Tóm tắt Luận án Quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1965)

Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1945)

2.2.1. Đấu tranh giành độc lập trong những năm 1927 - 1941

2.2.1.1. Phong trào đấu tranh bất hợp tác

Các tổ chức chính trị được thành lập trong thời gian này như: PNI, Hiệp hội Chính trị

Nhân dân Indonesia (Permufakatan Perhimpunan Politikek Kebangsaan Indonesia -

PPPKI); Đảng Indonesia (Partai Indonesia - Partindo), PNI - mới đều chủ trương “bất hợp

tác” và coi đoàn kết dân tộc và tự lực là phương tiện duy nhất để thực hiện lý tưởng độc lập

dân tộc.

Để đàn áp các phong trào đấu tranh bất hợp tác, chính quyền thực dân đã cấm các cuộc

hội họp, bắt bớ, giam cầm các nhà lãnh đạo cách mạng như: Sukarno, Hatta và Sjahrir. Sự

lưu vong của các nhà dân tộc chủ nghĩa đã làm cho các tổ chức mà họ gây dựng bị rơi vào

tình trạng hoang mang, PPPKI bị cấm hoạt động vào năm 1935, còn Partindo và PNI - mới

cũng bị cấm hoạt động vào năm 1936.

2.2.1.2. Phong trào đấu tranh hợp tác

Tồn tại song song với phong trào đấu tranh bất hợp tác, là phong trào đấu tranh hợp

tác, mặc dù phương pháp đấu tranh khác nhau, nhưng đều vì mục tiêu chung là đòi độc lập

dân tộc, chẳng hạn như: Đảng Indonesia vĩ đại (Partai Indonesia Raja - Parindra) thành lập

năm 1935, Phong trào nhân dân Indonesia (Gerakan Rakjat Indonesia - Gerindo) năm

1937; Liên đoàn các tổ chức Hồi giáo (Majlis Islam Ala Indonesia - MIAI) năm 1937; Liên

đoàn các đảng dân tộc Indonesia (Gaboengan Politiek Indonesia - GAPI) tháng 4/1939.

Các hoạt động đấu tranh giành độc lập trong những năm 1927 - 1941 ở Indonesia diễn

ra khá sôi nổi và có những bước tiến nhất định so với giai đoạn trước năm 1927, theo đó,

con đường đấu tranh giành độc lập đã dần hình thành rõ nét. Đó là con đường đoàn kết,

thống nhất các lực lượng chính trị nhằm tạo ra sức mạnh của toàn dân tộc trong cuộc đấu

tranh giành độc lập.

