Tóm tắt Luận án Phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính

quyền đối với hoạt động tín dụng cho hộ nghèo.

- Chỉ đạo các các cấp, các ngành thường xuyên rà soát, xác

định và công nhận đúng hộ nghèo.

- Quan tâm đến việc hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các

TCTD hoạt động.

- Phối hợp với các TCTD thường xuyên theo dõi, giám sát quá

trình sử dụng vốn vay của hộ.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bàn tỉnh Thái Nguyên. 4 5. Bố cục của luận án Ngoài Phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được bố cục thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng cho hộ nghèo. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên. Chương 5: Định hướng và giải pháp phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc Trên thế giới đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng đối với hộ nông dân nói chung và hộ nghèo nói riêng. Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án có các công trình tiêu biểu của Aghion và Morduch (2005), Khandker (2005), Morris và Barnes (2005), Jainaba và cộng sự (2005), Yasmine (2008), Westover (2008), Takahashi và cộng sự (2010), Li và cộng sự (2011), Al-Mamun và cộng sự (2015), Ganle và cộng sự (2015)... 1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam Vấn đề XĐGN và vai trò tín dụng đối với hộ dân đã được nhiều người nghiên cứu, trong số các công trình đã công bố, liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án có các công trình tiêu biểu của Phạm Bảo Dương, Izumida (2002), Barslund, Tarp (2008), Nguyễn Thị Tố Quyên (2005), Phan Đình Khôi và cộng sự (2013), Nguyễn Việt Cường, Marrit van den Berg (2014), Trần Thị Thanh Tú và cộng sự 5 (2015), Phạm Bảo Dương, Phạm Tiến Thành (2015), Trần Lan Phương (2016), Dương Quyết Thắng (2016), Ngô Mạnh Chính (2018).... 1.3. Đánh giá chung về kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án Các công trình nghiên cứu ngoài nước chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân, của hộ nghèo. Ngoài ra, một số tác giả còn nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn mà hộ có thể vay được. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn đánh giá tác động của tín dụng lên thu nhập và chi tiêu của hộ. Các công trình nghiên cứu trong nước được các tác giả đề cập đến bên cạnh việc sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để phân tích, đánh giá, các tác giả còn sử dụng mô hình hồi quy như mô hình Probit, Tobit, Heckman, Logic, DID, PSM để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và đánh giá tác động của tín dụng lên mức sống của hộ. 1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Qua nghiên cứu tổng quan các công trình trong và ngoài nước, có thể thấy các nghiên cứu đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau về tín dụng, hộ nông dân, hộ nghèo. Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn mang tính đơn lẻ, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ các nội dung về phát triển tín dụng cho hộ nghèo, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa có nghiên cứu nào sử dụng mô hình hồi quy Probit để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo, mô hình Tobit để phân tích lượng vốn vay của hộ nghèo và mô hình PSM để đánh giá tác động của tín dụng lên mức sống hộ nghèo. Đây chính là những khoảng trống cho tác giả có cơ hội để tiếp tục nghiên cứu. 6 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng cho hộ nghèo 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm nghèo, h nghèo 2.1.1.2. Khái niệm tín ụng 2.1.1.3. Khái niệm tín ụng cho h nghèo 2.1.1.4. Khái niệm phát triển 2.1.1.5. Khái niệm phát triển tín ụng cho h nghèo Phát triển tín dụng cho hộ nghèo là sự gia tăng về quy mô tín dụng cho vay hộ nghèo, với chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn, các loại hình tín dụng ngày càng đa dạng, tổ chức thể chế vận hành tín dụng ngày càng phù hợp và hộ nghèo dễ dàng hơn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. 