Tóm tắt Luận án Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng

Giá tri thời đại trong phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng còn

được thể hiện qua đặc điểm nổi bật của ông là nhà chép sử bằng tác phẩm chính

luận. Những bài chính luận của ông không để sót một sự kiện nào của Đảng, của đất

nước và nhân dân trong suốt cuộc trường chinh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ

quốc; từ những cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, quân bành

trướng Trung Quốc đến công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử

các sự kiện trên mỗi chặng đường cách mạng không hề thay đổi, nhưng mỗi lần kỷ

niệm, những bài chính luận của Hoàng Tùng lại đề cập đến một vấn đề mới. Đó là

những vấn đề gắn với thời đại, thời cuộc và phong trào cách mạng của toàn Đảng,

toàn dân. Vì vậy, người đọc, người nghe chính luận của ông luôn luôn bị cuốn hút

vào những vấn đề mới phát sinh của thời cuộc.

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tùng - Nhà tư tưởng, văn hóa xuất sắc” trên Báo Hà Nam, của nhà báo Thế Vĩnh, bài “Nhà báo Hoàng Tùng: Cây đại thụ của báo chí cách mạng Việt Nam” (2017) của nhà báo Hồng Hà đăng trên Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam, Nhà báo Minh Nguyễn trong bài “Nhà báo Hoàng Tùng- Nhà tuyên huấn nổi tiếng, nhà báo ở tầm cao” đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19/06/2017... 3.2. Những nghiên cứu về phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng Vào sáng 19 tháng 1 năm 2015, tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo: "Nhà báo Hoàng Tùng với báo chí cách mạng Việt Nam". Thông qua hội thảo này, Hội nhà báo Việt Nam mong muốn tạo diễn đàn để các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi những vấn đề về lịch sử báo chí Việt Nam và tri ân những cống hiến to lớn của nhà 8 báo Hoàng Tùng trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng. Tháng 6 năm 2017, Tỉnh ủy Hà Nam phối hợp với Báo Nhân Dân đã tổ chức Hội thảo khoa học “Nhà báo Hoàng Tùng với quê hương Hà Nam và đất nước” nhân kỷ niệm 92 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017) và 7 năm ngày mất nhà báo Hoàng Tùng (29/6/2010 - 29/6/2017). Hội thảo nhằm tri ân, vinh danh những đóng góp to lớn của nhà báo Hoàng Tùng với quê hương Hà Nam, với đất nước, với sự nghiệp báo chí cách mạng. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ VÀ PHONG CÁCH CÁ NHÂN CỦA NHÀ BÁO VIẾT CHÍNH LUẬN 1.1. Các quan điểm tiếp cận, khái niệm về phong cách chính luận báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo chính luận 1.1.1. Phong cách chính luận báo chí 1.1.1.1. Khái niệm về phong cách Trên thực tế, có rất nhiều quan niệm khác nhau về phong cách. Nhưng về cơ bản, khi đưa ra khái niệm về phong cách, các tác giả đều chú ý đến những đặc tính nổi bật nhất, những đặc điểm tương đối ổn định hình thành trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Phong cách giúp chúng ta nhận ra những “chất” riêng của những tác giả lớn, nhờ đó mà định hình được tên tuổi trong lòng công chúng. Phong cách có thể được định nghĩa như sau: Phong cách được hiểu là những đặc tính nổi bật và bền vững của tác giả về nội dung tư tưởng, chủ đề, hình thức biểu đạt... được thể hiện thành công trong quá trình sáng tạo tác phẩm. 1.1.1.2. Khái niệm về chính luận Có nhiều quan điểm khác nhau về chính luận, tuy nhiên, hầu hết các quan điểm về chính luận đưa ra đều tập trung thể hiện một nội hàm chung là tính phân tích, bình luận, đàm luận, nêu quan điểm và chứng minh, thuyết phục cho quan điểm được đưa ra xung quanh về một thông tin, một sự kiện, một vấn đề thời sự, chính trị, xã hội Chính luận là loại văn bản bàn luận đến các vấn đề thời sự nóng hổi, bức