Quy trình phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC cho
SV sƣ phạm Ngữ văn
Trong phạm vi đề tài, theo chúng tôi, quy trình phát triển năng lực DHHT
trong dạy học TPVC cho SV sư phạm Ngữ văn cần thực hiện qua các bước sau:
3.2.1. Hướng dẫn SV tiếp nhận nội dung kỹ năng DHHT cần rèn luyện
Đây là bước đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quy trình ở giá
trị cung cấp những hiểu biết cơ bản, cần thiết về nội dung của các kỹ năng
DHHT cần rèn luyện cho SV. Cụ thể, cần tập trung vào là những nội dung:
Khái niệm DHHT, Những đặc trưng của DHHT, Một số điều cần lưu ý khi tổ
chức DHHT, Khả năng vận dụng DHHT vào trong dạy học TPVC ở trường phổ
thông Trên cơ sở nội dung định hướng trên, trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài, chúng tôi xác định hệ thống nội dung các kỹ năng DHHT trong dạy học
TPVC cần rèn luyện cho SV sư phạm Ngữ văn như sau: Nhóm kỹ năng thiết kế
kế hoạch dạy học TPVC; Nhóm kỹ năng thực hiện hoạt động dạy học TPVC;
Nhóm kỹ năng đánh giá kết quả học tập HT của HS và tự đánh giá kết quả rèn
luyện kỹ năng HT của SV trong dạy học TPVC; Nhóm kỹ năng nghiên cứu khoa
học về DHHT trong dạy học TPVC.
3.2.2. Hướng dẫn SV rèn luyện kỹ năng DHHT theo các cách thức và
tình huống học tập khác nhau
Đối với cách thức, để việc rèn luyện kỹ năng có hiệu quả cần tăng cường tối14
đa các hoạt động hợp tác dưới nhiều hình thức khác nhau để SV thao tác, học tập
nhằm huy động và phát huy được nhiều nhất khả năng, tiềm năng sáng tạo của SV.
Đối với các tình huống học tập khác nhau, việc rèn luyện kỹ năng cho SV
cần hướng đến sự đa dạng hóa các hoạt động. Yêu cầu đa dạng hóa ở đây chính
là sự luân phiên thay đổi hình thức, nội dung của yêu cầu trên cơ sở tương thích
với mức độ, phạm vi cần rèn luyện.
3.2.3. Đánh giá và hướng dẫn SV tự đánh giá hoạt động rèn luyện kỹ
năng DHHT của bản thân
Đánh giá và hướng dẫn SV tự đánh giá hoạt động rèn luyện kỹ năng của bản
thân là khâu có ý nghĩa thẩm định cho hiệu quả của quá trình rèn luyện. Ý nghĩa
trên được xem xét qua sự tác động trở lại đối với tất cả các khâu trong quy trình từ
xác định mục tiêu, nội dung, cách thức, hình thức, phương pháp dạy học Do đó,
chú trọng đánh giá và hướng dẫn SV tự đánh giá hoạt động rèn luyện kỹ năng của
bản thân trong quy trình sẽ đạt được các mục tiêu hết sức quan trọng.
3.2.4. Hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học về DHHT trong dạy học Ngữ văn
Hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học về DHHT trong dạy học Ngữ văn là
khâu có vai trò hoàn thiện cho quy trình phát triển năng lực DHHT trong dạy
học TPVC cho SV. Thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể trong quá trình
định hướng rèn luyện, SV sẽ từng bước hình thành các kỹ năng tương ứng về
nghiên cứu khoa học trong dạy học TPVC theo định hướng hợp tác.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển năng lực dạy học hợp tác trong dạy học tác phẩm văn chương cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưng nghề nghiệp, theo chúng tôi, người GV Ngữ văn cần
có thêm các NL như: NL hợp tác, NL thấu cảm, NL tạo nên giá trị liên cá nhân.
2.2.3. Năng lực dạy học hợp tác
2.2.3.1. Năng lực dạy học
+ Quan niệm về NL dạy học
NL dạy học là “khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lượng
cao”. Để có được NL dạy học, người GV cần phải đảm bảo các phương diện như:
kiến thức khoa học về môn học; sử dụng thuần thục các kỹ năng dạy học, kỹ năng
tổ chức các hoạt động, kỹ năng ứng xử các tình huống phát sinh trong quá trình
dạy học; có tình yêu nghề; có sự sáng tạo trong từng bài dạy, tình huống cụ thể.
