Tóm tắt Luận án Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh trong dạy học Hóa học Lớp 10 chuyên hóa học trường Trung học Phổ thông chuyên

Nội dung biện pháp

Dựa vào bảng mô tả khung, tiêu chí đánh giá NLTDPPHH đối với HS trường THPT chuyên (bảng 2.2) và các định hướng trong việc đề xuất các biện pháp pháp phát triển NLTDPPHH (mục 2.3.1), chúng tôi chia bài tập phát triển NLTDPPHH thành 3 loại: biện luận số trường hợp có thể xảy ra, phát hiện và sửa lỗi sai, tối ưu hóa giải pháp.

a. Bài tập “Biện luận số trường hợp xảy ra” là những bài tập hóa học đòi hỏi người học khai thác triệt để mối quan hệ biện chứng giữa giả thuyết và kết luận trên cơ sở xem xét cẩn trọng, cân nhắc kĩ lưỡng, phân tích đa chiều giữa các dữ kiện và yêu cầu thực hiện của bài toán

b. Bài tập “Phát hiện và sửa lỗi sai” là những bài tập hóa học được xây dựng dựa trên những lỗi sai thường gặp của HS trong quá trình học tập. Nhiệm vụ của người học là phát hiện, giải thích các lỗi sai đó trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng hóa học đã có của bản thân cùng với khả năng phân tích, đánh giá mối liên hệ giữa giả thuyết, kết luận và phương án giải quyết vấn đề trong từng tình huống hóa học cụ thể. Qua đó, người học sẽ đề xuất, thực hiện những phương án sửa lỗi sai theo hướng tốt nhất.

c. Bài tập “Tối ưu hóa giải pháp” là những bài tập hóa học yêu cầu người học phân tích những ưu điểm, hạn chế của từng phương án giải quyết vấn đề hóa học của người khác trên cơ sở vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân. Từ đó, người học sẽ tự đề xuất việc điều chỉnh, thay thế, bổ sung hoặc lược bỏ các bước trong quy trình thực hiện theo hướng tăng tính hiệu quả, khả thi cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn tại của những phương án giải quyết vấn đề hóa học trước đó.

 

doc24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh trong dạy học Hóa học Lớp 10 chuyên hóa học trường Trung học Phổ thông chuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vận dụng linh hoạt các thao tác tư duy hóa học để đưa ra những kết quả, giải pháp sáng tạo, đột phá trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu bộ môn Hóa học trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp các vấn đề hóa học có liên quan. 1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.4.1. Cơ sở phương pháp luận về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học gồm: thuyết hành vi, thuyết nhận thức, thuyết kiến tạo 1.4.2. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề 1.4.3. Phương pháp sử dụng bài tập hóa học 1.4.4. Phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học 1.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 CHUYÊN HÓA HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN Chúng tôi đã tiến hành điều tra nhận thức của 318 GV về biểu hiện của NLTDPPHH, mức độ thường xuyên sử dụng các biện pháp và công cụ đánh giá NLTDPPHH và NLTDPPHH của 1140 HS đạt được thông qua 2 bài kiểm tra đánh giá năng lực 1.5.4. Kết quả điều tra 1.5.4.1. Các kết quả điều tra đối với giáo viên Đa số GV chưa nhận thức đầy đủ và chính xác về việc phát triển NLTDPPHH cho HS. Chính vì vậy, việc sử dụng các công cụ đánh giá NL này có phần thiên lệch, chỉ có hai công cụ được sử dụng ở mức thường xuyên (câu hỏi tự luận và trắc nghiệm) và các công cụ còn lại sử dụng ở mức hiếm khi (phiếu tự đánh giá, bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi). 