Nhóm giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất: nhằm
triển khai quy hoạch, đầu tư nâng cấp hạ tầng thủy lợi và giao thông
đầu mối, nguồn điện ba pha tại các vùng sản xuất tôm công nghiệp,
tập trung; nâng cao kỹ thuật canh tác cho người nuôi; nâng cao trình
độ ứng dụng khoa học kỹ thuật; nâng cao cách thức tổ chức sản xuất.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(tần suất, tỷ lệ, số trung bình, độ lệch chuẩn,....)
kết hợp với số liệu sơ cấp điều tra từ 300 nông hộ nuôi tôm tại 4
huyện ven biển đến phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng
phát triển nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh.
5. Đóng góp mới của luận án
Tác giả đã kế thừa các nghiên cứu có liên quan trước đây, luận án
đã luận giải và làm sáng tỏ các khái niệm, xây dựng mô hình, phân
tích thực tế liên quan đến đề tài. Một số đóng góp mới cơ bản của luận
án như sau:
- Luận giải và làm rõ các khái niệm, những nội dung, hệ thống chỉ
tiêu đo lường liên quan đến phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy
sản nói chung và con tôm nói riêng.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố
ảnh hưởng đến PTNT có thể áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc một
địa phương hoặc một vùng nuôi cụ thể.
4
- Để lượng hóa được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến PTNT tại Trà Vinh, luận án sử dụng mô hình nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến PTNT. Từ kết quả ước lượng của mô hình xác định được
các yếu tố thúc đẩy và kìm hãm sự phát triển NT tại tỉnh Trà Vinh trong
thời gian qua.
- Xác định kênh phân phối tôm thẻ chân trắng, đối tượng tôm nuôi
đang phát triển tại trà Vinh. Đồng thời, luân án cũng phân tích chi phí,
giá trị gia tăng, tỷ lệ lợi nhuận của các bên tham gia vào chuỗi giá trị.
- Làm rõ những thành công, hạn chế và tìm ra nguyên nhân gây ra
các hạn chế trong việc PTNT của tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua.
- Nghiên cứu xác định những mong muốn, những nguyện vọng
của người nuôi về những chính sách cụ thể để giúp họ PTNT trong
tương lai. Đồng thời, trong việc thực thi các chính sách liên quan đến
PTNT hiện nay, tác giả cũng tìm ra các mặt hạn chế chưa hiệu quả.
- Dựa trên cơ sở khoa học là những kết quả nghiên cứu, luận án đề
xuất các nhóm giải pháp cho PTNT của tỉnh Trà Vinh trong tương lai.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận án được trình bày trong 5 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi tôm.
Chương 2. Thiết kế nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng phát triển nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh thời gian qua.
Chương 4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi
tôm từ kết quả nghiên cứu.
Chương 5. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi tôm
tỉnh Trà Vinh thời gian tới.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi tôm
1.1.1. Một số khái niệm về phát triển nuôi tôm
1.1.1.1. Sơ lược về tôm
1.1.1.2. Đặc điếm sinh học của tôm
1.1.1.3. Các mô hình nuôi tôm
1.1.1.4. Phát triển
1.1.1.5. Phát triển nuôi tôm
1.1.1.6. Đặc điểm của phát triển nuôi trồng thủy sản
1.1.1.7. Đặc điểm của phát triển nuôi tôm
1.1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển nuôi tôm
1.1.2.1. Mở rộng quy mô nuôi trồng:
Các chủ thể tham gia nuôi tôm có thể thực hiện bằng các cách
mở rộng diện tích mặt nước; gia tăng hệ số sử dụng diện tích mặt nước
và gia tăng số lượng nông hộ nuôi tôm.
1.1.2.2. Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất:
Các chủ thể tham gia nuôi tôm thực hiện bằng cách đầu tư cơ sở
hạ tầng kỹ thuật; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nuôi tôm
và Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm.
