Tóm tắt Luận án Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kontum

Việt Nam đang có chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp,

nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển NNCNC, khai thác

và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng

hóa quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất

lượng cao, phát triển theo cả chiều sâu. Đây là một lợi thế lớn để Kon Tum

phát triển mạnh mẽ NNCNC

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kontum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghệ, trình độ khoa học kỹ thuật của các chủ thể (2) Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về phát triển NNCNC trong nông nghiệp Kon Tum (3) Điểm mạnh, yếu của nông nghiệp Kon Tum trong quá trình tái cơ cấu lại nông nghiệp(4) Hệ thống chính sách khuyến khích phát triển NNCNC; những tích cực và hạn chế - Phương pháp phân tích tình huống (Case study): Nghiên cứu tình huống để làm sáng tỏ phát triển NNCNC trong sản xuất nông nghiệp phát triển NNCNC trong nông nghiệp Kon Tum. 4.4 Khung phân tích luận án: 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Về mặt lý luận - Luận án đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển NNCNC. - Luận án đã nêu lên được một số bài học kinh nghiệm của quốc tế và 3 tỉnh của Việt Nam là cơ sở thực tiễn để phát triển NNCNC cho một địa phương. - Khẳng định vai trò quyết định của KHCN, đặc biệt là Cuộc CMCN 4.0 và vai trò của các chủ thể trong sản xuât nông nghiệp CNC, đặc biệt vai trò của doanh nghiệp (DN) liên kết với nông dân sản xuất nhỏ cùng ứng dụng CNC đối với phát triển nông nghiệp và phát triển bền vững. 5.2 . Về thực tiễn - Luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển NNCNC và 6 nông nghiệp ứng dụng CNC tại Kon Tum, những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, thách thức và đặt ra các vấn đề cần thực hiện tái cơ cấu lại nông nghiệp Kon Tum. - Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển NNCNC ở Kon Tum góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành NN của Kon Tum. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển NNCNC; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về nông nghiệp CNC. 6. Kết cấu của luận án. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển NNCNC Chương 3: Thực trạng phát triển NNCNC tại Kon Tum Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển NNCNC ở Kon Tum. Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài: Về NNCNC trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng, việc ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp đã trở thành xu hướng và được nhiều nước quan tâm, chú trọng phát triển. Điển hình là Israel, hầu hết trang trại, nhà lưới đều được ứng dụng công nghệ cao, được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số với cảm biến và điều khiển tự động. Thái Lan cũng là nước nắm bắt tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và có chính sách đổi mới, ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm; xây dựng chương trình hành động cho phát 7 triển NNCNC cho từng vùng với các sản phẩm nông nghiệp cụ thể và Trung Quốc cũng đã xây dựng chương trình nông nghiệp 4.0 định hướng ưu tiên lựa chọn để ứng dụng CNC phát triển nông nghiệp và logisticsĐiển hình có các công trình nghiên cứu sau: Daniel Walker trong công trình nghiên cứu Các lựa chọn phát triển nông nghiệp CNC ở Úc và Việt Nam”-“High-tech agricultural development options in Australia and Vietnam” Công trình nghiên cứu về Hà Lan “Một nước nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên đã xây dựng được một nền nông nghiệp có sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững, có hiệu quả cao nhất thế giới” của tác giả Nguyễn Công Tạn. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả PhiLip KotLer, Hermawan Kartajaya, Iwan Stiawan “Tiếp thị 4.0 dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số” Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) “Thương mại hóa nông nghiệp, chuỗi giá trị và giảm nghèo”- “Agriculture commercialization, alue Chains and Poverty Reduction” Gunter Pauli Nền kinh tế xanh lam - 10 năm thực hiện - 100 đổi mới - 100 triệu việc làm” - The Blue Economy -10 years - 100 Innovations - 100 million jobs” Nhà xuất bản thời đại, 2014. 