1.5.4.2. Các kết quả điều tra đối với học sinh Kết quả ở 2 bài kiểm tra đánh giá NL phản ánh các biểu hiện NLTDPPHH của HS có sự phát triển không đồng đều, chỉ có 3/10 biểu hiện phát triển ở mức tốt, các biểu hiện còn lại phát triển ở mức đạt yêu cầu. Như vậy, ở Việt Nam NLTDPPHH của HS lớp 10 chuyên hóa học trường THPT chuyên phát triển còn rất hạn chế CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH LỚP 10 CHUYÊN HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ HÓA HỌC CHUNG 2.1. PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 CHUYÊN SÂU Chương trình hóa học lớp 10 chuyên sâu chưa thể hiện rõ mục tiêu phát triển NL nói chung và NLTDPPHH nói riêng cho HS lớp 10 chuyên hóa học. 2.2. KHUNG NĂNG LỰC TƯ DUY PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CỦA HỌC SINH CHUYÊN HÓA HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN 2.2.1. Quy trình xây dựng khung NLTDPPHH của học sinh chuyên hóa học trường THPT chuyên Bước 1. Xác định cơ sở khoa học của quá trình xây dựng khung NLTDPPHH của HS chuyên hóa học trường THPT chuyên Bước 2. Đề xuất các năng lực thành phần Bước 3. Đề xuất các tiêu chí đánh giá mức độ biểu hiện cho mỗi năng lực thành phần Bước 4. Xin ý kiến chuyên gia về khung NL dự thảo Bước 5. Đề xuất bảng mô tả chi tiết mức độ biểu hiện NLTDPPHH (chỉ số hành vi) gồm: Mức A. NL ở mức độ tốt; Mức B. NL ở mức độ khá; Mức C. NL ở mức độ đạt yêu cầu; Mức D. NL ở mức yếu. Bước 6. Xin ý kiến chuyên gia và thử nghiệm bảng mô tả chi tiết các mức độ biểu hiện NLTDPPHH Bước 7. Hoàn thiện khung NL và bảng mô tả chi tiết các mức độ biểu hiện NLTDPPHH dành cho HS chuyên hóa học trường THPT chuyên 2.2.2. Cấu trúc khung NLTDPPHH của HS chuyên hóa học trường THPT chuyên Bảng 2.2. Khung NLTDPPHH của HS chuyên hóa học trường THPT chuyên TT Các năng lực thành phần Tiêu chí đánh giá 1 Năng lực phân tích vấn đề hóa học 1. Hiểu được bản chất hoặc quy luật hoạt động bên trong vấn đề hóa học. 2. Đặt câu hỏi hoài nghi khoa học liên quan đến vấn đề hóa học đang xét. 3. Giải thích vấn đề hóa học. 2 Năng lực đánh giá vấn đề hóa học 4. Xác định được những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục. 5. Lập luận để bảo vệ quan điểm, nhận định của bản thân. 6. Kết luận về vấn đề hóa học đang xét. 3 Năng lực tổng hợp vấn đề hóa học 7. Đề xuất các giả thuyết khoa học khác nhau để giải quyết vấn đề hóa học. 8. Xây dựng kế hoạch thực hiện để kiểm chứng tính đúng đắn của các giả thuyết. 9. Thực hiện kế hoạch độc lập, sáng tạo. 10. Tự điều chỉnh kế hoạch thực hiện khi giải quyết vấn đề không thành công. 2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 CHUYÊN HÓA HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN 2.3.1. Định hướng đề xuất các biện pháp phát triển NLTDPPHH cho học sinh lớp 10 chuyên hóa học 2.3.1.1. Yêu cầu khi đề xuất các biện pháp a. Tạo điều kiện để HS suy xét cẩn trọng, cân nhắc kĩ lưỡng, suy luận ngược trong suốt quá trình giải quyết vấn đề hóa học b. Tạo điều kiện để HS luôn có thái độ hoài nghi khoa học tích cực c. Tạo điều kiện để HS nhận ra và sửa chữa sai lầm d. Tạo điều kiện để HS nhận ra sự phát triển NLTDPPHH trong mỗi giai đoạn học tập 2.3.1.2. Nguyên tắc xác định các biện pháp Nguyên tắc 1. Đảm bảo tính đặc thù của bộ môn Hóa học Nguyên tắc 2. Đảm bảo tính định hướng vào mục tiêu của chương trình Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính sư phạm Nguyên tắc 4. Đảm bảo tính