Quản lý chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện
a) Hệ thống QLCL tại bệnh viện.
- Các yếu tố của hệ thống QLCL bệnh viện: Theo tổ chức quốc về về tiêu
chuẩn hóa thì một hệ thống QLCL bao gồm 3 yếu tố: cơ cấu tổ chức; các quy
định mà tổ chức phải tuân thủ; các quá trình. Như vậy, hệ thống quản lý chất
lượng KCB tại bệnh viện sẽ bao gồm các yếu tố: Cơ cấu tổ chức của bệnh viện;
các quy định mà bệnh viện tuân thủ gồm nhiều loại bao gồm các nguyên tắc,
các tiêu chuẩn, các yêu cầu, quy chế chuyên môn như hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị, quy trình kỹ thuật, các quy chế nội bộ, các hướng dẫn, các nội quy vv;
các quá trình. Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau để biến
đầu vào thành đầu ra.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng KCB tại bệnh viện: Trước tiên
phải lựa chọn được hệ thống quản lý chất lượng phù hợp; sau khi lựa chọn, lập
kế hoạch xây dựng bao gồm: xây dựng hệ thống kế hoạch tổng thể và hệ thống
các kế hoạch chi tiết, lộ trình, thời gian thực hiện, kinh phí và quy mô phạm vi
áp dụng vv; xây dựng hệ thống QLCL gồm các công việc: Thiết lập cơ cấu tổ
chức về chất lượng; bổ nhiệm lãnh đạo, thành lập phòng, ban, tổ, đội, nhóm
điều phối, tư vấn nếu cần, các hội đồng của bệnh viện như Hội đồng chất
lượng, Hội đồng khoa học, Hội đồng thuốc và điều trị vv; đánh giá hệ thống
QLCL. Đánh giá được thực hiện ở 3 hình thức: Đánh giá nội bộ - đánh giá của
bên thứ nhất; đánh giá của người bệnh và gia đình người bệnh – đánh giá của
bên thứ hai; đánh giá chứng nhận – đánh giá của bên thứ ba; duy trì và phát
triển hệ thống QLCL.b) Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống QLCL tại bệnh viện: Nguyên
tắc định hướng khách hàng; coi trọng yếu tố con người trong QLCL; QLCL
phải đồng bộ và toàn diện; QLCL phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm
bảo và cải tiến chất lượng. Đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng là hai vấn
đề có liên quan tới nhau; QLCL phải đảm bảo tính quá trình; nguyên tắc kiểm
tra.
c) Các mô hình quản lý chất lượng phổ biến áp dụng tại bệnh viện: Thứ
nhất, hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO. Cải cách hành chính của một số
nước cũng đề cập đến vấn đề này và coi đó như cách thức để hoàn thiện chất
lượng dịch vụ công dân; thứ hai, Chu trình PDCA. Chu trình này dựa trên
phương pháp khoa học được phát triển từ tác phẩm của Francis Bacon năm
1620, mô tả tiến trình 3 bước là “giả thuyết” – “thực nghiệm” – “lượng giá”;
thứ ba, mô hình 6 sigma: 6 Sigma là một phương pháp được tiến hành một cách
chặt chẽ, khoa học, tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả các kỹ thuật và các
nguyên tắc QLCL đã được thừa nhận; thứ tư, quản lí tinh gọn (Lean) bắt nguồn
từ Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và đã được dần triển khai xuyên suốt các
hoạt động của Toyota từ những năm 1950.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý chất lương khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CB với các loại hình
khác nhau như bệnh viện, phòng khám ... Quy định tiêu chuẩn tối thiểu để đảm
bảo chất lượng KCB của bệnh viện; thứ hai, quy định tiêu chuẩn năng lực đối
với người hành nghề và đội ngũ lãnh đạo quản lý bệnh viện như người hành
nghề phải có CCHN và chỉ được hành nghề theo phạm vi hoạt động chuyên
môn được cấp trong CCHN; thứ ba, quy định tổ chức bộ máy, đội ngũ bao gồm
cả cán bộ có CCHN và đội ngũ cán bộ khác của cơ sở KCB và tổ chức bộ máy,
nhân lực của cơ quan, đơn vị làm công tác QLCL; thứ tư, quy định vai trò,
trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý chất lượng KCB, các điều kiện
hỗ trợ như đào tạo, tập huấn, thu hút kinh phí cho hoạt động QLCL.