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Có các công trình nghiên cứu chia theo từng nhóm vấn đề sau: 1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu phát triển NNCNC liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp CNC theo nhu cầu thị trƣờng 1.2.3. Các công trình nghiên cứu phát triển NNCNC liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu 1.2.4. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 1.2.5. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp 8 công nghệ cao theo chuỗi giá trị nông sản. 1.2.6 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với liên kết ngành, liên kết vùng 1.3. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến phát triển NNCNC và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án. 1.3.1. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến luận án Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển NCCNC, tác giả thấy rằng về cơ bản đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận, thực tiễn về phát triển NNCNC đó là: Thứ nhất, các công trình đã tập trung luận giải những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp vùng ngoại thành; nông nghiệp thông minh, tăng trưởng xanh và bền vững. Khẳng định tính tất yếu phát triển NNCNC nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản, hạ giá thành, nâng cao cạnh tranh, giải quyết việc làm, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và phát triển bền vững. Thứ hai, đã đưa ra một số cơ chế chính sách phát triển NNCNC liên quan đến quy hoạch, đất đai, vốn, ứng dụng KHCN; liên kết theo chuỗi giá trị nông sản; đẩy mạnh liên kết ngành và liên kết vùng. Thứ ba, phát triển nông nghiệp phải dựa trên lợi thế so sánh của từng quốc gia, từng vùng; thực hiện chuyên môn hóa, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế, gắn với chế biến và kết nối thị trường 1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu: Tác giả nhận thấy có 5 nhóm vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 9 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 2.1. Các khái niệm và lý thuyết về phát triển nông nghiệp công nghệ cao 2.1.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC, NN hiện đại, NNCNC, phát triển NNCNC) - Khái niệm về công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hiện đại và phát triển nông nghiệp công nghệ cao + Khái niệm về CNC, nông nghiệp hiện đại: - Nông nghiệp hiện đại: theo Nawaraj Kumar Mahato Pankaj Verma trong cuốn Thực hành nông nghiệp hiện đại” (Modern Agricultural Practices). Nông nghiệp hiện đại là: nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, tập trung dựa trên nền tảng khoa học công nghệ cao, quy trình sản xuất và quản lý tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, thích ứng biến đổi khí hậu và yêu cầu của thị trường trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, có năng lực cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững. - Về phát triển NNCNC: Tác giả đưa ra khái niệm phát triển NNCNC như sau: “Phát triển NNCNC là quá trình phát triển nông nghiệp dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật và CNC, quy trình sản xuất tiên tiến, hiện đại; nhằm tạo ra những nông sản hàng hóa lớn có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường, có quy mô sản xuất đủ lớn, tạo giá trị gia tăng và có năng lực cạnh tranh cao; thích ứng với BĐKH và phát triển bền vững cả kinh tế, xã hội và về môi trường sinh thái”. 2.1.2 Một số lý thuyết và những đặc trƣng chủ yếu của NNCNC - Lý thuyết về phát triển nông nghiệp: + Lý thuyết cất cánh (Rostow model) của nhà kinh tế người Mỹ Walter Tostow + Thuyết nhị nguyên do tác giả người Mỹ tên là Arthur Lewis và John Fei và Gustar Rainis. - Lý thuyết phát triển phụ thuộc vào các nguồn lực. 10 + Douglass C.North (1998), trong tác phẩm Institution, institutional change and economic performance” + Nhà khoa học Solow đã xây dựng mô hình tăng trưởng trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas. + Mô hình Lukas đã giải thích quá trình tăng trưởng kinh tế dưới khía cạnh các nhân tố nội sinh, đặc biệt từ khía cạnh bảo đảm tiến bộ công nghệ bằng tăng vốn con