đa dạng và toàn diện Nguyên tắc 5. Đảm bảo tính thực tiễn 2.3.1.3. Quy trình đề xuất và áp dụng các biện pháp. Bước 1: Sử dụng phương pháp điều tra. Bước 2: Đề xuất các biện pháp phát triển NLTDPPHH. Bước 3: Sử dụng phương pháp chuyên gia. Bước 4: Thử nghiệm các biện pháp trong dạy học hoá học lớp 10 THPT chuyên. Bước 5: Rút ra những bài học kinh nghiệm. Bước 6: Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm lựa chọn các biện pháp tối ưu, khả thi, hiệu quả. Bước 7: Thực nghiệm các biện pháp. Bước 8: Đánh giá sự phát triển NLTDPPHH của HS lớp 10 chuyên hóa học qua các công cụ đánh giá NL. Bước 9. Rút kinh nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện các biện pháp đã đề xuất. 2.3.2. Biện pháp 1. Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề theo hướng tư duy đa chiều nhằm phát triển năng NLTDPPHH cho học sinh lớp 10 chuyên hóa học 2.3.2.1. Nội dung biện pháp Giai đoạn 1. “Phân tích đa chiều” là giai đoạn yêu cầu người học xem xét, nhìn nhận, phân tích nhiệm vụ học tập dưới nhiều khía cạnh, góc nhìn, lăng kính khác nhau để đưa ra những so sánh, nhận định, đánh giá riêng của bản thân đối với mỗi cách tiếp cận đối tượng hóa học. Giai đoạn 2. “Đánh giá đa chiều” là giai đoạn yêu cầu người học đưa ra những nhận xét, đánh giá riêng của bản thân về các cách tiếp cận đối tượng hóa học khác nhau. Trên cơ sở đó, người học sẽ khái quát hóa về quá trình nhận thức đối tượng hóa học. Trong giai đoạn này, người học còn tự đánh giá lẫn nhau về các cách nhận thức, lĩnh hội kiến thức khác nhau của các chủ thể khác nhau. Giai đoạn 3. “Tổng hợp đa chiều” là giai đoạn yêu cầu người học tự tổng hợp, chọn lọc những ý kiến nhận định khác nhau để đề xuất, xây dựng, thực hiện phương án nhận thức đối tượng hóa học theo hướng tốt nhất. 2.3.2.2. Mục tiêu phát triển NLTDPPHH của biện pháp Giai đoạn 1. “Phân tích đa chiều”chủ yếu dùng để đo lường các mức độ biểu hiện của NL phân tích vấn đề hóa học, tương ứng với các tiêu chí (1), (2), (3). Giai đoạn 2 “đánh giá đa chiều” chủ yếu dùng để đo lường các mức độ biểu hiện của NL đánh giá vấn đề hóa học, tương ứng với các tiêu chí (4), (5), (6). Giai đoạn 3. “Tổng hợp đa chiều” chủ yếu dùng để đo lường các mức độ biểu hiện của NL tổng hợp vấn đề hóa học, tương ứng với các tiêu chí (7), (8), (9), (10). 2.3.2.3. Tiến trình sử dụng biện pháp theo hướng phát triển NLTDPPHH cho HS lớp 10 chuyên hóa học trường THPT chuyên Bước 1. Chuẩn bị. Bước 2. Tổ chức các hoạt động dạy học ở giai đoạn “Phân tích đa chiều”. Bước 3. Tổ chức các hoạt động dạy học ở giai đoạn “Đánh giá đa chiều”. Bước 4. Tổ chức hoạt động dạy học ở giai đoạn “Tổng hợp đa chiều”. Bước 5. GV nhận xét, tổng hợp và đánh giá NLTDPPHH của HS dựa trên kết quả của bảng kiểm quan sát. 2.3.2.4. Một số kế hoạch bài học minh họa a. Kế hoạch bài học “Liên kết hóa học” (phụ lục 6). b. Kế hoạch bài học “Phức chất” (phụ lục 7). c. Kế hoạch bài học “Bậc phản ứng hóa học” (phụ lục 8). 