Tóm tắt Luận án Quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng Sông Hồng

QLDH theo tiếp cận ĐBCL ở trường THPT là quá trình Hiệu

trưởng thực hiện các biện pháp ĐBCL đầu vào, chất lượng quá trình

và chất lượng đầu ra. Các trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng

đã quan tâm đến vấn đề QLDH theo tiếp cận ĐBCL, Hiệu trưởng nhà

trường đã xây dựng kế hoạch và có những biện pháp tổ chức chỉ đạo

để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, trong công tác quản lý

còn nhiều bất cập về quản lý phát triển chương trình; về phát triển đội

ngũ giáo viên; về cơ sở vật chất; về hỗ trợ học sinh theo hướng

ĐBCL; về các chính sách giám sát, đánh giá

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và sản phẩm đầu ra đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của chương trình dạy học đề ra; đồng thời, tạo được sự hài lòng với người học, cha mẹ học sinh và xã hội. 1.2.4. Quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở trường Trung học phổ thông Theo tác giả luận án: Quản lý dạy học theo tiếp cận ĐBCL là tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến quá trình dạy học, giáo viên, học sinh và các lực lượng liên đới thông qua hệ thống giám sát, đánh giá và các công cụ cải tiến nhằm đạt chuẩn chất lượng của chương trình dạy học, đồng thời đáp ứng nhu cầu của học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội. 1.3. Những vấn đề cơ bản về dạy học ở trƣờng Trung học phổ thông Các thành tố cơ bản của QTDH gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện; hình thức tổ chức dạy học; hoạt động của 6 giáo viên, hoạt động của học sinh và đánh giá kết quả dạy học. Để thực hiện, mục tiêu dạy học, QTDH phải tiến hành có hiệu quả các khâu: i) Chuẩn bị dạy học. ii) Triển khai thực hiện có hiệu quả QTDH. iii) Đánh giá kết quả dạy học. 1.4. Những vấn đề cơ bản của quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng ở trƣờng Trung học phổ thông 1.4.1. Cách mạng 4.0 và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1.4.2. Tầm quan trọng của quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở trường Trung học phổ thông 1.4.3. Nội dung quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở trường Trung học phổ thông 1.4.3.1. Quản lý đầu vào quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 1.4.3.2. Quản lý thực hiện dạy học và hỗ trợ dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng i) Quản lý thực hiện dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ii) Quản lý thực hiện hỗ trợ học sinh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng dạy học iii) Quản lý thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình trong quản lý hoạt động học tập của học sinh 1.4.3.3. Tổ chức giám sát, đánh giá quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 1.4.3.4. Chỉ đạo sử dụng kết quả giám sát, đánh giá để cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng ở trƣờng Trung học phổ thông 1.5.1. Các yếu tố chủ quan: (1) Năng lực của cán bộ quản lý trường THPT; (2) Năng lực của đội ngũ giáo viên. (3) Năng lực và ý thức thái độ học tập của học sinh. 1.5.2. Các yếu tố khách quan: (1) Điều kiện sơ sở vật chất, tài chính của nhà trường. (2) Môi trường xã hội và sự gắn kết với nhà trường, gia đình. (3) Các yếu tố quản lý khác. (4) Xu thế đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. (5) Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Kết luận Chƣơng 1 Dạy học là hoạt động cơ bản, chủ yếu ở trường THPT. ĐBCL dạy học nhằm tạo ra sự hài lòng của người học và xã hội về chất 7 lượng học sinh và các điều kiện ĐBCL dạy học của nhà trường. Quản lý dạy học theo tiếp cận ĐBCL là quá trình quản lý chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình tổ chức thực hiện hoạt động dạy học và các hoạt động hỗ trợ dạy học; quản lý đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận ĐBCL và sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT. QLDH theo tiếp cận ĐBCL ở trường THPT chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2.1. Một vài nét về khách thể khảo sát 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát Khảo sát thực trạng dạy