người. + Romer (1990) lấy vai trò của tiến bộ kĩ thuật như là nguồn gốc nội sinh của tăng trưởng. Nhà kinh tế Joost Platje (2008) khi phân tích các nhân tố tác động đến phát triển bền vững, đã đưa ra khái niệm nguồn vốn thể chế’ (Institutional capital). Trong nghiên cứu của Jonathan Coulter và cộng sự (1977) đã chỉ ra sự hợp tác giữa ND với ND thường hoạt động tốt nhất khi nhóm ND được kết nối với thị trường đầu vào và đầu ra thông qua liên kết. - Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo định hướng thị trường. Trong nghiên cứu "Lựa chọn chính sách phát triển nông nghiệp của các nước trong khối OECD" của tác giả J.Brooks (2010). Trong nghiên cứu của FAO "Rapid growth of selected Asian economies lesson and implications for agriculture and food security China and India". - Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo hướng NNCNC. + Lý thuyết của J.H. von Thunew, Kunznet + Phát triển NNCNC theo chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị nông sản: Các nhà nghiên cứu Stamm & Christian trong nghiên cứu ILO Phát triển chuỗi giá trị: Phương pháp tiếp cận và các hoạt động của bảy cơ quan Liên hợp quốc và các cơ hội cho sự phát triển liên ngành” 2.2. Đặc điểm và sự cần thiết phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phát triển NNCNC là tất yếu khách quan của quá trình chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật, công nghệ và tái cơ cấu lại nông nghiệp; là xu hướng tất yếu dưới tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất, mà trực tiếp là sự 11 phát triển của KHCN; phát triển của kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa. Trong quá trình phát triển, nền kinh tế kinh tế toàn cầu trải qua ba giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, trong đó có nông nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 đã tạo điều kiện cho nền nông nghiệp của nhiều nước phát triển và đạt những thành tựu quan. Việt Nam không đứng ngoài làn sóng này Những lợi ích mà sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mang lại là: tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường; giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mô sản xuất được mở rộng; giúp giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hóa thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. 2.3 Những đặc trƣng chủ yếu của nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp công nghệ cao có 8 đặc trưng chủ yếu 2.4. Nội dung, hình thức và tiêu chí đánh giá phát triển NNCNC 2.4.1. Nội dung phát triển NNCNC - Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN, CNC trong sản xuất nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của phát triển NNCNC. - Sản phẩm của NNCNC là nông sản hàng hoá mang tính đặc trưng của từng vùng sinh thái phải gắn với phát triển thị trường. - Đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. - Hình thành các chuỗi giá trị và thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp. 2.4.2 Hình thức phát triển NNCNC: Có các hình thức sau: - Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Khu NNCNC 12 - Vùng NNCNC: Là một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, được sản xuất dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật tiên tiến và CNC trong sản xuất nông nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất một hoặc một vài nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược - Dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng CNC. 2.4.3. Tiêu chí đánh giá phát triển NNCNC 2.4.3.1. Tiêu chí định tính để đánh giá NNCNC: Về khoa học và công nghệ; Về kinh tế; Về xã hội và môi trường. 2.4.3.2. Chỉ tiêu định lượng 2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển NNCNC 2.5.1 Nhân tố nội lực của các chủ thể ứng dụng NNCNC - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất - Nguồn nhân lực - Khả năng tài chính - Ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ 2.5.2 Các nhân tố vĩ mô ảnh hƣởng đến phát triển NNCNC Thị trường tiêu thụ nông sản; Cơ sở hạ tầng; Môi trường pháp lý; Môi trường đầu tư kinh doanh. 