xúc trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm thu hút sự quan tâm, 9 theo dõi của đông đảo công chúng, đồng thời thuyết phục công chúng có suy nghĩ, nhận thức và hành động theo ý muốn của tác giả. 1.1.1.3. Khái niệm chính luận báo chí Dù tiếp cận theo góc độ hay quan điểm nào cũng có thể nhận thấy, chính luận báo chí là một nhóm các thể loại báo chí trong đó đặc trưng cơ bản của nó là phân tích, bình luận, lý giải một vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa thời sự được quan tâm bằng các lý lẽ để thuyết phục công chúng tìm hiểu, tin và hành động theo quan điểm được đưa ra bởi tác giả và cơ quan báo chí. 1.1.1.4. Khái niệm phong cách chính luận báo chí Từ những nghiên cứu cho thấy, phong cách chính luận báo chí được hiểu là những đặc tính nổi bật và bền vững về nội dung tư tưởng, chủ đề, hình thức biểu đạt... được thể hiện thành công trong quá trình sáng tạo tác phẩm chính luận báo chí để bày tỏ chính kiến của nhà báo về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội, bằng các lý lẽ để thuyết phục công chúng nhằm tạo dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội. 1.1.2. Các quan điểm tiếp cận về phong cách cá nhân 1.1.2.1. Quan điểm tiếp cận của ngôn ngữ học Đứng ở góc độ ngôn ngữ, có thể hiểu phong cách là những đặc trưng trong cách thức biểu đạt, thể hiện cách nói, cách viết của một người nào đó. 1.1.2.2. Quan điểm tiếp cận của văn học Trong lý luận văn học, thuật ngữ phong cách được dùng để chỉ đặc điểm sáng tác của nhà văn, của một tác phẩm hay một trào lưu văn học... Phong cách bao hàm cả một số vấn đề về thi pháp, trong đó có thế giới quan sáng tác, cá tính sáng tạo nghệ thuật của nhà văn hoặc của nhiều nhà văn thuộc cùng một trào lưu. 1.1.2.3. Quan điểm tiếp cận của báo chí học Dưới góc độ của người viết báo, phong cách của nhà báo là phong cách sáng tạo của nhà báo, thể hiện rõ tính chuyên nghiệp trong cách viết, cách lựa chọn đề tài, cách phản ứng của nhà báo với hoàn cảnh. Phong cách của nhà báo là kết quả tổng hợp của năng lực, của tính cách đặc biệt, của quá trình tìm tòi, học hỏi, đam mê điều mới mẻ, của quá trình làm mới không ngừng, lao động và sáng tạo không ngừng của tác giả đó. 10 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm phong cách cá nhân của nhà báo chính luận 1.1.3.1. Khái niệm phong cách cá nhân của nhà báo chính luận Phong cách cá nhân của nhà báo chính luận là khái niệm dùng để chỉ những đặc điểm trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí chính luận, cho phép định hình và phân biệt giữa nhà báo chính luận này với nhà báo chính luận khác về thế giới quan, cách thức tiếp cận nội dung, hình thức biểu đạt, ngôn ngữ, kết cấu, giọng điệu, lí lẽ, lập luận và sử dụng chứng cứ xác đáng, cũng như các thủ pháp nghiệp vụ khác. 1.1.3.2. Đặc điểm phong cách cá nhân của nhà báo chính luận 1.1.3.2.1. Tính ổn định Phong cách cá nhân của nhà báo chính luận được phát triển một cách ổn định trên cơ sở nền tính cách tương đối nhất quán về quan điểm, thế giới quan, nhân sinh quan cũng như cách thể hiện, cách tiếp cận những nội dung của đời sống hiện thực trong mỗi tác phẩm chính luận báo chí. 1.1.3.2.2. Tính cá thể hóa Phong cách này được cá tính hóa bởi tính cách, tâm hồn của mỗi tác giả, được khu biệt bởi cái “tôi” cá nhân của mỗi tác giả. 1.2. Những thể hiện của phong cách chính luận báo chí 1.2.1. Thể hiện qua phƣơng diện nội dung tác phẩm Nội dung của chính luận báo chí là toàn bộ hiện thực khách quan, trong đó hiện thực xã hội con người là trọng tâm. Theo các tiêu chí khác nhau, người ta có thể chia nội dung của chính luận báo chí bao gồm các nội dung khác nhau. 1.2.2. Thể hiện qua phƣơng diện hình thức tác phẩm 1.2.2.1. Nghệ thuật đặt đầu đề tác phẩm