Tóm tắt Luận án Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học vùng đồng bằng sông Cửu Long theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Một số nguyên nhân của thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục

2.2.4.1. Một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong công tác quản lý đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL là: Thiếu những thanh công cụ quản lý đội ngũ (hạng 1, 87,3%); Do đặc trưng của công tác quản lý đội ngũ (hạng 2, 85,8%); Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên (hạng 3, 79,5%); Do thách thức về thời gian, điều kiện khác (hạng 4, 77,8%); Do đặc trưng quản lý nhà trường (không trực tiếp tuyển dụng.); Thiếu chế độ chính sách đối với CBQL (đồng hạng 5, 75,5%). Có thể nhận thấy đây là những yếu tố nổi trội trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến hạn chế trong công tác quản lý đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL thậm chí là các nơi khác. Những điều kiện khách quan này tác động đến thực trạng công tác quản lý đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL biểu hiện ở sự tương tác của chúng đến các chức năng quản lý, nội dung quản lý đội ngũ. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng cần xem xét để để xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

2.2.4.2. Một số nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL

 Kết quả cho thấy những hạn chế như trên do nhiều nguyên nhân tác động, ảnh hưởng trong đó những nguyên nhân chủ quan cũng ảnh hưởng khá đáng kể. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ GVTH học của ĐBSCL còn hạn chế là do một số ít không qua đào tạo một cách chính quy, chuẩn hoá về chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức hạn chế, kỹ năng sư phạm chưa hoàn thiện nên chưa đủ nền tảng để tiếp thu lý luận, vận dụng vào thực tế dạy học phù hợp; khoảng cách giữa lý luận đổi mới phương pháp và thực tiễn lớp học còn xa rời, chưa mang tính thống nhất; khả năng điều chỉnh nội dung dạy học ở từng bài học, từng môn học cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình còn chưa tốt

 