Để việc ban hành và triển khai thực hiện pháp luật về QLCL đi vào thực
tiễn cuộc sống, việc xây dựng và ban hành phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Đảm bảo tính phù hợp, cần phải xác định đúng các vấn đề ưu tiên, cấp thiết đặt
ra trong quản lý chất lượng KCB; đảm bảo tính hợp pháp, tính thống nhất của
văn bản QPPL. Việc xây dựng các văn bản QPPL về QLCL phải phù hợp với
Hiến pháp, Luật và không được trái và trùng lặp với các Luật khác và tạo nên
hệ thống văn bản QPPL đồng bộ thống nhất; tuân thủ thẩm quyền, trình tự, thủ
tục, hình thức ban hành văn bản QPPL; đảm bảo tính công khai, minh bạch
trong quá trình xây dựng văn bản QPPL; đảm bảo độ tin cậy, tính khách quan
bình đẳng và công bằng đối với các chủ thể và khách thể liên quan đến hoạt
động quản lý chất lượng KCB .
c) Tổ chức bộ máy, phát triển đội ngũ QLNN và cán bộ làm công tác
QLCL ở các bệnh viện. Việc xây dựng tổ chức bộ máy phải đảm bảo các
nguyên tắc: Thứ nhất, tổ chức bộ máy trong một thể thống nhất, phù hợp với
chức năng nhiệm vụ, có cơ cấu hợp lý, tinh gọn, hiệu quả; thứ hai, có sự phân
công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận cấu thành và các cá nhân
lãnh đạo và cán bộ thuộc đơn vị, có hệ thống quy chế hoạt động phối hợp, tránh
chồng chéo giữa các bộ phận; thứ ba, cùng với việc xây dựng tổ chức bộ máy,
cần thết xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN và QLCL
tại đơn vị.
d) Hỗ trợ và huy động các nguồn lực cho hoạt động quản lý chất lượng
KCB: Muốn đưa chiến lược, chương trình kế hoạch và pháp luật vào thực tế
cuộc sống, cùng với hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ QLNN, cần phải có
nguồn lực bao gồm cả tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý
chất lượng KCB.
đ) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động quản lý chất lượng
KCB: Công tác thanh kiểm tra là một trong những nội dung quan trọng không
thể thiếu được của QLNN bằng pháp luật nhằm bảo đảm cho bộ máy quản lý
vận hành theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của
QLNN.
2.2.2.2. Quản lý chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện
a) Hệ thống QLCL tại bệnh viện.
- Các yếu tố của hệ thống QLCL bệnh viện: Theo tổ chức quốc về về tiêu
chuẩn hóa thì một hệ thống QLCL bao gồm 3 yếu tố: cơ cấu tổ chức; các quy
định mà tổ chức phải tuân thủ; các quá trình. Như vậy, hệ thống quản lý chất
lượng KCB tại bệnh viện sẽ bao gồm các yếu tố: Cơ cấu tổ chức của bệnh viện;
các quy định mà bệnh viện tuân thủ gồm nhiều loại bao gồm các nguyên tắc,
các tiêu chuẩn, các yêu cầu, quy chế chuyên môn như hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị, quy trình kỹ thuật, các quy chế nội bộ, các hướng dẫn, các nội quy vv;
các quá trình. Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau để biến
đầu vào thành đầu ra.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng KCB tại bệnh viện: Trước tiên
phải lựa chọn được hệ thống quản lý chất lượng phù hợp; sau khi lựa chọn, lập
kế hoạch xây dựng bao gồm: xây dựng hệ thống kế hoạch tổng thể và hệ thống
các kế hoạch chi tiết, lộ trình, thời gian thực hiện, kinh phí và quy mô phạm vi
áp dụng vv; xây dựng hệ thống QLCL gồm các công việc: Thiết lập cơ cấu tổ
chức về chất lượng; bổ nhiệm lãnh đạo, thành lập phòng, ban, tổ, đội, nhóm
điều phối, tư vấn nếu cần, các hội đồng của bệnh viện như Hội đồng chất
lượng, Hội đồng khoa học, Hội đồng thuốc và điều trị vv; đánh giá hệ thống
QLCL. Đánh giá được thực hiện ở 3 hình thức: Đánh giá nội bộ - đánh giá của
bên thứ nhất; đánh giá của người bệnh và gia đình người bệnh – đánh giá của
bên thứ hai; đánh giá chứng nhận – đánh giá của bên thứ ba; duy trì và phát
triển hệ thống QLCL.
b) Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống QLCL tại bệnh viện: Nguyên
tắc định hướng khách hàng; coi trọng yếu tố con người trong QLCL; QLCL
phải đồng bộ và toàn diện; QLCL phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm
bảo và cải tiến chất lượng. Đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng là hai vấn
đề có liên quan tới nhau; QLCL phải đảm bảo tính quá trình; nguyên tắc kiểm
tra.
c) Các mô hình quản lý chất lượng phổ biến áp dụng tại bệnh viện: Thứ
nhất, hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO. Cải cách hành chính của một số
nước cũng đề cập đến vấn đề này và coi đó như cách thức để hoàn thiện chất
lượng dịch vụ công dân; thứ hai, Chu trình PDCA. Chu trình này dựa trên
phương pháp khoa học được phát triển từ tác phẩm của Francis Bacon năm
1620, mô tả tiến trình 3 bước là “giả thuyết” – “thực nghiệm” – “lượng giá”;
thứ ba, mô hình 6 sigma: 6 Sigma là một phương pháp được tiến hành một cách
chặt chẽ, khoa học, tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả các kỹ thuật và các
nguyên tắc QLCL đã được thừa nhận; thứ tư, quản lí tinh gọn (Lean) bắt nguồn
từ Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và đã được dần triển khai xuyên suốt các
hoạt động của Toyota từ những năm 1950.
2.2.3. Những yếu tố tác động đến chất lượng và quản lý chất lượng khám
chữa bệnh của bệnh viện công lập
2.2.3.1. Môi trường chính trị - hành chính và chính sách của Nhà nước
QLNN về chất lượng KCB của bệnh viện phải phù hợp với các quan
điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, phù hợp với các chính sách và
hệ thống thể chế của Nhà nước.
Các chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực KCB phù hợp, không chỉ
góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về chất lượng KCB mà
còn góp phần vào việc đảm bảo, đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng tăng cao của
nhân dân.
2.2.3.2. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế xã hội và sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học kỹ thuật và công nghệ
Toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và
công nghệ có nhiều tích cực, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng của khoa học
công nghệ về y tế. Toàn cầu hóa, bên cạnh mặt tích cực, cũng có mặt hạn chế,
tiêu cực, có thể làm mất đi bản sắc văn hóa của quốc gia, khu vực và là nguyên
nhân lây truyền dịch bệnh nhanh chóng giữa các quốc gia, khu vực. Vì thế,
trong hoạt động KCB và QLCL khám, chữa bệnh, cần thiết phải có chính sách
và giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề mà toàn cầu hóa, sự phát triển
của khoa học kỹ thuật và công nghệ mang lại cả về khía cạnh tích cực và tiêu
cực.
2.2.3.3 Sự thay đổi mô hình bệnh tật, biến động về dân số và nhu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao
Hiện nay, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sự phát triển KTXH kéo
theo sự thay đổi của mô hình bệnh tật. Bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh,
bệnh lây nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp, dịch bệnh thường xuyên xảy ra,
nguy cơ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới nổi, vấn đề kháng
kháng sinh đang trở nên ngày càng trầm trọng vv. Sự gia tăng dân số, tốc độ già
hóa nhanh, giai đoạn dân số vàng đã đi qua cũng là một trong những nguyên
nhân làm tăng nhu cầu KCB của người dân. Điều đó tác động lớn đến công tác
KCB.
Như vậy, với sự thay đổi mô hình bệnh tật, biến động dân số và nhu cầu
KCB ngày càng tăng cao của nhân dân, cần có chính sách, chiến lược và đổi
mới quản lý hoạt động KCB, đặc biệt là công tác QLCL khám chữa bệnh của
bệnh viện công lập.
2.2.3.4. Nguồn nhân lực
Trong quản trị chất lượng, con người giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong
quá trình hình thành, đảm bảo chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ. Trong quản lý chất lượng KCB của bệnh viện, nhân lực trong bộ máy quản
lý và nhận lực là đội ngũ những người làm chuyên môn trực tiếp cung ứng dịch
vụ KCB có vai trò chủ đạo, quyết định, có tác động ảnh hưởng lớn đến chất
lượng và QLCL dịch vụ KCB.