2.3.3. Biện pháp 2. Sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển NLTDPPHH cho HS lớp 10 chuyên hóa học 2.3.3.1. Nội dung biện pháp Dựa vào bảng mô tả khung, tiêu chí đánh giá NLTDPPHH đối với HS trường THPT chuyên (bảng 2.2) và các định hướng trong việc đề xuất các biện pháp pháp phát triển NLTDPPHH (mục 2.3.1), chúng tôi chia bài tập phát triển NLTDPPHH thành 3 loại: biện luận số trường hợp có thể xảy ra, phát hiện và sửa lỗi sai, tối ưu hóa giải pháp. a. Bài tập “Biện luận số trường hợp xảy ra” là những bài tập hóa học đòi hỏi người học khai thác triệt để mối quan hệ biện chứng giữa giả thuyết và kết luận trên cơ sở xem xét cẩn trọng, cân nhắc kĩ lưỡng, phân tích đa chiều giữa các dữ kiện và yêu cầu thực hiện của bài toán b. Bài tập “Phát hiện và sửa lỗi sai” là những bài tập hóa học được xây dựng dựa trên những lỗi sai thường gặp của HS trong quá trình học tập. Nhiệm vụ của người học là phát hiện, giải thích các lỗi sai đó trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng hóa học đã có của bản thân cùng với khả năng phân tích, đánh giá mối liên hệ giữa giả thuyết, kết luận và phương án giải quyết vấn đề trong từng tình huống hóa học cụ thể. Qua đó, người học sẽ đề xuất, thực hiện những phương án sửa lỗi sai theo hướng tốt nhất. c. Bài tập “Tối ưu hóa giải pháp” là những bài tập hóa học yêu cầu người học phân tích những ưu điểm, hạn chế của từng phương án giải quyết vấn đề hóa học của người khác trên cơ sở vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân. Từ đó, người học sẽ tự đề xuất việc điều chỉnh, thay thế, bổ sung hoặc lược bỏ các bước trong quy trình thực hiện theo hướng tăng tính hiệu quả, khả thi cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn tại của những phương án giải quyết vấn đề hóa học trước đó. 2.3.3.2. Mục tiêu phát triển NLTDPPHH của biện pháp a. Bài tập “Biện luận số trường hợp xảy ra” chủ yếu dùng để đo lường các mức độ biểu hiện của NL phân tích vấn đề hóa học, tương ứng với các tiêu chí (1), (2), (3). b. Bài tập “Phát hiện và sửa lỗi sai” chủ yếu dùng để đo lường các mức độ biểu hiện của năng lực đánh giá vấn đề hóa học, tương ứng với các tiêu chí (4), (5), (6). c. Bài tập “Tối ưu hóa giải pháp” chủ yếu dùng để đo lường các mức độ biểu hiện của năng lực tổng hợp vấn đề hóa học, tương ứng với các tiêu chí (7) , (8), (9), (10). 2.3.3.3. Tiến trình sử dụng biện pháp theo hướng phát triển NLTDPPHH cho HS lớp 10 chuyên hóa học trường THPT chuyên Bước 1. Chuẩn bị. Bước 2. Hình thành và phát triển NL phân tích vấn đề hóa học. Bước 3. Hình thành và phát triển NL đánh giá vấn đề hóa học. Bước 4. Hình thành và phát triển NL tổng hợp vấn đề hóa học. Bước 5. Đánh giá và kết luận về NLTDPPHH của HS. 2.3.3.4. Một số kế hoạch bài học minh họa a. Kế hoạch bài học bài “Luyện tập cấu tạo nguyên tử” (phụ lục 9). b. Kế hoạch bài học “Luyện tập axit – bazơ” (phụ lục 10). c. Kế hoạch bài học bài “Luyện tập nhiệt động hóa học” (phụ lục 11). 2.3.4. Biện pháp 3. Sử dụng thí nghiệm hóa học nhằm phát triển NLTDPPHH cho HS lớp 10 chuyên hóa học 2.3.4.1. Nội dung biện pháp Giai đoạn 1. “Phân tích – Nhận định” là giai đoạn yêu cầu người học đề xuất nguyên tắc, quy trình tiến hành chuẩn độ dựa trên cơ sở của việc phân tích, đánh giá, so sánh đặc điểm cấu tạo, hằng số hóa lý (hằng số cân bằng K, giá trị điện cực chuẩn E0, quá thế,v.v..) của các chất tham gia quá trình chuẩn độ, bản chất của phản ứng hóa học trong mỗi phương pháp chuẩn độ. Sau đó, người học sẽ tiến hành chuẩn độ với quy trình và các chất chị thỉ tự đề xuất. Giai đoạn 2. “Đánh giá – Đề xuất” là giai đoạn yêu cầu người học tự xem xét, đánh giá những ưu điểm, hạn chế quy trình, thao tác tiến hành thí nghiệm của người khác dựa trên cơ sở phân tích, so sánh đối chiếu các kết quả thí nghiệm hóa học. Từ đó, người học sẽ đề xuất những phương án sửa lỗi sai liên quan đến thí nghiệm hóa học đang xét. Giai đoạn 3. “Chỉnh sửa – Thực