2.2.3.2. Năng lực dạy học hợp tác
Năng lực DHHT là khả năng GV tổ chức thực hiện một cách hiệu quả
quá trình dạy học thông qua các hoạt động phối hợp, trao đổi, chia sẻ, cộng
tác và cộng hưởng lẫn nhau giữa GV với HS, giữa các HS với nhau trên cơ
sở của sự huy động tất cả các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng , tố chất của
GV. Qua đó, giúp HS phát huy tiềm năng sáng tạo, PT các kỹ năng, NL
tương ứng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo.
Như vậy, để tổ chức quá trình DHHT có hiệu quả, chúng tôi cho rằng NL
DHHT của người GV chính là sự hội tụ của các tiêu chí: NL xây dựng kế hoạch
bài học theo hướng HT; NL hiểu HS để thực hiện HT; NL thiết kế và tổ chức các
hoạt động HT; NL xây dựng và duy trì môi trường, không khí học tập tích cực;
NL vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học đặc thù để thực hiện HT; NL
vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học; NL phát triển kỹ năng hợp tác cho
HS; NL kiểm tra, đánh giá mức độ, kỹ năng HT của HS.
8
2.3. Tác phẩm văn chƣơng và khả năng vận dụng DHHT vào dạy học
TPVC ở trƣờng phổ thông
2.3.1. Quan niệm về tác phẩm văn chương
“Tác phẩm văn chương là một hệ thống mở, một hệ thống động. Nó là
một đề án chứa nhiều khoảng trống chờ đợi sự lấp đầy của bạn đọc. Tác phẩm
văn chương là một sáng tạo độc đáo cá nhân của nhà văn nhưng lại là một
thông điệp đa nghĩa luôn chờ đón sự đồng sáng tạo của người đọc”.
2.3.2. Khả năng vận dụng DHHT vào dạy học TPVC
2.3.2.1. Xuất phát từ bản chất giao tiếp và đối thoại của dạy học TPVC
Vận dụng DHHT để dạy học TPVC không chỉ là việc tổ chức các hoạt
động học tập đặc thù theo yêu cầu bộ môn một cách hợp lý, khoa học mà cao và
sâu hơn phải tạo ra được môi trường giao lưu học tập được kết nối bằng những
nội lực tiềm ẩn của cá nhân và của nhóm trước những vấn đề của TPVC. Sự kết
nối tự nhiên giữa nội lực của bản thân người học và của cộng đồng học tập với
những vấn đề nội tại của tác phẩm để kích thích, phát triển tiềm năng sáng tạo
chính là bản chất của việc vận dụng DHHT trong dạy học TPVC.
2.3.2.2. Xuất phát từ đặc trưng bộ môn và yêu cầu sư phạm của việc dạy học
TPVC ở trường phổ thông
Đối với mục đích, yêu cầu của việc dạy học TPVC ở trường phổ thông,
DHHT còn là cơ sở để GV có thể điều khiển và điều chỉnh quá trình cảm thụ văn
học của HS. DHHT sẽ duy trì và tạo lập cho GV một thái độ, quan điểm nhân văn
trong mọi tình huống để điều chỉnh, định hướng việc tiếp cận, xử lý và cảm thụ
TPVC của HS đảm bảo được tính khoa học và sư phạm. Nhất là những tình huống
phát sinh chủ yếu không phải từ vấn đề nội tại của TPVC mà từ quan điểm, chính
kiến, thái độ của chủ thể tiếp nhận- HS. DHHT sẽ làm cho tiêu chí nhân văn ở đây
được cụ thể hóa trên hai phương diện hiểu người (lắng nghe, chia sẻ, thấu cảm) và
hiểu mình (chấp nhận, bổ sung, điều chỉnh) để có thể thực thi một cách thuyết
phục quá trình dạy học TPVC, xét ở cả hai đối tượng người dạy và người học.
2.3.2.3. Căn cứ vào Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ
văn (ngày 19/01/2018)
Hướng tập trung vào yêu cầu phát triển “năng lực tự chủ và tự học, năng
lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo”; “năng lực
ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ” cho HS theo dự thảo chương trình Ngữ văn
phổ thông mới, có thể khẳng định: DHHT cần được khai thác, vận dụng vào
trong quá trình dạy học TPVC. Với quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập
của người học, DHHT tuy không mang tính chất quyết định nhưng lại là cơ sở
có tính chất nền tảng cho việc hình thành và PT các NL chuyên biệt trong quá
trình dạy học TPVC.