2.6. Kinh nghiệm phát triển NNCNC và rút ra bài học kinh nghiệm 2.6.1. Phát triển NNCNC ở một số nƣớc - Kinh nghiệm từ Israel; Kinh nghiệm từ Hà Lan; Kinh nghiệm từ Trung Quốc; Kinh nghiệm từ Thái Lan. 2.6.2. Phát triển NNCNC ở một số tỉnh thành trong nƣớc - Kinh nghiệm từ Tỉnh Lâm Đồng: Kinh nghiệm phát triển NNCNC, xây dựng các khu và vùng NNCNC Lâm Đồng cho thấy, ngoài đầu tư hạ tầng cơ sở, các cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển NNCNC đòi hỏi phải liên kết theo chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị nông sản có hiệu quả; nhân tố hạt nhân (DN, HTX, trang trại); có tiềm lực nhất định về tài chính, KHCN và là đầu mối để phân phối tiêu thụ. 13 - Kinh nghiệm từ Tỉnh An Giang: An Giang chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ, phát triển nguồn tri thức khoa học, CNC, công nghệ hiện đại để đưa khoa học công nghệ thật sự trở thành động lực cho yêu cầu phát triển nông nghiệp An Giang tương xứng vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. - Kinh nghiệm từ Ttỉnh Sơn la: Cho thấy để phát triển cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tại Sơn La đã xác định lợi thế riêng có của từng tiểu vùng, thực hiện tập trung quy mô đất đai, xây dựng cánh đồng lớn, chuyên canh cây ăn qủa; bố trí vốn ngân sách đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, đăng ký nhãn hiệu bảo hộ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm; tập trung hỗ trợ phát triển HTXNN, thông qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển cây ăn quả theo chuỗi giá trị, đồng thời hỗ trợ cho HTX liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm và kết nối với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. 2.6.3. Những bài học rút ra cho Việt Nam nói chung và Kon Tum nói riêng Từ kinh nghiệm và thành công trong và ngoài nước nêu trên có thể rút ra năm bài học cho Việt Nam và Kon Tum về phát triển NNCNC 14 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI KON TUM 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến phát triển NNCNC 3.1.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên tác động đến phát triển NNCNC 3.1.1.1. Vị trí địa kinh tế: Kon Tum là tỉnh biên giới, miền núi, nằm ở cực Bắc Tây nguyên, phía Tây giáp Lào và Campuchia; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, là nơi kết nối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Tây nguyên với các tỉnh ven biển Miền trung 3.1.1.2. Yếu tố về thời tiết, khí hậu Kon Tum có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên; nhiệt độ trung bình năm 22-23°C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8-9°C, chia thành mùa mưa và mùa khô; có hai tiểu vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới 3.1.1.3. Yếu tố về nguồn nước và chế độ thu văn - Nguồn nước m t - Nguồn nước ngầm Nguồn nước tại Kon Tum cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển NNCNC, đặc biệt là tại khu vực các huyện vùng phía Đông và Đông bắc của tỉnh nguồn nước dồi dào, chất lượng nước tốt cho phát triển ngành nông nghiệp. 3.1.1.4. Yếu tố về tài nguyên đất và hệ sinh thái rừng Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.674,2 km2, tài nguyên đất chia thành 5 nhóm với 17 loại đất chính; đất nông nghiệp Kon Tum là 874.614,57ha chiếm 90,41% diện tích tự nhiên. 3.1.2. Các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, xã hội tác động đến phát triển NNCNC 3.1.2.1. Hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp: - Hệ thống giao thông: Có các tuyến đường giao thông đối ngoại 15 kết nối vùng duyên hải miền trung, các vùng trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. - Hệ thống điện: Cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất NNCNC; có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, thủy điện. - Hệ thống thông tin: Về cơ bản hệ thống mạng, hệ thống thông tin phát triển tương đối đồng đều, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và phát nông nghiệp CNC. - Hệ thống thủy nông: Có hệ thống sông suối dày đặc, hệ thống mạch nước ngầm lớn thuận lợi cho phát triển NNCNC. 