pdf25 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1965), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời của Tổng thống Sukarno: Tư tưởng và chính trị) của R. Mortimer, xuất bản lần đầu bởi Đại học Cornell, Ithaca, New York, năm 1974. Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu về quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia (1927 - 1965) gắn liền với cuộc đời của vị Tổng thống đầu tiên - Sukarno. Có thể kể đến: cuốn The life and times of Sukarno (Cuộc đời và thời gian của Sukarno), của tác giả C. L. M. Penders, xuất bản năm 1974, bởi NXB Đại học Oxford, Anh Quốc; Cuốn Sukarno and the Struggle for Indonesian Independence (Sukarno và cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia) của tác giả B. Dahm, xuất bản năm 1969, bởi NXB Đại 8 học Cornell, Ithaca, New York. 1.2. Những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu và chƣa đƣợc nghiên cứu Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã giải quyết được một số vấn đề sau: Thứ nhất, các tác giả đã nghiên cứu một cách khái quát về lịch sử Indonesia kể từ khi hình thành đến nay, khái quát được những đặc trưng về văn hóa, tôn giáo, tộc người Thứ hai, các tác giả đã có những nghiên cứu bước đầu về một số sự kiện tiêu biểu liên quan trực tiếp đến quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống về quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia từ năm 1927 đến năm 1965. Đặc biệt là các hoạt động đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, cũng như đặc điểm, thành tựu và hạn chế của quá trình này trong một tổng thể xuyên suốt vẫn còn là một vấn đề lớn cần được giải đáp. 1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết Trên cơ sở khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài, Luận án tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề như sau: Thứ nhất, làm rõ những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh giành độc lập ở Indonesia (1927 - 1945) và làm rõ những nhân tố mới trong giai đoạn củng cố độc lập dân tộc ở nước này (1945 - 1965). Thứ hai, làm rõ quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia theo tiến trình vận động từ năm 1927 đến năm 1965, trong đó tập trung vào các hình thức đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao để giành độc lập và các chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Indonesia (1945 - 1965) để củng cố độc lập dân tộc. Thứ ba, phân tích những đặc điểm của quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia từ năm 1927 đến năm 1965, từ đó chỉ ra những nét riêng, nét độc đáo, đồng thời trình bày những thành tựu và hạn chế của quá trình này để có một công trình nghiên cứu toàn diện và khách quan. 9 CHƢƠNG 2: ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở INDONESIA (1927 - 1945) 2.1. Những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh giành độc lập ở Indonesia (1927 - 1945) 2.1.1. Chính sách cai trị của thực dân Hà Lan, quân phiệt Nhật và những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa ở Indonesia thời thuộc địa 2.1.1.1. Sự xâm lược và chính sách cai trị của thực dân Hà Lan, quân phiệt Nhật * Sự xâm lược và chính sách cai trị của thực dân Hà Lan Quá trình xâm lược Indonesia của Hà Lan được bắt đầu từ thế kỷ XVI và hoàn thành về cơ bản vào đầu thế kỷ XX. Trong suốt quá trình xâm lược và đặt ách cai trị lên quần đảo, thông qua các chính sách: Hệ thống trồng trọt, chính sách kinh tế tự do, chính sách đạo đức, Hà Lan đã thực hiện độc quyền thương mại và đóng cửa thuộc địa trong kinh tế, hà khắc và áp đặt trong chính trị và biến Indonesia trở thành một trong những thuộc địa lạc hậu nhất về văn hóa - giáo dục. * Sự chiếm đóng và ách đô hộ của quân phiệt Nhật Ý đồ chiếm Indonesia từ tay Hà Lan của Nhật đã có từ sau khi Đức mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào Đan Mạch và Na Uy (9/4/1940), tuy nhiên, phải sau sự kiện Trân Châu Cảng, Nhật mới tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng vào Indonesia. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng (từ 10/1/1941 đến 9/3/1942), Nhật đã chiếm được Indonesia và đuổi người Hà Lan ra khỏi quần đảo này. Người Nhật đã tiến hành các chính sách cai trị khắc nghiệt hơn cả người Hà Lan như: Thiết lập chính quyền quân sự ở khắp nơi, cấm người Indonesia treo cờ và hát bài hát Indonesia Raya, chiêu mộ binh lính người Indonesia vào các tổ chức quân sự của Nhật (Quân tình nguyện bảo vệ Tổ quốc, heiho); Huy động triệt để sức người, sức của ở Indonesia bằng chế độ lao động cưỡng bức romusha; thay đổi những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây bằng văn hóa Nhật. 2.1.1.2. Sự chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa ở Indonesia thời thuộc địa Sự xâm lược và các chính sách cai trị của thực dân Hà Lan và quân phiệt Nhật đã mang lại hệ quả hai mặt đối với tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa Indonesia. Một mặt, nó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, đặc biệt là gần như xóa bỏ sự tự do cạnh tranh thương mại được nhen nhóm trong những thế kỷ XIII - XIV, hủy hoại nền văn hóa bản địa, làm bùng nổ những cuộc đấu tranh chống lại ách cai trị của chính quyền thực dân, quân phiệt. Nhưng mặt khác, nó cũng thúc đẩy sự thâm nhập của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (mở rộng thương mại và hình thành hệ thống kinh doanh tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực buôn bán - trao đổi, các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy công nghiệp mọc lên), sự ra đời của những giai tầng xã hội mới (thức bản địa, tư sản dân tộc, công nhân), trong đó, có những người sẽ là hạt nhân của phong trào đấu tranh giành độc lập trong thế kỷ XX. 10 2.1.2. Sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập ở Indonesia trƣớc năm 1927 Các cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của chính quyền thực dân Hà Lan dưới ngọn cờ phong kiến có thể kể đến như: Cuộc khởi nghĩa do Hoàng tử Diponegoro lãnh đạo (1825 - 1830) và cuộc chiến tranh của nhân dân Aceh (1873 - 1903). Đến đầu thế kỷ XX, phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Indonesia lại trỗi dậy theo khuynh hướng dân chủ tư sản, do tầng lớp priyayi khởi xướng, tiêu biểu là tư tưởng cải cách đầy tính nhân văn của Raden Kartinivà tư tưởng khôi phục lại những giá trị Java vĩ đại của tổ chức Boedi Utomo (thành lập ngày 20/8/1908). Trong những năm 1912 - 1913, các tổ chức chính trị ở Indonesia đã lần lượt ra đời như: Đảng Ấn Độ (Indies Party); Hội liên hiệp Islam giáo (Sarekat Islam - SI). Mặc dù đại diện cho những giai tầng xã hội khác nhau (Đảng Ấn Độ đại diện cho quyền lợi của tầng lớp người lai Âu - Á ở Indonesia, còn SI đại diện cho quyền lợi của tầng lớp thương nhân Hồi giáo và priyayi lớp dưới), nhưng cả hai tổ chức này đều có điểm chung trong mục tiêu đấu tranh, đó là chống lại sự phân biệt, kỳ thị của người Hà Lan, đề cao chủ nghĩa dân tộc và hướng tới một nhà nước Indonesia thống nhất, tự trị. Cùng với sự phát triển của phong trào dân tộc theo xu hướng tư sản, ở Indonesia cũng xuất hiện phong trào dân tộc theo xu hướng vô sản, mà sự kiện đánh dấu bước ngoặt là sự ra đời của Đảng Cộng sản Indonesia (Partai Komunis Indonesia - PKI) vào tháng 5/1920. Mặc dù ra đời sớm và thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, nhưng cuối cùng PKI vẫn bị đàn áp sau cuộc khởi nghĩa vũ trang cuối năm 1926, đầu năm 1927 trên các đảo Java và Sumatra. Thông qua sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giành độc lập trước năm 1927, xu thế thống nhất đã dần trở thành xu thế chính của lịch sử, thể hiện rõ sự trưởng thành của ý thức dân tộc, cũng như sự trưởng thành của các giai cấp trong xã hội Indonesia. 