học và thực trạng ĐBCL dạy học ở trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng, trên cơ sở đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm ĐBCL dạy học ở trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng. 2.2.2. Nội dung, phương pháp và quy trình Sử dụng thang đo Likert 5 bậc lựa chọn trong bảng khảo sát. STT Điểm trung bình Mức đánh giá 1 1.00 - 1.80 Kém (K)/Chưa thực hiện/Không ảnh hưởng 2 1.81 - 2.60 Yếu (Y)/Ít khi thực hiện/Ít ảnh hưởng 3 2.61 - 3.40 Trung bình (TB)/Chưa thực hiện thường xuyên/ Ảnh hưởng nhưng không nhiều 4 3.41 - 4.20 Khá (KH)/Thường xuyên/Ảnh hưởng 5 4.21 - 5.00 Tốt (T)/Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng 2.3. Thực trạng dạy học ở trƣờng Trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng 2.3.1. Thực trạng các yếu tố đầu vào ở trường Trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng 8 2.3.2. Thực trạng quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng 2.3.3. Thực trạng đánh giá kết quả dạy học ở trường Trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng 2.3.4. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng 2.4. Thực trạng quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng dạy học ở trƣờng Trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về các yếu tố đảm bảo chất lượng hoạt động dạy học ở trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng 2.4.2. Thực trạng quản lý đầu vào theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các trường Trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng Bảng 2.7. Quản lý đầu vào của QTDH theo tiếp cận ĐBCL ở các trƣờng THPT vùng đồng bằng sông Hồng Stt Nội dung quản lý đầu vào của quá trình dạy học Mức độ đạt đƣợc Giáo viên Cán bộ quản lý Tổng SLM ĐTB SLM ĐTB SLM ĐTB 1 Quản lý công tác tuyển sinh đầu vào 950 3.57 90 3.42 1040 3.55 2 Quản lý phát triển chương trình và kế hoạch dạy học 948 2.67 90 2.83 1038 2.68 3 Xây dựng phát triển đội ngũ theo hướng đạt chuẩn 950 3.57 90 3.49 1040 3.56 4 Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học 950 3.18 90 3.28 1040 3.18 5 Quản lý nguồn tài nguyên và thiết bị công nghệ thông tin, hỗ trợ dạy học 947 2.98 90 3.08 1037 2.99 6 Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về đảm bảo chất lượng dạy học 950 3.62 90 3.68 1040 3.62 7 Xây dựng cơ chế quản lý dạy học của nhà trường 950 3.86 90 3.84 1040 3.85 8 Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng để quản lý dạy học 948 3.12 90 3.21 1038 3.13 9 Nhận xét chung: Các yếu tố quản lý đầu vào theo tiếp cận ĐBCL của QTDH ở các trường THPT về cơ bản đạt mức trung bình và khá. Các yếu tố còn hạn chế là: phát triển chương trình theo hướng mở, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, công nghệ thông tin phục vụ dạy học và mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng trong quản lý hoạt động dạy học. 2.4.3. Thực trạng quản lý quá trình dạy học và hỗ trợ học sinh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở trường Trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng 2.4.3.1. Quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở trường Trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng Bảng 2.8. Quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận ĐBCL ở trƣờng THPT vùng đồng bằng sông Hồng Stt Nội dung quản lý quá trình dạy học Mức độ đạt đƣợc Giáo viên Cán bộ quản lý Tổng SLM ĐTB SLM ĐTB SLM ĐTB 1 Đảm bảo chất lượng giờ dạy 950 3.65 90 3.53 1040 3.63 2 Thực hiện đúng chương trình kế hoạch dạy học 948 3.65 90 3.64 1038 3.64 3 Giáo viên có đủ hồ sơ chuyên môn để thực hiện giờ dạy 950 4.04 90 4.08 1040 4.04 4 Đảm bảo nền nếp dạy học 946 3.99 90 4.08 1036 4.00 5 Đổi mới phương pháp dạy học 950 3.12 90 3.21 1040 3.13 6 Dự giờ phân tích bài học 950 3.35 90 3.21 1040 3.35 7 Đánh giá thường xuyên được sự tiến bộ của học sinh 949 2.99 90 3.04 1039 2.99 8 Quản lý hồ sơ dạy học của giáo viên, giám sát quá trình dạy học 950 3.01 90 3.03 1040 3.01 9 Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu dạy học 950 3.88 90 3.94 1040 3.86 10 Sử dụng kết quả đánh giá để đổi mới, hoàn thiện hoạt động dạy học 948 3.05 90 3.04 1038 3.05 11 Quản lý