2.2.3.5. Lãnh đạo và quản lý
Lãnh đạo (Leadership) và quản lý (Management) là hai thuật ngữ được
sử dụng nhiều trong quản lý con người, tổ chức và xã hội. Trong quản lý nói
chung, một trong những yếu tố quyết định đường lối, sự thành công là vai trò
của người lãnh đạo, quản lý. Chính vì vậy, tất cả các nước đều quan tâm đến
phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tương lai, mặc dù mức độ
quan tâm có thể khác nhau. Nhiều nước đã coi phát triển đội ngũ lãnh đạo,
quản lý như là một chiến lược dài hạn của phát triển nguồn nhân lực trong các
cơ quan nhà nước và tổ chức, đơn vị sự nghiệp.
Quản lý chất lượng KCB của bệnh viện trong xu thế toàn cầu hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế, sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi cơ
chế hoạt động, cơ chế tài chính, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ lãnh đạo,
quản lý giỏi.
2.2.3.6. Cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với bệnh viện
Trong thời kỳ đổi mới, có sự chuyển đổi vai trò quản lý của Nhà nước
đối với công tác y tế. Khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống y tế đã có
những đổi mới quan trọng: Từ chế độ KCB miễn phí hoàn toàn sang chế độ thu
một phần viện phí; thực hiện chính sách BHYT bắt buộc đối với người dân;
phát triển hành nghề y tư nhân; mở cửa thị trường thuốc chữa bệnh và đổi mới
cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Những đổi mới nói trên và đặc biệt đổi mới về cơ chế hoạt động, cơ chế
tài chính đối với bệnh viện công lập có tác động lớn đến hệ thống quản lý nhà
nước và QLCL khám chữa bệnh tại bệnh viện, vì thế trong hoạt động QLCL,
chúng ta phải quan tâm đến vấn đề này để đề ra những giải pháp phù hợp.
2.2.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh và
bài học cho Việt Nam
2.2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh
a) Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất lượng khám, chữa bệnh
Hiện nay, trên thế giới nhiều nước áp dụng chiến lược quốc gia về chất
lượng dựa trên sự pha trộn giữa bắt buộc và tự nguyện về QLCL. Các chính
sách, chiến lược, kế hoạch về QLCL khám chữa bệnh được ban hành dưới hình
thức là luật, nghị định hay thông tư hướng dẫn.
b) Kinh nghiệm xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khám, chữa
bệnh của bệnh viện
Bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện được xây dựng dựa trên sự đồng
thuận của các cơ quan Bộ Y tế, hiệp hội y khoa, hiệp hội bệnh viện tuỳ theo bối
cảnh và cấu trúc hệ thống y tế của từng nước. Hiệp hội Quốc tế về Chất lượng
CSSK (The International Society for Quality in Health Care-ISQua) đã đưa ra
nguyên tắc cơ bản và khung yêu cầu cho việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng
cơ sở KCB
Phiên bản 3.0 năm 2007 đưa ra 6 nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chuẩn chất
lượng gồm: Một là, cải tiến chất lượng; hai là, tập trung vào người bệnh và
người sử dụng dịch vụ; ba là, lập kế hoạch và thực hiện của tổ chức; bốn là, an
toàn; năm là, xây dựng tiêu chuẩn; sáu là, đo lường tiêu chuẩn.
Ở Thái Lan cũng xây dựng một bộ chỉ số đánh giá chất lượng riêng cho
các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế với tổng số 42 chỉ số trong 6 nhóm: nhóm chỉ
số thông tin chung về cơ sở y tế: 10 chỉ số; nhóm chỉ số về đầu vào cơ sở vật
chất: 7 chỉ số; nhóm chỉ số quá trình và đầu ra lâm sàng: 10 chỉ số; nhóm chỉ số
quá trình và đầu ra cho dịch vụ: 9 chỉ số; nhóm chỉ số về chất lượng quản lý: 3
chỉ số; nhóm chỉ số về hệ thống và quá trình QLCL: 3 chỉ số.
c) Kinh nghiệm về tổ chức đánh giá và chứng nhận chất lượng khám,
chữa bệnh của bệnh viện
Thập niên của những năm 1990 có sự phát triển nhanh chóng với sự ra
đời các tổ chức tiêu chuẩn và thẩm định chất lượng bệnh viện tại các nước châu
Âu, Úc, Mỹ và một số quốc gia Châu Á, Phi.
