơ bản hệ thống giao thông đường bộ, đường
sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Cải tạo, nâng cấp và xây
dựng mới các công trình thuỷ lợi có nhu cầu cấp bách, gắn với phát triển
thuỷ điện. Phát triển nhanh nguồn điện với cơ cấu hợp lý, hoàn chỉnh hệ
thống truyền tải điện, bảo đảm sự vận hành an toàn, hiệu quả, đáp ứng đủ
điện cho yêu cầu phát triển cả ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải
đảo. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hoá bưu chính viễn thông, đẩy mạnh
phát triển kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại, đồng bộ và ổn định, bảo đảm
cạnh tranh bình đẳng trong dịch vụ thông tin. Từng bước hiện đại hóa hệ
thống cấp nước đô thị và cấp nước sạch nông thôn, xây dựng mới và cải
tạo các nhà máy cấp nước và hệ thống phân phối nước đảm bảo số lượng
và chất lượng nước theo yêu cầu.
Trên đây là những định hướng phát triển KCHTKT tầm quốc gia. Đối
với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Chính phủ đã có định hướng phát
triển hệ thống KCHTKT đảm bảo tính đồng bộ và đi trước một bước.
Trong đó có một số công trình liên quan trực tiếp đến Hải Dương : Phát
triển mới các tuyến đường cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Hạ Long
- Móng Cái; Hiện đại hóa, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng,
xây dựng mới tuyến đường sắt từ Yên Viên đến Phả Lại. Sớm hình thành
hệ thống đường sắt nhẹ phục vụ giao thông đô thị và kết nối các vùng,
trong đó ưu tiên đường sắt nhẹ thuộc thành phố Hà Nội, lâu dài phát triển
đến Hoà Lạc và kéo dài về phía Đông đến thành phố Hải Dương tỉnh Hải
Dương. Mạng lưới cấp điện: Hệ thống lưới điện phân phối vùng kinh tế
trọng điểm hiện nay tồn tại nhiều cấp điện áp : 6, 10, 15, 22KV cần phải
được hiện đại hoá, chuyển dần sang cấp điện áp 22KV ở các khu vực đô thị
trung tâm tỉnh lị, huyện lị, các khu công nghiệp. Mạng viễn thông cần được
hiện đại hoá, đến năm 2010 bảo đảm 100% số xã có điểm truy nhập
Internet công cộng và phủ sóng thông tin di động đến hầu hết các xã. Hoàn
chỉnh hệ thống cấp thoát nước, xây dựng hệ thống cấp nước sạch đáp ứng
nhu cầu cho Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long và các thành phố, thị xã khác
được cải thiện cơ bản.
Các định hướng và quy hoạch phát triển KCHTKT quốc gia và vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ vừa là cơ sở quan trọng cho việc định hướng và
quy hoạch phát triển KCHTKT trên địa bàn của tỉnh để kết nối đồng bộ với
các hệ thống KCHTKT quốc gia và vùng, nhằm khai thác có hiệu quả các
hệ thống KCHTKT trên địa bàn của tỉnh, đồng thời là một trong những yếu
tố tác động nhiều mặt đến phát triển KCHTKT của tỉnh.
18
3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở Hải
Dương trong thời gian tới
3.2.1. Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương đến
2010 và định hướng đến 2020
Quán triệt mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và toàn vùng, Hải Dương xác định quan điểm chung về phát triển
kinh tế-xã hội giai đoạn từ nay đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 của tỉnh
như sau:
Một là: Tăng trưởng nhanh, bền vững, hiệu quả cao trên cơ sở phát huy
mọi nguồn lực. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại. Đẩy
mạnh sản xuất hàng hóa với quy mô giá trị ngày càng lớn. Hai là: Phát huy
vai trò của một tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, đi đầu trong một số lĩnh
vực then chốt, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế. Ba là: Phát triển theo hướng bền vững: kết hợp phát triển
kinh tế với phát triển xã hội. Gắn hiệu quả trước mắt với phát triển lâu dài,
bảo đảm phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giảm dần sự chênh
lệch giữa các vùng, các huyện trong tỉnh.
Một số mục tiêu chính về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới
của tỉnh Hải dương như sau: Phấn đấu đến năm 2015 Hải Dương cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp, đến năm 2020 Hải Dương trở thành một tỉnh có
nền kinh tế phát triển, Đến năm 2010, tỷ trọng của công nghiệp và xây
dựng 48%; khu vực dịch vụ 33%; nông nghiệp, thuỷ sản 19%; năm 2020
với cơ cấu kinh tế công nghiệp và xây dựng 47%; dịch vụ 37% và nông
nghiệp,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Hải Dương.pdf