được hoạt động học tập của học sinh 948 3.81 90 3.84 1038 3.81 12 Điều chỉnh được động cơ, thái độ học tập của học sinh theo mục tiêu dạy học 948 3.05 90 3.04 1038 3.05 13 Kích thích được tính tự giác, tính tích cực học tập của học sinh 950 3.12 90 3.21 1040 3.13 14 Thực hiện có hiệu quả hoạt động hỗ trợ học sinh 950 3.18 90 3.28 1040 3.18 15 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 949 3.12 90 3.04 1039 3.11 16 Các nội dung khác 946 3.64 90 3.90 1036 3.66 10 Nhận xét chung: Có nhiều tiêu chí ĐBCL quá trình dạy học ở trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng đạt mức khá. Tuy nhiên, một số tiêu chí ĐBCL liên quan trực tiếp đến thực hiện chương trình giáo dục THPT mới còn hạn chế và chỉ đạt mức trung bình cần cải tiến đổi mới để ĐBCL dạy học và thực hiện chương trình dạy học mới đó là đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập; đổi mới phương pháp dạy học, dự giờ phân tích bài học... 2.4.3.2. Thực trạng chỉ đạo hoạt động hỗ trợ học sinh ở các trường Trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng Bảng 2.9. Chỉ đạo hoạt động hỗ trợ học sinh ở trƣờng THPT vùng đồng bằng sông Hồng Stt Nội dung tổ chức chỉ đạo hỗ trợ Mức độ thực hiện Giáo viên Cán bộ quản lý Tổng SLM ĐTB SLM ĐTB SLM ĐTB 1 Hiểu được nguyện vọng nghề nghiệp và năng lực của học sinh để tư vấn học tập 950 3.47 86 3.56 1036 3.38 2 Tư vấn cho học sinh vào cao đẳng, đại học hoặc tham gia vào lao động sản xuất 950 3.39 90 3.40 1040 3.39 3 Tư vấn chọn ngành học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề 948 3.51 90 3.54 1038 3.51 4 Cung tập thông tin về nghề và cơ sở đào tạo cho học sinh 949 3.38 90 3.34 1039 3.37 5 Liên hệ với một số công ty, doanh nghiệp giới thiệu việc làm cho học sinh. 945 3.04 89 3.08 1034 3.04 6 Thu thập thông tin phản hồi từ các cơ sở sử dụng học sinh tốt nghiệp của nhà trường từ các trường ĐH, CĐ, TCCN và doanh nghiệp 950 2.86 85 2.94 1035 2.87 7 Cung cấp thông tin về cựu học sinh thành đạt trong các lĩnh vực nghề 940 3.61 90 3.84 1030 3.63 8 Thống kê số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp đi học các trường ĐH, CĐ, TCCN hoặc đi làm để làm cơ sở tư vấn 949 3.80 90 4.06 1039 3.82 9 Phân tích chất lượng học sinh thi vào các trường ĐH, CĐ, TCCN, có biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học cho những năm sau 947 3.71 89 3.86 1036 3.72 10 Các nội dung khác 945 3.50 90 3.80 1035 3.53 11 Bảng 2.10. Phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trƣờng THPT vùng đồng bằng sông Hồng Stt Các nội dung phối hợp Mức độ thực hiện Giáo viên Cán bộ quản lý Tổng SLM ĐTB SLM ĐTB SLM ĐTB 1 Phối hợp với phụ huynh trong quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp 949 3.38 90 3.34 1039 3.37 2 Phối hợp với phụ huynh trong tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học trải nghiệm thực tế 945 3.04 89 3.08 1034 3.04 3 Tổ chức gặp gỡ phụ huynh của học sinh yếu kém 942 3.75 90 3.88 1032 3.76 4 Thăm gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt 945 3.51 85 3.62 1030 3.52 5 Giúp đỡ gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn 950 3.88 90 3.96 1040 3.89 6 Phối hợp với phụ huynh học sinh giám sát việc học ở nhà của học sinh 948 3.12 90 3.08 1.038 3.12 7 Thông báo kịp thời kết quả rèn luyện học tập của học sinh 947 3.84 89 3.82 1.036 3.83 8 Các nội dung khác 940 3.59 90 4.12 3.65 Nhận xét chung: Kết quả trên cho thấy, thực tế sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường đã được triển khai nhưng nội dung phối hợp còn chưa sâu; gia đình chưa thực sự tham gia cùng với nhà trường vào QTDH đặc biệt là hoạt động quản lý học sinh học tập và giám sát quá trình học tập của học sinh. 12 2.4.4. Thực trạng đánh giá kết quả đầu ra của quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng Bảng 2.11. Đánh giá kết quả đầu ra của quá trình dạy học theo tiếp cận ĐBCL ở trƣờng THPT vùng đồng bằng sông Hồng Stt Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện Giáo viên Cán bộ quản lý Tổng SLM ĐTB SLM ĐTB SLM ĐTB 1 Đánh giá hiệu quả của các hoạt động đổi mới dạy học 950 3.03 90 3.09 1040 3.04 2 Đánh giá chất lượng giờ giảng của giáo viên hằng năm 950 