2.1.2. Đặc điểm phát triển tín dụng cho hộ nghèo 2.1.3. Vai trò của phát triển tín dụng cho hộ nghèo 2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển tín dụng cho hộ nghèo 2.1.4.1. Nghiên cứu tăng trưởng tín ụng cho h nghèo Tăng trưởng tín dụng đối với hộ nghèo là những hoạt động gia tăng tín dụng của các TCTD dành cho hộ nghèo nhằm thỏa mãn hơn nữa những nhu cầu về vốn của họ nhằm vào mục đích sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập. 2.1.4.2. Nghiên cứu chất lượng tín ụng cho h nghèo Chất lượng tín dụng cho hộ nghèo là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của các TCTD và đáp ứng 7 nhu cầu của các đối tượng vay vốn phù hợp với sự phát triển KT-XH của đất nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của TCTD. 2.1.4.3. Nghiên cứu các loại hình tín ụng cho h nghèo Loại hình tín dụng cho hộ nghèo phải phù hợp với khả năng của đối tượng sử dụng nó. Có thể phát triển một số loại hình tín dụng cho hộ nghèo dựa vào các tiêu thức: Theo thời gian, theo mục đích sử dụng, theo tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, theo phương diện tổ chức 2.1.4.4. Nghiên cứu tổ chức thể chế vận hành tín ụng cho h nghèo Tổ chức thể chế vận hành tín dụng cho hộ nghèo là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tín dụng dành cho hộ nghèo. Với những quy định trong vận hành tín dụng phù hợp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho người nghèo dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. 2.1.4.5. Nghiên cứu tiếp cận tín ụng của h nghèo Tiếp cận vốn tín dụng là việc gặp nhau giữa một bên có nhu cầu sử dụng vốn tín dụng - hộ nghèo và một bên có khả năng đáp ứng nhu cầu đó - các TCTD. 2.1.5. Quản lý nhà nước về phát triển tín dụng đối với hộ nghèo 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho hộ nghèo 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển tín dụng cho hộ nghèo 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cho hộ nghèo trên thế giới Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia rất thành công trong phát triển tín dụng cho hộ nghèo đó là Bangladesh, Nepal, Ấn độ, Indonexia. 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cho hộ nghèo tại Việt Nam Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm phát triển tín dụng cho hộ nghèo từ NHCSXH, QTDND, TYM 8 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thái Nguyên về phát triển tín dụng cho hộ nghèo Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng phát triển tín dụng cho hộ nghèo tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua như thế nào? - Tác động của tín dụng lên mức sống của hộ nghèo tỉnh Thái Nguyên ra sao? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng phát triển tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua? - Để phát triển tín dụng cho hộ nghèo tỉnh Thái Nguyên cần phải thực hiện các giải pháp gì? 3.2. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích 3.3. Chọn vùng nghiên cứu và thu thập thông tin 3.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu - Chọn huyện nghiên cứu: Các huyện được lựa chọn bao gồm Võ Nhai, Phú Lương và Phú Bình. - Chọn xã nghiên cứu: Luận án chọn các xã nghiên cứu trên cơ sở đặc điểm điều kiện tự nhiên và tỷ lệ hộ nghèo của các xã. 