1.1.2.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nuôi tôm:
Tiêu chí đánh giá sự dịch chuyển cơ cấu là số lượng diện tích
chuyển đổi, tỷ lệ diện tích chuyển đổi; sản lượng hay giá trị sản lượng
thay đổi giữa các hình thức tổ chức sản xuất.
1.1.2.4. Phát triển dịch vụ phục vụ nuôi tôm:
Hệ thống dịch vụ phục vụ chia thành 02 nhóm bao gồm: (1)
Nhóm hỗ trợ đầu vào, (2) Nhóm hỗ trợ đầu ra.
6
1.1.2.5. Đánh giá hiệu quả và kết quả trong nuôi tôm:
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá nội dung phát
triển này là sản lượng, giá trị.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm
1.1.3.1. Nguồn lực lao động
1.1.3.2. Ngành phụ trợ và liên quan
1.1.3.3. Đầu vào trực tiếp
1.1.3.4. Điều kiện thị trường
1.1.3.5. Nguồn vốn đầu tư
1.1.3.6. Điều kiện tự nhiên
1.1.3.7. Cấu trúc ngành và sự cạnh tranh
1.1.4. Nhân tố đo lường sự phát triển nuôi tôm
1.1.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất
1.1.4.2. Kết quả thị trường
1.2. Kinh nghiệm phát triển nuôi tôm trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Kinh nghiệm ngoài nước
1.2.1. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển nuôi tôm
1.2.2. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình phát triển.
1.2.3. Kiểm soát các nguyên nhân gây ra bệnh cho tôm
1.2.4. Đảm bảo VSATTP cho sản phẩm tôm nuôi
1.2.2. Kinh nghiệm trong nước
1.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Khánh Hòa
1.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Định
1.2.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Sóc Trăng
1.2.2.4. Kinh nghiệm của tỉnh Bạc Liêu
1.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Trà Vinh
7
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Mô hình nghiên cứu
2.1.1. Khung nghiên cứu
2.1.2. Mô hình đa nhân tố
2.1.2.1. Cách tiếp cận mô hình và định nghĩa các biến
Tác giả tiếp cận mô hình kim cương của Michael E.Porter
(2012), dựa vào mô hình gốc trên, đồng thời kế thừa các nghiên cứu
trước đây cùng với đặc thù của vùng nghiên cứu, cụ thể hóa và mở
rộng thành 07 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến PTNT tỉnh Trà Vinh.
2.1.2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Điều kiện tự nhiên
Nguồn vốn đầu tư
Nguồn lực lao động
Đầu vào trực tiếp
Điều kiện thị trường
KQ hoạt động
Phát triển
nuôi tôm
KQ thị trường
Phụ trợ & liên quan
Cấu trúc &sự c tranh
8
2.1.2.3. Mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
H1: Điệu kiện tự nhiên có tác động tích cực đến việc PTNT
H2: Nguồn vốn đầu tư có tác động tích cực đến việc PTNT
H3: Nguồn lao động có tác động tích cực đến việc PTNT
H4: Các yếu tố đầu vào trực tiếp có tác động tích cực đến việc PTNT
H5: Điều kiện thị trường có tác động tích cực đến việc PTNT
H6: Sự liên kết chuỗi có tác động tích cực đến việc PTNT
H7: Sự cạnh tranh có tác động tích cực đến việc PTNT
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp dùng để bổ sung các thông tin dữ liệu thứ cấp
chưa cung cấp nhằm, kết hợp các điều kiện chọn mẫu tác giả chọn cỡ
mẫu của nghiên cứu là 300 quan sát.
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
2.2.2.1. Phân tích thống kê mô tả
Nhằm đánh giá xu hướng phát triển thông qua việc đo lường
các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển về qui mô nuôi, sự phát triển về các
kênh tiêu thụ, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kết quả
trong nuôi tôm, từ đó có thể đánh giá được mức độ các nhân tố ảnh
hưởng đến PTNT.
2.2.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach' Alpha
Tác giả lấy tiêu chuẩn hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,60 và
nhỏ hơn 0,90. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa biến và biến tổng phải
lớn hơn 0,30.