2.3.3. Năng lực dạy học hợp tác trong dạy học TPVC
2.3.3.1. Quan niệm về NL dạy học hợp tác trong dạy học TPVC
Năng lực DHHT trong dạy học TPVC là khả năng GV thực hiện một cách
hiệu quả quá trình dạy học TPVC thông qua việc tổ chức các hoạt động phối
9
hợp, trao đổi, chia sẻ, cộng tác và cộng hưởng lẫn nhau giữa GV với HS, giữa các
HS với nhau trên cơ sở của sự huy động đồng bộ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ
năng và tố chất của các chủ thể. Qua đó, kết nối, kích thích, phát huy tiềm năng
sáng tạo của nhóm và cá nhân trước những vấn đề của TPVC nhằm phát triển các
NL tương ứng đáp ứng mục tiêu đào tạo.
2.3.3.2. Những biểu hiện cụ thể của năng lực DHHT trong dạy học TPVC
Như vậy, trên cơ sở NL DHHT đã đề xuất với hệ thống tiêu chí và chỉ
báo ở trên, theo chúng tôi, NL DHHT trong dạy học TPVC tập trung ở bốn
thành tố cơ bản là: NL lập kế hoạch bài học TPVC, NL tổ chức thực hiện quá
trình dạy học TPVC, NL đánh giá kết quả học tập và kỹ năng HT của HS và NL
nghiên cứu khoa học về DHHT trong dạy học TPVC.
2.4. Vấn đề phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC cho sinh
viên sƣ phạm Ngữ văn
2.4.1. Quan niệm về phát triển
Theo quan điểm duy vật biện chứng, PT là một phạm trù triết học dùng
để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Do đó, muốn đối tượng học tập
được thay đổi, cải thiện trạng thái hiện có sang trạng thái mới, có chất lượng
hơn để hướng đến sự PT chắc chắn phải thông qua các hoạt động đặc thù. Các
hoạt động đặc thù ấy chính là một quá trình dạy học với sự tương tác có chủ
đích giữa người dạy và người học. Qua đó, giúp họ có điều kiện hoàn thiện tối
đa về mặt kiến thức, kỹ năng trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng đã có nhằm
đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của hoạt động thực tiễn.
2.4.2. Đặc điểm của sinh viên sư phạm Ngữ văn và vấn đề phát triển
năng lực DHHT trong dạy học TPVC
Phát triển NL DHHT trong đào tạo và rèn luyện nghề nghiệp cho SV sư
phạm Ngữ văn, mà xuất phát điểm là thói quen HT học tập và các kỹ năng HT cụ
thể sẽ là môi trường thuận lợi để giúp các em phát huy các thế mạnh hiện có cũng
như có điều kiện để khắc phục những tồn tại. Sự trao đổi, chia sẻ thông tin, quan
điểm, cảm xúc thông qua quá trình tương tác, HT lẫn nhau trong học tập sẽ giúp
các em vượt qua những rào cản của bản thân và khắc phục dần những hạn chế và
hướng đến sự hoàn thiện.
2.4.3. Quan niệm về sự phát triển của năng lực DHHT trong dạy học
TPVC của SV sư phạm Ngữ văn
Phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC cho sinh viên Ngữ văn
chính là kết quả của một quá trình được rèn luyện và đào tạo có chủ đích các kỹ
năng dạy học hợp tác gắn với đặc thù TPVC. Từ đó, hướng đến sự hoàn thiện
để kỹ năng đạt đến mức độ tốt hơn về “chất”, giúp cá nhân có thể thực hiện và
đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu nghề nghiệp đặt ra.
2.5. Thực trạng của vấn đề phát triển năng lực DHHT trong dạy học
TPVC cho SV sƣ phạm Ngữ văn
2.5.1. Thực tiễn vấn đề trang bị tri thức về DHHT cho SV qua các học
phần PPGD trong các trường sư phạm
10
2.5.1.1. Về nhận thức, quan điểm của GgV đối với DHHT trong định
hướng đào tạo và rèn luyện tay nghề cho SV Ngữ văn
Tất cả GgV, khi được hỏi về việc áp dụng DHHT trong định hướng đào
tạo và rèn luyện tay nghề cho SV Ngữ văn, trên 90% GgV, đều xác định và
nhận thức được tầm quan trọng nhất định của DHHT trong việc định hướng
giảng dạy và đào tạo. Tuy nhiên, có một hạn chế là: đa phần GgV (chiếm trên
70%), đều đặt trọng tâm vào việc áp dụng DHHT để đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực nhằm thay đổi bầu không khí học tập và “làm mới” nội
dung, phương pháp học tập hơn là xem nó như là một biện pháp hữu hiệu để
rèn luyện và đào tạo tay nghề cho SV.