hiện” là giai đoạn yêu cầu người học tự xây dựng và thực hiện quy trình chuẩn độ mới theo hướng giảm dần kết quả sai số đến mức tối đa dựa trên cơ sở của quá trình tổng hợp, chọn lọc các ý kiến nhận định, phân tích, đánh giá về quy trình cũ từ phía bạn bè hoặc GV. 2.3.4.2. Mục tiêu phát triển NLTDPPHH của biện pháp Giai đoạn 1. “Phân tích – Nhận định” chủ yếu dùng để đo lường các mức độ biểu hiện của năng lực phân tích vấn đề hóa học, tương ứng với các tiêu chí (1), (2), (3). Giai đoạn 2. “Đánh giá – Đề xuất” chủ yếu dùng để đo lường các mức độ biểu hiện của năng lực đánh giá vấn đề hóa học, tương ứng với các tiêu chí (4), (5), (6). Giai đoạn 3. “Lựa chọn – Thực hiện” chủ yếu dùng để đo lường mức độ biểu hiện của năng lực đánh giá vấn đề hóa học, tương ứng với các tiêu chí (7), (8), (9), (10). 2.3.4.3. Tiến trình sử dụng biện pháp theo hướng phát triển NLTDPPHH cho HS lớp 10 chuyên hóa học trường THPT chuyên Bước 1. Chuẩn bị . Bước 2. Phát triển năng lực phân tích vấn đề hóa học thông qua việc tổ chức hoạt động dạy học ở giai đoạn “Phân tích – Nhận định”. Bước 3. Phát triển năng lực đánh giá vấn đề hóa học thông qua việc tổ chức hoạt động ở giai đoạn “Đánh giá – Đề xuất”. Bước 4. Phát triển năng lực tổng hợp vấn đề hóa học thông qua việc tổ chức hoạt động dạy học ở giai đoạn “Lựa chọn – Thực hiện”. Bước 5. Đánh giá và kết luận năng lực tư duy phê phán. 2.3.4.4. Một số kế hoạch bài học minh họa a. Kế hoạch bài học “Chuẩn độ axit – bazơ” (phụ lục 12). b. Kế hoạch bài học “Chuẩn độ oxi hóa – khử” (phụ lục 13). c. Kế hoạch bài học “Chuẩn độ tạo phức” (phụ lục 14). 2.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TƯ DUY PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 10 CHUYÊN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT CHUYÊN 2.4.1. Sử dụng bảng kiểm quan sát BẢNG KIỂM QUAN SÁT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NLTDPPHH KHI VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TƯ DUY ĐA CHIỀU) (Dành cho GV) Trường THPT.......................................................................................... Ngày ..............tháng........năm ...... Tên GV............................................ Đối tượng quan sát: Lớp........................., nhóm....................................... Tên bài học................................................................................. Tiêu chí ĐG Tiêu chí ĐG mức độ biểu hiện NLTDPPHH khi tổ chức hoạt động tư duy đa chiều Mức độ thực hiện nhiệm vụ học tập Minh chứng ĐG 0 1 2 3 1 Hiểu được bản chất hoặc quy luật hoạt động bên trong vấn đề hóa học thông qua việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần cấu tạo chất hoặc mối tương quan giữa các chất trong cùng một phản ứng hóa học. Phiếu học tập môn hóa học 2 Đặt câu hỏi hoài nghi khoa học liên quan đến vấn đề hóa học đang xét thông qua việc phân tích tính chính xác, độ tin cậy trong mỗi hướng tiếp cận. 3 Giải thích vấn đề hóa học thông qua việc phân tích vai trò của đối tượng hóa học cần nhận thức trong mỗi cách tiếp cận khác nhau. 4 Xác định được những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục thông qua việc đánh giá phạm vi, mức độ ứng dụng/hoạt động của từng cách tiếp cận. Phiếu đánh giá và tự đánh giá của HS 5 Lập luận để bảo vệ quan điểm bản thân thông qua việc sử dụng các luận cứ khoa học hoặc các ví dụ phản chứng để chứng minh những ưu điểm, hạn chế trong mỗi cách tiếp cận. 6 Kết luận