docx27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học vùng đồng bằng sông Cửu Long theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, tập trung vào chủ thể quản lý đã xác lập. - Thực nghiệm biện pháp quản lý đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục tại thành phố Cần Thơ. 7.Phương pháp luận nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận: Quan điểm hệ thống - cấu trúc; Quan điểm lịch sử - logic; Quan điểm thực tiễn được sử dụng trong nghiên cứu này. Phương pháp nghiên cứu: Các nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp thống kê toán học được sử dụng trong đề tài. 8. Đóng góp mới của đề tài - Về mặt lý luận: Hệ thống hóa lý luận về công tác quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục GVTH vùng ĐBSCL. - Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục, từ đó xác định giải pháp quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GVTH THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục 1.1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý đội ngũ GVTH ở nước ngoài Các nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến việc phát triển đội ngũ GV, yêu cầu đối với GV trong hoạt động dạy học - giáo dục. Các nghiên cứu về quản lý đội ngũ GVTH được khai thác khá rộng nhưng trọng điểm của hướng nghiên cứu vẫn đề cập đến việc quản lý đội ngũ GVTH theo chuẩn nghề nghiệp, sự phát triển không ngừng của nghề nghiệp. Các nội dung trong quản lý đội ngũ GVTH được đề cập nhiều nhất vẫn là đào tạo - bồi dưỡng và kích thích nhu cầu tự đào tạo, tự hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp không ngừng nâng cao. 1.1.2.Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý đội ngũ GVTH ở trong nước Trong 25 năm trở lại đây các tác giả nghiên cứu về GV đã tập trung vào vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng GV, đánh giá thực trạng đội ngũ GV về động lực của nhà giáo, về lao động của GV; trên cơ sở đó thiết kế các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho GV các cấp học; đề xuất các biện pháp đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp bồi dưỡng GV, phương pháp đào tạo ở trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Điểm chung của nhiều công trình tập trung vào yêu cầu quản lý đội ngũ GVTH không chỉ đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng mà phải đồng bộ về cơ cấu. Chưa có đề tài đề cập trực tiếp đến quản lý đội ngũ GVTH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay phù hợp với vùng miền. Vì thế, đề tài luận án không trùng lặp. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý giáo dục 1.2.2. Đội ngũ GVTH Đội ngũ GVTH tập hợp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học cho HSTH có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định. 1.2.3. Quản lý đội ngũ GVTH 1.2.3.1. Quản lý đội ngũ GV Quản lý đội ngũ GV là hoạt động gồm tuyển chọn, sử dụng, phát triển, động viên, tạo những điều kiện thuận lợi để đội ngũ GV hoạt động có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu cao nhất của tổ chức và sự bất mãn ít nhất của đội ngũ trong tổ chức. 1.2.3.2. Quản lý đội ngũ GVTH Quản lý đội ngũ GVTH là hoạt động áp dụng các nguyên tắc pháp định: tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đánh giá, đào tạo, trả lương và thực hiện các chế độ động viên khuyến khích vật chất, tinh thần cho GVTH nhằm nâng cao hiệu quả đội ngũ. 1.2.3.3. Lý thuyết phát triển nguồn nhân lực trong quản lý đội ngũ GVTH 1.3. Đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới GDTH 1.3.1. Một số định hướng đổi mới GDTH 1.3.1.1. Đổi mới mục tiêu GDTH 1.3.1.2. Đổi mới nội dung, chương trình GDTH 1.3.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học HSTH 1.3.1.4. Đổi mới hình thức dạy học HSTH 1.3.1.5. Đổi mới đánh giá HSTH 1.3.2. Chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp GVTH 1.3.3. Yêu cầu về đội ngũ GVTH theo định hướng đổi mới giáo dục 1.3.3.1. Yêu cầu về số lượng đội ngũ GVTH theo định hướng đổi mới giáo dục 1.3.3.2. Yêu cầu về chất lượng đội ngũ GVTH theo định hướng đổi mới giáo dục 1.4. Quản lý đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục 1.4.1. Quản lý ĐNGVTH theo tiếp cận lý thuyết quản lý nguồn nhân lực và tiếp cận năng lực nghề nghiệp 1.4.2. Nội dung quản lý đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục 1.4.1.1. Quy hoạch đội ngũ GVTH 1.4.1.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVTH 1.4.1.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH 1.4.1.4. Đánh giá đội ngũ GVTH 1.4.1.5. Thực hiện Chính sách đối với đội ngũ GVTH 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục 1.4.2.1. Một số yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục 1.4.2.2. Một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý ĐNGVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 1. Các nghiên cứu ngoài nước và trong nước cho thấy chưa có đề tài nào đề cập trực tiếp đến quản lý đội ngũ GVTH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay phù hợp với đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng miền đó. 2. Quản lý đội ngũ GVTH là sự tác động có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lý đến đội ngũ GVTH làm cho đội ngũ GVTH đủ về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu; có kế hoạch, quy hoạch, chuẩn hoá... 3. Định hướng đổi mới GDTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục gồm: Đổi mới mục tiêu GDTH, nội dung chương trình GDTH, phương pháp dạy học HSTH, hình thức dạy học HSTH, đánh giá HSTH. Quản lý đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục bao gồm: Quy hoạch đội ngũ GV; Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVTH; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH; Đánh giá đội ngũ GVTH; Thực hiện Chính sách đối với đội ngũ GVTH. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục gồm một số yếu tố khách quan như: Cơ chế quản lý, chính sách giáo dục, Môi trường tự nhiên và xã hội, Sự phát triển của khoa học - công nghệ, Nhu cầu của nền kinh tế, Môi trường chính trị - pháp luật. Một số yếu tố chủ quan có thể đề cập như: Nhận thức, thái độ của người cán bộ quản lý giáo dục; Chất lượng cán bộ quản lý; Thông tin trong quản lý; Điều kiện cơ sở vật chất cho công tác quản lý. