Chương trình và sách giáo khoa Hóa học Trung học phổ thông hiện hành với vấn6
đề phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
- Mục tiêu: Giúp HS đạt được hệ thống kiến thức hóa phổ thông, cơ bản, hiện đại,
gồm: Rèn cho HS kỹ năng hóa học, kỹ năng khoa học. Đồng thời giúp HS có ý thức trách
nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội, bảo vệ môi trường sống.
- Nội dung: Nội dung chương trình, SGK hóa học phổ thông lớp 10,11,12 gồm
những vấn đề phổ thông cơ bản tương đối hoàn thiện về hóa học đại cương, hóa vô cơ, hóa
hữu cơ.
- Phương pháp dạy học: PPDH môn Hóa học THPT coi trọng thực hành thí nghiệm
và phát triển tư duy hóa học.
- Đánh giá: Câu hỏi và bài tập ít chú trọng đến đánh giá NL của HS. Đặc biệt chưa
đề cập tới việc đánh giá NL TT NCKH của HS.
Tóm lại: Chương trình môn Hóa học THPT hiện hành đã có đề cập đến phát triển NL
cho HS. Tuy nhiên mục tiêu nội dung cũng như PP đánh giá chủ yếu chú trọng đến kiến
thức, kỹ năng và thái độ HS. Do đó nghiên cứu nội dung, đổi mới PPDH trong dạy học hóa
học theo định hướng phát triển NL chung cho HS và NL TT NCKH cho HS là một vấn đề
cần thiết và cấp bách.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển năng lực tìm tòi nghiện cứu khoa học cho học sinh Trung học Phổ thông thông qua dạy học Hóa học - Phạm Thị Kim Ngân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề nghiên cứu (CHNC); từ đó xây dựng giả thuyết; lập kế
hoạch và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề (kiểm chứng giả thuyết và trả lời câu hỏi đặt
ra); trình bày kết quả nghiên cứu. Trong quá trình TTNC HS tiến hành phân tích, rút ra những
đặc điểm chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên đồng thời sử
8
dụng các minh chứng khoa học cần thiết và lí giải các minh chứng đó để rút ra kết luận.
2.1.1.2. Năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
NL TT NCKH của HS THPT là khả năng thực hiện tìm tòi nghiên cứu một chủ đề học
tập hay thực tiễn theo quy trình NCKH của các nhà khoa học tạo ra sản phẩm có ý nghĩa
với chính họ và cộng đồng.
NL TT NCKH là năng lực chuyên biệt của HS có thể phát triển thông qua dạy học các môn
KHTN (môn Khoa học tích hợp, môn Vật lí, môn Hóa học và môn Sinh học). Kết quả TTNC của
HS chủ yếu khám phá tìm ra kiến thức mới về KHTN - sản phẩm mới đối với họ nhưng chưa
phải là mới đối với nhân loại như là sản phẩm của nhà khoa học.
2.1.2. Cấu trúc năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
* Năng lực lập kế hoạch tìm tòi nghiên cứu: HS lập kế hoạch TTNC theo quy trình
NCKH, điều này được thể hiện ở sản phẩm cần có là kế hoạch TTNC, gồm dự kiến hay đề
xuất về: Chủ đề TTNC; Các CHNC; Giả thuyết nghiên cứu (GTNC); Phương án thực
nghiệm (PATN) TTNC; Cách thức thu thập thông tin, xử lí thông tin: Công cụ thu thập và
phân tích kết quả; Kết luận: “cái mới” tìm được; Cấu trúc nội dung báo cáo; Dự kiến cách
trình bày kết quả TTNC theo ngôn ngữ khoa học.