2.1.3. Sự thành lập Đảng Dân tộc Indonesia Ngày 4/6/1927, Sukarno đã đứng ra thành lập Đảng dân tộc Indonesia (Partai Nasional Indonesia - PNI). Với đường lối cách mạng rõ ràng, phù hợp với nguyện vọng chung của đại đa số các tầng lớp nhân dân, với cơ sở rộng rãi trong quần chúng, PNI đã nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc. PNI chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất đưa cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Indonesia đi đến thắng lợi cuối cùng. 2.1.4. Phong trào đấu tranh giành độc lập trên thế giới trong những năm 1927 - 1945 Trong những thập niên 20 - 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới đã có những bước phát triển mới. Đó là sự ra đời và tồn tại song song của hai xu hướng cách mạng: xu hướng tư sản và vô sản. Trong những năm diễn ra chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), xuất hiện một xu hướng mới (xu hướng này không phổ biến) ở một số nước - xu hướng kết hợp giữa trào lưu tư sản và trào lưu vô sản trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. 11 Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giành độc lập trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường cứu nước ở Indonesia trong giai đoạn này, đó là con đường đấu tranh giành độc lập theo khuynh hướng tư sản. 2.2. Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1945) 2.2.1. Đấu tranh giành độc lập trong những năm 1927 - 1941 2.2.1.1. Phong trào đấu tranh bất hợp tác Các tổ chức chính trị được thành lập trong thời gian này như: PNI, Hiệp hội Chính trị Nhân dân Indonesia (Permufakatan Perhimpunan Politikek Kebangsaan Indonesia - PPPKI); Đảng Indonesia (Partai Indonesia - Partindo), PNI - mới đều chủ trương “bất hợp tác” và coi đoàn kết dân tộc và tự lực là phương tiện duy nhất để thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc. Để đàn áp các phong trào đấu tranh bất hợp tác, chính quyền thực dân đã cấm các cuộc hội họp, bắt bớ, giam cầm các nhà lãnh đạo cách mạng như: Sukarno, Hatta và Sjahrir. Sự lưu vong của các nhà dân tộc chủ nghĩa đã làm cho các tổ chức mà họ gây dựng bị rơi vào tình trạng hoang mang, PPPKI bị cấm hoạt động vào năm 1935, còn Partindo và PNI - mới cũng bị cấm hoạt động vào năm 1936. 2.2.1.2. Phong trào đấu tranh hợp tác Tồn tại song song với phong trào đấu tranh bất hợp tác, là phong trào đấu tranh hợp tác, mặc dù phương pháp đấu tranh khác nhau, nhưng đều vì mục tiêu chung là đòi độc lập dân tộc, chẳng hạn như: Đảng Indonesia vĩ đại (Partai Indonesia Raja - Parindra) thành lập năm 1935, Phong trào nhân dân Indonesia (Gerakan Rakjat Indonesia - Gerindo) năm 1937; Liên đoàn các tổ chức Hồi giáo (Majlis Islam Ala Indonesia - MIAI) năm 1937; Liên đoàn các đảng dân tộc Indonesia (Gaboengan Politiek Indonesia - GAPI) tháng 4/1939. Các hoạt động đấu tranh giành độc lập trong những năm 1927 - 1941 ở Indonesia diễn ra khá sôi nổi và có những bước tiến nhất định so với giai đoạn trước năm 1927, theo đó, con đường đấu tranh giành độc lập đã dần hình thành rõ nét. Đó là con đường đoàn kết, thống nhất các lực lượng chính trị nhằm tạo ra sức mạnh của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập. 2.2.1.3. Các hoạt động đấu tranh trên lĩnh vực văn học Trong