Thị trường phát thải các-bon tạo ra áp lực và tín hiệu thị trường cho doanh nghiệp lựa chọn phương án giảm phát thải theo hướng có lợi nhất. Đã có một số nghiên cứu nổi bật như: Smale (2006) về “The impact of CO2 emissions trading on firm profits and market prices”; Smale (2006) về “The impact of CO2 emissions trading on firm profits and market prices”; Garnaut (2008) về “The Garnaut Climate Change Review”; Diekman (2013), về “EU Emissions Trading: The Need for Cap Adjustment in Response to External Shocks and Unexpected Developments”.
- Mặc dù có cùng cơ chế tác động, cơ chế vận hành, tuy nhiên việc thiết kế thị trường phát thải các-bon lại không giống nhau giữa các thị trường và nền kinh tế theo các cấp độ khác nhau. Đã có một số nghiên cứu nổi bật như: Fuessler (2012) về “Chile PMR Activity
24 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển thị trường phát thải Các-Bon ở Việt Nam - Trần Huy Hoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
B. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Luận án ở trong nước:
Các nghiên cứu về thị trường phát thải các-bon ở Việt Nam diễn ra khá chậm so với thế giới. Một số nghiên cứu nổi bật gồm: Nghiên cứu của Phạm Hương Giang (2011) về “Đánh giá hiện trạng tham gia thị trường phát thải các-bon thế giới của các doanh nghiệp ngành Công Thương và xu hướng, tiềm năng thị trường phát thải các-bon thế giới sau khi kết thúc Nghị định thư Kyoto”; Trần Hữu Bưu (2013), “Đánh giá tiềm năng phát triển các dự án tạo ra tín chỉ các-bon trong các hoạt động xử lý chất thải và đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển”; Phạm Thị Nga (2014) về “Một số cơ chế mua bán phát thải các-bon trên thế giới”; Bùi Hoài Nam (2015) về “Một số vấn đề chung về thị trường phát thải”; Phạm Thị Hiền (2016) về “Các yếu tố cần thiết để xây dựng thị trường mua bán quyền phát thải khí nhà kinh trong tương lai”; Vi Thùy Linh (2017) về “Thị trường phát thải các-bon và triển vọng tại Việt Nam”; Trần Hoàn (2017) về “Kinh nghiêm quốc tế về phát triển thị trường phát thải các-bon và bài học cho Việt Nam”.
C. Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan và xác định hướng nghiên cứu của Luận án:
Các công trình đã công bố trong và ngoài nước liên quan tới chủ đề của Luận án có ý nghĩa tham khảo rất tốt với thực hiện Luận án, tuy nhiên, các công trình này phục vụ cho những chủ đích nghiên cứu khác nhau và thường chỉ đề cập tới một vấn đề có liên quan đến toàn bộ nội dung của Luận án. Hơn nữa, những công trình nghiên cứu này đã hoàn thành nên chưa cập nhật những tình hình mới nhất về bối cảnh tình hình về thị trường phát thải các-bon và biến đổi khí hậu trong nước và quốc tế trong thời gian gần đây. Vì vậy, có thể nói việc thực hiện Luận án “Phát triển thị trường phát thải các-bon ở Việt Nam” là có tính mới, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước và có đóng góp mới cả về mặt lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường phát thải các-bon Việt Nam.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
PHÁT THẢI CÁC-BON
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hình thành thị trường phát thải các-bon
- Khái niệm và lịch sử hình thành thị trường phát thải các bon: “Thị trường phát thải các-bon là một thị trường hàng hóa được thành lập để thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa là phát thải các-bon”. Đặc trưng của thị trường phát thải các-bon đó chính là tính chất hàng hóa không nhìn thấy được của phát thải các-bon và không có giá trị sử dụng như hàng hóa thông thường. Cơ chế vận hành của ETS đó là Chính phủ sẽ đưa ra một tổng hạn mức phát thải mục tiêu (cap) trong một hoặc một số ngành của nền kinh tế và sau đó cho phép các doanh nghiệp mua bán trên thị trường (trade) để có được lượng phát thải các-bon mong muốn.