Tổ chức đánh giá và chứng nhận chất lượng bệnh viện thường là một tổ
chức phi lợi nhuận hoạt động mang tính chất quốc tế hoặc trong phạm vi quốc
gia.
Tính đến tháng 11/2011, có 19 tổ chức đánh giá và chứng nhận chất
lượng được ISQua công nhận dựa trên các tiêu chuẩn về tổ chức đánh giá chất
lượng từ bên ngoài do ISQua đưa ra.
ISQua cũng thẩm định các bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện do các tổ
chức tiêu chuẩn và thẩm định xây dựng. Đến nay, đã có 35 bộ tiêu chuẩn của
21 tổ chức đã được ISQua thẩm định.
d) Kinh nghiệm về chương trình đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh
của Ma-lay-xi-a
Mục tiêu của Chương trình đảm bảo chất lượng là đàm bảo cho bệnh
nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng có thể được hưởng lợi ích cao nhất ở
các dịch vụ của Bộ Y tế với nguồn lực cho phép.
Với các chỉ số y tế quốc gia, những chỉ số phổ biến nhất được sử dụng để
đánh giá chấp lượng CSSK. Các chỉ số được quan tâm nhiều ở các vùng khác
nhau được chọn làm chỉ số đánh giá chung cho hầu hết các bệnh viện.
Với các chỉ số đo lường cụ thể ở bệnh viện, có thể nhận ra những thiếu
sót cụ thể cho từng bệnh viện. Sau khi tiến hành điều tra đánh giá quá trình
thực hiện công tác CSSK của bệnh viện sẽ xác định được những mặt yếu kém.
Trong hoàn cảnh bệnh viện đó, HSA được coi là công cụ hữu ích để phát
triển các kỹ năng của chương trình đảm bảo chất lượng.
Các bước tiến hành chương trình đảm bảo chất lượng gồm 8 bước, được
tiến hành thành một chu trình khép kín.
2.2.4.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Một là, hoàn thiện thể chế quản lý chất lượng KCB, theo đó xây dựng
khung pháp lý về quản lý chất lượng KCB của bệnh viện.
Hai là, nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn, mô hình, phương pháp QLCL.
Ba là, về đo lường chất lượng, có thể xây dựng ban hành bộ công cụ
đánh giá chất lượng bệnh viện thống nhất áp dụng trong cả nước.
Bốn là, quy định bắt buộc các bệnh viện xây dựng chương trình hoặc kế
hoạch QLCL và tổ chức triển khai thực hiện theo hướng cải tiến, nâng cao chất
lượng KCB đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Năm là, hình thành tổ chức công nhận/ kiểm định chất lượng KCB đảm
bảo tính chuyên nghiệp và tính độc lập khách quan trong đánh giá chất lượng.
Kết luận Chương 2
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ở trong nước và nước ngoài, đồng
thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại như phân tích tài
liệu thứ cấp và phương pháp so sánh, Chương 2 của Luận án đã làm sáng tỏ cơ
sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện
công lập. Các kết quả nghiên cứu cụ thể của Chương 2 Luận án, đó là: Thứ
nhất, làm rõ khái niệm bệnh viện, phân loại bệnh viện, vai trò của bệnh viện và
bệnh viện công lập Việt Nam; thứ hai, làm sáng tỏ các khái niệm: Khám chữa
bệnh, chất lượng khám chữa bệnh, quản lý chất lượng và quản lý chất lượng
khám chữa bệnh của bệnh viện; thứ ba, phân tích làm rõ nội dung quản lý chất
lượng khám chữa bệnh của bệnh viện. Theo đó, quản lý chất lượng khám chữa
bệnh của bệnh viện bao gồm 2 cấp độ: Cấp độ vĩ mô - quản lý nhà nước về chất
lượng khám chữa bệnh và cấp độ vi mô - quản lý chất lượng khám chữa bệnh
tại bệnh viện; thứ tư, tìm hiểu, phân tích, chỉ ra một số yếu tố liên quan tác
động đến chất lượng và quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện; thứ
năm, tìm hiểu nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng khám
chữa bệnh, từ đó so sánh rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng
khám chữa bệnh của bệnh viện có thể áp dụng tại Việt Nam.