3.17 90 3.22 1040 3.17 3 Đánh giá chất lượng học tập của học sinh so với chuẩn 950 3.85 90 4.04 1040 3.86 4 Đánh giá mức độ hài lòng của cha mẹ học sinh về chất lượng học tập của học sinh 950 2.99 90 3.04 1040 2.99 5 Đánh giá mức độ hài lòng của cơ sở tuyển dụng học sinh sau tốt nghiệp (Các trường ĐH, CĐ, DN...) 950 2.84 90 2.92 1040 2.84 6 Đánh giá mức độ hài lòng của học sinh về thầy cô và nhà trường 950 3.19 90 3.22 1040 3.19 7 Đánh giá mức độ hài lòng của chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội về chất lượng dạy học của nhà trường 950 2.84 90 2.92 1040 2.84 8 Đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường 950 2.72 90 2.81 1040 2.73 9 Các nội dung khác 950 3.63 90 3.60 942 3.63 Nhận xét chung: Hoạt động ĐBCL đầu ra của quá trình dạy học chưa được các trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng quan tâm đúng mức. Hầu hết các trường, cán bộ quản lý mới chỉ quan tâm đến đánh giá kết quả học tập của học sinh mà chưa quan tâm đến đánh giá của các bên liên quan về sản phẩm dạy học của nhà trường. 13 2.4.5. Thực trạng sử dụng kết quả đánh giá để nâng cao chất lƣợng dạy học ở các trƣờng Trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng Bảng 2.12. Sử dụng kết quả đánh giá để nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng THPT vùng đồng bằng sông Hồng Stt Nội dung đã triển khai thực hiện Mức độ thực hiện Giáo viên Cán bộ quản lý Tổng SLM ĐTB SLM ĐTB SLM ĐTB 1 Đổi mới công tác tuyển sinh 950 4.33 90 4.28 1040 4.33 2 Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, NVSP cho giáo viên 950 3.68 90 4.06 1040 3.72 3 Rà soát chính sách, quy định về quản lý dạy học 950 3.19 90 3.22 1040 3.19 4 Đổi mới phương pháp giảng dạy 949 3.38 90 3.34 1039 3.37 5 Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động dạy học 950 3.80 90 4.06 1040 3.82 6 Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh 950 3.17 90 3.22 1040 3.17 7 Phát triển chương trình nhà trường, chương trình môn học 948 3.12 90 3.08 1.038 3.12 8 Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường phục vụ dạy học 950 3.78 90 3.86 1040 3.79 9 Xây dựng môi trường văn hóa học tập trong nhà trường 950 3.74 90 4.06 1040 3.77 10 Cải thiện mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình để giáo dục học sinh và nâng cao thành tích học tập cho học sinh 950 3.67 90 4.08 1040 3.70 11 Các nội dung khác Nhận xét chung: Việc sử dụng kết quả đánh giá hoạt động dạy học để cải tiến nâng cao chất lượng chưa được thực hiện tốt mới dừng ở mức trung bình và mức khá. 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học theo tiếp cận ĐBCL ở trƣờng trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng 2.5.1. Đánh giá chung về kết quả đạt được và tồn tại i) Ưu điểm: Các trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng đã quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch để thực hiện chương trình dạy học, chuẩn bị các nguồn lực để ĐBCL dạy học. Hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhận thức đúng về vai trò của giáo viên trong ĐBCL dạy 14 học nên đã quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để thực hiện chương trình dạy học và nâng cao chất lượng chương trình dạy học. Quản lý QTDH đã được quan tâm thực hiện, như: thực hiện đúng, đủ chương trình dạy học; đảm bảo nền nếp dạy học; quản lý hồ sơ dạy học của giáo viên. Đã quan tâm đến một số hoạt động hỗ trợ học sinh học tập và hướng nghiệp... Hoạt động đánh giá kết quả dạy học bước đầu đã được triển khai theo hướng phát triển năng lực học tập của học sinh, hoạt động đánh giá kết quả đầu ra của toàn bộ quá trình dạy học được nhà quản lý quan tâm đến đánh giá chất lượng học tập của học sinh, tỷ lệ học sinh đỗ vào học các trường cao đẳng, đại học, tỷ lệ học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế... ii) Một số điểm tồn tại Các hoạt động phát triển chương trình nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm và đánh giá sự tiến bộ của học sinh còn nhiều hạn chế. Hoạt động đổi mới đánh giá theo định hướng năng lực học sinh và sự tiến bộ của học sinh chưa được quan tâm đúng mức; hoạt động khảo sát xin ý kiến các bên liên quan về hoạt động dạy học của nhà trường chưa được triển khai hiệu quả; việc sử dụng kết quả đánh giá để đổi mới, cải tiến mới chỉ dừng ở mức trung bình là chủ yếu. 2.5.2. Nguyên nhân của những mặt hạn chế Nguyên nhân dẫn tới thực trạng nêu trên một phần do năng lực quản lý, năng lực dạy học và ĐBCL dạy học của giáo viên còn hạn chế. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác, như: tài chính, cơ sở vật chất phục vụ dạy học và các yếu tố môi trường Kết luận Chƣơng 2 Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy hoạt động dạy học và QLDH theo tiếp cận ĐBCL tại các trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm gần đây đã được quan tâm. Tuy nhiên, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnh đổi mới giáo dục: hoạt động phát triển chương trình nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm và đánh giá sự tiến bộ của học sinh còn nhiều điểm bất cập... Các hoạt động quản lý đầu vào; quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng; hoạt động hỗ trợ học sinh; phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh; lấy ý kiến các bên liên quan về hoạt động dạy học, sử dụng kết quả đánh giá để đổi mới cải tiến dạy học chưa được quan tâm thực hiện tốt. 15 Chƣơng 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.2. Một số biện pháp quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng ở THPT vùng đồng bằng sông Hồng 3.2.1. Tổ chức tuyển sinh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng dạy học i) Mục tiêu: Đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào của quá trình dạy học, giúp cho giáo viên có thể tiến hành dạy học dựa trên năng lực và nền tảng năng lực đạt được ở học sinh. ii) Nội dung thực hiện: Hiệu trưởng tổ chức xác định các tiêu chí tuyển sinh phù hợp với năng lực của nhà trường. Hiệu trưởng giám sát nội dung kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu; cách thức tổ chức tuyển và chất lượng tuyển sinh và sử dụng kết quả tuyển sinh để tổ chức có hiệu quả các hoạt động dạy học. Hiệu trưởng thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng tuyển sinh hằng năm tạo cơ sở để nâng cao chất lượng tuyển sinh và chất lượng dạy học. iii) Cách thức thực hiện iv) Điều kiện thực hiện 3.2.2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên theo hướng đạt và vượt chuẩn i) Mục tiêu của biện pháp: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên, giúp giáo viên phát triển, hoàn thiện năng lực theo hướng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng dạy học và hướng tới đạt điều kiện ĐBCL dạy học ở trường THPT. ii) Nội dung biện pháp: Hiệu trưởng xác định khung năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; phân loại, quy hoạch đội ngũ 16 giáo viên theo cơ cấu độ tuổi, thâm niên, trình độ, ngành đào tạo. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu tuyển dụng, bổ nhiệm theo ngạch bậc. Hiệu trưởng tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và định kỳ cho giáo viên; phối hợp liên trường tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; xây dựng và phát triển cộng đồng nghề nghiệp giáo viên THPT. iii) Cách thực hiện biện pháp iv) Điều kiện thực hiện 3.2.3. Tổ chức phát triển chương trình và kế hoạch dạy học theo hướng mở, tạo tính linh hoạt trong dạy học i) Mục tiêu của biện pháp: Phát triển chương trình, kế hoạch dạy học theo hướng mở nhằm thu hút học sinh tích cực học tập, tạo cơ hội cho giáo viên đổi mới, sáng tạo nâng cao chất lượng dạy học. ii) Nội dung biện pháp Hiệu trưởng chỉ đạo rà soát chương trình dạy học chung của nhà trường và chương trình dạy học của từng môn học; xây dựng kế hoạch tổ chức đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học; chỉ đạo Tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên phát triển nội dung dạy học, đổi mới hình thức, phương pháp đánh giá theo hướng đạt chuẩn đầu ra của môn học. Đảm bảo các điều kiện về tài liệu học tập, phòng thí nghiệm thực hành, không gian lớp học để tổ chức dạy học có hiệu quả. iii) Cách thức thực hiện iv) Điều kiện thực hiện 3.2.4. Huy động nguồn lực từ xã hội nhằm tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học i) Mục tiêu của biện