Hoạt động của ETS sẽ tạo ra một mức giá chung cho mỗi đơn vị phát thải các-bon và do đó sẽ là tín hiệu để doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư vào các giải pháp giảm phát thải trong dài hạn như đầu tư công nghệ, chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch, cải tiến quy trình sản xuất nhằm gia tăng hiệu quả năng lượng, phát triển các sản phẩm sử dụng năng lượng tiết kiệm, ngoài ra, giá phát thải các-bon sẽ làm gia tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ phát thải các-bon cao, do vậy, dẫn đến định hướng khách hàng có xu hướng sẽ sử dụng hàng hóa và dịch vụ thay thế có giá thấp hơn và tạo động lực cho doanh nghiệp thực hiện hành vi giảm phát thải để giảm chi phí. Do vậy, Chính phủ sẽ phải xác định mục tiêu giảm phát thải dài hạn và xây dựng các chính sách hướng nền kinh tế theo hướng các-bon thấp để củng cố lòng tin của doanh nghiệp thực hiện các hoạt động giảm phát thải các-bon.
Thị trường phát thải các-bon đầu tiên được xây dựng thành công để chuyển từ các vấn đề mang tính học thuyết sang thực hành được thực hiện vào những năm 80 ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thời điểm được cho là tạo ra bước đột phá của phát triển ETS là vào năm 1997 khi Nghị định thư Kyoto được thông qua và đặt ra các mục tiêu về cắt giảm phát thải nhà kính một cách bắt buộc đối 37 quốc gia đã công nghiệp hóa thành công để đạt được các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu đã được ký trong Kyoto cho giai đoạn 2008 - 2012. Cho đến cuối năm 2017, ETS đã và đang được vận hành qua 4 lục địa, 40 quốc gia, 13 bang/tỉnh và 7 thành phố, kể cả các quốc gia phát triển và đang phát triển với quy mô về GDP chiếm khoảng 40% toàn cầu, tổng lượng phát thải chiếm khoảng 1/4 phát thải toàn cầu. Đối với 18 hệ thống ETS đang được vận hành đóng góp khoảng 1/2 tổng lượng phát thải của các quốc gia tham gia, tương đương với 7 GtCO2e (15% tổng lượng phát thải toàn cầu), có 5 quốc gia/vùng lãnh thổ đã lên kế hoạch triển khai và 9 quốc gia, vùng lãnh thổ đang xem xét để thiết lập thị trường, trong đó có Việt Nam.
1.2. Mô hình thiết kế và vận hành thị trường phát thải các-bon
Hiện nay, có hai loại mô hình ETS được các quốc gia xem xét trong việc xây dựng thị trường phát thải các-bon như sau.
(1) Mô hình đồng nhất: Là mô hình mà việc xác định hạn mức phát thải các-bon cho phép và hoạt động mua bán được thiết lập và vận hành ngay từ đầu. Đây là mô hình mà hầu hết các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới hiện nay đang áp dụng như EU-ETS, RGGI, Trung Quốc-ETS.
(2) Mô hình hai giai đoạn: Đây là mô hình ETS hai giai đoạn, trong đó, giai đoạn đầu ETS hoạt động như thuế phát thải các-bon với việc Chính phủ quy định một mức thuế nhất định/đơn vị phát thải các-bon và sau khi thị trường phát triển ổn định sẽ chuyển sang giai đoạn thị trường hóa như mô hình đồng nhất.