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA
BỆNH CỦA BỆNH VIỆN CÔNG LẬP VIỆT NAM
3.1. Thực trạng chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập
3.1.1. Khái quát hệ thống y tế Việt Nam
3.1.2. Khái quát hệ thống bệnh viện công lập Việt Nam
3.1.2.1. Hệ thống mạng lưới bệnh viện
Hệ thống bệnh viện công lập được chia làm 3 tuyến: Tuyến trung ương;
tuyến tỉnh gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc tỉnh, thành phố trong
đó có một số bệnh viện đóng vai trò như bệnh viện tuyến cuối của khu vực và
tuyến huyện.
3.1¬¬.2.2. Chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện
Năng lực, chất lượng điều trị ở các tuyến được nâng lên rõ rệt. Hệ thống
phác đồ, hướng dẫn điều trị nhiều loại bệnh được xây dựng, triển khai thống
nhất trong cả nước.
Nhiều kỹ thuật cao, công nghệ mới trong điều trị như ghép tạng, can
thiệp tim mạch, phẫu thuật nội soi, hỗ trợ sinh sản, y học hạt nhân... đã được
ứng dụng, làm chủ.
Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhất là triển khai mô hình bệnh
viện vệ tinh, kết hợp công tư, cải cách thủ tục hành chính trong KCB bước đầu
đã giảm được quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.
Đổi mới căn bản phương thức đánh giá chất lượng, phân loại bệnh viện
theo bộ tiêu chí phù hợp với quốc tế và chỉ số hài lòng của người dân.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong KCB, quản lý bệnh viện được đẩy
mạnh. Thực hiện kết nối mạng gần 14.000 cơ sở y tế trong cả nước với cơ quan
BHXH phục vụ giám định tự động BHYT và từng bước triển khai lập bệnh án
điện tử, quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân.
Số lượt KCB ngoại trú liên tục tăng qua các năm theo tất cả các tuyến
bệnh viện.
Số lượt người bệnh điều trị nội trú tăng đều qua các năm và cũng tăng ở
tất cả các tuyến bệnh viện.
Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện theo bộ công cụ 83 tiêu chí: Bảng
3.5 cho thấy điểm đánh giá chất lượng trung bình của các bệnh viện công lập
toàn quốc tăng đều qua các năm, chất lượng KCB của bệnh viện Trung ương
cao hơn bệnh viện tỉnh và huyện. Điều đó cho thấy chất lượng khám chữa bệnh
từng bước được nâng cao.
Điểm đánh giá chất lượng trung bình của bệnh viện công lập từ 2013 -
2015
Tuyến bệnh viện
Năm Trung ươngTỉnh/Thành phố
Huyện/ Quận Điểm trung bình các bệnh viện
2013 3,03 2,67 2,40
2,70
2014 3,40 2,80 2,55
2,92
2015 3,45 2,85 2,58
2,96
Điểm trung bình 3,29 2,77
2,51
3.2. Thực trạng quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công
lập Việt Nam
3.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước
3.2.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý chất lượng
khám chữa bệnh
Những kết quả đạt được: Trong giai đoạn vừa qua nhiều chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch về công tác y tế nói chung và KCB nói riêng đã được ban hành
để định hướng và hướng dẫn cũng như thực hiện các quan điểm, chủ trương
của Đảng, Nhà nước về công tác y tế, công tác KCB như:
Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI thông qua, xác định: “Phát triển mạnh sự nghiệp y tế,
nâng cao chất lượng công tác CSSK nhân dân. Đổi mới cơ chế hoạt động,
nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập theo hướng tự chủ, công
khai, minh bạch. Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng bệnh viện, từng
bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế”.
Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 đưa ra quan điểm: “Nhà nước thống
nhất quản lý vĩ mô, định hướng phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân thực hiện chăm sóc liên tục và toàn diện cho người
bệnh; lấy người bệnh làm trung tâm; xây dựng chương trình bảo đảm và cải
thiện chất lượng dịch vụ KCB; kiện toàn cơ chế xử lý, phản hồi ý kiến, bảo vệ
quyền lợi của người bệnh; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn QLCL phù hợp đối
với các bệnh viện ở Việt Nam, từng bước áp dụng chuẩn khu vực và quốc tế
trong khám bệnh, chữa bệnh. Thiết lập hệ thống quản lý, kiểm định và kiểm
soát chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ trung ương đến địa
phươngNâng cao năng lực quản lý bệnh viện, bảo đảm sử dụng hiệu quả
nguồn lực ở các bệnh viện; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện”.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành và triển
khai các quyết định quan trọng như: Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010
và tầm nhìn đến 2020 chỉ rõ việc hình thành mạng lưới KCB theo các tuyến kỹ
thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn; Quyết định
số 30/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển
mạng lưới KCB đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Kế hoạch số 39/KH-
BYT của Bộ Y tế về bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn
2016-2020; Quyết định số 4276/QĐ-BYT năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Phê duyệt “Chương trình hành động Quốc gia về nâng cao năng lực QLCL
khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2025”.
Quyết định số 2348/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới
với mục tiêu: Đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát
triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của
mạng lưới y tế cơ sở
Các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nói trên được ban hành
và triển khai thực hiện trong thực tế, thể hiện sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng
và Nhà nước ta. Với mục tiêu tăng cường và nâng cao chất lượng công tác y tế
nói chung và công tác KCB nói riêng, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và cũng thể hiện công tác quản lý chất
lượng KCB có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KTXH.
Hạn chế, bất cập: Một số chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
chậm được ban hành và bổ sung sửa đổi kịp thời, chưa sát với thực tế, tính khả
thi chưa cao. Bên cạnh đó việc tổ chức thực hiện ở các cấp Bộ ngành và địa
phương chưa quyết liệt, chưa chủ động và thiếu giải pháp đồng bộ.
3.2.1.2. Xây dựng và triển khai hệ thống pháp luật về quản lý chất lượng
khám chữa bệnh
Những kết quả đạt được
Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội khóa XII thông qua và ngày
04 tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước đã ký ban hành Lệnh số 17/2009/L-CTN
công bố Luật và có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2011. Đây là đạo luật đầu tiên
về khám bệnh, chữa bệnh, là một lĩnh vực quan trọng của ngành y tế Việt Nam.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về khám bệnh, chữa bệnh. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, mục tiêu nhất
quán là từng bước nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh nhằm
đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân
dân.
Thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh, Chính phủ đã ban hành 04 Nghị
định: Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số
86/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 quy định xử phạt vị phạm hành chính trong
khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 102/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 quy
định về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số
109/2016/NĐ-CP quy định hướng dẫn một số điều của Luật khám bệnh, chữa
bệnh thay thế Nghị định số 87/2011/NĐ-CP.
Bộ Y tế đã ban hành hơn 40 thông tư hướng dẫn thuộc 6 nhóm lĩnh vực
và vấn đề sau: Một là, quy định điều kiện cấp GPHĐ đối với các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh; hai là, quy định hoạt động chuyên môn trong khám bệnh,
chữa bệnh; ba là, quy định áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám
bệnh, chữa bệnh; bốn là, quy định sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám
bệnh, chữa bệnh; năm là, quy định chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh; sáu là, quy định các tổ chức chứng nhận chất lượng đối với cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, nhằm bảo đảm tính độc lập, công khai trong việc
đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện và phát huy các
nguồn lực xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
Bộ Y tế còn ban hành nhiều quy định hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật,
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, quy trình chuyên môn kỹ thuật trong khám
bệnh, chữa bệnh, về an toàn bức xạ, an toàn truyền máu, vv. Hàng trăm hướng
dẫn và quy trình kỹ thuật thuộc 28 chuyên ngành, chuyên khoa. Song song với
việc xây dựng ban hành các văn bản QPPL hướng dẫn thi hành Luật khám
bệnh, chữa bệnh và quy chế chuyên môn, Bộ Y tế có những chỉ đạo điều hành
giải quyết các vấn đề cấp bách, phát sinh như: Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 10
tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất
lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế; Chỉ thị số
03/CT-BYT ngày 01/4/2013 về việc tăng cường các giải pháp thực hiện tốt
Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Chỉ thị số 09/CT-
BYT ngày 22/11/2013 về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh
của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông qua đường
dây nóng; Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013, hướng dẫn quy trình
khám bệnh tại bệnh viện.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định khung về điều kiện
hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_chat_luong_kham_chua_benh_cua_benh_v.pdf