3.1.2.2. Đ c điểm dân số và nguồn nhân lực Kon Tum có quy mô dân số nhỏ, năm 2019 dân số trung bình là 540.438 người, dân số đang trong thời kỳ dân số vàng; tuy nhiên phân bố ở vùng nông thôn vùng sâu vùng xa thưa thớt không tập trung chiếm tỷ lớn... 3.2. Cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển nông nghiệp tại Kon Tum 3.2.1. Cơ cấu kinh tế, tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - Về cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế: Năm 2018: cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông lâm thủy sản chiếm 24,3%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 27,25%, Thương mại - Dịch vụ chiếm 48,45%; tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 7,7% - Chuyển dịch cơ cấu nông lâm thủy sản Nhìn chung phát triển nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương, sản phẩm các loại cây trồng, dược liệu đặc hữu, vật nuôi, thủy sản năng suất chất lượng thấp, chưa xây dựng được thương hiệu nông sản của Kon Tum. 3.2.2 Thực trạng tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại tỉnh Kon Tum - Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp - Cơ cấu cây trồng 16 - Cơ cấu vật nuôi 3.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum 3.3.1. Khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội phát triển nông nghiệp công nghệ cao 3.3.2. Thực trạng nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nông nghiệp công nghệ cao 3.3.2.1. Thực trạng ứng dụng CNC trong lai tạo và chọn lựa giống: Đánh giá thực trạng lai tạo và chọn giống có năng suất chất lượng cao đối với cây trồng và vật nuôi. 3.3.2.2. Thực trạng ứng dụng CNC trong trồng trọt và chăn nuôi: Đánh giá phân tích thực trạng ứng dụng CNC trong trồng trọt và chăn nuôi như: sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, công nghệ làm đất, tưới tiêu, bón dinh dưỡng, công nghệ quản lý thu thập thông tin tự động hóa, 3.3.2.3. Thực trạng Công nghệ thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch 3.3.2.4. Thực trạng Công nghệ chế biến nông sản Phát triển NNCNC ở Kon Tum đã hình thành một số mô hình ứng dụng CNC đồng bộ trong chăn nuôi dê sữa, chăn nuôi gà và heo; trong trồng trọt đã hình thành một số mô hình trồng rau hoa trong nhà màng nhà kính ứng dụng CNC đồng bộ, nhưng chưa phổ biến; còn lại mới ứng dụng CNC ở từng khâu trong sản xuất như ứng dụng giống năng suất chất lượng cao/ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt/công nghệ chế biến cà phê nhân xanh/công nghệ sấy; phát triển NNCNC ở Kon Tum chưa hình thành chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị nông sản. 3.3.3. Thực trạng nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp công nghệ cao Đánh giá, phân tích thực trạng số người trong độ tuổi lao động; trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, quản lý, trình độ tay nghề; các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ nghiên cứu khoa học. Nhìn chung, nguồn nhân lực của Kon Tum còn thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng chưa 17 theo kịp yêu cầu của phát triển trong quá trình hội nhập, sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 3.3.4. Thực trạng tổ chức sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao: Có các hình thức tổ chức sản xuất sau - Kinh tế nông hộ - Kinh tế trang trại - Kinh tế Hợp tác xã, THT: - Doanh nghiệp nông nghiệp - Các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao Các hình thức tổ chức sản xuất nhiều nhất là hộ gia đình, qui mô nhỏ lẻ manh mún, rời rạt thiếu tính liên kết. 3.3.5. Thực trạng liên kết chuỗi trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao Tỉnh Kon Tum phát triển nông nghiệp nói chung và NNCNC còn nhỏ lẻ phân tán chưa phát triển mạnh mẽ theo chuỗi liên kết giá trị. 3.3.6. Thị trường tiêu thụ nông sản của Kon Tum Đánh giá phấn tích thị trường tiêu thu nông sản Kon Tum bào gồm: Thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu: đã mở rộng ra thị trường một số nước ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, tuy nhiên thị trường xuất khẩu còn rất hạn hẹp so với các nước mà Việt Nam đã ký kết hợp tác hiệp định thương mai. 3.3.7. Tác động của các chính sách và nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum Luận án tập trung đánh giá phân tích tác động chính sách của Trung ương và địa phương, nhìn chung có tác động tích cực tạo cơ sở pháp lý, hỗ trợ nhiều chính sách để phát triển NNCNC. Tuy nhiên, một số chính sách chưa phù hợp và chậm phát huy hiệu quả, còn nhiều khó khăn cho đối tượng thụ hưởng (chính sách trung ương); và chưa đủ mạnh để thúc đẩy phát triển NNCNC (chính sách của địa phương). 