- Các yếu tố cấu thành thị trường phát thải các-bon: (1) Thiết lập hạn mức phát thải: Hạn mức phát thải là tổng lượng phát thải cho phép trên ETS ở trong một ngành, nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định; (2) Lựa chọn phạm vi thị trường, gồm: loại khí thải ngành tham gia thị trường và doanh nghiệp với quy mô phát thải lớn ở mức nào sẽ tham gia thị trường; (3) Thiết lập cơ chế phân bổ hạn mức phát thải các-bon: phân bổ miễn phí hoặc thông qua đấu giá, hoặc kết hợp cả hai; (4) Thiết lập sàn giao dịch phát thải. (5) Lựa chọn các quy định về tính linh hoạt trong vận hành hoạt động của hệ thống ETS: Các điều khoản về gửi/mượn ngân hàng về hạn mức phát thải; Thiết lập giá trần, giá sàn; Cho phép sử dụng tín chỉ phát thải có được từ bên ngoài hệ thống ETS; (6) Hình thành hệ thống giám sát và trừng phạt (MRV&E): Các thông tin về phát thải của doanh nghiệp phải được đo lường một cách chính xác và đồng nhất, được báo cáo tới các cơ quan có thẩm quyền và phải được xác minh, và trừng phạt đối khi không thực thi đúng các cam kết; (7) Thiết lập kết nối giữa các ETS: Các ETS có thể kết nối trực tiếp với nhau nếu hạn mức phát thải chúng có thể được trao đổi với nhau thông qua cơ chế hợp tác;
- Các điều kiện cơ bản để vận hành thị trường phát thải các-bon: Kết quả tổng kết dựa trên thực tế xây dựng và vận hành hệ thống ETS toàn cầu và qua các thị trường khác nhau cho đến thời điểm hiện tại, các điều kiện để vận hành thành công ETS bao gồm: (1) phải có hệ thống MRV; (2) Phải đảm bảo công bằng trong thực thi; (3) Gắn kết được chính sách và mục tiêu; (4) Ổn định và có thể dự đoán; (5) Hiệu quả về mặt chi phí và mức cắt giảm; (6) Đảm bảo tính thực tế và toàn vẹn về môi trường; (7) Linh hoạt; (8) Phù hợp với điều kiện của các thị trường cụ thể; (9) Tính tương thích với các hệ thống khác trong nền kinh tế và (10) Minh bạch rõ ràng trong thiết kế và thực hiện.
- Trình tự các bước thiết lập thị trường phát thải các-bon: Kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu của các nhà khoa học và thực tiễn vận hành tại các quốc gia, về cơ bản, việc xây dựng thị trường phát thải các-bon sẽ phải trải qua 10 bước như sau: Bước 1: Xác định phạm vi ngành/loại khí thải được đưa vào ETS; Bước 2: Xác định mục tiêu phát thải; Bước 3: Xác định phương thức phân bổ hạn mức phát thải cho phép; Bước 4: Xem xét việc sử dụng hạn mức phát thải bù đắp (offset) được thực hiện từ bên ngoài hệ thống ETS; Bước 5: Lựa chọn cơ chế vận hành linh hoạt cho ETS; Bước 6: Xử lý vấn đề giá và chi phí của phát thải trên thị trường; Bước 7: Đảm bảo và kiểm soát các doanh nghiệp thực hiện; Bước 8: Khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan, truyền thông và xây dựng năng lực vận hành hệ thống; Bước 9: Xem xét việc kết nối với các ETS bên ngoài; và Bước 10: Thực hiện, đánh giá kết quả và cải tiến;
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thị trường phát thải các-bon và bài học cho Việt Nam
- Kinh nghiệm cuả Liên minh châu Âu (EU): Đây là thị trường phát thải các-bon lớn nhất thứ hai thế giới (sau Trung Quốc) với 31 quốc gia thành viên EU tham gia và 11.000 doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng. Theo Ủy ban Môi trường châu Âu, CO2 đã giảm khoảng 19% trong giai đoạn 2005-2013, gần với mục tiêu mà EU đã đặt ra là 21% vào năm 2020. Một số đặc điểm về xây dựng vận hành và cải thiện mô hình EU-ETS như sau: (1) Lựa chọn mô hình thiết kế EU-ETS và xác định hạn mức phát thải: tổng mức phát thải được thiết theo hướng giảm dần theo từng năm để cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh một cách từ từ hoạt động của mình để đáp ứng mục tiêu cắt giảm phát thải ngày càng tăng lên của EU; (2) Đấu giá và cơ chế kiểm soát giá: Hoạt động mua bán có thể diễn ra trực tiếp giữa người mua với người bán, hoặc thông qua sàn giao dịch, hoặc thông qua các trung gian trên thị trường phát thải các-bon; (3) Điều chỉnh hạn mức phát thải trên thị trường: Cho phép thu hồi phát thải trong trường hợp dư thừa về cung, và cho phép đưa ra thị trường một lượng hạn ngạch nhất định; (4) Thiết kế hệ thống MRV và kiểm soát thị trường: Các sàn giao dịch thực hiện quá trình này; (5) Thiết lập các điều khoản linh hoạt và cơ chế hỗ trợ thực hiện: cho phép thực hiện các cơ chế về gửi và mượn phát thải; thực hiện thu hồi và dự trữ hạn mức phát thải, sử dụng tín chỉ phát thải từ bên ngoài để đạt mục tiêu.