Đặt đầu đề tác phẩm hay còn được hiểu là đặt tiêu đề cho bài báo. Những tiêu đề hay là những tiêu đề hấp dẫn đối với người đọc. Hấp dẫn về nội dung của sự kiện, hấp dẫn vì cách đặt đầu đề bài báo làm độc giả bất ngờ. Hấp dẫn vì độc giả thấy mình phát hiện ra những điều ngầm ẩn thú vị đằng sau đầu đề bài báo. Hấp dẫn vì những cách dùng từ ngữ đặc sắc, khác thường,... Chính vì vậy, nghệ thuật đặt đầu đề tác phẩm là một trong những thể hiện phong cách của nhà báo viết chính luận. 1.2.2.2. Thể hiện qua kết cấu tác phẩm 11 Kết cấu chặt chẽ trong một tác phẩm chính luận báo chí là một yêu cầu không thể thiếu. Việc sắp xếp các luận điểm như thế nào, trình bày các luận cứ ra sao, diễn dịch hay quy nạp đều phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, có chủ đích để đảm bảo một kết cấu chặt chẽ. Tuy nhiên, cũng không vì sự chặt chẽ mà trở nên rập khuôn, khô cứng. Sự linh hoạt tạo ra những sự mới lạ làm cho tác phẩm thêm hấp dẫn. 1.2.2.3. Thể hiện qua nghệ thuật ngôn từ Căn cứ vào giáo trình “Ngôn ngữ báo chí” của PGS, TS. Vũ Quang Hào, phong cách ngôn ngữ chính luận báo chí được xem xét dựa trên ba đặc điểm: thứ nhất là về phương tiện từ ngữ, thứ hai là về phương tiện cú pháp, thứ ba là về phương pháp diễn đạt. Bên cạnh đó, giọng điệu cũng là một yếu tố quan trọng mang đến sự thành công cho một tác phẩm báo chí. 1.3. Những yếu tố tác động đến việc định hình phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận 1.3.1. Những yếu tố chủ quan - Phương diện tinh thần và tính cách - Thế giới quan, nhân sinh quan - Năng lực cá nhân, vốn sống, tri thức và thẩm mỹ - Tài năng và năng khiếu báo chí - Lí tưởng của nhà báo 1.3.2. Những yếu tố khách quan - Gia đình, quê hương - Hiện thực khách quan và bối cảnh thời đại - Môi trường sống, học tập và làm việc Tiểu kết chƣơng 1 Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo, tham chiếu những tài liệu về ngôn ngữ học, văn học, báo chí học; sau quá trình nghiên cứu, ở chương 1, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về phong cách, phong cách chính luận và phong cách chính luận báo chí. Tác giả đã hệ thống hóa các quan điểm tiếp cận về phong cách cá nhân, phong cách cá nhân nhà báo viết chính luận; nêu ra khái niệm, đặc điểm của phong cách cá nhân của nhà báo chính luận và những thể hiện của phong 12 cách chính luận báo chí. Tác giả đã nghiên cứu và phân tích những yếu tố tác động đến việc định hình phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận. Từ đó, chương 1 góp phần làm phong phú thêm cho cơ sở lý luận báo chí và làm tiền đề cho các bước nghiên cứu tiếp theo ở chương 2 và chương 3 của luận án. CHƢƠNG 2 NHẬN DIỆN PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG Ngoài việc vận dụng các vấn đề lý luận về phong cách chính luận báo chí ở chương 1 của luận án, để có được sự phản ánh xác thực hơn về phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng, tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát và phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí thông qua các câu hỏi và trả lời nhận xét. Trong 20 phiếu phát ra, tác giả đã thu về được 15 phiếu có giá trị. Nội dung của khảo sát và phỏng vấn chuyên gia là cho biết những yếu tố tác động đến quá trình hình thành phong cách chính luận báo chí, những phương diện thể hiện phong cách chính luận báo chí và những nét riêng hay dấu ấn riêng về phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng qua các tác phẩm của ông. Kết hợp với cuộc điều tra, khảo sát, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng, hợp phân tích các tác phẩm, tài liệu có liên quan đến nhà báo Hoàng Tùng. Một nhận định chung cho thấy, quá trình hình thành phong cách cá nhân của nhà báo chính luận Hoàng Tùng chịu