2.2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
2.2.2.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA
9
Phân tích nhân tố khẳng định CFA sử dụng để khẳng định rằng
các thang đo, làm sáng tỏ một số phương diện: (1) Đo lường tính đơn
hướng; (2) Đánh giá độ tin cậy của thang đo; (3) Giá trị hội tụ; (4) Giá
trị phân biệt; (5) Giá trị liên hệ lý thuyết.
2.2.2.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.
Mô hình phù hợp khi các hệ số CMIN/df ≤ 2 hoặc CMIN/df ≤ 3,
chỉ số CFI, TLI ≥ 0,9; chỉ số RMSEA ≤ 0,08. Mức ảnh hưởng của biến
độc lập xác định qua hệ số ước lượng với mức ý nghĩa p tương ứng.
2.2.2.6. Kiểm định Bootstrap
Kết quả ước lượng ML sử dụng để kiểm định lại các giả thuyết.
2.2.2.7. Kết quả nghiên cứu
2.3. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ
2.3.1. Các bước nghiên cứu sơ bộ
2.3.2. Kết quả xây dựng thang đo nháp
2.3.2.1. Thang đo nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
2.3.2.2. Thang đo đo lường sự phát triển
Kết quả xây dựng thang đo nháp có 42 biến quan sát trong mô hình
được đưa vào mô hình nghiên cứu.
10
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH THỜI GIAN QUA
3.1. Mở rộng quy mô nuôi tôm
Hệ số sử dụng mặt nước (H) tôm thẻ cao hơn tôm sú, cao nhất
là năm 2014 và 2017 đạt H = 2,67. Trung bình các hộ nuôi tôm sú thả
con giống từ 1- 2 lần/năm, nên hệ số H cao nhất là 2,09. Đặc tính tôm
thẻ có thể kháng bệnh tốt, thích ứng biến đổi khí hậu, đồng thời các hộ
nuôi được tập huấn về kỹ thuật nên số vụ trong năm từ 2 -3 vụ/năm
nên hầu hết hệ số H > 2.
3.2. Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất
Hệ thống thủy lợi, bờ bao kiên cố cũng là yếu tố quan trọng
giúp kiểm soát và hạn chế các sinh vật lạ từ bên ngoài mang mầm
bệnh vào ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Các lớp tập huấn được các cơ quan nhà nước tổ chức để tuyên
truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn kỹ thuật nuôi.
Bảng 3.1. Tình hình tham gia tập huấn trong 2 năm 2016-2018
Tần suất tham gia tập huấn Số hộ Tỷ lệ (%)
Tổng số 300 100,00
4 lần trở lên 28 9,33
Từ 2 đến 3 lần 189 63,00
Tham gia 1 lần 74 24,67
Không tham gia 9 3,00
Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2018
Tại vùng nghiên cứu, hầu hết các nông hộ nuôi tôm đều có tham
gia tập huấn, chỉ có rất ít nông hộ không tham gia (chiếm 3%) vì họ
thấy nuôi với diện tích nhỏ, thường là những nông hộ mới được gia đình
11
cho đất canh tác chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm của người thân truyền
lại hoặc hỏi thăm kinh nghiệm của các nông hộ lân cận, người quen
hoặc các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản.
Ứng dụng công nghệ phục vụ trong giai đoạn nuôi trồng chủ
yếu là các máy móc thiết bị hiện đại. Về máy móc phục vụ cho công
tác nuôi tôm hiện nay tại vùng nuôi gồm các loại như: máy quạt khí,
máy sục khí, máy trộn thức ăn, máy xay thức ăn, máy lặn, xuồng máy,
các thiết bị kiểm tra chất lượng nước. Qua khảo sát thì người nuôi
trang bị đầy đủ các máy móc cần thiết phục vụ cho nuôi tôm.
3.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nuôi
Hiện nay Trà Vinh có 4 hình thức nuôi là nuôi quảng canh cải tiến
(QCCT), nuôi bán thâm canh (BTC), nuôi thâm canh (TC) và nuôi
siêu thâm canh (STC). Tuy nhiên tỷ lệ diện tích nuôi các hình thức
cũng có sự thay đổi trong giai đoạn 2015 – 2019.