những năm 1920 - 1930, nhiều nhà văn, nhà thơ hiện đại đã thể hiện sự phản kháng đối với chính quyền thực dân bằng cách khôi phục lại những giá trị truyền thống. Nổi bật nhất có thể kể đến Sanusi Pane (1905 - 1968). Cùng với hoạt động của nhóm các nhà văn, nhà thơ truyền thống là nhóm các nhà văn, nhà thơ hiện đại, đứng đầu là Takdir Alisyahbana (sinh năm 1908). Tác giả Jamaluddin (Adinegoro) cũng là một trong những tác giả tiêu biểu cho dòng văn học hiện đại. Các tác phẩm tiêu biểu ra đời trong những năm trước chiến tranh thế giới thứ hai như: “Giương cánh buồm” (Layar Terkembang) của Takdir Alisyahbana, xuất bản năm 1936; “Xiềng xích” (Belenggu) của Armin Pane, xuất bản năm 1939. Nhìn chung, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn học diễn ra khá sôi nổi. Thông qua các bài văn, bài thơ, tiểu thuyết, các tác giả đã phản ánh được phần nào những mặt trái của chế độ thực dân, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, tư tưởng 12 đoàn kết, thống nhất góp phần rất lớn vào bước chuyển mình của cách mạng Indonesia ở giai đoạn sau. 2.2.2. Đấu tranh giành độc lập trong những năm 1942 - 1945 2.2.2.1. Các hoạt động đấu tranh vũ trang Các cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên chủ yếu diễn ra ở các đảo ngoài Java và do giai cấp nông dân tiến hành, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nhân dân Aceh (tháng 11/1942); “Cuộc nổi loạn Pontianak” (từ giữa năm 1943 đến đầu năm 1944) ở Tây Nam Kalimantan; “chiến tranh Majang Desa” (từ tháng 5 đến tháng 8/1945) ở quận Sanggau, cuộc nổi dậy của nông dân ở Java (1944); Cuộc khởi nghĩa của binh lính người Indonesia trong quân đội Nhật ở Blitar ngày 14/2/1945. Mặc dù đều bị chính quyền quân phiệt dập tắt bằng các cuộc đàn áp, nhưng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, hình thức đấu tranh vũ trang đã trở lại trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở Indonesia và có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ cho giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức đấu tranh chính trị ở các đô thị. 2.2.2.2. Các hoạt động đấu tranh chính trị Trong thời kỳ Nhật chiếm, tất cả các hoạt động đấu tranh bất hợp tác dù ở đô thị hay nông thôn đều bị đàn áp và cấm đoán, nhóm các nhà hoạt động cách mạng chống Nhật đều bị bắt bớ, giam cầm. Vì vậy, Sukarno và Hatta đã quyết định đấu tranh chính trị bằng phương thức hợp tác ôn hòa với người Nhật, thông qua đó, đề đạt những yêu cầu của Indonesia với việc trao trả độc lập của Nhật. Tháng 3/1943, Sukarno chủ trương vận động thành lập tổ chức Trung tâm sức mạnh của Nhân dân (Pusat Tenaga Rakyat - PUTERA) nhằm biến PUTERA thành một tổ chức thống nhất phong trào đấu tranh chính trị ở Indonesia, để khuyến khích và cổ vũ hơn nữa tinh thần dân tộc. Ngày 1/3/1944, chính quyền Nhật giải tán PUTERA và thay bằng một tổ chức mới, lấy tên là Hiệp hội Dịch vụ Nhân dân (Djawa Hokokai), do người Nhật chỉ huy, Sukarno và Hasjim Asj’ari làm cố vấn. Cùng với đấu tranh vũ trang, các hoạt động đấu tranh chính trị hợp pháp, ôn hòa cũng góp phần thúc đẩy hơn nữa tinh thần đoàn kết dân tộc, buộc người Nhật phải suy nghĩ nhiều hơn cho câu hỏi: bao giờ trao trả độc lập cho Indonesia. 