2.5.1.2. Về chương trình, tài liệu dạy học của môn PPGD trong các
trường ĐHSP và ĐH có khoa sư phạm tiêu biểu
+ Đối với chương trình đào tạo
Qua nghiên cứu chương trình đào tạo và Đề cương chi tiết đối với môn Lý
luận và PPDH Ngữ văn ở THPT ở các trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP TpHCM,
ĐH Đồng Nai và ĐH An Giang, chúng tôi nhận thấy như sau:
- Về chuẩn đầu ra: Để xác định chuẩn đầu ra cho môn học, khoa Ngữ văn
của các trường đều tập trung vào 4 mảng lớn sau: Kiến thức và lập luận ngành; kỹ
năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp; kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân;
NL thực hành nghề nghiệp. Ứng với các mảng nội dung đều có các tiêu chí cụ thể
nhằm minh họa và xác định mức độ, yêu cầu đạt được của SV.
- Về những định hướng chung của môn học: các trường đều tập trung vào
các vấn đề trọng tâm, cơ bản để giúp SV có những hiểu biết cơ bản về vai trò, ý
nghĩa của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
- Về vấn đề cụ thể hóa các nội dung đào tạo qua ĐCCT: Trên cơ sở định
hướng chung của môn học, ĐCCT cũng đã được các tổ bộ môn xây dựng thành
các học phần cụ thể, rất chi tiết, đầy đủ và phong phú.
+ Đối với tài liệu dạy học
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy, để phục vụ, sử dụng cho quá
trình đào tạo, các trường, bên cạnh một số giáo trình mang tính chất lưu hành
nội bộ của khoa, tổ hầu hết đều sử dụng các sách, giáo trình và tài liệu tham
khảo khá thống nhất và bài bản.
2.5.2. Thực tiễn nhận thức và thực hiện DHHT của SV qua các hoạt
động thực hành và thực tập sư phạm
2.5.2.1. Đối tượng và công cụ khảo sát
Để điều tra thực tiễn nhận thức của SV về vấn đề DHHT trong dạy học
TPVC, chúng tôi chọn đối tượng khảo sát là 350 SV năm thứ III & IV thuộc 8 lớp
ở 04 trường là ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh, ĐH An Giang; ĐH Sài Gòn và Đại học
Đồng Nai trong năm học 2016-2017. Chúng tôi tiến hành khảo sát các nội dung:
Nhận thức về DHHT của SV qua phiếu điều tra; NL xây dựng, thiết kế bài dạy
(giáo án) theo hướng khai thác DHHT; NL thực hiện giờ dạy có sử dụng DHHT qua
các giờ thực tập ở trường phổ thông
11
2.5.2.2. Kết quả khảo sát
+ Nhận thức của SV về DHHT
Phần lớn SV qua điều tra, đều đã có nhận thức cơ bản, khá đầy đủ về
DHHT. Hiểu về DHHT, đối với SV, là việc GV tiến hành tổ chức các hoạt động
dạy học dưới hình thức chia nhóm. Tổ chức chia nhóm trong dạy học, theo cách
nhìn của SV, chính là một trong những PP dạy học tích cực có thể phát huy được
vai trò chủ động, sáng tạo của HS.
+ NL xây dựng, thiết kế bài học (giáo án) theo hướng khai thác PPDHHT
Kết quả khảo sát cho thấy, về ưu điểm, khi lập kế hoạch bài học, SV, về
cơ bản cũng đã nắm được các yêu cầu của DHHT trong lập kế hoạch bài học.
Các hoạt động học tập được thiết kế cũng đã có ý thức khai thác, sử dụng HT
để kết nối và duy trì HT để mở rộng phạm vi cảm nhận của HS đối với TPVC.
Tuy nhiên, đa phần chỉ tập trung vào khai thác nội dung bài học hơn là chú
trọng vào việc tổ chức các hoạt động, hình thức HT một cách có chủ đích để
gắn kết giữa nội dung bài học với việc rèn luyện kỹ năng.