tác động, chi phối và quyết định của nhiều yếu tố gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan như: quê hương, bối cảnh thời đại, môi trường sống, học tập và làm việc, phương diện tinh thần và tính cách, thế giới quan, nhân sinh quan, năng lực cá nhân, vốn sống, tri thức và thẩm mỹ, tài năng và năng khiếu báo chí, lí tưởng của nhà báo đã có tác động mạnh mẽ góp phần tạo nên phong cách riêng của nhà báo chính luận Hoàng Tùng. Đặc biệt, hầu hết các ý kiến trả lời trong cuộc khảo sát và phỏng vấn chuyên gia đều cho rằng, phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng đã được thể hiện rõ nét qua tính ổn định, tính cá thể hóa, qua phương diện nội dung và hình thức các tác phẩm báo chí chính luận của tác giả. 2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng 13 2.1.1. Những yếu tố khách quan 2.1.1.1. Gia đình, quê hƣơng Nhà báo xuất sắc Hoàng Tùng tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh ngày 15/01/1920, thôn Tảo Môn, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Sớm giác ngộ cách mạng, ông đã trọn đời đi theo lý tưởng cộng sản, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Mảnh đất Tảo Môn - Quê hương của Hoàng Tùng đã ảnh hưởng lớn đến việc hình thành bản lĩnh, nhân cách ở tuổi niên thiếu cũng như suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và sự nghiệp báo chí của ông. 2.1.1.2. Bối cảnh thời đại. Thời cuộc, bối cảnh lịch sử đã góp phần tạo ra phong cách đặc sắc của nhà báo chính luận Hoàng Tùng. Phong cách cá nhân của nhà báo chính luận Hoàng Tùng trong thời chiến cũng như thời bình là một nhà báo tuyên truyền, sắc sảo, hùng hồn, súc tích, đi vào cuộc sống và miêu tả rất thời sự về những vấn đề nóng bỏng nhằm vận động quần chúng nhân dân tin và làm theo chủ trương đường lối, chính sách của Đảng. 2.1.1.3. Môi trƣờng sống, học tập và làm việc Từ năm 1941 đến 1945, ngoài phụ trách phong trào thanh niên, Hoàng Tùng còn giúp các nhà cách mạng Nguyễn Duy Trinh, Đặng Việt Châu viết truyền đơn tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Khi Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, Báo "Sự thật" đổi tên thành Báo "Nhân Dân" từ năm 1951 đến 1982, ông được phân công phụ trách Văn phòng đồng chí Tổng Bí thư của Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Chính vì vậy, với công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động báo chí của Đảng, nhà báo chính luận Hoàng Tùng có phong cách viết mang hơi hướng lãnh đạo, luôn nghĩ cho nhân dân và gần gũi với độc giả. 2.1.2. Những yếu tố chủ quan 2.1.2.1. Phƣơng diện tinh thần và tính cách Phong cách cá nhân của nhà báo chính luận Hoàng Tùng định hình nên vóc dáng tác giả và là chỉ dấu để nhận biết mỗi tác phẩm, được công chúng tiếp nhận và ghi nhận. Theo nhận định của nhà báo Phan Quang: “Ông dùng nhiều bút danh, có khi ngẫu hứng, do đó luôn thay đổi, và các bài xã luận của báo Đảng thì bất kỳ ai chấp 14 bút đều nhất loạt ký hai chữ Nhân Dân, dù vậy độc giả đọc bài ông viết vẫn nhận ra phong cách Hoàng Tùng”. 2.1.2.2. Thế giới quan, nhân sinh quan Khác với các nhà báo chính luận khác, Hoàng Tùng có cách nhìn nhận và tiếp cận vấn đề rất đặc biệt. Như PGS, TS. Nguyễn Văn Dững viết về Hoàng Tùng: “Những lý lẽ của lập luận, bình luận, phê phán, đấu tranh của Ông bao giờ cũng có “gốc tích’ từ trong trước tác của các nhà kinh điển hoặc từ thực tiễn cuộc sống đang vận động đã làm cho người nghe bị hấp dẫn, bị cuốn hút theo tầng sâu của tư duy lý luận – thực tiễn sắc nhạy. Lối tiếp cận vấn đề của Hoàng Tùng thường theo phương pháp lịch đại kết hợp với phương pháp đồng đại; theo cách vận dụng kiến thức tổng hợp từ kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội để soi chiếu một vấn đề của công tác tư tưởng” 