* Năng lực thực hiện kế hoạch tìm tòi nghiên cứu: Thể hiện rõ ở kết quả nghiên cứu
tạo sản phẩm cuối cùng gồm: Chủ đề TTNC: Có tính thiết thực, thực tiễn, khả thi; Câu hỏi
nghiên cứu: Thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được; GTNC/dự đoán: Rõ
ràng, có thể kiểm chứng được; PATN khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho
CHNC; Tiến hành có hiệu quả theo PATN TTNC đã đề ra. Thu thập được thông tin, xử lí
thông tin một cách khoa học; Rút ra kết luận: “cái mới” tìm được trên cơ sở các bằng chứng
khoa học.
* Năng lực viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu: Viết được báo cáo ngắn
gọn, cấu trúc logic theo ngôn ngữ khoa học; Trình bày kết quả nghiên cứu làm nổi bật cái
mới, đóng góp của đề tài.
2.1.3. Biểu hiện của năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học của học sinh trong dạy
học hóa học
Biểu hiện của NL TT NCKH của HS thông qua học tập môn KHTN nói chung và môn
Hóa học nói riêng được thể hiện thông qua việc thực hiện có kết quả hoạt động học tập
nghiên cứu theo quy trình NCKH, cụ thể là:
1. Xác định được chủ đề TTNC: Có tính thiết thực, thực tiễn, khả thi.
2. Xác định được CHNC: Thể hiện rõ định hướng và có thể TTNC được.
3. Đề xuất được GTNC/dự đoán: Rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với CHNC.
4. Thiết kế được PATN TTNC khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho CHNC
5. Tiến hành PATN TTNC đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận.
6. Viết được báo cáo với nội dung đầy đủ và khoa học.
7. Trình bày kết quả TTNC theo ngôn ngữ khoa học.
2.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
2.2.1. Tiêu chí và mức dộ đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
9
Bảng 2.1. Tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
STT
Các tiêu
chí của NL
TT NCKH
Mức độ phát triển NL TT NCKH của HS
Mức 1: Yếu, kém <
5 điểm
Mức 2: Trung bình 5-
6 điểm
Mức 3: Khá
7-8 điểm
Mức 4: Tốt
9-10 điểm
1
Xác định
chủ đề
TTNC
Xác định được chủ đề
TTNC chưa phù hợp,
thực tiễn chưa thật
khả thi.
Xác định được chủ đề
TTNC ít phù hợp,
thực tiễn và chưa thật
khả thi.
Xác định được chủ
đề TTNC phù hợp,
thực tiễn nhưng
chưa thật khả thi.
Xác định được chủ đề
TTNC phù hợp, có
tính thiết thực, thực
tiễn, khả thi.
2
Đề xuất
CHNC
Không nêu được
CHNC hoặc nêu câu
hỏi không phải là
CHNC hoặc không thể
kiểm chứng bằng thực
nghiệm.
Đề xuất được một số
CHNC ít phù hợp thể
hiện tương đối rõ định
hướng và có thể TTNC
được.
Đề xuất được một số
CHNC phù hợp, rõ
ràng, thể hiện khá
rõ định hướng và có
thể TTNC được.
Đề xuất được đầy đủ
CHNC phù hợp, rõ
ràng, trọng tâm, thể
hiện rõ định hướng và
có thể TTNC được.
3
Đề xuất
GTNC
Đề xuất được GTNC
chưa rõ ràng, chưa
phù hợp CHNC,
không thể kiểm chứng
được.
Đề xuất được GTNC ít
rõ ràng, khá phù hợp
CHNC, có thể kiểm
chứng được.
Đề xuất được GTNC
ít rõ ràng, phù hợp
CHNC, có thể kiểm
chứng được.
Đề xuất được GTNC/
dự đoán: Rõ ràng,
phù hợp với CHNC,
có thể kiểm chứng
được.
4
Thiết kế
PATN
TTNC
Thiết kế được PATN
TTNC nhưng không
thể dùng kiểm chứng
giả thuyết và không
trả lời cho CHNC.
Thiết kế được một số
PATN TTNC nhứng
khó có thể dùng kiểm
chứng giả thuyết và trả
lời cho CHNC.