2.2.2.3. Các hoạt động đấu tranh trên lĩnh vực văn học Cuộc đấu tranh giành độc lập trong lĩnh vực văn học ở Indonesia trong suốt thời kỳ Nhật chiếm vẫn diễn ra khá sôi nổi dù chính quyền Nhật thực hiện nhiều biện pháp cấm đoán nặng nề hơn so với thời kỳ Hà Lan cai trị. Một trong những nhà văn tiêu biểu thời kỳ này là Idrus (1921 - 1979) với cuốn truyện ngắn nổi tiếng: “Kota - Harmonie” (xuất bản năm 1943). Nếu trong lĩnh vực văn xuôi có Idrus, thì trong thơ ca có Chairil Anwar (1922 - 1949) với tác phẩm “Diponegoro” (1943). Các tác phẩm tuy không chĩa mũi nhọn vào quân phiệt Nhật, nhưng cũng tố cáo phần nào cuộc sống cực khổ của người dân dưới ách chiếm đóng của Nhật, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tạo cơ sở cho đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Indonesia phát triển mạnh và đi tới thắng lợi cuối cùng. 13 2.2.2.4. Các hoạt động đấu tranh nghị trường để chuẩn bị cho thành lập chính quyền mới Trong những năm 1943 - 1944, mặc dù phong trào đấu tranh chính trị diễn ra khá sôi nổi, nhưng người Nhật vẫn tỏ ra khá mờ hồ trong việc giải quyết vấn đề trao trả độc lập của Indonesia. Đến cuối năm 1944, đầu năm 1945, khi quân Nhật ngày càng suy thoái trên mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương, thì những nhượng bộ của Nhật đối với vấn đề độc lập của Indonesia mới thực sự được thúc đẩy. Nhân cơ hội đó, các nhà lãnh đạo cách mạng đã mở một hình thức đấu tranh mới - đấu tranh nghị trường, nhằm đưa người Indonesia vào các vị trí của chính quyền mới, nhằm chuẩn bị cho độc lập. Tháng 9/1943, chính quyền Nhật thành lập Hội đồng cố vấn Trung ương và Sukarno được bổ nhiệm làm Chủ tịch cơ quan này. Tháng 9/1944, Đội quân tiên phong (Barisan Pelopor) cũng được thành lập để đào tạo lực lượng cho chiến tranh du kích. Ngày 1/3/1945, Ủy ban điều tra độc lập Indonesia (Badan Penyelidik Usaha Persiapan Kemerdekaan Indonesia - BPUKI) đã được thành lập, bao gồm hầu hết các nhà lãnh đạo phong trào cách mạng quốc gia như: Sukarno, Hatta, Agus Salim, Ki Hajar Dewantoro, Soetardjo, Taman Siswa, Radjiman Wedioningrat, để dự thảo Hiến pháp Indonesia; dự thảo các cơ quan của chính phủ, trong đó bầu chức Tổng thống và Phó Tổng thống. BPUKI cũng dựa trên 5 nguyên tắc mà Sukarno đưa ra trong phiên họp đầu tiên vào ngày 1/6/1945 để làm cơ sở cho sự thống nhất đất nước. Sau này, 5 nguyên tắc đó trở thành Pancasila - hệ tư tưởng cho nền độc lập dân tộc Indonesia. 2.2.2.5. Tuyên bố độc lập và giành chính quyền tháng 8/1945 ở Indonesia Ngày 7/8/1945, sau khi biết chắc chắn rằng Liên Xô sẽ tham chiến ở mặt trận châu Á Thái Bình Dương, Nhật tuyên bố giải thể BPUKI và thay thế bằng Ủy ban Chuẩn bị độc lập Indonesia (Panitia Persiapan Kemerdekaan Indonesia - PPKI) do Sukarno và Hatta lãnh đạo, bao gồm 27 thành viên đến từ khắp quần đảo. Ngày 8/8/1945, Sukarno, Hatta, Radjiman cùng một số lãnh đạo khác của Indonesia đã tới Đà Lạt (Việt Nam) để trao đổi về ngày tuyên bố độc lập được đề ra sớm hơn dự kiến là ngày 24/8/1945, và PPKI sẽ họp vào ngày 19/8/1945. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, tầng lớp pemuda sôi nổi (trí thức, thanh niên yêu nước) đã bắt cóc Sukarno và Hatta lúc 4 giờ sáng ngày 16/8/1945 và đưa đến thị trấn Rengasdengkloc, phía tây nam Djakarta, để yêu cầu họ Tuyên bố độc lập không chậm trễ. Ngày 17/8/1945, trước cửa ngôi nhà số 56, phố Pegansan Timua, bản Tuyên ngôn độc lập đã được đọc lên một cách ngắn gọn và súc tích. Mặc dù lời lẽ của Tuyên ngôn thật khéo léo khi nói về việc chuyển giao chính quyền, nhưng bản Tuyên ngôn đã được nhân dân Indonesia đón nhận như một hiệu triệu, kêu gọi khởi nghĩa giành chính quyền ở khắp nơi. Công cuộc giành chính quyền sau Tuyên bố độc lập đã diễn ra thành công mà ít đổ máu. 14 CHƢƠNG 3: ĐẤU TRANH CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở INDONESIA (1945 - 1965) 3.1. Những nhân tố mới tác động đến quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1945 - 1965) 3.1.1. Tình hình thế giới và khu vực sau Chiến tranh thế giới thứ hai Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, tác động