pháp: Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm huy động nguồn lực từ cha mẹ học sinh, cựu học sinh, các tổ chức xã hội để đảm bảo cơ sở vật chất trường học phục vụ cho hoạt động dạy và học. ii) Nội dung của biện pháp: Đảm bảo xây dựng cảnh quan nhà trường thân thiện với môi trường, tạo tâm lý hứng khởi cho người học. Đảm bảo các diện tích phòng học, cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Đảm bảo các điều kiện về công nghệ thông tin để tạo môi trường học tập Elerning cho học sinh. Đảm bảo đủ nguồn tài liệu phục vụ dạy và học. 17 iii) Cách thực hiện iv) Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.5. Xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá thường xuyên quá trình dạy học i) Mục tiêu của biện pháp: Đảm bảo các hoạt động dạy học của giáo viên được dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, trên cơ sở chương trình, kế hoạch dạy học, năng lực hiện có của học sinh, đồng thời phát hiện những nội dung, biện pháp lệch chuẩn để điều chỉnh kịp thời. ii) Nội dung của biện pháp: Giám sát việc xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng theo từng môn học. Giám sát việc thiết kế kế hoạch dạy học môn học, kế hoạch bài dạy dựa vào chuẩn đã xác định. Giám sát việc tổ chức dạy học theo thiết kế đã được xây dựng. Giám sát kết quả học tập của học sinh sau mỗi giai đoạn học tập và sự tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình dạy học. iii) Cách thực hiện biện pháp iv. Điều kiện thực hiện 3.2.6. Chỉ đạo sử dụng kết quả giám sát, đánh giá cải tiến liên tục nâng cao chất lượng dạy học i) Mục tiêu của biện pháp: Hiệu trưởng chỉ đạo giám sát, đánh giá thường xuyên quá trình dạy học và kết quả đầu ra của quá trình dạy học, sử dụng kết quả để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phát triển môi trường học tập để nâng cao chất lượng dạy học và ĐBCL dạy học; tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện, hoạt động hỗ trợ học tập cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. ii) Nội dung của biện pháp: Chỉ đạo xử dụng kết quả giám sát, đánh giá quá trình dạy học để triển khai đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phân hóa; tăng cường sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, tính chủ động của học sinh; thường xuyên phản hồi thông tin về kết quả học tập của học sinh để theo dõi sự tiến bộ, có biện pháp hỗ trợ nâng cao thành tích học tập; bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên theo hướng đạt chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT; tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học, các hoạt động hỗ trợ học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. iii) Cách thực hiện iv) Điều kiện thực hiện 18 3.2.7. Tổ chức đánh giá mức độ hài lòng của các bên liên quan về chất lượng dạy học của nhà trường để cải tiến nâng cao chất lượng i) Mục tiêu: Nhằm thu thông tin phản hồi của các bên liên quan về chất lượng dạy học của nhà trường, đặc biệt là đánh giá được mức độ hài lòng của người học, cha mẹ học sinh về cơ sở vật chất, hoạt động và kết quả dạy học, thái độ phục vụ của giáo viên, nhân viên nhà trường... để điều chỉnh QTDH theo tiếp cận ĐBCL. ii). Nội dung thực hiện: Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học sinh, cựu học sinh sau khi tốt nghiệp, cha mẹ học sinh về mức độ hài lòng về hoạt động dạy học của thầy cô và nhà trường; thống kê việc học lên cao và sự thích ứng của học sinh sau tốt nghiệp. iii) Cách thực hiện biện pháp iv) Điều kiện thực hiện 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp Với kết quả trưng cầu ý kiến, cho thấy mức độ tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đều được đánh giá cao, rất có ý nghĩa trong ĐBCL dạy học của các nhà trường THPT hiện nay. 3.5. Thử nghiệm kiểm chứng các biện pháp 3.5.1. Mục đích thử nghiệm: Tiến hành thử nghiệm nhằm khẳng định biện pháp được đề xuất có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn và việc thực hiện biện pháp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong QLDH theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_day_hoc_theo_tiep_can_dam_bao_chat_l.pdf
Tài liệu liên quan