Thiết kế được một
số PATN TTNC và
có thể dùng kiểm
chứng giả thuyết và
trả lời cho CHNC.
Thiết kế được đầy đủ
PATN TTNC và có
thể dùng kiểm chứng
giả thuyết và trả lời
cho CHNC.
5
Tiến hành
PATN
TTNC kiểm
chứng giả
thuyết và
rút ra kết
luận.
Tiến hành PATN
TTNC đã đề ra không
thành thạo, một số thí
nghiệm không thành
công và rút ra kết luận
chưa đầy đủ.
Tiến hành PATN
TTNC đã đề ra tương
đối thành thạo, thí
nghiệm thành công an
toàn kiểm chứng
được một số GTNC và
rút ra kết luận chưa
đầy đủ.
Tiến hành PATN
TTNC đã đề ra khá
thành thạo, thí
nghiệm thành công
an toàn kiểm chứng
được GTNC và rút
ra kết luận khoa học.
Tiến hành PATN
TTNC đã đề ra thành
thạo, đúng kỹ thuật,
thí nghiệm thành công
an toàn, rút ra kết luận
khoa học và kiểm
chứng được GTNC.
6
Viết báo
cáo kết quả
TTNC.
Báo cáo chưa đầy đủ
được tất cả quy trình và
kết quả nghiên cứu..
Ngôn ngữ trình bày
không đa dạng và chưa
thể hiện được đóng
góp “mới”.
Báo cáo chưa đầy đủ
được tất cả quy trình và
kết quả nghiên cứu..
Ngôn ngữ trình bày
tương đối đa dạng thể
hiện được một vài
đóng góp “mới”.
Báo cáo khá đầy đủ
được tất cả quy trình
và kết quả nghiên
cứu. Ngôn ngữ trình
bày tương đối đa
dạng thể hiện khá
rõ đóng góp “mới”.
Báo cáo đầy đủ được
tất cả quy trình và kết
quả nghiên cứu, sử
dụng ngôn ngữ khoa
học đa dạng, làm rõ
đóng góp “mới”.
7
Trình bày
kết quả
TTNC theo
ngôn ngữ
khoa học.
Thể hiện chưa đầy đủ
mục đích nội dung, PP
nghiên cứu. Hình thức
trình bày không trực
quan, sinh động.
Thể hiện chưa đầy đủ
mục đích nội dung, PP
nghiên cứu. Hình thức
trình bày tương đối
trực quan, sinh động.
Thể hiện khá đầy đủ
mục đích nội dung,
PP nghiên cứu. Hình
thức trình bày tương
đối trực quan, sinh
động.
Thể hiện đầy đủ mục
đích nội dung, PP và
kết quả nghiên cứu
logic, ngắn gon, khoa
học. Hình thức trình
bày trực quan, sinh
động.
10
Trong 7 tiêu chí và 4 mức độ tương ứng trên, tiêu chí 1 “Xác định chủ đề TTNC” là
tiêu chí tương đối cao so với NL của đại đa số HS phổ thông. Do đối tượng HS THPT chưa
có khả năng tự đề xuất nên thông thường GV chủ động đề xuất giúp HS. Vì vậy tác giả chưa
đưa tiêu chí 1 vào bộ công cụ đánh giá đã đề xuất.
2.2.2. Cơ sở khoa học để thiết kế công cụ đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
2.2.3. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
a. Mục đích
Bộ công cụ dùng để đánh giá định lượng NL TT NCKH của HS thông qua các hoạt
động học tập TTNC của HS. Một số công cụ dùng cho GV, cán bộ quản lí như bảng kiểm
quan sát NL, phiếu hỏi GV, đề kiểm tra đánh giá NL, công cụ dùng cho HS tự đánh giá hoặc
đánh giá đồng đẳng như phiếu hỏi HS hoặc công cụ dùng cho cả HS, GV và cán bộ quản lí
như phiếu đánh giá sản phẩm TTNC.
b. Yêu cầu
Bộ công cụ phải thể hiện rõ chủ thể đánh giá, đối tượng được đánh giá và có tiêu chí cụ thể,
mức độ và điểm số rõ ràng để có thể đánh giá khách quan và định lượng NL TT NCKH của HS.
c. Quy trình thiết kế
d. Đề xuất bộ công cụ đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
(1) Bảng kiểm quan sát học sinh
BẢNG KIỂM QUAN SÁT
NĂNG LỰC TÌM TÒI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH
Đối tượng quan sát: ...........................................................Lớp: ....................
Chủ đề học tập: ......................................................................................................
Họ và tên giáo viên đánh giá: ................................................................................
Bảng 2.2. Bảng kiểm quan sát NL TT NCKH của HS
STT
Tiêu chí của năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa
học
Mức độ của đánh giá
Điểm
tối đa
Yếu
<5
TB
5-6
Khá
7-8
Tốt
9-10
1
Xác định câu hỏi nghiên cứu: Thể hiện
định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được.
10
2 Đề xuất giả thuyết nghiên cứu: Rõ ràng, có thể kiểm 10
Bước 1: Xác định đối tượng, thời điểm, mục tiêu đánh giá
Bước 2: Xác định tiêu chí và mức độ cần đánh giá cho mỗi tiêu
chí
Bước 5: Thử nghiệm và hoàn thiện
Bước 4: Thiết kế bộ công cụ đánh
giá
Bước 3: Xây dựng các tiêu chí và mức độ đánh giá phù hợp
11
Thầy/cô vui lòng quan sát nhóm học sinh, căn cứ vào bảng tiêu chí và mức độ, hãy đánh
giá mức độ phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học bằng cách cho điểm vào ô trống
phù hợp. Mức độ đánh giá:
Loại Tốt: 9-10 điểm Loại Khá: 7-8,9 điểm
Loại TB: 5-6,9 điểm Loại Yếu: dưới 5 điểm
(2) Phiếu hỏi giáo viên và phiếu hỏi học sinh
- Phiếu hỏi giáo viên:
PHIẾU GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC TÌM TÒI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH
Họ và tên GV: ...................................................................
Đối tượng HS/ nhóm HS : ....................Lớp: .........................................................
Chủ đề học tập: ......................................................................................................
Thầy/Cô vui lòng quan sát bảng sau, căn cứ vào bảng tiêu chí và mức độ, hãy đánh giá dấu
x vào ô tương ứng để thể hiện mức độ tìm tòi nghiên cứu của học sinh trong dạy học hóa học.
Bảng 2.3. Phiếu giáo viên đánh giá NL TT NCKH của HS
STT
Tiêu chí của
năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
Mức độ đánh giá Ghi
chú Yếu TB Khá Tốt
1
Xác định câu hỏi nghiên cứu: Thể hiện rõ định hướng và
có thể tìm tòi nghiên cứu được.
2
Đề xuất giả thuyết nghiên cứu: Rõ ràng, có thể kiểm
chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu.
3
Thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả
thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên
cứu.
4
Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã
đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận.
5 Viết báo cáo đầy đủ nội dung, khoa học.
6
Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa
học.
Đánh giá chung
- Phiếu hỏi học sinh:
PHIẾU HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC TÌM TÒI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu.
3
Thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu
khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu
hỏi nghiên cứu.
10
4
Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên
cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận.
10
5 Viết báo cáo đầy đủ nội dung, khoa học. 10
6
Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ
khoa học.
10
Tổng điểm: x10/60 Xếp loại:
12
Họ và tên HS: ....................................................................................................
Đối tượng nhóm: ....................Lớp: ..................................................................
Chủ đề học tập: .....................................................................................................
Hãy quan sát bảng sau đây và đánh dấu x vào ô tương ứng để đánh giá mức độ NL TT
NCKH của em/ nhóm hoặc bạn em trong quá trình học tập hóa học:
Bảng 2.4. Phiếu HS tự đánh giá NL TT NCKH
STT Tiêu chí của năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
Mức độ đánh giá Ghi
chú Yếu TB Khá Tốt
1
Xác định câu hỏi nghiên cứu: Thể hiện rõ định hướng
và có thể tìm tòi nghiên cứu được.