- Kinh nghiệm cuả Hoa Kỳ: ETS của Hoa Kỳ được hình thành theo các bang và liên bang. RGGI - ETS là một ETS cấp vùng của Hoa Kỳ được xây dựng từ năm 2009 với sự tham gia của 9 bang ở miền Đông, tập trung vào hoạt động giảm phát thải CO2 từ ngành sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch. Một số đặc điểm về xây dựng vận hành và cải thiện mô hình của Hoa Kỳ như sau: (1) Đấu giá và cơ chế xác định giá: Đấu giá được thực hiện với cơ chế đấu giá một vòng, đấu kín và đưa ra một mức giá chung; (2) Thiết lập hệ thống MRV và kiểm soát thị trường: Kiểm soát RGGI được thực hiện bởi một đơn vị độc lập để đảm bảo RGGI hoạt động hiệu quả và minh bạch; (3) Thiết lập các điều khoản linh hoạt và cơ chế hỗ trợ hoàn thành mục tiêu: cho phép các doanh nghiệp gửi ngân hàng đối với số lượng không giới hạn và có quy định giá sàn đối với đấu giá phát thải các-bon trên thị trường; cho phép các doanh nghiệp sử dụng các tín chỉ phát thải từ bên ngoài; (4) Sử dụng nguồn thu: Được sử dụng cho các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và xử lý các ảnh hưởng do gia tăng giá điện.
- Kinh nghiệm cuả Trung Quốc: Trung Quốc hiện nay là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới và là quốc gia đang phát triển đầu tiên trên thế giới kiểm soát mục tiêu cắt giảm phát thải các-bon thông qua việc xây dựng ETS. Trung Quốc đã thiết lập ETS thí điểm cho 7 tỉnh/thành phố trên phạm vi toàn quốc và đã chính thức thành lập ETS quốc gia đối với ngành điện vào cuối năm 2017. Một số đặc điểm về xây dựng vận hành và cải thiện mô hình của Trung Quốc gồm: (1) Lựa chọn mô hình thiết kế các ETS thí điểm: Mỗi ETS được thiết kế khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương và được xây dựng bởi chính quyền địa phương; (2) Thiết lập hạn mức và phân bổ hạn mức phát thải cho phép: kết hợp phân bổ hạn ngạch miễn phí với một phần được đưa ra đấu giá cho các doanh nghiệp dựa trên quá khứ phát thải; (3) Đấu giá và cơ chế kiểm soát giá: thực hiện tại sàn giao dịch chứng khoán địa phương do Hội đồng phát triển và cải cách tại mỗi địa phương quản lý; (4) MRV và kiểm soát thị trường: Doanh nghiệp tự thực hiện và được xác nhận bởi một bên thứ ba độc lập; (5) Trừng phạt đối với các doanh nghiệp không hoàn thành mục tiêu: Chủ yếu tập trung vào hình phạt tiền; (6) Thiết lập các điều khoản linh hoạt và cơ chế hỗ trợ thực hiện: Một số ETS đã cho phép doanh nghiệp sử dụng cơ chế gửi ngân hàng một lượng phát thải nhất định để sử dụng trong tương lai.
- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Tử kinh nghiệm của các quốc gia trong xây dựng và vận hành thị trường phát thải các-bon như trên, 04 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được rút ra như sau: (1) Cần phải xây dựng thí điểm ETS trước khi xây dựng thị trường chính thức và triển khai xây dựng thị trường phát thải các-bon cho một số ngành nhất định, đặc biệt là một số ngành có mức phát thải các-bon ca, dễ dàng đo đếm, giám sát về phát thải; (2) Xây dựng hệ thống MRV là điều kiện tiên quyết để đảm bảo ETS có thể vận hành một cách minh bạch, rõ ràng. Hệ thống trừng phạt và kiểm soát gian lận thị trường cũng cần được cân nhắc để đảm bảo sự tin tưởng của đoanh nghiệp tham gia thị trường; (3) Thiết lập các cơ chế linh hoạt để điều chỉnh hạn mức phát thải của toàn thị trường để ứng phó với các rủi ro gây ảnh hưởng đến giao động về giá các-bon và chi phí giảm phát thải của doanh nghiệp và cân nhắc kết nối ETS với các ETS của các quốc gia khác để tạo ra các cơ hội cạnh tranh, lựa chọn tốt hơn cho doanh nghiệp; (4) Cần xây dựng gói chính sách đi kèm với ETS để đảm bảo thành công trong vận hành, trong đó lưu ý các vấn đề sau: (1) Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ phát triển các nguồn năng lượng thay thế như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các loại công nghệ phát thải các-bon thấp; (2) Thiết kế chương trình hỗ trợ giá điện đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, các nhóm thu nhập thấp trong xã hội và (3) Đầu tư vào hiện đại hóa hệ thống ETS như cải tiến công nghệ vận hành, đầu tư vào các hoạt động MRV để nâng cao hiệu quả và tính chính xác, minh bạch của hệ thống.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÁT THẢI CÁC-BON Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng và diễn biến về biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 1994 - 2010, tổng lượng phát thải của toàn nền kinh tế (gồm cả sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp - LULUCF) tăng nhanh từ 103,8 triệu tấn CO2 tương đương lên 246,8 triệu tấn CO2 tương đương. Năm 2010, tổng lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam là 246,8 triệu tấn CO2 (bao gồm cả LULUCF) và 266 triệu tấn CO2 (không bao gồm LULUCF). Theo Báo cáo cập nhật hai năm một lần (lần thứ nhất) của Việt Nam vào năm 2014, với tốc độ tăng trưởng và quy mô nền kinh tế như hiện nay, dự báo phát thải khí nhà kính của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh với quy mô khoảng 3 lần vào năm 2020 và 5 lần vào năm 2030 so với năm gốc 2010. Phát thải từ lĩnh vực năng lượng luôn chiếm tỷ trong trên 90% quy mô phát thải của toàn nền kinh tế, trong đó ngành công nghiệp năng lượng vẫn là nguồn phát thải chủ yếu và sẽ tiếp tục tăng, trong khi phát thải từ ngành công nghiệp sản xuất sẽ giảm.
2.2. Thực trạng các chính sách về giảm phát thải các-bon tại Việt Nam
Để ứng phó với BĐKH và giảm thiểu các tác động tiêu cực của BĐKH đối với phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã rất tích cực trong việc tham gia và thực hiện các hiệp ước quốc tế nhằm ứng phó với BĐKH và xây dựng các chính sách trong nước để ưu tiên ứng phó với BĐKH, năm 2012 được xem là cột mốc quan trọng đánh giá sự thay đổi khi lần đầu tiên mục tiêu về giảm phát thải quốc gia của Việt Nam được chính thức được đề cập trong các chính sách phát triển của quốc gia.