Trong những năm gần đây tốc độ chuyển đổi từ nuôi BTC sang
TC có chiều hướng tăng lên nhưng vẫn còn chậm vì khó khăn về
nguồn vốn đầu tư. Tôm chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực, được
người dân quan tâm phát triển, Năm 2017, Trà Vinh phát triển mô
hình nuôi tôm chân trắng theo hình thức siêu thâm canh, công nghệ
cao với tổng diện tích khoảng 145, thả nuôi 37,2 ha/năm với số lượng
giống 744 triệu con, sản lượng thu hoạch 1.500 tấn. Đến năm 2019 có
1.394 lượt hộ thả nuôi theo hình thức STC, trên diện tích 440 ha với
số lượng giống 791,55 triệu con. Sản lượng thu hoạch 12.438 tấn. Đây
là một điểm thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi tôm của tỉnh Trà
Vinh trong những năm tới.
3.4. Phát triển các dịch vụ phục vụ nuôi tôm
a) Nhóm hỗ trợ đầu vào
12
Phát triển về con giống chính là đảm bảo cung cấp đủ về số
lượng và gia tăng về chất lượng. Năm 2019, trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh có 74 cơ sở sản xuất giống thủy sản đang hoạt động. Đối
tượng sản xuất chính là tôm sú là 72 cơ sở, chiếm 97,3% , cung cấp
1.000 triệu con/năm và tôm thẻ nguồn con giống phụ thuộc gần như
hoàn toàn từ các tỉnh ngoài, chủ yếu là tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận và Bạc Liêu, trong tỉnh chỉ mới có 2 cơ sở mới đưa vào hoạt
động nhưng chỉ đáp ứng được 60 triệu con/năm chiếm 1,28% số
lượng con giống thả, nên công tác quản lý nguồn gốc, chất lượng
con giống gặp nhiều khó khăn.
Số lượng các cửa hàng cung cấp yếu tố đầu vào cho NTTS của
tỉnh dồi dào, phân bố khắp các vùng nuôi. Ngoài ra, các cơ sở kinh
doanh hỗ trợ cho người nuôi nhiều trong cách thức sử dụng sản phẩm
cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho nông hộ.
Năm 2019, 83% số cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản
qua kiểm tra thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, được xếp loại
A và 17% số cơ sở xếp loại B vì chưa chấp hành tốt các quy định do
thiếu thông tin về pháp luật. Trong số cơ sở xếp loại B đều là những
cơ sở vừa kinh doanh thức ăn và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi
trường. Điều này ảnh hưởng đến đến quá trình nuôi của nông hộ, vì
dịch bệnh và môi trường xử lý không đạt tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến
các vụ sau.
b) Nhóm hỗ trợ đầu ra
Qua kết quả phân tích cho thấy giá trị gia tăng thuần trung bình
trên tấn tôm của tác nhân nông dân là cao nhất, đạt giá trị 66,50 triệu
đồng/tấn, chiếm 35,76% giá trị gia tăng thuần của toàn chuỗi, kế đến
là tác nhân nhà máy chế biến với giá trị gia tăng thuần 45,62 triệu
13
đồng/tấn (chiếm 24,53%), tác nhân vựa là 40,83 triệu đồng/tấn (chiếm
21,95%), thương lái là tác nhân có giá trị gia tăng thuần đạt thấp nhất
so với các tác nhân khác trong chuỗi: đạt 33,03 triệu đồng/tấn (chiếm
17,76%).
c) Nhóm hỗ trợ vốn
Hệ thống liên kết kinh tế
Liên kết ngang trong chuỗi tôm tỉnh Trà Vinh
Phần lớn các nông hộ nuôi tôm tiếp cận thông tin về giá cả, thị
trường từ thương lái/người thu gom (chiếm 80,26%), đây là kênh dễ
tiếp cận nhưng lại rất dễ bị ép giá.