2
Đề xuất giả thuyết nghiên cứu: Rõ ràng, có thể kiểm
chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu.
3
Thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu
khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu.
4
Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu
đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận.
5 Viết báo cáo đầy đủ nội dung, khoa học.
6
Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ
khoa học.
Đánh giá chung
(3) Phiếu đánh giá sản phẩm tìm tòi nghiên cứu
- Phiếu đánh giá sản phẩm dự án:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỰ ÁN
(Dành cho GV hoặc HS)
Nhóm học sinh: ........ Lớp: ...................................................................
Tên dự án: ............................................................................................
Giáo viên hoặc học sinh đánh giá: ...........................................................
Bảng 2.5. Phiếu đánh giá sản phẩm dự án
TT Tiêu chí Mức độ hoàn thành các tiêu chí
Điểm Điểm
Tối đa
1
Xác định câu hỏi
nghiên cứu dự
án
- Tự nêu được câu hỏi nghiên cứu rõ ràng.
- Có thể trả lời được bằng thực nghiệm tìm tòi nghiên
cứu.
10
2
Đề xuất giả
thuyết nghiên
cứu dự án
- Tự đề xuất được giả thuyết nghiên cứu.
- Câu trả lời giả định hợp lí và có thể kiểm chứng
được bằng thực nghiệm tìm tòi.
10
3
Thiết kế phương
án thực nghiệm
tìm tòi nghiên
cứu dự án
- Tự đề xuất được kế hoạch dự án – phương án thực
nghiệm tìm tòi nghiên cứu.
10
- Kiểm chứng được giả thuyết và trả lời được câu hỏi
nghiên cứu một cách khoa học. Có thể thực hiện
được.
10
4 Tiến hành - Độc lập thực hiện kế hoạch không cần sự hỗ trợ của 10
13
phương án thực
nghiệm tìm tòi
nghiên cứu dự
án
giáo viên.
- Thực hiện đúng kế hoạch đã lập và linh hoạt.
- Thu thập và phân tích dữ liệu một cách khoa học: Sử
dụng bảng biểu, sơ đồ phân tích khoa học, logic.
- Kết quả kiểm chứng được giả thuyết nghiên cứu cứu
đã nêu.
10
5
Viết báo cáo dự
án
- Cấu trúc báo cáo: Rõ ràng khoa học, logic. 10
-Tranh vẽ, sơ đồ tư duy, clip, powerpoint: Sự rõ ràng
của các đồ thị biểu bảng, hình ảnh và chú thích.
10
6
Trình bày kết
quả dự án
Trả lời được các câu hỏi đặt ra chứng tỏ:
- Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án.
- Hiểu biết về điểm mạnh và hạn chế của các kết quả
và các kết luận.
10
- Sự đóng góp và hiểu biết về đề tài nghiên cứu của
tất cả các thành viên.
10
Tổng điểm: Xếp loại 100
Mức độ đánh giá: Loại Tốt: 90-100 điểm Loại Khá: 70-89 điểm
Loại TB: 50-69 điểm Loại Yếu: dưới 50 điểm
- Phiếu đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Dành cho GV hoặc HS)
Nhóm: ........ Lớp: ...................................................................................
Tên đề tài nghiên cứu: ............................................................................
Giáo viên hoặc học sinh đánh giá: ..................................................................
Bảng 2.6. Phiếu đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học
STT Tiêu chí Mức độ hoàn thành các tiêu chí
Điểm Điểm
tối đa
1
Xác định câu
hỏi nghiên
cứu đề tài
- Nêu được câu hỏi nghiên cứu rõ ràng.
- Có thể trả lời được bằng thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu.
10
2
Đề xuất giả
thuyết nghiên
cứu đề tài
- Nêu được giả thuyết nghiên cứu.