về vấn đề hóa học đang xét thông qua việc khái quát hóa, tổng quát hóa các hướng tiếp cận đối tượng hóa học. 7 Đề xuất các giả thuyết khoa học khác nhau để giải quyết vấn đề hóa học thông qua việc đề xuất những phương án giải quyết mới theo hướng hoàn thiện hóa phương pháp tiếp cận đối tượng hóa học. Phiếu điều chỉnh bổ sung 8 Xây dựng kế hoạch nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết thông qua việc cụ thể hóa, chi tiết hóa các bước tiến hành trong phương án giải quyết mới. 9 Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo thông qua việc tối ưu hóa các bước thực hiện trong phương án giải quyết mới. 10 Tự điều chỉnh kế hoạch thực hiện khi giải quyết vấn đề không thành công thông qua việc tự đề xuất phương án thay thế trên cơ sở tự đánh giá tính hiệu quả, khả thi của phương án giải quyết mới. Kết luận Tổng điểm đạt được: /30 0: không thực hiện; 1: thực hiện sai; 2: thực hiện chính xác nhưng chưa đầy đủ; 3: thực hiện chính xác và đầy đủ. Thang đánh giá Từ 0-5 : Mức D Từ 6 -14:Mức C Từ 15 - 23: Mức B Từ 24 - 30: Mức A Mức độ NLTDPPHH đạt được: BẢNG KIỂM QUAN SÁT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NLTDPPHH KHI SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC (Dành cho GV) Trường THPT.......................................................................................... Ngày ..............tháng........năm ...... Tên GV:........................................... Đối tượng quan sát: Lớp........................., nhóm....................................... Tên bài học/ chủ đề học tập....................................................................... Tiêu chí ĐG Tiêu chí ĐG mức độ biểu hiện NLTDPPHH khi sử dụng bài tập hóa học Mức độ thực hiện nhiệm vụ học tập Minh chứng ĐG 0 1 2 3 1 Hiểu được bản chất hoặc quy luật hoạt động bên trong vấn đề hóa học thông qua việc phân tích mối liên hệ giữa giả thuyết và yêu cầu bài toán để xác định những trường hợp có thể xảy ra. Kết quả bài làm HS và phiếu tự theo dõi hoạt động học tập của HS 2 Đặt câu hỏi hoài nghi khoa học liên quan đến vấn đề hóa học đang xét thông qua việc phân tích tính chính xác trong mỗi trường hợp xảy ra. Từ đó, người học sẽ chấp nhận hoặc bác bỏ những trường hợp chính xác/không chính xác. 3 Giải thích vấn đề hóa học thông qua việc phân tích ngược để xác định vai trò, mức độ ảnh hưởng của từng đối tượng hóa học trong cùng một bài toán hóa học. 4 Xác định được những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục thông qua việc đánh giá những điểm bất hợp lí hoặc thiếu tính logic trong các phương án giải bài tập hóa học của bạn. Phiếu ĐG hoạt động giải bài tập của HS 5 Lập luận để bảo vệ quan điểm bản thân thông qua việc sử dụng các luận cứ khoa học hoặc các ví dụ phản chứng để chứng minh những ưu điểm, hạn chế trong mỗi phương án giải bài tập hóa học của bạn. 6 Kết luận về vấn đề hóa học đang xét thông qua việc khái quát hóa, tổng quát hóa các phương án giải bài tập hóa học. Từ đó, đưa ra những phương án thực hiện sửa chữa lỗi sai. 7 Đề xuất các giả thuyết khoa học khác nhau để giải quyết vấn đề hóa học thông qua việc đề xuất các bước thực hiện nhằm tăng tính hiệu quả, chính xác cho phương án giải bài tập hóa học cũ. Phiếu đề nghị chỉnh sửa, bổ sung của HS 8 Xây dựng kế hoạch nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết thông qua việc cụ thể hóa, chi tiết hóa các bước tiến hành trong phương án giải bài tập hóa học mới. 