Khung chính sách liên quan đến các hoạt động phát thải nhà kính ở Việt Nam
Năm 2012 được xem là năm bước ngoặt của Việt Nam trong việc thực hiện các hoạt động về giảm phát thải các-bon. Ngày 25 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam” với việc lần đầu tiên Việt Nam đưa ra mục tiêu về cắt giảm phát thải của quốc gia: giảm lượng phát thải KNK trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% so với phương án BAU, trong đó mức tự nguyện là 10% và thêm 10% khi có hỗ trợ quốc tế. Tiếp đó, ngày 22 tháng 4 năm 2017, Việt Nam cùng hơn 170 quốc gia đã ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và chính thức có hiệu lực từ ngày 4 tháng 11 năm 2017 với cam kết đến năm 2030 giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế. Trước đó, ngày 21 tháng 11 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án “Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới" và sau đó là phê duyệt Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với các hoạt động tập trung vào xây dựng thí điểm thị trường phát thải các-bon và lộ trình tham gia thị trường phát thải các-bon trong lĩnh vực chất thải rắn; sản xuất thép; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính và hệ thống báo cáo các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; xây dựng và triển khai thí điểm NAMA tạo tín chỉ các-bon; tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát và thực hiện các hoạt động về NAMA và NAMA tạo tín chỉ các-bon. Trước đó Việt Nam đã tham gia một số cơ chế tài chính quốc tế như CDM, REDD+, JDM thông qua xây dựng các dự án về giảm phát thải để cung cấp tín chỉ phát thải cho các thị trường quốc tế trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.
2.3. Đánh giá tiềm năng và các điều kiện hình thành thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam
Phương pháp đánh giá được lựa chọn là phương pháp phân tích SWOT. Đây là một công cụ phân tích đơn giản, linh hoạt và có hiệu quả và đưa ra được các đánh giá mang tính toàn diện của một vấn đề khi so sánh với các công cụ phân tích khác và đặc biệt là rất hiệu quả trong bối cảnh có nhiều hay ít thông tin để ra quyết định. Phân tích SWOT đặc biệt phù hợp đối với việc phân tích, đánh giá một sự việc chưa xảy ra, do vậy, việc sử dụng phân tích SWOT đối với xem xét đánh giá tiềm năng về xây dựng thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam là một sự lựa chọn phù hợp.
Kết quả phân tích SWOT đối với đánh giá tiềm năng xây dựng thị trường phát thải các-bon ở Việt Nam
Điểm mạnh
Cơ hội
Chính phủ Việt Nam đã thiết lập mục tiêu về giảm phát thải, đặc biệt là trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng.
Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc tham gia thị trường phát thải các-bon như CDM, REDD+, JDM
Việt Nam đã phát triển các sàn giao dịch chứng khoán và thị trường chứng khoán, do đó, hạ tầng cơ bản để thực hiện đấu giá phát thải đã có sẵn.
Việt Nam đã và đang nhận được nhiều sự hỗ trợ cả kỹ thuật lẫn tài chính từ các tổ chức quốc tế để xây dựng ETS.
Giá năng lượng của Việt Nam hiện nằm trong nhóm các quốc gia có mức giá thấp nhất thế giới, do vậy, việc tăng giá năng lượng từ thị trường ETS sẽ có ít tác động so với các quốc gia có giá năng lượng cao.
Việt Nam có cơ hội gia tăng cạnh tranh xuất khẩu vào các thị trường đã xây dựng ETS như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ...
Một số các ngành công nghiệp mới và các cơ hội việc làm mới sẽ được tạo ra trong lĩnh vực năng lượng mới, tiết kiệm năng lượng.
Việt Nam có cơ hội tham gia ETS quốc tế, và do đó, sẽ có cơ hội giảm phát thải với chi phí thấp hơn.
Cung cấp cho doanh nghiệp các lựa chọn để giảm phát thải với chi phí thấp nhất.
Việt Nam có cơ hội cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của các ngành sử dụng năng lượng.
Việt Nam cơ hội trong việc thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Có nguồn thu để tái sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm phát thải các các đối tượng bị ảnh hưởng từ tăng giá các sản phẩm có liên quan đến năng lượng.