2.1.2.3. Năng lực cá nhân, vốn sống, tri thức và thẩm mỹ. Năng lực cá nhân thể hiện ở tài năng của tác giả, đó là năng lực tư duy, năng lực biểu đạt thông tin thông qua cách truyền tải thông điệp bằng các thủ pháp nghệ thuật, năng lực sử dụng ngôn từ của tác giả để diễn giải nội dung thông điệp, quan điểm, tư tưởng của tác giả. Sự nhạy bén trong tư duy, sự hiểu biết với vốn tri thức sâu rộng và những giá trị thẩm mỹ nền tảng của Hoàng Tùng đã quyết định đến việc hình thành nên một phong cách độc đáo và đặc sắc của nhà báo chính luận. 2.1.2.4. Tài năng và năng khiếu báo chí Trong sự nghiệp làm báo của mình, nhà báo Hoàng Tùng đã viết hàng nghìn bài báo. Ông là nhà báo chính luận có nhiều trải nghiệm nên dễ thấy phần sáng tạo chủ quan qua các trang viết. Hoàng Tùng không cố tình và tuyệt đối đưa cái tôi vào báo, nhưng cách suy nghĩ, luận bàn, lý giải vấn đề cũng như bút pháp, ngôn từ đều có khả năng bộc lộ, ghi dấu ấn riêng của tác giả. 2.1.2.5. Lí tƣởng của nhà báo. Nhà báo Hoàng Tùng là một nhà báo có lí tưởng. Nghiêm túc với nghề, khắt khe với mình, chân tình với đồng nghiệp và tuyệt đối trung thành với Đảng, với lãnh tụ, với dân tộc là những lí tưởng cao đẹp nhất và nổi bật nhất đã tạo nên phong cách chính luận của ông. Lí tưởng cách mạng và sự cống hiến cho cách mạng đã được ông thể hiện trong các bài báo của mình với sự hào sảng, khích lệ, nhiệt huyết 15 truyền lửa cho người đọc. Nhà báo Hoàng Tùng xác định, làm báo là làm chính trị, cho nên viết báo, nhất là viết chính luận phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, lấy chính trị làm trọng. 2.2. Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua phƣơng diện nội dung tác phẩm Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua phương diện nội dung tác phẩm với các mảng đề tài như: đề tài những anh hùng dân tộc, những mốc sự kiện lịch sử quan trọng, chính trị - xã hội, chỉ đạo các hoạt động đời sống, đường lối chính sách của Đảng, bộc lộ những quan điểm lớn. Trong các tác phẩm của Hoàng Tùng, chân dung các anh hùng dân tộc hiện lên dung dị mà đầy khí thế, những người con đất Việt kiên cường bất khuất, đại diện cho cả một thế hệ anh dũng chiến đấu để bảo vệ non sông đất nước. Qua khảo sát cho thấy, với những bài chính luận bộc lộ những quan điểm lớn được nhà báo Hoàng Tùng thường viết nhiều trong những năm tháng kháng chiến. Đến thời bình, xã luận của ông lại tập trung vào các vấn đề của đời sống để chỉ đạo, định hướng các hoạt động xã hội. Còn với dạng thức chính luận về những anh hùng dân tộc, nhân kỷ niệm những mốc lịch sử quan trọng và xã luận về những sự kiện chính trị - xã hội ý nghĩa nổi bật được nhà báo theo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình. Bất cứ sự kiện quan trọng, đấu mốc lịch sử nào của đất nước, Hoàng Tùng luôn có những bài viết phù hợp. 2.3. Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua phƣơng diện hình thức tác phẩm 2.3.1. Nghệ thuật đặt đầu đề tác phẩm Về nghệ thuật đặt đầu đề tác phẩm, nhà báo Hoàng Tùng đã thể hiện sự khéo léo trong cách vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, sắc bén. Bản thân tác giả là người giàu trải nghiệm, vốn từ phong phú, có thế mạnh trong việc sử dụng từ ngữ, nên tít bài của ông luôn cuốn hút, gây ấn tượng mạnh với độc giả. Hơn thế nữa, đầu đề bài báo rất phù hợp với thể loại báo chí chính luận: thể hiện thái độ, sự bình luận của mình ngay ở tít bài; tác giả nêu giải pháp, đề xuất ngay đầu đề bài báo; khái quát nội dung thông tin cốt lõi trong bài làm đầu đề; sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ làm đầu đề bài báo; sử dụng khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân; tạo sự đối lập, mâu thuẫn trong tít báo; đặt câu hỏi nghi vấn ngay từ đầu