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp 3.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp Số hộ điều tra được luận án tính toán dựa trên công thức Slovin. Sau khi tính toán, luận án xác định được số mẫu cần điều tra n = 391 hộ. Luận án làm tròn số hộ điều tra là 400 hộ. 9 3.4. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu 3.4.1. Phương pháp tổng hợp số liệu 3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu 3.4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.4.2.2. Phương pháp so sánh 3.4.2.3. Phương pháp ước lượng Luận án lựa chọn mô hình Probit để phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo, mô hình Tobit để phân tích mức vốn hộ nghèo vay được, mô hình PSM để đánh giá tác động của tín dụng chính thức đến mức sống hộ nghèo 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Chƣơng 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 4.2. Tổ chức quản lý tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên 4.3. Thực trạng nghèo và tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên 4.4. Thực trạng phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên 4.4.1. Tăng trưởng tín dụng cho hộ nghèo Hoạt động tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số cho vay, dư nợ cho vay, số hộ còn dư nợ. Trong giai đoạn 2010- 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh số cho vay của NHCSXH đạt 8,06%, TYM đạt 20,17%, QTDND đạt 5,1%. Tốc độ tăng trưởng 10 dư nợ bình quân của NHCSXH đạt 5,86% với 35.047 hộ dư nợ, TYM đạt 12,84% với 2.978 hộ dư nợ, QTDND đạt 9,70% với 265 hộ dư nợ. 4.3.2. Chất lượng tín dụng cho hộ nghèo Đối với các TCTD: Trong giai đoạn 2010-2018, chất lượng tín dụng của các TCTD từng bước được củng cố và nâng cao, chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ khoanh của các TCTD giảm dần qua các năm và luôn ở dưới ngưỡng 1%/tổng dư nợ, riêng TYM tỷ lệ hoàn trả luôn duy trì ở mức 100%. Bên cạnh đó, hệ số thu nợ, vòng quay vốn, tỷ lệ thu lãi hàng năm của các TCTD luôn có sự biến động tăng dần qua các năm, tỷ lệ nợ bị chiếm dụng luôn = 0, điều đó thể hiện sự an toàn trong hoạt động tín dụng của các TCTD là rất cao. Đối với hộ nghèo: Việc tiếp cận được nguồn vốn tín dụng đã tạo cơ hội cho các hộ có thêm nhiều công ăn việc làm tại chỗ, góp phần làm thay đổi nhận thức của người nghèo, giúp họ dần biết tính toán, làm ăn, biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. 4.3.3. Các loại hình tín dụng cho hộ nghèo Các TCTD cho vay hộ nghèo đang áp dụng loại hình tín dụng tín chấp thông qua các tổ chức CT-XH tại địa phương, với các gói sản phẩm truyền thống là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong đó tập trung vào các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp và một số hoạt động khác. 4.4.4. Tổ chức thể chế vận hành tín dụng cho hộ nghèo Mỗi một TCTD do loại hình, tính chất và đặc điểm riêng biệt nên có những quy định riêng về lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, mức cho vay, phương thức cho vay, phương thức hoàn trả, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn nợ. 11 4.4.5. Tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo * Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của h nghèo Trong 400 hộ được điều tra, có 272 hộ có vay vốn tín dụng, 128 hộ không vay (trong 3 năm, từ 2015 đến 2017). Trong đó, huyện Phú Lương có tỷ lệ hộ vay cao nhất 90%, thấp nhất là huyện Phú Bình 57,14% trong tổng số hộ điều tra. Bảng 4.4: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo Chỉ tiêu Huyện Chung Võ Nhai Phú Lƣơng Phú Bình SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ điều tra 154 100 120 100 126 100 400 100 - H có vay 92 59,74 108 90 72 57,14 272 68 - H không vay 62 40,26 12 10 54 42,86 128 32 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017 Mức đ tiếp cận nguồn vốn tín ụng của h nghèo Trong tổng số 400 hộ được điều tra thì có 77 hộ trả lời từ trước tới nay chưa bao giờ vay vốn, 323 hộ đã từng vay vốn và trong số này thì có 229 hộ là thường xuyên vay vốn. Mức độ thường xuyên tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của hộ nghèo cũng phản ánh một phần hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ. Bảng 4.9: Mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ nghèo Chỉ tiêu Huyện Chung Võ Nhai Phú Lƣơng Phú Bình SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộ điều tra 154 100 120 100 126 100 400 100 1. Chưa từng vay vốn 45 29,22 11 9,17 21 16,67 77 19,25 2. Đã từng vay vốn 109 70,78 109 90,83 105 83,33 323 80,75 - Thường xuyên vay vốn 75 48,70 83 69,17 71 56,35 229 57,25 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017 Mức đ đáp ứng nhu cầu vốn tín ụng cho h nghèo của các TCTD 12 Nhu cầu vay trung bình từ NHCSXH là 45,8 triệu đồng thì lượng vốn được vay là 37,5 triệu đồng, nhu cầu vay trung bình từ QTDND là 32,5 triệu đồng thì lượng vốn được vay là 23,9 triệu đồng, nhu cầu vay trung bình từ TYM là 20 triệu đồng thì lượng vốn được vay là 15,5 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng cho hộ nghèo từ các TCTD trung bình mới ở mức 77,47%, tức còn 22,53% số vốn vay chưa được đáp ứng. * Phương thức tiếp cận nguồn vốn tín ụng của h nghèo Có 2 phương thức tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nghèo là tiếp cận vốn trực tiếp và tiếp cận vốn gián tiếp. Thứ nhất, hộ nghèo tiếp cận vốn trực tiếp từ phía các TCTD, không thông qua bất kỳ kênh trung gian nào, hiện có 33 khoản vay/304 khoản vay. Thứ hai, chủ yếu hộ nghèo vay vốn gián tiếp thông qua các tổ chức CT-XH tại địa phương, khi chiếm tới 89,14% tổng số khoản vay. Bảng 4.11: Phƣơng thức tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo Chỉ tiêu Số khoản vay (khoản) Chung Võ Nhai Phú Lƣơng Phú Bình SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Tổng số khoản vay 92 100 116 100 96 100 304 100 - Tiếp cận trực tiếp 0 0 9 7,76 24 25,00 33 10,86 - Tiếp cận gián tiếp 92 100 107 92,24 72 75,00 271 89,14 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017 * Kết quả phân tích thực nghiệm Bảng 4.12: Kết quả ƣớc lƣợng s dụng mô hình Probit Biến số Ký hiệu biến Khả năng tiếp cận vốn Hệ số t-stat Tác động biên Giới tính Gender -0,069 -0,47 -0,024 Tuổi Age 0,153*** 2,71 0,053*** Tuổi bình phương Agesq -0,002** -2,45 -0,001** Dân tộc Ethnic 0,394** 2,35 0,136** Học vấn edu2 0,261* 1,66 0,090* Thành viên hộ Hhsize -0,010 -0,10 -0,003 Thành viên nam Maleno -0,130 -1,36 -0,045 13 Biến số Ký hiệu biến Khả năng tiếp cận vốn Hệ số t-stat Tác động biên Tỷ lệ lao động Labor 1,638** 2,36 0,564** Ngành nghề chính mainjob1 0,535*** 2,75 0,184*** Vốn xã hội Socap -0,189 -0,91 -0,065 Tài sản phi sản xuất asset1 0,018*** 5,29 0,006*** Tài sản sản xuất asset2 -0,012 -1,26 -0,004 Đất ở Landha -3,815** -2,03 -1,313** Đất nông nghiệp land234ha 0,087 0,30 0,030 Hằng số Cons -4,590*** -3,83 Tỷ lệ dự báo đúng 71,50% Wald chi2(14) (Prob > chi2) 59.79 (0.00)_ Số quan sát 400 hi ch : *, ** và ***: Có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5% và 1%. Bảng 4.13: Kết quả ƣớc lƣợng s dụng mô hình Tobit Biến số Ký hiệu biến Số vốn vay đƣợc Hệ số t-stat Tác động biên Giới tính gender -0,338 -0,11 -0,265 Tuổi Age 3,710*** 2,91 2,906*** Tuổi bình phương Agesq -0,041*** -2,67 -0,032*** Dân tộc ethnic 8,036** 2,42 6,294** Học vấn edu2 3,248 1,01 2,544 Thành viên hộ hhsize 3,273* 1,82 2,563* Thành viên nam maleno -2,145 -1,12 -1,680 Tỷ lệ lao động Labor 22,085 1,56 17,298 Ngành nghề chính mainjob1 12,884*** 2,80 10,091*** Vốn xã hội Socap -2,442 -0,53 -1,913 Tài sản phi sản xuất asset1 0,344*** 6,18 0,269*** Tài sản sản xuất asset2 -0,235 -1,20 -0,184 Đất ở landha -111,460*** -2,66 -87,298*** Đất nông nghiệp land234ha 6,479 1,07 5,075 Hằng số Cons -104,544*** -3,94 Sigma 27,073*** 22,56 F( 14, 386) (Prob > F) 5.85 (0.00) Số quan sát 400 hi ch : *, ** và ***: Có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5% và 1%. Kết quả hồi quy ở Bảng 4.12 (Mô hình Probit) và Bảng 4.13 (Mô hình Tobit) lần lượt cho thấy biến Tuổi có tác động đồng biến và có ý nghĩa thống kê lên việc tiếp cận vốn tín dụng, bao gồm cả khả 14 năng tiếp cận vốn (ở mức ý nghĩa 1%) và số vốn vay được (ở mức ý nghĩa 1%). Tuy nhiên, kết quả từ mô hình Probit và Tobit lại cho thấy biến Tuổi ình phương có tác động nghịch biến và có ý nghĩa thống kê lên việc tiếp cận vốn, bao gồm cả khả năng tiếp cận vốn (ở mức ý nghĩa 5%) và số vốn vay được (ở mức ý nghĩa 1%). Biến Dân t c có tác động dương và có nghĩa thống kê ở cả hai mô hình khả năng tiếp cận vốn và số vốn vay được ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả của Học vấn từ mô hình Probit cho thấy chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn thì khả năng tiếp cận vốn sẽ cao hơn và tác động này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Những hộ gia đình có Tỷ lệ lao đ ng cao hơn thì có nhiều khả năng tiếp cận được tín dụng chính thức hơn và tác động này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Biến Thành viên h không có tác động có ý nghĩa thống kê lên khả năng tiếp cận vốn, nhưng lại có tác động dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% lên số tiền vay được. Những hộ gia đình có Ngành nghề chính là nông nghiệp có khả tiếp cận được tín dụng chính thức cao hơn và số tiền vay được cũng cao hơn, và các tác động này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả của biến Tài sản phi sản xuất (tiêu dùng) cho thấy nếu hộ sở hữu nhiều tài sản hơn thì có khả năng tiếp cận được vốn cao hơn và số tiền vay được cũng cao hơn, và các tác động này có ý nghĩa ở mức 1%. Diện tích Đất ở có tác động nghịch biến và có ý nghĩa thống kê lên khả năng tiếp cận vốn (mô hình Probit) và số vốn vay được (mô hình Tobit), và các tác động này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. 15 4.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên 4.5.1. Yếu tố từ phía hộ nghèo 4.5.2. Yếu tố từ phía các tổ chức tín dụng 4.5.3. Yếu tố khác 4.6. Đánh giá tác động của tín dụng lên mức sống của hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên Bảng 4.15 cho thấy, đối với hoạt động tự sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, nhóm vay vốn tín dụng có doanh thu từ hoạt động phi nông nghiệp cao hơn so với nhóm không vay là 1,642 và 1,576 triệu đồng. Còn các hoạt động khác không có ý nghĩa về mặt thống kê Bảng 4.15: Tác động của tín dụng lên doanh thu Tác động Trồng trọt Chăn nuôi Phi nông nghiệp ATT t-stat ATT t-stat ATT t-stat Cận gần nhất (n 1) 3,381 1,52 0,720 0,32 0,311 0,22 Bán kính (Cal 0.01) 2,557 1,44 0,378 0,17 1,083 0,89 Bán kính (Cal 0.05) 2,047 1,21 0,573 0,42 