- GTNC hợp lí và có thể kiểm chứng được bằng thực
nghiệm tìm tòi.
10
3
Thiết kế
phương án
thực nghiệm
tìm tòi nghiên
cứu đề tài
- Phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu rõ ràng, khả
thi: Tên thí nghiệm, mục đích, dụng cụ, nguyên liệu.
10
- Thiết kế thực nghiệm tìm tòi rõ ràng, khoa học, khả thi.
Lấy nguyên liệu/ hóa chất; cách tiến hành; lưu ý khi thực
hiện; cách thu thập dữ liệu/số liệu/ thông tin.
10
4
Tiến hành
phương án
thực nghiệm
tìm tòi nghiên
cứu đề tài
- Thực hiện đúng phương án đã lập; giải quyết vấn đề nảy
sinh một cách khoa học.
10
- Thu thập và phân tích dữ liệu khoa học: Áp dụng phương
pháp thống kê toán học phù hợp.
- Kết quả kiểm chứng được giả thuyết nghiên cứu.
10
5 Viết được báo - Cấu trúc báo cáo: rõ ràng, khoa học, logic. 10
14
cáo đề tài - Có áp phích (poster) hoặc tranh vẽ, sơ đồ tư duy, clip,
powerpoint,..
- Sự bố trí logic của sản phẩm và tài liệu.
- Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích.
- Sự hỗ trợ hợp lí của các tài liệu trưng bày.
10
6
Trình bày kết
quả đề tài
- Làm rõ điểm mới của đề tài.
- Có minh chứng rõ ràng, cụ thể.
- Phân tích kết quả khoa học, định lượng, thuyết phục.
- Thể hiện sự sáng tạo.
10
Trả lời các câu hỏi có cơ sở khoa học, có lập luận và minh
chứng rõ ràng.
10
Tổng điểm: Xếp loại: 100
Mức độ đánh giá: Loại Tốt: 90-100 điểm Loại Khá: 70-89 điểm
Loại TB: 50-69 điểm Loại Yếu: dưới 50 điểm
(4) Đề kiểm tra đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
- Yêu cầu:
Câu hỏi và bài tập hóa học phải đánh giá phù hợp với các tiêu chí của NL TT NCKH,
không phải là những câu hỏi kiểm tra kiến thức kỹ năng đã có trong SGK, sách giáo viên,
sách tham khảo hiện nay.
- Đề kiểm tra đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cuối lớp 10
- Đề kiểm tra đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cuối lớp 11
2.3. Một số biện pháp phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh
Trung học phổ thông trong dạy học hóa học
2.3.1. Biện pháp 1: Vận dụng phương pháp dạy học dự án theo định hướng phát triển
năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh Trung học phổ thông
2.3.1.1. Phương pháp dạy học dự án và khả năng phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu
khoa học của học sinh
Giữa quy trình học theo dự án và quy trình TT NCKH của HS có những điểm tương
đồng. Có thể vận dụng DHDA theo quy trình TT NCKH sẽ là PP hiệu quả có thể phát triển
NL TT NCKH cho HS.
2.3.1.2. Quy trình thực hiện dạy học dự án theo hướng phát triển năng lực tìm tòi nghiên
cứu khoa học cho học sinh
Bước 1: Lập kế hoạch dự án
1. Xác định chủ đề dự án – xác định chủ đề nghiên cứu
- Chọn chủ đề lớn: HS tự đề xuất chủ đề dự án hoặc theo gợi ý của giáo viên liên quan
đến nội dung học tập.
- Nhóm HS phát triển các chủ đề nhỏ theo kỹ thuật sơ đồ tư duy, KWL hoặc 5W1H.
HS thảo luận và lựa chọn tiểu chủ đề theo sơ thích và NL: HS đưa ra tên dự án của
nhóm (tiểu chủ đề).
- Phát triển ý tưởng của chủ đề nhỏ: Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy, 5W1H.