18 3.4. Đánh giá chung về những thành quả, những khó khăn và hạn chế về phát triển NNCNC tại Kon Tum 3.4.1 Những kết quả đạt đƣợc: Phát triển NNCNC tại Kon Tum đã đạt được một số kết quả ban đầu tạo tiền đề cơ sở để thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới. 3.4.2 Những mặt chƣa đƣợc, hạn chế phát triển NNCNC ở Kon Tum: Có bảy vấn đề còn tồn tại hạn chế cần có chính sách, giải pháp đúng đắn khắc phục kịp thời để phát triển đột phá NNCNC tại Kon Tum. 3.4.3. Những khó khăn, thách thức đối với phát triển NNCNC ở Kon Tum Có nhiều khó khăn thách thức đó là tình trạng thiếu nước; mức độ thực tràn so với tiêu chí về vùng NNCNC, DNNN CNC, dự án NNCNC tại Kon Tum còn khá thấp; khả năng hấp thụ CNC của DN còn thấp; nguồn lực tài chính, nhân lực còn nhiều khó khăn; hệ thống hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, dịch vụ NNCNC, dịch vụ logistic kém phát triển . 3.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và những vấn đề đặt ra về phát triển NNCNC tại Kon Tum 3.4.4.1 Nguyên nhân chủ quan 3.4.4.2 Nguyên nhân khách quan 3.5. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum: Thực tiễn cho thấy, muốn phát triển NNCNC cần nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố không thể thiếu như: hạ tầng cơ sở, vốn, đất đai, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, cơ chế và chính sách, liên kết theo chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị cung ứngTuy nhiên, ở Kon Tum hiện nay, các yếu tố nguồn lực còn nhiều khó khăn, thách thức. 19 Chƣơng 4 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở KON TUM 4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nƣớc và dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển NNCNC tại Kon Tum 4.1.1 Bối cảnh quốc tế, trong nƣớc tác động đến phát triển NNCNC tại Kon Tum 4.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trƣờng tiêu thụ nông sản cho Việt Nam và Kon Tum 4.1.2.1 Dự báo thị trường tiêu thụ một số nông sản 4.1.2.2 Cơ hội, thách thức do HNKTQT mang lại 4.1.3 Chủ trƣơng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam mang lại cơ hội cho phát triển NNCNC của Kon Tum Việt Nam đang có chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển NNCNC, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, phát triển theo cả chiều sâu. Đây là một lợi thế lớn để Kon Tum phát triển mạnh mẽ NNCNC 4.1.4. Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu tác động đến phát triển NNCNC (Phân tích SWOT) Là tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nhưng với những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sự quan tâm về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền tỉnh cho thấy tiềm năng về nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Kon Tum còn rất lớn. Kon Tum có nhiều thuận lợi cũng không ít khó khăn thách thức. 4.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển NNCNC ở Kon Tum 4.2.1. Quan điểm về phát triển NNCNC ở Kon Tum Có năm nội dung đặt ra trong quan điểm phát triển NNCNC. Vấn đề cốt lõi là phát triển NNCNC tạo ra mô hình kinh tế nhiều tầng theo chu trình khép kín, giảm thiểu chất thải ra môi trường, sử dụng chất thải hiệu 20 quả, chất thải của công đoạn sản xuất hay ngành sản xuất nầy là những nguyên liệu đầu vào của công đoạn khác của ngành khác, và như vậy vừa tăng hiệu quả cho nền kinh tế, vừa tạo ra nhiều việc làm mới, vừa chống lãng phí nguồn nguyên liệu, vừa chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. 4.2.2. Mục tiêu và định hƣớng phát triển NNCNC cho tỉnh Kon Tum 4.2.2.1 Mục tiêu phát triển NNCNC 1). Mục tiêu chung: 2). Mục tiêu cụ thể: 4.2.2.2. Định hướng phát triển 4.3. Giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum 4.3.1. Nâng cao chất lượng các quy hoạch phát triển SXNN nói chung và quy hoạch phát triển NNCNC nói riêng và đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu 4.3.2. Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, chuyển giao, tăng cƣờng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_nong_nghiep_cong_nghe_cao_tai_kon.pdf
Tài liệu liên quan