1,642* 1,90 Hạt nhân 2,095 1,39 0,462 0,29 1,576* 1,77 hi ch : * và **: Có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10% và 5% Bảng 4.16 cho thấy tín dụng không có tác động có ý nghĩa thống kê đến chi tiêu của người nghèo đối với mặt hàng thực phẩm, nhưng có tác động đến chi tiêu cho mặt hàng thiết yếu phi thực phẩm. Bảng 4.16: Tác động của tín dụng lên chi tiêu Tác động Thực phẩm Hàng thiết yếu ATT t-stat ATT t-stat Cận gần nhất (n 1) 0,170 0,85 0,100** 2,07 Bán kính (Cal 0.01) 0,086 0,61 0,090** 2,07 Bán kính (Cal 0.05) 0,035 0,28 0,065* 1,79 Hạt nhân 0,033 0,26 0,067* 1,72 hi ch : * và **: Có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10% và 5% 16 Bảng 4.17 cho thấy kết quả tín dụng không có tác động lên việc tích lũy tài sản phi sản xuất nhưng lại có tác động làm tăng việc tích lũy tài sản sản xuất. Bảng 4.17: Tác động của tín dụng lên tích lu tài sản lâu bền Tác động Tài sản lâu bền nói chung Tài sản phi sản xuất Tài sản sản xuất ATT t-stat ATT t-stat ATT t-stat Cận gần nhất (n 1) 0,578 1,21 -0,024 -0,15 0,602* 1,83 Bán kính (Cal 0.01) 0,548 1,07 -0,035 -0,24 0,583* 1,80 Bán kính (Cal 0.05) 0,39 1,05 -0,052 -0,43 0,441* 1,82 Hạt nhân 0,412 1,31 -0,051 -0,46 0,462* 1,68 hi ch : * : Có ý nghĩa thống kê ở mức 10% 4.7. Đánh giá chung về phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên 4.7.1. Những kết quả đạt được trong phát triển tín dụng cho hộ nghèo M t là, về tăng trưởng tín ụng cho h nghèo: Các TCTD đã có sự tăng trưởng vượt bậc thông qua việc mở rộng cả khối lượng tín dụng cung cấp cho hộ nghèo, cũng như số lượng hộ nghèo được tiếp cận. Hai là, về chất lượng tín ụng cho h nghèo: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh trên tổng dư nợ trong những năm gần đây luôn ở dưới ngưỡng 1% đã thể hiện sự an toàn trong hoạt động cho vay hộ nghèo. Việc tiếp cận được nguồn vốn đã tạo cơ hội cho các hộ có thêm nhiều công ăn việc làm tại chỗ, làm thay đổi nhận thức của người nghèo. Ba là, về loại hình tín ụng cho h nghèo: Các TCTD cũng đã triển khai rất hiệu quả loại hình tín dụng truyền thống là tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong những gói này, các TCTD cũng đã triển khai nhiều loại tín dụng khác nhau không còn chỉ bó hẹp tập trung cho đầu tư vào hoạt động nông nghiệp. 17 Bốn là, về tổ chức thể chế vận hành tín ụng cho h nghèo: Các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo đã được triển khai một cách toàn diện, nhất quán và đồng bộ. Những chính sách này đã mở ra cơ hội cho người nghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng một cách thuận lợi nhất. Năm là, về tiếp cận vốn tín ụng của h nghèo: Đã có 272/400 hộ điều tra tiếp cận được với nguồn vốn vay với 304 khoản vay từ các TCTD chính thức. Các TCTD đã điều chỉnh tăng dần mức cho vay tạo điều kiện cho hộ mở rộng, hay chuyển đổi mô hình sản xuất, chăn nuôi hay mở rộng những hoạt động khác. 4.7.2. Những hạn chế trong phát triển tín dụng cho hộ nghèo M t là, về tăng trưởng tín ụng cho h nghèo: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và tăng trưởng dư nợ cho vay hộ nghèo của các TCTD còn thấp và không ổn định. Số lượng các TCTD tham gia vào lĩnh vực cho vay hộ nghèo còn ít. Mạng lưới hoạt động của một số TCTD chính thức còn bó hẹp và phân bố không đồng đều. Hai là, về chất lượng tín ụng cho h nghèo: Tình trạng nợ quá hạn, nợ khoanh của một số TCTD tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn tồn tại trong công tác cho vay. Một số hộ còn sử dụng vốn sai mục đích. Ba là, về các loại hình tín ụng cho h nghèo: Việc đa dạng các loại