+ NL thực hiện giờ dạy của SV
Về ưu điểm, SV cũng đã biết cách tổ chức giờ dạy học TPVC theo định
hướng DHHT trên một số phương diện như hình thức tổ chức, thực hiện kết
nối HT ở mức độ cơ bản. Tinh thần, quan điểm DHHT trong từng tiến trình
của giờ học dưới nhiều hình thức khác nhau đã được quan tâm. Tuy nhiên, bên
cạnh ưu điểm trên, qua việc thực hiện giờ dạy, SV vẫn còn khá lúng túng trong
khâu xử lý, điều khiển các tình huống phát sinh trong giờ học và tạo dựng môi
trường phù hợp để HS rèn luyện và phát triển các kỹ năng HT từ phạm vi bài học.
2.5.3. Phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng
2.5.3.1. Về NL thực hiện và thực hành DHHT của SV trong dạy học TPVC
- Ưu điểm: Nhìn chung, SV có những hiểu biết nhất định về DHHT trên
cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn. Có khả năng và kỹ năng tương đối ổn
định, khá linh hoạt trong việc vận dụng DHHT để thực hành nghề nghiệp và các
nhiệm vụ học tập nói chung.
- Nhược điểm: Một thực tế không thể phủ nhận là, SV chưa nắm vững và
có những hiểu biết đầy đủ về DHHT, nhất là ở khâu thiết kế hoạt động và quy
trình dạy học cụ thể. Những vận dụng, triển khai của SV đa phần chỉ tập trung
vào việc hình thành nhóm, chia nhóm để xử lý nội dung bài học là chính.
2.5.3.2. Về thực tiễn trang bị tri thức về DHHT cho SV qua các học phần
PPDH trong các trường sư phạm
- Ưu điểm: Qua thực tiễn khảo sát có thể nhận thấy, dù DHHT chưa phải là
học phần chính thống trong nội dung đào tạo của bộ môn, nhưng trong thực tế
giảng dạy, rèn luyện, nó ít nhiều cũng được đề cập đến với tư cách là một trong
những PPDH tích cực cần được trang bị cho SV.
- Nhược điểm: Một thực tế có thể nhận thấy là, DHHT, một xu hướng
12
dạy học hiện đại với những giá trị nhất định của nó chưa được khai thác,
quan tâm thấu đáo.
Tiểu kết chƣơng 2
Với vai trò là chương cơ sở khoa học cho đề tài, trong chương này, chúng
tôi đã tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn để góp phần khẳng định tính khả
thi của việc vận dụng DHHT trong dạy học TPVC. Những minh chứng về lý
thuyết và thực tiễn đã phần nào khẳng định được vai trò tích cực của DHHT
cho quan điểm đổi mới hiện nay theo hướng phát triển năng lực người học. Đặc
biệt là việc dạy học TPVC theo quan điểm dạy học hiện đại trong sự gắn kết
biện chứng giữa yêu cầu, mục tiêu rèn luyện với vấn đề đảm bảo đặc trưng
riêng của bộ môn.
Để việc phát triển NL DHHT trong dạy học TPVC cho SV sư phạm Ngữ văn
được thành công và đi vào đúng vấn đề bản chất nhất của nó, nhất thiết phải có một
quan điểm cụ thể về DHHT với nội dung rèn luyện tương ứng phù hợp với đặc thù
của TPVC. Những luận điểm trên chính là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của
đề tài, giúp chúng tôi có căn cứ để tổ chức phát triển NL DHHT trong dạy học
TPVC cho SV sư phạm Ngữ văn thông qua việc đề xuất quy trình và hệ thống
BT phát triển thích hợp ở chương 3.
Chƣơng 3
TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC HỢP TÁC
TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG
CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM NGỮ VĂN
3.1. Các yêu cầu để phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC
cho SV sƣ phạm Ngữ văn
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển năng lực DHHT cho SV
sư phạm Ngữ văn trong quá trình đào tạo
Để phát huy tính đồng bộ trong việc phát triển NL DHHT cho SV, cần
đặt SV trong tâm thế luôn biết kết nối và khai thác các NL tương ứng trong suốt
quá trình thực hiện, thực hành DHHT. Ngoài ra, trên nền tảng đặc thù của
TPVC, GgV còn phải chú ý rèn luyện và bồi dưỡng cho SV những NL sư phạm
cần thiết khác của nghề nghiệp. Những tố chất về bản lĩnh, phong thái, độ tự
tin, lòng bao dung cần có của một người thầy giáo dạy văn cần được từng bước
xây dựng và hình thành song hành trong quá trình DHHT.