9 Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo thông qua việc tối ưu hóa các bước thực hiện trong phương án giải bài tập hóa học mới. 10 Tự điều chỉnh kế hoạch thực hiện khi giải quyết vấn đề không thành công thông qua việc tự đề xuất phương án thay thế trên cơ sở tự đánh giá tính hiệu quả, khả thi của phương án giải bài tập hóa học mới. Kết luận Tổng điểm đạt được: /30 0: không thực hiện; 1: thực hiện sai; 2: thực hiện chính xác nhưng chưa đầy đủ ; 3: thực hiện chính xác và đầy đủ. Thang đánh giá Từ 0 - 5 : Mức D Từ 6 -14 : Mức C Từ 15 - 23: Mức B Từ 24 - 30: Mức A Mức độ NLTDPPHH đạt được: BẢNG KIỂM QUAN SÁT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NLTDPPHH KHI SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC (Dành cho GV) Trường THPT.......................................................................................... Ngày ..............tháng........năm ...... Tên GV............................................ Đối tượng quan sát: Lớp........................., nhóm....................................... Tên bài thực hành................................................................................. Tiêu chí ĐG Tiêu chí ĐG mức độ biểu hiện NLTDPPHH khi sử dụng thí nghiệm hóa học Mức độ thực hiện nhiệm vụ học tập Minh chứng ĐG 0 1 2 3 1 Hiểu được bản chất hoặc quy luật hoạt động bên trong vấn đề hóa học thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các chất tham gia phản ứng chuẩn độ. Phiếu thực hành môn hóa học của HS 2 Đặt câu hỏi hoài nghi khoa học liên quan đến vấn đề hóa học đang xét thông qua việc phân tích tính chính xác, độ tin cậy của các thuốc thử trong phản ứng chuẩn độ. Từ đó, người học sẽ chấp nhận hoặc bác bỏ những thuốc thử phù hợp/không phù hợp với phản ứng chuẩn độ đang xét. 3 Giải thích vấn đề hóa học thông qua việc phân tích vai trò của từng chất trong phản ứng chuẩn độ dựa trên kết quả của quy trình chuẩn độ ngược (thay đổi vai trò các chất trong chuẩn độ). 4 Xác định được những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục thông qua việc đánh giá kết quả sai số của mỗi thí nghiệm. Phiếu đánh giá kết quả thí nghiệm hóa học 5 Lập luận để bảo vệ quan điểm bản thân thông qua việc sử dụng các luận cứ khoa học hoặc các ví dụ phản chứng để chứng minh những ưu điểm, hạn chế trong mỗi thí nghiệm chuẩn độ. 6 Kết luận về vấn đề hóa học đang xét thông qua việc khái quát hóa, tổng quát hóa phương pháp chuẩn độ đang nghiên cứu. 7 Đề xuất các giả thuyết khoa học khác nhau để giải quyết vấn đề hóa học thông qua việc đề xuất những chỉnh sửa, bổ sung trong quy trình chuẩn độ trước đó trên cơ sở tổng hợp, phân tích các ý kiến đánh giá từ phía bạn hoặc GV. Phiếu điều chỉnh, bổ sung quy trình chuẩn độ hóa học 8 Xây dựng kế hoạch nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết thông qua việc cụ thể hóa, chi tiết hóa các bước thực hiện trong quy trình chuẩn độ mới. 9 Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo thông qua việc tối ưu hóa các bước thực hiện trong quy trình chuẩn độ mới. 10 Tự điều chỉnh kế hoạch thực hiện khi giải quyết vấn đề không thành công thông qua việc tự đề xuất phương án thay thế trên cơ sở tự đánh giá tính hiệu quả, khả thi của quy trình chuẩn độ mới. Kết luận Tổng điểm đạt được: /30 0: không thực hiện; 1: thực hiện sai; 2: thực hiện chính xác nhưng chưa đầy đủ; 3: thực hiện chính xác và đầy đủ. Thang đánh giá Từ 0-5: Mức D Từ 6- 14: Mức C Từ 15-23: Mức B Từ 24-30: Mức A Mức độ NLTDPPHH đạt được: 2.4.2. Đánh giá qua phiếu hỏi giáo viên PHIẾU HỎI VỀ GIỜ HỌC VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÊ PHÁN HÓA HỌC (Dành cho GV) Trường THPT.................................................................................................... Ngày ..............tháng..............năm ............. Lớp........................., họ tên GV:........................................................................ Tên bài học:................................................................................................... Quý thầy (cô) vui lòng đánh dấu (X) vào ô tương ứng để thể hiện mức độ ảnh hưởng của biện pháp đến sự phát triển NLTDPPHH của HS. Tiêu chí ĐG số Các biểu hiện của NLTDPPHH Mức độ ảnh hưởng của biện pháp đến sự phát triển NLTDPPHH Không đáng kể Ít TB Nhiều 1 Hiểu được bản chất hoặc quy luật hoạt động bên trong vấn đề hóa học. 2 Đặt câu hỏi hoài nghi khoa học liên quan đến vấn đề hóa học đang xét. 3 Giải thích vấn đề hóa học một cách trọn vẹn, sâu sắc, toàn diện. 4 Xác định được những ưu điểm, hạn chế. 5 Lập luận để bảo vệ quan điểm, nhận định của bản thân. 6 Kết luận về vấn đề hóa học đang xét. 7 Đề xuất các giả thuyết khoa học khác nhau. 8 Xây dựng kế hoạch thực hiện để kiểm chứng tính đúng đắn của các giả thuyết. 9 Thực hiện kế hoạch độc lập, sáng tạo. 10 Tự điều chỉnh kế hoạch thực hiện khi thực hiện giải pháp không thành công. 2.4.3. Đánh giá qua phiếu tự đánh giá của học sinh PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ NLTDPPHH CỦA HỌC SINH Trường THPT................................................................................................... Ngày ..............tháng........năm ...... Lớp.........................nhóm............................................................. Tên bài học/ chủ đề học tập............................................................................... Tên HS............................................................................................................ Các em vui lòng cho biết mức độ phát triển NLTDPPHH trước (TTĐ) và sau (STĐ) các giờ học vừa trải qua bằng cách khoanh tròn vào các ô chữ số tương ứng với các mức độ từ (1) đến (5). Trong đó 1: Rất chậm; 2: Chậm; 3: Trung bình; 4: Nhanh; 5: Rất nhanh Tiêu chí ĐG số Các biểu hiện của NLTDPPHH Thời điểm Mức độ phát triển 1 Hiểu được bản chất hoặc quy luật hoạt động bên trong vấn đề hóa học. TTĐ 1 2 3 4 5 STĐ 1 2 3 4 5 2 Đặt câu hỏi hoài nghi khoa học liên quan đến vấn đề hóa học đang xét. TTĐ 1 2 3 4 5 STĐ 1 2 3 4 5 3 Giải thích vấn đề hóa học một cách trọn vẹn, sâu sắc, toàn diện. TTĐ 1 2 3 4 5 STĐ 1 2 3 4 5 4 Xác định được những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục. TTĐ 1 2 3 4 5 STĐ 1 2 3 4 5 5 Lập luận để bảo vệ quan điểm, nhận định của bản thân. TTĐ 1 2 3 4 5 STĐ 1 2 3 4 5 6 Kết luận về vấn đề hóa học đang xét. TTĐ 1 2 3 4 5 STĐ 1 2 3 4 5 7 Đề xuất các giả thuyết khoa học khác nhau. TTĐ 1 2 3 4 5 STĐ 1 2 3 4 5 8 Xây dựng kế hoạch thực hiện để kiểm chứng tính đúng đắn của các giả thuyết. TTĐ 1 2 3 4 5 STĐ 1 2 3 4 5 9 Thực hiện kế hoạch độc lập, sáng tạo. TTĐ 1 2 3 4 5 STĐ 1 2 3 4 5 10 Tự điều chỉnh kế hoạch thực hiện khi thực hiện giải pháp không thành công. TTĐ 1 2 3 4 5 STĐ 1 2 3 4 5 2.4.4. Đánh giá qua bài kiểm tra đánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_phat_trien_nang_luc_tu_duy_phe_phan_cho_hoc.doc
Tài liệu liên quan