đề bài báo; sử dụng phép điệp 16 từ, điệp ngữ trong tít báo Những đầu đề bài báo của ông rất giản dị, cách đặt tên đầu đề hết sức gần gũi, dễ hiểu với người dân. 2.3.2. Thể hiện qua kết cấu tác phẩm Cấu trúc trong tác phẩm của Hoàng Tùng, vừa chặt chẽ, vữa rõ ràng, lại hài hòa giữa các phần nội dung trong một bài viết, đồng thời thể hiện được phong cách sáng tạo rất riêng của tác giả khi bỏ qua phần giới thiệu vấn đề và kết thúc vấn đề thông thường và đi trực tiếp vào những nội dung lớn của bài. Bên cạnh lối kết cấu câu biến hóa linh hoạt, Hoàng Tùng cũng rất khéo léo trong việc xây dựng một kết cấu hài hòa, logic cho tổng thể tác phẩm của mình. Hầu hết các ngữ đoạn (đoạn văn) trong tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng đều là một thể thống nhất về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Đặc trưng của lối kết cấu này là sự logic về ngữ nghĩa và chặt chẽ về cấu tứ. 2.3.3. Thể hiện qua nghệ thuật ngôn từ 2.3.3.1. Ngôn ngữ diễn đạt của tác phẩm Ngôn ngữ tác phẩm chính luận của nhà báo Hoàng Tùng là sự đan xen giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ giàu chất văn học, lịch sử, chính trị. Phong cách viết chính luận đậm chất văn chương của nhà báo Hoàng Tùng còn thể hiện ở sự am hiểu nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Trong các tác phẩm báo chí chính luận, ông thường trích dẫn những tứ thơ, câu văn làm minh họa dẫn chứng trong bài hoặc biểu đạt cho ý kiến của mình. 2.3.3.2. Các biện pháp tu từ và tu từ cú pháp Việc khảo sát về biện pháp tu từ được sử dụng trong các bài báo chính luận của nhà báo Hoàng Tùng đã cho thấy, ngôn ngữ chính luận của Hoàng Tùng thể hiện khá rõ nét ở việc ông sử dụng các biện pháp tu từ rất linh hoạt và độc đáo. Hoàng Tùng thường xuyên sử dụng các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa giàu tính nghệ thuật, gợi hình, gợi cảm, khiến người đọc dễ hình dung và hết sức thú vị. Đây là một trong những bài học vô cùng quý giá đối với những nhà báo, người giảng dạy ngôn ngữ, báo chí để học tập, trau dồi khả năng sử dụng ngôn từ, các biện pháp tu từ cùng các kỹ năng viết bài và cả tinh thần yêu nghề, yêu nước, có trách nhiệm với nghề với nhân dân từ nhà báo Hoàng Tùng. 2.3.3.3. Cấu trúc câu trong tác phẩm 17 Hoàng Tùng thường xuyên viết những câu với độ dài, ngắn khác nhau tùy thuộc vào nội dung, chủ đề ông muốn nói tới cũng như dụng ý của mình. Trong các tác phẩm báo chí chính luận của Hoàng Tùng, cấu trúc câu văn của ông thường có độ dài rất lớn, đó là những luận cứ, luận điểm sắc bén. Những câu mà Hoàng Tùng viết dài thường là để đánh giá khái quát, tổng hợp một sự kiện, một vấn đề hoặc cũng có thể là diễn đạt một ý kiến nào đấy, nêu ra dẫn chứng chứng minh. Nhà báo Hoàng Tùng viết một số câu có dung lượng ngắn, câu khẩu hiệu để nâng cao tinh thần đấu tranh, yêu nước của quần chúng nhân dân, của quân đội nhân dân và nhằm đưa ra ý kiến cá nhân quan điểm của mình về những vấn đề. Bên cạnh việc sử dụng câu nghi vấn, Hoàng Tùng cũng sử dụng khá nhiều những câu cảm thán. Việc sử dụng câu cảm thán khiến cho đoạn viết, bài viết có nhiều xúc cảm hơn, độc đáo hơn, ấn tượng hơn để tránh cho người đọc cảm thấy bài viết khô cứng, nhàm chán. 2.3.3.4. Liên kết câu trong các tác phẩm Đối với liên kết trong diễn ngôn, qua khảo sát các tác phẩm chính luận của nhà báo Hoàng Tùng, phương thức liên kết khá nổi bật được ông sử dụng phổ biến nhất là phép nối, phép lặp, phép thế và phép liên tưởng. 2.4. Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua một số đặc tính khác 2.4.1. Thể hiện ở tính ổn định Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện ở tính ổn định như: Tư duy chính trị sắc bén, thái độ chính trị cách mạng luôn kiên quyết, không khoan nhượng trước quân thù; phong cách viết bền bỉ, viết nhanh, cập nhật, thời sự, viết đúng những vấn đề phục vụ yêu cầu tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Bằng bút pháp độc đáo, khúc triết, lập luận vững vàng, lời văn hào hùng, sáng sủa, điêu luyện, các bài chính luận của Hoàng Tùng thể hiện rất nhanh và rất chắc các vấn đề và ý chính của tập thể lãnh đạo, quan điểm của Đảng và Nhà nước, cùng nhiều vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống, làm cho người đọc thấy được xu thế và triển vọng của cách mạng, tin tưởng ở Đảng, ở thắng lợi của cuộc kháng chiến và tiền đồ tươi sáng của dân tộc. 2.4.2. Thể hiện ở tính cá thể hóa 18 Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện ở tính khác biệt đặc biệt. Các bài báo chính luận của Hoàng Tùng đều có lập luận logic, chặt chẽ, mạch lạc, ngùn ngụt tính cổ vũ, tính chiến đấu khiến người đọc, người nghe cứ muốn nhảy bổ vào sự việc, sự kiện. Những tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng giàu sức truyền cảm, sức thuyết phục và khả năng lay động lòng người bởi cách “viết như nói”, vận dụng khéo léo ngôn ngữ dân gian của ca dao, tục ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân. Tính khác biệt đặc biệt thể hiện qua cách chép sử bằng các tác phẩm chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. Tiểu kết chƣơng 2 Trong chương 2, tác giả đã phân tích và chỉ ra những yếu tố tác động đến quá trình hình thành phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng như những yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến việc hình thành phong cách chính luận của ông. Đặc biệt, tác giả đã nhận diện được phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng qua những thể hiện đặc sắc về nội dung, về hình thức từ các tác phẩm chính luận của nhà báo và những thể hiện qua một số đặc tính khác của nhà báo Hoàng Tùng. CHƢƠNG 3 GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHO CÁC NHÀ BÁO TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG 3.1. Những giá trị thời đại trong phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng 3.1.1. Cổ súy tinh thần yêu nƣớc của nhân dân Giá trị thời đại lớn nhất trong phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng là ở những bài chính luận có sức lay động cả nước, mang sức mạnh binh đoàn trong những thời điểm quan trọng của lịch sử đã cổ vũ mạnh mẽ cho tinh thần yêu nước của cả dân tộc. Những bài viết của ông hừng hực chất lửa, đanh thép, sắc sảo và lay động lòng người bởi lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, có dấu ấn riêng. Các bài chính luận của ông thực sự là tiếng kèn xung trận bởi tính sắc bén, sinh động và kịp thời. 19 3.1.2. Định hƣớng nhân dân tin theo Đảng, theo lãnh tụ Từ trước đến nay, các bài viết của nhà báo Hoàng Tùng luôn được mọi người đón nhận, được dân chúng quan tâm. Bằng bút pháp độc đáo, khúc triết, lập luận vững vàng, lời văn hào hùng, sáng sủa, điêu luyện, các bài chính luận của đồng chí Hoàng Tùng trình bày sinh động quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cùng nhiều vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống, làm cho người đọc thấy được xu thế và triển vọng của cách mạng, tin tưởng ở Đảng, ở thắng lợi của cuộc kháng chiến và tiền đồ tươi sáng của đất nước ta. Cây bút chính luận sắc sảo Hoàng Tùng đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. 3.1.3. Lên án và đả kích quân xâm lƣợc. Viết về kẻ địch, nhà báo chính luận Hoàng Tùng thường dùng lối văn châm biếm ý nhị nhưng ý tứ sâu xa, sắc sảo; văn phong vừa có tính chất báo chí, nhưng lại vừa có tính chất nghệ thuật nhằm lên án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phong_cach_chinh_luan_bao_chi_cua_nha_bao_ho.pdf
Tài liệu liên quan