2. Đề xuất câu hỏi nghiên cứu dự án
- Xác định vấn đề đã biết và vấn đề cần nghiên cứu, vấn đề sẽ học được theo kĩ thuật KWL.
- Đề xuất CHNC, thảo luận và hoàn thiện câu hỏi nghiên cứu.
15
3. Lập kế hoạch thực hiện dự án – lập kế hoạch nghiên cứu
- Đề xuất GTNC: Dự kiến câu trả lời cho các CHNC. Chọn giả thuyết có thể kiểm
chứng được.
- Đề xuất PATN TTNC để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho CHNC.
+ Trách nhiệm của các thành viên: Nhóm trưởng, thư ký, các thành viên.
+ Xác định mục tiêu dự án.
+ Đề xuất có lập luận: Tên thí nghiệm, nội dung điều tra, phỏng vấn.
+ Dự kiến phương tiện, nguồn lực TN: Dụng cụ, máy móc, hóa chất, nguyên vật liệu,
địa điểm, thời gian, hỗ trợ
+ Cách thu thập dữ liệu và phân tích kết quả.
+ Dự kiến sản phẩm cụ thể, thời gian hoàn thành.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án (thực nghiệm, điều tra) – thực hiện nghiên cứu
- Tiến hành TN hóa học, điều tra, phỏng vấn, tìm thông tin: HS chủ động TN, GV theo
dõi và trao đổi với các nhóm HS để hỗ trợ hoặc điều chỉnh kịp thời.
- Thu thập thông tin: Thu thập minh chứng, số liệu TN, kết quả điều tra phỏng vấn,
tranh ảnh và clip.
- Xử lí thông tin: Kết quả TN, phân tích kết quả điều tra, phỏng vấn, phân tích và xử lí
thông tin một cách khoa học.
- Thảo luận trong nhóm: Trao đổi và xin ý kiến giáo viên hướng dẫn.
- Kết luận:
+ So sánh kết quả TN với CHNC, GTNC để kiểm chứng sự đúng đắn của giả thuyết đã
nêu ra.
+ Rút ra kết luận sơ bộ.
Bước 3: Tổng hợp kết quả, viết báo cáo và trình bày kết quả
- Mỗi cá nhân hoặc nhóm viết báo cáo về nhiệm vụ và sản phẩm của mình bao gồm cả
kênh chữ, kênh hình, phiếu điều tra khảo sát, kết quả TN TT...
- Tổng hợp kết quả dự án: Nhóm trưởng tổng hợp kết quả từ các thành viên, hình
thành sản phẩm của nhóm.
- Viết báo cáo kết quả dự án:
+ Lập đề cương báo cáo.
+ Nhóm trưởng hoặc thư kí viết báo cáo: sử dụng ngôn ngữ khoa học đa dạng phong
phú, kênh chữ hình theo một cấu trúc logic.
+ Thảo luận trong nhóm, xin ý kiến giáo viên và hoàn thiện.
- Trình bày kết quả dự án trước lớp:
+ Lựa chọn hình thức báo cáo phù hợp với điều kiện trang thiết bị cơ sở vật chất.
+ Trình bày sản phẩm dự án.
- Đánh giá kết quả dự án: HS tự đánh giá, GV nhận xét theo bảng tiêu chí đánh giá.
- Đánh giá NL TT NCKH, thu thập dữ liệu thô:
+ GV hoàn thiện phiếu hỏi, bảng kiểm quan sát, đánh giá hồ sơ dự án của mỗi nhóm.
+ HS trả lời phiếu hỏi, làm bài kiểm tra hóa học về nội dung tương ứng.
+ Tổng hợp kết quả bài kiểm tra, phiếu đánh giá, bảng kiểm, quy điểm trung bình.
+ Phân tích dữ liệu theo PP thống kê toán học.
16
+ Thảo luận kết quả rút ra kết luận.