Bảng 3.2. Sự liên kết giữa ngang của tỉnh Trà Vinh
Liên kết giữa những người nuôi Số hộ tham gia Tỷ lệ (%)
Phối hợp xử lý ô nhiễm 142 47
Phối hợp xử lý dịch bệnh 129 43
Phối hợp mua giống 99 33
Phối hợp mua vật tư 59 20
Phối hợp bán tôm đầu ra 46 15
Phối hợp cung cấp lao động 36 12
Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2018
Tại vùng nghiên cứu, có trên 40% số hộ tham gia liên kết để xử
lý ô nhiễm môi trường nuôi, xử lý dịch bênh. Ngoài tra, các hộ còn
liên kết trong mua giống và vật tư phục vụ nuôi, bán tôm đầu ra và
cung cấp lao động. Nhưng mối liên kết ngang giữa các hộ rất lỏng lẻo,
không mang đến hiệu quả, họ liên kết nhau trong việc xử lý ô nhiễm,
ngăn ngừa bệnh dịch vì các ao luôn liền kề nhau nên rất dễ lây lan
dịch bệnh nên cần có sự phối hợp xử lý để cùng giảm tỷ lệ thiệt hại.
14
Liên kết dọc trong chuỗi tôm tỉnh Trà Vinh
Bảng 3.3. Sự phát triển liên kết dọc của tỉnh Trà Vinh
Liên kết hộ nuôi với
2016 2018
Số hộ
tham
gia
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
tham
gia
Tỷ lệ
(%)
Cung cấp thức ăn, hóa chất 148 49 217 72
Nhà cung cấp giống 52 17 74 25
Thương lái 48 16 74 25
Nhà máy chế biến 38 13 62 21
Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2018
Liên kết dọc chủ yếu giữa: hộ nuôi và đại lý cung cấp thức ăn -
hóa chất. Theo khảo sát, số hộ tham gia vào liên kết này ngày càng
nhiều và tỷ lệ hộ tham gia tăng từ 49% lên 72% qua 2 năm 2016 -
2017. Liên kết giúp hộ nuôi giải bớt áp lực thiếu vốn do không đầu tư
vào mua thức ăn, hóa chất nhưng họ phải trả mức giá cao hơn so với
mua bằng tiền mặt. Liên kết với nhà máy chế biến hiện nay đang có xu
hướng giảm xuống, giữa nông hộ và thương lái cũng không có sự liên kết
với nhau chỉ hoạt động theo kiểu thuận mua - vừa bán.
3.5. Đánh giá hiệu quả và kết quả trong nuôi tôm
3.5.1. Các chỉ tiêu về sản lượng nuôi tôm
Sau 10 năm sản lượng nuôi tôm của tỉnh tăng gấp 2,5 lần, tốc
độ tăng bình quân, đạt 9,39%. Tốc độ tăng bình quân sản lượng của
ngành nuôi tôm sú có su hướng giảm, trong khi đó ngành nuôi tôm
thẻ có xu hướng tăng rất mạnh, đạt 65,51%. Tốc độ tăng bình quân
diện tích nuôi (0,31%) thấp hơn tốc độ tăng của sản lượng, chứng tỏ
nuôi tôm của tỉnh Trà Vinh đã phát triển theo chiều sâu. Nhờ tăng đầu
15
tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, lựa chọn giống tôm hợp lý, nguồn giống
chất lượng... giúp ngành nuôi tôm tỉnh Trà Vinh đã có sự phát triển
nhất định.
3.5.2. Các chỉ tiêu về giá trị
Giá trị sản xuất
Sau 10 năm giá trị sản xuất của ngành NTTS đã tăng xấp xỉ gấp
5 lần, trong đó lĩnh vực nuôi tôm tăng 3 lần. Lĩnh vực nuôi tôm luôn
đạt giá trị cao hơn các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khác. Mặc dù, tỷ lệ
sản lượng của ngành nuôi tôm các năm gần đây (chiếm 35,69%), thế
nhưng giá trị mà nó mang lại cao hơn nhiều (chiếm 50%). Có được
thành công này là do nông hộ nuôi tôm chuyển đổi các loài nuôi hợp
lý, sản phẩm tôm nuôi chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài nên giá trị sản
phẩm cao.