3.1.2. Đảm bảo tính đặc thù của hoạt động dạy học TPVC trong phát
triển năng lực DHHT cho SV sư phạm Ngữ văn
Phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC cho SV cần xuất phát từ bản
chất của hoạt động dạy học TPVC để định hướng rèn luyện, đào tạo. Đối với trọng
tâm phát triển năng lực DHHT với TPVC cho SV Ngữ văn, vấn đề bản chất trên
cần được tiếp cận, khai thác, sử dụng như một công cụ để gợi dẫn hơn là điểm tựa
để tìm kiếm thông tin. Vì nếu xem nó là điểm tựa, SV chỉ dừng ở mức độ biết
13
khám phá, phân tích, nhưng khi xem nó là công cụ thì SV sẽ học được các cách
thức để khơi nguồn và kết nối thông tin. Như vậy, trong quá trình đào tạo, cần
định hướng và xác lập cho SV về giá trị thực tiễn của nhu cầu trong bản chất
giao tiếp, đối thoại của TPVC ở cả hai phương diện nhận thức và kỹ năng. Để
làm được điều này, GgV cần tạo ra môi trường thật nhiều tình huống và nguyên
cớ để SV tăng cường kỹ năng phản biện, hợp tác đối với từng kỹ năng cụ thể
trong các học phần PPDH.
3.1.3. Tích cực hóa hoạt động nhận thức và thực hành của SV trong
môi trường dân chủ, hợp tác
Phát triển năng lực DHHT cho SV Ngữ văn ở trường sư phạm cần lưu ý đến
tính chủ thể của người học. Trong vai trò hướng nghiệp và đào tạo tay nghề, chính
tính chủ thể trên sẽ quy định quan điểm, phương pháp kể cả chiều hướng cho việc
tiếp cận chương trình, nội dung, phương pháp tổ chức dạy học, thực hành sư phạm
nói chung. Mọi sự áp đặt, thiếu tôn trọng chính kiến cá nhân người học cũng
như thiếu tinh tế trong việc khuyến khích, tán dương sẽ làm thui chột tính
tích cực, tự lực của SV. Chính môi trường dân chủ trên sẽ giúp SV dự kiến
trước những khác biệt về tính chủ thể trong cảm nhận và sáng tạo của HS để
từ đó, SV sẽ xác lập cho mình những thái độ và bản lĩnh cần thiết trong xử
lý và thực hành dạy học TPVC sau này. Quan trọng hơn, đây còn là nền
móng để xây dựng và kiến tạo cho SV Ngữ văn năng lực giao tiếp sư phạm
cần thiết cho nghề nghiệp.
3.2. Quy trình phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC cho
SV sƣ phạm Ngữ văn
Trong phạm vi đề tài, theo chúng tôi, quy trình phát triển năng lực DHHT
trong dạy học TPVC cho SV sư phạm Ngữ văn cần thực hiện qua các bước sau:
3.2.1. Hướng dẫn SV tiếp nhận nội dung kỹ năng DHHT cần rèn luyện
Đây là bước đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quy trình ở giá
trị cung cấp những hiểu biết cơ bản, cần thiết về nội dung của các kỹ năng
DHHT cần rèn luyện cho SV. Cụ thể, cần tập trung vào là những nội dung:
Khái niệm DHHT, Những đặc trưng của DHHT, Một số điều cần lưu ý khi tổ
chức DHHT, Khả năng vận dụng DHHT vào trong dạy học TPVC ở trường phổ
thông Trên cơ sở nội dung định hướng trên, trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài, chúng tôi xác định hệ thống nội dung các kỹ năng DHHT trong dạy học
TPVC cần rèn luyện cho SV sư phạm Ngữ văn như sau: Nhóm kỹ năng thiết kế
kế hoạch dạy học TPVC; Nhóm kỹ năng thực hiện hoạt động dạy học TPVC;
Nhóm kỹ năng đánh giá kết quả học tập HT của HS và tự đánh giá kết quả rèn
luyện kỹ năng HT của SV trong dạy học TPVC; Nhóm kỹ năng nghiên cứu khoa
học về DHHT trong dạy học TPVC.
3.2.2. Hướng dẫn SV rèn luyện kỹ năng DHHT theo các cách thức và
tình huống học tập khác nhau
Đối với cách thức, để việc rèn luyện kỹ năng có hiệu quả cần tăng cường tối
14
đa các hoạt động hợp tác dưới nhiều hình thức khác nhau để SV thao tác, học tập
nhằm huy động và phát huy được nhiều nhất khả năng, tiềm năng sáng tạo của SV.