Điểm yếu
Thách thức
Việt Nam chưa có hệ thống MRV và vẫn đang trong quá trình thiết kế xây dựng.
Các doanh nghiệp chưa có nhiều phương án lựa chọn giảm phát thải các-bon.
Chưa có lộ trình giảm phát thải cho các ngành nên chưa tạo lòng tin cho doanh nghiệp để ra quyết định trong dài hạn.
Xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do giá sản phẩm xuất khẩu tăng, do đó, sẽ hạn chế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Giá năng lượng của Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường, nên sẽ gây khó khăn cho việc thiết lập ETS hình thành dựa trên quan hệ cung cầu, tác động đến nhóm thu nhập thấp.
Các ngành phát thải các-bon cao tham gia ETS hầu hết đều là các lĩnh vực kinh tế đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế, do đó, sẽ việc tăng giá sẽ có ảnh hướng đến toàn nền kinh tế.
Với kết quả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc xây dựng thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam như ở trên, một số kết luận được đưa ra như sau:
1. Việt Nam đã có hội tụ được nhiều điều kiện để thiết lập thị trường phát thải các-bon như đã có kinh nghiệp tham gia thị trường này, đã có các mục tiêu về cắt giảm phát thải khí nhà kính, thị trường chứng khóa đã phát triển tốt, việc xây dựng thị trường cũng là cơ hội để Chính phủ có thêm nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động giảm phát thải. Tuy nhiên cần phải xây dựng thí điểm ETS cho một số ngành nhất định, đặc biệt là một số ngành phát thải các-bon cao, dễ dàng đo đếm, giám sát về phát thải trước khi xây dựng thị trường chính thức
2. Để triển khai xây dựng thành công thị trường, Việt Nam cần xây dựng các gói chính sách tổng thể để có thể giải quyết một cách toàn diện các vấn đề, đặc biệt là các chính sách hướng về phát triển năng lượng phát thải các-bon thấp, tiết kiệm năng lượng để cung cấp cho doanh nghiệp các lựa chọn tối ưu cho giảm phát thải; đồng thời đây cũng là cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp mới, góp phần tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các chính sách cũng cần phải tập trung giải quyết các tác động ảnh hưởng của việc giá cả hàng hóa sẽ tăng và ảnh hưởng đến người nghèo và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, hoàn thiện hệ thống MRV để đảm bảo khả năng kiểm soát việc thực thi của các doanh nghiệp và vận hành thi trường.
CHƯƠNG 3:
ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ
THỊ TRƯỜNG PHÁT THẢI CÁC-BON PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM
3.1. Xu hướng phát triển thị trường phát thải các-bon trong thời gian tới
Sau hơn một năm Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực, đã có 21 ETS đang vận hành trên toàn cầu với các cấp độ khác nhau so với 8 ETS từ năm 2010 cho thấy các quốc gia khác đã và đang gia tăng việc sử dụng ETS như là một công cụ chính sách quan trọng để thực hiện cam kết về cắt giảm phát thải các-bon. Các ETS đang vận hành hiện nay đang có những tái cấu trúc quan trọng về mô hình vận hành, mức độ tham vọng, quy mô thị trường, phạm vi hoạt động để đảm bảo ETS có thể thực hiện các mục tiêu tham vọng hơn về giảm phát thải giai đoạn sau 2020, qua đó đã mang đến tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực các-bon thấp và làm gia tăng giá của phát thải các-bon.
3.2. Đề xuất lựa chọn mô hình và thiết kế thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam
- Về lựa chọn mô hình: Một số đề xuất về lựa chọn mô hình thiết kế thị trường phát thải tại Việt Nam như sau: (1) Việt Nam nên xem xét lựa chọn mô hình thị trường phát thải các-bon hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu sẽ vận hành theo hướng thuế các-bon và khi thị trường bắt đầu đi vào ổn định sẽ chuyển sang mô hình “cap
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_thi_truong_phat_thai_cac_bon_o_vi.doc