Giá trị gia tăng
Xét trong giai đoạn 2015-2019 thì giá trị ngành NTTS có tốc độ
tăng 10,44% và giá trị ngành tôm có tốc độ tăng 12,89%. Nuôi tôm là
ngành mang nhiều rủi ro nên giá trị gia tăng của ngành nuôi tôm có
tăng nhưng mức tăng biến động nhiều qua từng năm.
Thu nhập hỗn hợp
Thu nhập nuôi tôm là rất cao, nếu so sánh với thu nhập bình
quân đầu người cao gấp 7,3 lần và khi so sánh với GRDP bình quân
đầu người cao gấp 5,8 lần. Điều này cho thầy rằng việc phát triển nuôi
tôm góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương
Hiệu quả tài chính
16
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
NUÔI TÔM TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm về các đối tƣợng khảo sát
4.2. Kết quả xây dựng thang đo sơ bộ
Đối tượng được khảo sát là những nông hộ có tham gia nuôi
tôm từ 5 năm trở lên ở các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh, kết quả thu
về và sàng lọc dữ liệu còn 86 mẫu phân tích.
4.2.1. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Kết quả phân tích thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển nuôi tôm gồm 7 nhân tố tương ứng với 34 biến quan sát. Trong
đó, thang đo điều kiện tự nhiên gồm 04 biến đo lường; Đối với thang
đo nguồn vốn đầu tư với 04 biến quan sát; Thang đo nguồn lực lao
động với 6 biến quan sát; Thang đo điều kiện yếu tố đầu vào với 5
biến quan sát; Đối với thang đo điều kiện thị trường với 04 biến quan
sát; Thang đo các ngành phụ trợ & liên quan với 6 biến; Thang đo cấu
trúc ngành & sự liên quan với 5 biến đo lường.
Vậy, nhân tố ảnh hưởng đển phát triển nuôi tôm với 7 khái niệm
thành phần là ĐKTN, NVĐT, NLLĐ, ĐVTT, ĐKTT, NPT&LQ và
CT&SCT, sau khi phân tích Cronbach’s alpha còn lại 31 biến quan sát
đạt độ tin cậy cao, thang đo được tiếp tục đưa vào phân tích EFA để
đánh giá tính hội tụ của từng khái niệm.
Đối với thang đo hiệu suất hoạt động có 4 biến quan sát; Đối
với thang đo hiệu suất thị trường có 4 biến quan sát.
4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích EFA lần 1 đối với thang đo nhân tố ảnh hưởng đến
PTNT, gồm 7 nhân tố được rút trích, tương ứng với tổng phương sai
trích đạt 63,507%. Trong đó, các biến quan sát PTR3 được loại khỏi
khái niệm đo lường do không thỏa điều kiện.
17
Kết quả phân tích EFA lần cuối cho thấy có 07 nhân tố được
trích ra, ứng với phương sai trích đạt 65,322% (cao hơn so với ban
đầu) và lớn hơn 60%, hệ số tải nhân tố của các biến đạt từ 0,6 trở lên,
Eigenvalue = 1,612 dừng lại ở 7 nhân tố, các nhân tố đều đạt được
tính hội tụ và phù hợp với mô hình lý thuyết ban đầu, tuy nhiên sẽ có
sự điều chỉnh thứ tự các biến trong nghiên cứu chính thức và sẽ được
tiếp tục kiểm định với mẫu lớn hơn trong nghiên cứu chính thức.
Đối với thang đo PTNT: kết quả EFA thể hiện thang đo có
phương sai trích đạt 64,133% > 60%. Kết quả này cho thấy các biến
quan sát giải thích khái niệm về PTNT cao hơn phần riêng và sai số.