Đối với các tình huống học tập khác nhau, việc rèn luyện kỹ năng cho SV
cần hướng đến sự đa dạng hóa các hoạt động. Yêu cầu đa dạng hóa ở đây chính
là sự luân phiên thay đổi hình thức, nội dung của yêu cầu trên cơ sở tương thích
với mức độ, phạm vi cần rèn luyện.
3.2.3. Đánh giá và hướng dẫn SV tự đánh giá hoạt động rèn luyện kỹ
năng DHHT của bản thân
Đánh giá và hướng dẫn SV tự đánh giá hoạt động rèn luyện kỹ năng của bản
thân là khâu có ý nghĩa thẩm định cho hiệu quả của quá trình rèn luyện. Ý nghĩa
trên được xem xét qua sự tác động trở lại đối với tất cả các khâu trong quy trình từ
xác định mục tiêu, nội dung, cách thức, hình thức, phương pháp dạy họcDo đó,
chú trọng đánh giá và hướng dẫn SV tự đánh giá hoạt động rèn luyện kỹ năng của
bản thân trong quy trình sẽ đạt được các mục tiêu hết sức quan trọng.
3.2.4. Hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học về DHHT trong dạy học Ngữ văn
Hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học về DHHT trong dạy học Ngữ văn là
khâu có vai trò hoàn thiện cho quy trình phát triển năng lực DHHT trong dạy
học TPVC cho SV. Thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể trong quá trình
định hướng rèn luyện, SV sẽ từng bước hình thành các kỹ năng tương ứng về
nghiên cứu khoa học trong dạy học TPVC theo định hướng hợp tác.
3.3. Hệ thống bài tập phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC
cho SV sƣ phạm Ngữ văn
3.3.1. Quan niệm về bài tập
Bài tập là các nhiệm vụ học tập GV xây dựng cho người học thực hiện
dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau để người học vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo kiến thức, kỹ năng hiện có giải quyết vấn đề, qua đó hình thành
và phát triển năng lực.
3.3.2. Hệ thống bài tập phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC
3.3.2.1. Quan niệm về hệ thống bài tập
Hệ thống bài tập là một tập hợp nhiều bài tập khác nhau được xếp thành
các nhóm có chủ đích theo một trình tự nhất định nhằm rèn luyện và phát triển
những năng lực cụ thể cho người học theo yêu cầu, mục tiêu đào tạo.
3.3.2.2. Các loại bài tập trong hệ thống bài tập phát triển năng lực
DHHT trong dạy học TPVC cho SV sư phạm Ngữ văn
Trên cơ sở quan niệm và định hướng trên, trong phạm vi đề tài, chúng
tôi xác định các loại bài tập rèn luyện kỹ năng DHHT trong dạy học TPVC gồm
có: Bài tập nhận biết, Bài tập thông hiểu, Bài tập vận dụng.
3.3.2.3. Hệ thống bài tập bài tập phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC
Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát thực trạng kết hợp với định hướng
DHHT, đặc trưng TPVC và thực tiễn dạy học ở phổ thông, chúng tôi đã đề
xuất các loại bài tập cụ thể cho mỗi nhóm kỹ năng. Cụ thể như sau:
15
Sơ đồ 3.1. Hệ thống bài tập phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC
3.3.3. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực DHHT trong dạy
học TPVC cho SV sư phạm Ngữ văn
3.3.3.1. Nhóm bài tập rèn kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học TPVC theo
định hướng DHHT
Triển khai
nhiệmvụ
NC
BT viết tiểu luận
HỆ THỐNG
BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC
DẠY HỌC
HỢP TÁC
TRONG DẠY
HỌC TPVC
Kỹ năng
thiết kế kế
hoạch
DHHT
Kỹ năng
thực hiện
hoạt động
DHHT
Kỹ năng
đánh giá KQ
học tập HT
của HS và tự
đánh giá KQ
rèn luyện kỹ
năng HT của
sinh viên
Kỹ năng
NCKH về
DHHT
trong dạy
học TPVC
Thiết kế nội