2.3.1.3. Thiết kế kế hoạch bài học dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực
tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh
a. Yêu cầu kế hoạch bài học dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực tìm tòi
nghiên cứu khoa học cho học sinh
b. Quy trình thiết kế kế hoạch bài học dạy học dự án theo định hướng phát triển năng
lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh
c. Lựa chọn nội dung dạy học dự án
2.3.1.4. Kế hoạch bài học minh họa
Dự án 1: Oxi - Lưu huỳnh và hợp chất (Hóa học 10), kí hiệu KHBH: TN4.
Dự án 2: Công nghiệp silicat (Hóa học 11), kí hiệu KHBH: TN7.
2.3.2. Biện pháp 2: Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo định hướng phát triển
năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh Trung học phổ thông
2.3.2.1. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” và khả năng phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu
khoa học cho học sinh
Dạy học hóa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu là một phương pháp dạy và học môn
khoa học tự nhiên xuất phát từ sự hiểu biết về cách thức học tập của HS, bản chất của
NCKH hóa học và sự xác định các kiến thức cũng như kỹ năng về Hóa học mà HS cần nắm
vững. Các pha trong dạy học theo phương pháp BTNB có nhiều điểm tương đồng với quá
trình NCKH của các nhà khoa học và TT NCKH của HS.
2.3.2.2. Quy trình thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo hướng phát triển năng
lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh Trung học phổ thông
Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
Xác định vấn đề nghiên cứu: Hình thành câu hỏi lớn của bài học.
Pha 2: Hình thành câu hỏi nghiên cứu của học sinh:
- HS bộc lộ các quan niệm ban đầu về vấn đề nghiên cứu tìm tòi.
- Đề xuất các CHNC: HS đề xuất những vấn đề cần nghiên cứu tìm tòi.
Pha 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi:
- Xây dựng giả thuyết: HS tự tìm câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu hay xây
dựng giả thuyết nghiên cứu cho vấn đề nghiên cứu tìm tòi
- Thiết kế phương án thực nghiệm:
+ Ý tưởng, dự kiến phương án (thông thường là thí nghiệm thực do HS tự tiến hành).
+ Dự kiến tên thí nghiệm, cách tiến hành, dự đoán hiện tượng, những lưu ý để thí
nghiệm thành công, phân công nhiệm vụ các thành viên.
+ Cách tổng hợp kết quả thí nghiệm: Bảng biểu, hình vẽ, ...
Pha 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu:
- Lựa chọn hóa chất dụng cụ (chính xác đầy đủ) cần thiết cho thí nghiệm.
- Tiến hành TN tìm tòi nghiên cứu. HS các nhóm có thể tiến hành theo các cách khác
nhau các cách đó đều phải được sự cho phép của giáo viên.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- Thu thập, xử lý kết quả: Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích, viết phương trình hoá
học và ghi kết quả vào vở thí nghiệm theo bảng tự thiết kế.
- Kiểm chứng giả thuyết.
17
Pha 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức:
- Kết luận, bổ xung thông tin (tư liệu, sách giáo khoa, hoàn thiện, hợp thức hóa kiến thức).
- Viết báo cáo kết quả TN TT.
- Trình bày kết quả TN TT.
- Đánh giá NL TT NCKH của HS.
2.3.2.3. Thiết kế kế hoạch bài học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” nhằm phát triển
năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh
a. Yêu cầu kế hoạch bài học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” nhằm phát triển
năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh
b. Quy trình thiết kế kế hoạch bài học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” nhằm phát
triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học của học sinh
c. Lựa chọn nội dung dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
2.3.2.4. Kế hoạch bài học minh họa
Chủ đề 1: Tính chất hóa học của amoniac (Kí hiệu KHBH TN5).
Chủ đề 2: Tính chất hóa học của axit nitric (Kí hiệu KHBH TN6).
Chủ đề 3: Tính chất hóa học của phenol (Kí hiệu KHBH TN8).
2.3.3. Biện pháp 3: Phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_nang_luc_tim_toi_nghien_cuu_khoa.pdf