Thang đo được trích thành 2 nhân tố mang tính phân biệt đặc trưng
cho hai khái niệm là hiệu suất hoạt động và kết quả thị trường, điều
này phù hợp với nghiên cứu của Delaney và cộng sự (1996), Huselid
(1995). Do đó, trong nghiên cứu chính thức thang đo đa hướng kết quả
hoạt động kinh doanh gồm 2 khái niệm thành phần là hiệu suất hoạt
động và kết quả thị trường sẽ được tiếp tục kiểm định trong phân tích
nhân tố khẳng định (CFA) với số mẫu lớn hơn.
Các thang đo của những khái niệm trong mô hình nghiên cứu
được thay đổi, cập nhật và điều chỉnh để đưa vào nghiên cứu chính
thức sẽ được thực hiện trong chương 4, dựa trên các biến quan sát
trong thang đo sơ bộ làm cơ sở xây dựng bảng hỏi cho nghiên cứu
chính thức.
4.3. Thiết kế các bƣớc nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được tác giả tiến hành thông qua 8 bước .
Nghiên cứu dùng phương pháp phân tích định lượng. thang đo trong
nghiên cứu định lượng chính thức là thang đo 5 mức độ.
4.3.1. Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Tính đơn hướng: Các chỉ số chi-square = 930.585, df = 635, P =
0.00, Chi-square/df = 1.465 < 3 và các chỉ số GFI = 0.865, TLI =
18
0.931, CFI = 0.937, RMSEA = 0.039 ≤ 0.08. Vì vậy dữ liệu được xem là
phù hợp với thị trường.
Bảng 4.1. Độ tin cậy tổng hợp và phƣơng sai trích
Nhân tố CR AVE
CTR 0,800 0,502
LDD 0,849 0,531
PTR 0,834 0,503
DDV 0,848 0,582
TTR 0,838 0,565
TNH 0,820 0,537
NGV 0,815 0,525
NT 0,729 0,574
Nguồn: Tính toán từ tác giả
Qua phân tích CFA, cùng với kiểm tra độ tin cậy, phương sai
trích và tính phân biệt của các khái niệm trong mô hình lý thuyết
cho thấy thang đo của từng khái niệm trong mô hình nghiên cứu
đạt tính đơn hướng, giá trị hội tụ và tính phân biệt. Mô hình lý
thuyết ban đầu đảm bảo độ phù hợp để đưa vào kiểm định.
Kết quả phân tích CFA chứng minh được rằng nhân tố PTNT trong
mô hình là nhân tố bậc 2 được xây dựng từ 02 nhân tố thành phần của
nó là KQHĐ và KQTT.
Vậy với 9 nhóm nhân tố được đo bởi 38 chỉ báo, sau khi phân
tích CFA cho thấy thang đo phù hợp và dùng để phân tích SEM.
4.3.2. Kiểm định mô hình nhân tố
4.3.2.1. Mô hình SEM
Kết quả SEM cho thấy Chi-square = 930.585, bậc tự do df =
635, Chi-square/df = 1.465 < 3, chỉ số TLI = 0.931, CFI = 0.937 ≥
0.9 và RMSEA = 0.039 < 0.08. Các giá trị trên đều đạt yêu cầu.
19
mô hình phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường.
Bảng 4.2. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình lý thuyết (chuẩn hóa)
Mối quan hệ
Ƣớc
lƣợng
(ML)
Sai số
chuẩn
(SE)
Giá trị
tới hạn
(CR)
Giá trị
p
Kết
luận
PTNT LĐ 0,122 0,068 1,798 0,072 BB
PTNT PTr 0,227 0,075 3,029 0,002 CN
PTNT ĐV 0,111 0,049 2,271 0,023 CN
PTNT TTr 0,169 0,071 2,376 0,017 CN
PTNT TN 0,174 0,072 2,427 0,015 CN
PTNT NV 0,088 0,041 2,133 0,033 CN
PTNT CTr 0,290 0,075 3,895 *** CN
KQHĐ PTNT 1,000 CN
KQTT PTNT 0,990 0,127 7,829 *** CN
Nguồn: Tổng hợp phân tích từ tác giả
Kết quả ước lượng chuẩn hóa cho thấy các mối quan hệ giữa
các nhân tố trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (p value
0.05. Tiến hành
chạy SEM lần hai.