đến quá trình củng cố độc lập ở Indonesia: Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong chiến tranh thế giới thức hai; Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới; Sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ trong mọi vấn đề của quan hệ quốc tế; Sự tái xâm lược của các cường quốc phương Tây đối với các thuộc địa Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai vẫn phát triển mạnh mẽ, cùng thống nhất lại với nhau trong một tổ chức chung - Phong trào Không liên kết. Ở Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đã làm sụp đổ từng bước hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, buộc các nước đế quốc phải rút khỏi nơi đây. Sau khi giành được độc lập, một số quốc gia ở Đông Nam Á vừa phải tiến hành kháng chiến để bảo vệ độc lập dân tộc, vừa phải bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, củng cố độc lập. 3.1.2. Sự thay đổi của tình hình Indonesia sau Tuyên bố độc lập tháng 8/1945 Ngay sau lời Tuyên bố độc lập (17/8/1945), nhân dân Indonesia đã thành lập chính phủ mới của riêng mình, Sukarno được bầu làm Tổng thống, Hatta làm phó Tổng thống, Sjahrir làm Thủ tướng Chính phủ. PPKI chính thức phê chuẩn Hiến pháp đã được dự thảo trước đó. Ngày 22/8, PPKI đã ra quyết định thành lập Ủy ban Trung ương Quốc gia Indonesia (Komite Nasional Indonesia Pusat - KNIP) và được coi như Quốc hội tạm thời. Ngày 3/6/1947, Chính phủ thành Quân đội Quốc gia Indonesia (Tentara Nasional Indonesia - TNI). Cuối tháng 8, đầu tháng 9/1945, thực dân Hà Lan núp bóng quân Anh quay trở lại xâm lược Indonesia. Từ giữa tháng 7/1947 đến đầu năm 1949, Hà Lan đã phát động chiến dịch Product (21/7 - 5/8/1947) và chiến dịch Crow (19/12/1948 - 5/1/1949). Trong cả hai chiến dịch, Hà Lan đều đem một lực lượng quân viễn chinh lớn với khối lượng vật chất chiến tranh tốn kém. Mặc dù, Hà Lan đã kiểm soát được hầu hết các khu vực trung tâm của quần đảo (Java và một phần Sumatra), nhưng từ đây, nhưng lại phải đối mặt với một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ phía nhân dân Indonesia. 3.2. Đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nƣớc 3.2.1. Đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc 3.2.1.1. Các hoạt động đấu tranh vũ trang Các hoạt động đấu tranh vũ trang của nhân dân Indonesia nhằm bảo vệ độc lập dân tộc đã được tiến hành ngay từ khi quân đội Anh tiến vào giải giáp quân đội Nhật. Trong cuộc chiến đấu chống lại hai chiến dịch: Product và Crow, nhân dân Indonesia cùng với quân đội đã tiến hành các hoạt động đấu tranh du kích, làm nao núng tinh thần của binh lính Hà Lan, đồng thời làm phá sản kế hoạch bình định. 15 Tháng 8/1949, lệnh ngừng bắn được tuyên bố trên toàn lãnh thổ Indonesia. 3.2.1.2. Các hoạt động đấu tranh trên bàn đàm phán Cuộc đàm phán đầu tiên giữa Hà Lan và Cộng hòa Indonesia diễn ra trong cuối năm 1945, đầu năm 1946, với đại diện phía Hà Lan là Thống đốc Van Mook và đại diện phía Cộng hòa Indonesia là Sukarno, và sau này là Sjahrir. Ngày 25/3/1947, tại Jakarta, chính phủ Cộng hòa Indonesia đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Lingadjati. Với Hiệp định này, lần đầu tiên Cộng hòa Indonesia đã buộc Hà Lan phải công nhận chủ quyền của Indonesia với hai đảo Java và Sumatra. Ngày 17/1/1948, Hiệp định Renville được ký kết. Ngày 30/12/1949, Hà Lan đã kí với Indonesia Hiệp định La Hay, chính thức chấm dứt nền thống trị trực tiếp kéo dài hơn 3 thế kỷ ở nước này. 3.2.2. Đấu tranh thống nhất đất nƣớc Sau khi Hiệp định La Hay được kí kết, chính phủ và nhân dân Indonesia tiếp tục đấu tranh để xóa bỏ thể chế Liên bang, thiết lập thể chế Cộng hòa, thống nhất đất nước. Ngày 17/8/1950, nước Cộng hòa Indonesia thống nhất đã được phục hồi sau 5 năm đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân nước này cho sự thống nhất. 3.3. Đấu tranh củng cố độc lập dân tộc (1950 - 1965) 3.3.1. Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị Trong suốt 15 năm (1950 - 1965), trải qua hai mô hình chính trị: dân chủ tự do (1950 - 1957) và dân chủ có chỉ đạo (1957 - 1965), chính phủ Indonesia đã thi hành nhiều biện pháp để cố gắng để xây dựng một hệ thống chính trị dân chủ. Biện pháp thứ nhất, xây dựng hệ thống chính trị dựa trên sự tồn tại của nhiều đảng phái. Biện pháp thứ hai, thay đổi nội các để xoa dịu mâu thuẫn giữa các phe phái chính trị. Biện pháp thứ ba, Tổng thống liên kết với PKI để tạo ra sức mạnh đối trọng với lực lượng quân đội. 3.2.2. Phát triển nền kinh tế - văn hóa độc lập, tự chủ Sau khi đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, nhà nước và nhân dân Indonesia bắt tay vào công cuộc phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Để khắc phục những khó khăn trước mắt, trong những năm 1950 - 1957, Chính phủ Indonesia thực hiện chính sách “kinh tế tự do”, với mục tiêu chính đưa nền kinh tế ra khỏi tầm kiểm soát của tư bản nước ngoài về tay người Indonesia, khôi phục lại nền kinh tế bằng mức trước chiến tranh. Năm 1957, đường lối phát triển kinh tế “có chỉ đạo” được xây dựng nhằm phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ, mang tính chất khép kín và tập trung dưới sự chỉ đạo của Nhà nước. Nội dung của đường lối phát triển nền kinh tế “có chỉ đạo” như sau: Thứ nhất, phát triển khu vực kinh tế của Nhà nước: quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của tư bản nước ngoài, củng cố vai trò củaNhà nước với nền kinh tế, hình thành các cơ sở kinh tế quốc doanh. Thứ hai, thực hiện kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân, thông qua kế hoạch tám năm (1960- 1968). Thứ ba, chính sách của Nhà nước có sự điều chỉnh theo hướng có lợi cho các thành phần kinh tế quốc doanh, vừa khống chế vừa liên kết với tư bản người Hoa. Thứ tư, sử dụng hệ thống ngân hàng quốc gia như là phương tiện vay vốn và chi tiêu của Nhà nước. 16 Cùng với đó, các chính sách văn hóa cũng được chính quyền mới thực hiện, nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của văn hóa thực dân, xây dựng nền văn hóa dân tộc hiện đại, dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống. 3.3.3. Thi hành chính sách đối ngoại nhằm nâng cao vị thế của Indonesia trên trƣờng quốc tế 3.3.3.1. Chính sách ngoại giao với Hà Lan và vấn đề thu hồi miền Tây Irian Sau Hội nghị Bàn tròn (12/ 1949), chính phủ Hà Lan và chính phủ Indonesia không tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết tranh chấp miền Tây Irian. Vào các năm: 1950, 1952, 1954, Indonesia đã tổ chức những cuộc gặp gỡ với đại diện Hà Lan để thảo luận về vấn đề Tây Irian. Sự khác nhau về lập trường của hai nước trong vấn đề Tây Irian đã buộc Indonesia phải dừng đàm phán và đưa ý kiến lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Từ năm 1955, Indonesia đã đấu tranh cho việc khởi tạo các nghị định thư liên quan đến việc bãi bỏ Liên minh Hà Lan - Indonesia. Năm 1956, Indonesia đơn phương tuyên bố bãi bỏ Liên minh Hà Lan - Indonesia. Cuối năm 1959, đầu năm 1960, các nhóm nhỏ vũ trang của Indonesia đã bắt đầu xâm nhập vào Tây Irian để tấn công Hà Lan. Tình hình vô cùng nghiêm trọng và chiến tranh dự kiến sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Trước áp lực của Mĩ và dư luận quốc tế, Hà Lan buộc ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_qua_trinh_dau_tranh_gianh_va_cung_co_doc_lap.pdf
Tài liệu liên quan