hình tín dụng cho hộ nghèo của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn rất hạn chế, với việc cho vay theo kỳ hạn ít sử dụng các hình thức cấp tín dụng khác đã phần nào làm hạn chế tính đa dạng hoạt động tín dụng của các TCTD. 18 Bốn là, về tổ chức thể chế vận hành tín ụng cho h nghèo: Cơ chế điều hành lãi suất vẫn còn cứng nhắc, phương thức cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay chưa thực sự linh hoạt. Năm là, về tiếp cận vốn tín ụng của h nghèo: Việc tiếp cận thông tin tín dụng, thông tin thị trường của hộ nghèo ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Dẫn tới còn một tỷ lệ lớn hộ nghèo có nhu cầu vay vốn nhưng thiếu thông tin chưa được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. 4.7.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển tín dụng cho hộ nghèo Mức độ đầu tư vốn của Nhà nước cho các chương trình tín dụng cho hộ nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Quy mô nguồn vốn của các TCTD còn hạn chế, việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ tín dụng của các TCTD vẫn còn mỏng. Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, cụm vay vốn còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Công nghệ ngân hàng cũng như mạng lưới viễn thông tại vùng sâu, vùng xa chưa phát triển. Trình độ chuyên môn, nhận thức của người nghèo còn hạn chế nên việc sử dụng vốn còn chưa hiệu quả. Việc phối hợp giữa các TCTD với các tổ chức CT-XH, các chương trình trong công tác giảm nghèo còn rất hạn chế. Hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu của cả TCTD lẫn hộ nghèo. Hộ nghèo không có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. 19 Chƣơng 5 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 5.1. Bối cảnh trong nƣớc và địa phƣơng đối với phát triển tín dụng cho hộ nghèo tỉnh Thái Nguyên 5.2. Định hƣớng giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Nguyên 5.3. Quan điểm định hƣớng phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên 5.4. Giải pháp phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên 5.4.1. Nhóm giải pháp tăng trưởng tín dụng cho hộ nghèo - Đa dạng các nguồn vốn, tăng cường phương thức huy động vốn. - Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính. - Mở rộng mạng lưới, tăng cường phòng giao dịch, điểm giao dịch. - Tăng cường cho vay vốn trung hạn và dài hạn. 5.4.2. Nhóm giải pháp chất lượng tín dụng cho hộ nghèo - Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ. - Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, cụm vay vốn. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay. - Tăng cường quản lý nợ, hạn chế các khoản nợ quá hạn. 5.4.3. Nhóm giải pháp đa dạng các loại hình tín dụng cho hộ nghèo - Linh hoạt theo trạng thái kinh tế hộ và phù hợp với người nghèo. - Tăng cường cho vay thông qua nhóm. - Cấp tín dụng theo chuỗi sản xuất. - Cấp tín dụng cho chủ dự án đầu tư, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động và tiêu thụ sản phẩm do người nghèo làm ra. 20 5.4.4. Nhóm giải pháp tổ chức thể chế vận hành tín dụng cho hộ nghèo - Lãi suất cho vay và hình thức đảm bảo khi vay vốn. - Thời hạn cho vay và mức cho vay. - Phương thức cho vay. 5.4.5. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo - Nâng cao năng lực, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ. - Hộ nghèo cần chủ động tìm hiểu về hoạt động vay và cho vay của các TCTD. - Các hộ cần đa dạng hóa việc làm thông qua các hoạt động phi nông nghiệp. - Tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_tin_dung_cho_ho_ngheo_o_tinh_thai.pdf