4.3.2.2. Kiểm định bootstrap
Kết quả phân tích Bootstrap (N= 600) cho thấy, giá trị tuyệt
đối của CR trong mối quan hệ giữa các khái niệm là nhỏ (|CR| ≤
2). Vì vậy, có thể kết luận các ước lượng trong mô hình nghiên cứu
lý thuyết là đáng tin cậy. Phương pháp này chứng tỏ mô hình lý
thuyết có thể tin cậy ở mẫu lớn hơn.
4.4. Kiểm định giả thuyết và đánh giá về nhân tố ảnh hƣởng
4.4.1. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Kết quả kiểm định giả thuyết, cho thấy trong 7 giả thuyết
có 06 giả thuyết được chấp nhận (H1, H2, H4, H5, H6, H7) có 01
giả thuyết không được chấp nhận (H3).
20
4.4.2. Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng
Tổng hợp các giả thuyết, cho thấy trong 7 giả thuyết có 06
giả thuyết được chấp nhận (H1, H2, H4, H5, H6, H7) có 01 giả
thuyết không được chấp nhận (H3).
Kết quả ước lượng: các giá trị tương quan là số dương do đó
mức độ tác động đến PTNT của các nhóm nhân tố là tác động thuận
chiều, theo thứ tự tăng dần như sau: Nguồn vốn đầu tư (0,141) tiếp
đến là điều kiện yếu tố đầu vào (0,156) tiếp đến là điều kiện tự nhiên
(0,163) tiếp đến là điều kiện thị trường (0,166) tiếp đến là điều kiện
ngành phụ trợ và liên quan (0,249) và tác động mạnh nhất là cấu trúc
ngành và sự cạnh tranh (0,330) với độ tin cậy 95%.
Các yếu tố còn giữ lại và mỗi yếu tố thì mức độ quan trọng của
từng tiêu chí cũng khác nhau.
21
CHƢƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
NUÔI TÔM TẠI TỈNH TRÀ VINH
5.1. Cơ sở cho việc đề xuất giải pháp
5.1.1. Xu hướng thay đổi môi trường hoạt động NTTS
5.1.1.1 Điều kiện tự nhiên biến đổi
5.1.1.2. Thay đổi yếu tố con người
5.1.1.3. Xu hướng thị trường
5.1.2. Một số chủ trương, chính sách của Trung ương, địa phương
về phát triển nuôi tôm
5.2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi tôm ở tỉnh Trà
Vinh
5.2.1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch: nhằm tổ
chức lại các vùng nuôi tôm, đặc biệt đối với các vùng nuôi chủ lực
theo hướng tạo mối liên kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người nuôi
với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản.
5.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất: nhằm
triển khai quy hoạch, đầu tư nâng cấp hạ tầng thủy lợi và giao thông
đầu mối, nguồn điện ba pha tại các vùng sản xuất tôm công nghiệp,
tập trung; nâng cao kỹ thuật canh tác cho người nuôi; nâng cao trình
độ ứng dụng khoa học kỹ thuật; nâng cao cách thức tổ chức sản xuất.
5.2.3. Nhóm giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu tôm nuôi: mục
tiêu phát triển mô hình nuôi tôm theo hướng nông nghiệp công nghệ
cao, lựa chọn vật nuôi phù hợp với đặc điểm từng vùng.
5.2.4. Nhóm giải pháp phát triển các dịch vụ phục vụ nuôi tôm: mục
tiêu tăng tỷ lệ diện tích nuôi có sử dụng con giống đạt chất lượng;
cung cấp nguồn cung cấp thức ăn, thuốc, chế phẩm đạt chất lượng;
22
nâng cao khả năng vay vốn từ ngân hàng; ổn định thị trường hiện tại,
mở rộng các thị trường tiềm năng; củng cố mối liên kết dọc; xây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_nuoi_tom_tai_tinh_tra_vinh.pdf