dung DHHT
BT xác định, nhận biết nội dung
DHHT
BT lựa chọn, thiết kế nội dung
DHHT
Thiết kế các hoạt
động DHHT
BT xác định các hoạt động DHHT
BT thiết kế hoạt động DHHT
Sử dụng các
kỹ thuật DHHT
BT xác định, nhận diện các kỹ
thuật DHHT
BT thiết kế hoạt động thực hiện dạy
học TPVC có sử dụng KT DHHT
Phân chia
nhómHT trong DH
TPVC
BT xác định, nhận diện hình
thức, cách thức phân chia
BT lựa chọn, thiết kế hình thức,
cách thức PC
Đánh giá KQ
hợp tác của HS
BT xác định, nhận biết các yêu cầu
của ĐG KQHTHS
BT lựa chọn, thiết kế nội dung, hình
thức đánh giá KQ HT của HS
Tự phản hồi KQ
rèn luyện KNHT
của sinh viên
BT tự PH khả năng thực hiện HT
trong học tập
BT tự PH khả năng thực hiện
DHHT trong dạy học TPVC
Xác định vấn đề,
ý tưởng NC
Bài tập lập thư mục về vấn đề NC
BT xác định vấn đề, ý tưởng NC
BT triển khai vấn đề, nội dung NC
16
+ Bài tập rèn kỹ năng thiết kế nội dung DHHT
Bài tập xác định, nhận biết về lựa chọn nội dung HT trong dạy học TPVC
Bài tập lựa chọn nội dung thiết kế hoạt động HT trên cơ sở nhận xét, đánh giá
Bài tập thiết kế, lựa chọn nội dung DHHT trong một TPVC cụ thể
+ Bài tập rèn kỹ năng thiết kế các hoạt động DHHT
Bài tập xác định, lựa chọn các hoạt động HT trong dạy học TPVC
Bài tập nhận diện, lựa chọn các hoạt động HT trong dạy học TPVC trên
cơ sở nhận xét, đánh giá
Bài tập thiết kế các hoạt động HT
3.3.3.2. Nhóm bài tập rèn kỹ năng thực hiện kế hoạch dạy học TPVC theo
định hướng DHHT
+ Bài tập rèn kỹ năng sử dụng các kỹ thuật HT trong dạy học TPVC
Bài tập xác định, nhận diện các kỹ thuật HT
Bài tập thiết kế các kỹ thuật dạy học HT trong dạy học TPVC trên cơ sở
dữ liệu cho trước
+ Bài tập rèn kỹ năng phân chia nhóm DHHT trong dạy học TPVC
Bài tập nhận diện hình thức, cách thức phân chia nhóm
Bài tập lựa chọn, xác định các nhóm chức năng trên cơ sở nhận xét,
đánh giá
Bài tập thiết kế, phân chia nhóm HT để thực hiện dạy học TPVC
3.3.3.3. Nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đánh giá kết quả hợp tác của HS
trong dạy học TPVC
+ BT rèn kỹ năng đánh giá kết quả HT của HS trong dạy học TPVC
Bài tập xác định, nhận biết các yêu cầu của việc đánh giá kết quả HT
của HS trong dạy học TPVC
Bài tập xác định, lựa chọn các hình thức, nội dung để GV đánh giá kết
quả HT của HS trong dạy học TPVC trên cơ sở nhận xét, đánh giá
Bài tập thiết kế câu hỏi/BT để đánh giá kết quả HT của HS trong dạy
học TPVC theo định hướng DHHT
+ BT rèn kỹ năng thiết kế câu hỏi/BT để tổ chức cho HS tự đánh giá
kết quả HT trong dạy học TPVC
Bài tập xác định, nhận diện các yêu cầu của việc hướng dẫn HS tự đánh
giá kết quả HT
Bài tập xác định, lựa chọn câu hỏi/BT để tổ chức cho HS tự đánh giá
kết quả HT bản thân
Bài tập xây dựng câu hỏi/bài tập để tổ chức cho HS tự đánh giá kết quả
HT của bản thân trong dạy học TPVC theo định hướng DHHT
+ BT rèn kỹ năng tự đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân SV
Bài tập tự phản hồi về khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập
Bài tập tự phản hồi về khả năng thực hiện DHHT trong dạy học TPVC
3.3.3.4. Nhóm BT phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học về DHHT
trong dạy học TPVC
17
+ Bài tập lập thư mục những nghiên cứu về DHHT và DHHT trong
dạy học TPVC
+ BT rèn kỹ năng xác định vấn đề, ý tưởng nghiên cứu
+ BT rèn kỹ n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_nang_luc_day_hoc_hop_tac_trong_da.pdf