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 2.1. Khái quát về vùng đồng bằng sông Cửu Long 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL 2.1.2. Một số đặc điểm GD&ĐT các tỉnh, thành vùng ĐBSCL 2.1.2.3. Một số đặc điểm giáo dục tiểu học vùng ĐBSCL 2.2. Thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL 2.2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL 2.2.1.1. Khái quát về mẫu khảo sát thực trạng Mẫu khảo sát được chọn đảm bảo đại diện cho các vùng khác nhau: thành thị, nông thôn; vùng có tỉ lệ đồng bào dân tộc cao. Tổng số người trong mẫu là 400: Ở trung tâm tỉnh, thành phố: 100 GV, 35 CBQL; Ở vùng ven, nông thôn: 100 GV, 35 CBQL; Ở vùng đồng bào dân tộc: 100 GV, 30 CBQL. 2.2.1.2. Cách thức khảo sát thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL Thu thập các số liệu thống kê; thu thập ý kiến bằng phiếu hỏi; nghiên cứu sản phẩm hoạt động (của chủ thể quản lý và GVTH) và phỏng vấn trực tiếp với CBQL, GV. Cách thức xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý kết quả thu được theo các yêu cầu của nghiên cứu định lượng. Các thông số thông kê sẽ định hướng theo kết quả quy đổi đã được quy ước. 2.2.2. Thực trạng đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL năm học 2012 - 2013 Tỉ lệ GV vừa đạt chuẩn đào tạo THSP 12+2 là 10,03% ở Cần Thơ, 17,40% ở Trà Vinh và 23,58% ở Vĩnh Long. Tỉ lệ GV có trình độ Cao đẳng từ 29,04% đến 36,44%, trình độ Đại học từ 28,46% đến 53,86% (trình độ trên chuẩn). Số GV chưa đào tạo đạt chuẩn (THSP 9+3) là 34 GV (trong đó nhiều nhất là Trà Vinh với 24 GV), tỉ lệ từ 0,17% đến 0,5% là con số rất đáng chú ý. Nhìn chung, đội ngũ GVTH học đảm bảo đủ về số lượng, ngày càng tăng theo xu hướng phát triển của trường, lớp và yêu cầu của ngành. Tuy nhiên, GV các môn học đặc thù Âm nhạc, Thể dục, Mĩ thuật, Tiếng Anh và Tin học ở các tỉnh, thành ĐBSCL đang thiếu so với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng GDTH, đáp ứng mục tiêu GDTH. 2.2.3. Thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2.2.3.1. Công tác quy hoạch đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2.2.3.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục Bảng 2.5 Công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục Nội dung Thực hiện Kết quả Cỡ mẫu Có % Không % Không rõ % Giá trị TB 1. Các chủ thể quản lý có lập và công bố kế hoạch tuyển dụng 400 100 0 0 3,15 2. Người dự tuyển dễ biết được thông báo tuyển GV của các chủ thể quản lý 400 91,5 8,5 0 3,09 3. Các chủ thể quản lý xét tuyển GV một cách không công bằng 400 21 79 0 2,76 4. Các chủ thể quản lý phân công, sử dụng GV chưa phù hợp 400 23,2 76,8 0 2,64 5. Việc thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục của các cấp quản lý giáo dục 400 7,8 2,2 0 2,91 Nhìn chung, kết quả việc thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới theo ý kiến đánh giá của CBQL và GV được đánh giá là khá (giá trị trung bình cộng các ý kiến đánh giá là 2,91). Những hạn chế như: đánh giá cần công bằng hơn, phân công công tác cần phù hợp hơn cần được giải quyết một cách rốt ráo từ thực tiễn. 2.2.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục Bảng 2.6 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục Nội dung Thực hiện Kết quả Cỡ mẫu Có % Không % Không rõ % Giá trị TB cộng 1. Các chủ thể quản lý xây dựng và thông báo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đến GV 400 97,5 2,5 0% 3,16 2. Nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng GD 400 15,5 84,5 0% 2,38 3. Các chủ thể quản lý đối xử với GV không công bằng trong đào tạo, bồi dưỡng 400 9,7 90,3 0% 2,75 4. Các chủ thể quản lý phân công, sử dụng GV chưa hợp lý sau đào tạo, bồi dưỡng 400 6,5 93,5 0% 3,42 5. Việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục của các cấp quản lý GD. 400 84,5 15,5 0% 2,76 Đánh giá của GV và CBQL cho thấy mức độ đạt là khá (giá trị trung bình cộng ≈ 2,8 - ứng mức khá thang đo). 2.2.3.4. Công tác đánh giá đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2.2.3.5. Điều kiện quản lý hiệu quả và ảnh hưởng của chính sách đối với đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2.2.4. Một số nguyên nhân của thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2.2.4.1. Một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong công tác quản lý đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL là: Thiếu những thanh công cụ quản lý đội ngũ (hạng 1, 87,3%); Do đặc trưng của công tác quản lý đội ngũ (hạng 2, 85,8%); Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên (hạng 3, 79,5%); Do thách thức về thời gian, điều kiện khác (hạng 4, 77,8%); Do đặc trưng quản lý nhà trường (không trực tiếp tuyển dụng...); Thiếu chế độ chính sách đối với CBQL (đồng hạng 5, 75,5%)... Có thể nhận thấy đây là những yếu tố nổi trội trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến hạn chế trong công tác quản lý đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL thậm chí là các nơi khác. Những điều kiện khách quan này tác động đến thực trạng công tác quản lý đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL biểu hiện ở sự tương tác của chúng đến các chức năng quản lý, nội dung quản lý đội ngũ. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng cần xem xét để để xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 2.2.4.2. Một số nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL Kết quả cho thấy những hạn chế như trên do nhiều nguyên nhân tác động, ảnh hưởng trong đó những nguyên nhân chủ quan cũng ảnh hưởng khá đáng kể. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ GVTH học của ĐBSCL còn hạn chế là do một số ít không qua đào tạo một cách chính quy, chuẩn hoá về chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức hạn chế, kỹ năng sư phạm chưa hoàn thiện nên chưa đủ nền tảng để tiếp thu lý luận, vận dụng vào thực tế dạy học phù hợp; khoảng cách giữa lý luận đổi mới phương pháp và thực tiễn lớp học còn xa rời, chưa mang tính thống nhất; khả năng điều chỉnh nội dung dạy học ở từng bài học, từng môn học cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình còn chưa tốt TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 1. Có thể nhận thấy nhóm GV hợp đồng từng năm học vẫn còn khá cao khi so sánh trên bình diện chung cả nước cũng như một số khu vực khác. Tỉ lệ GV/lớp là 1,4 GV/lớp. Số GV chưa đào tạo đạt chuẩn (THSP 9+3) là 34 GV (trong đó nhiều nhất là Trà Vinh với 24 GV), tỉ lệ từ 0,17% đến 0,5%. 2. Vẫn còn tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ ở các địa bàn khác nhau. Số lượng GV đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo cao nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều GV còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy. Số GV được đánh giá loại trung bình vẫn còn (chiếm tỉ lệ từ 0% đến 4,2% tùy theo địa phương), vẫn còn một ít GV (11 đến 13 người) xếp loại kém về chuyên môn. Phần lớn GV đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, tin học và ngoại ngữ. Đa số GV (86,7%) nhận thức được việc đáp ứng yêu cầu công việc giảng dạy là rất cần thiết. 3. Việc quy hoạch đội ngũ GV chưa được thực hiện tốt. Tình trạng thụ động trong công tác này còn khá phổ biến, nhất là việc phát triển qui mô GV để tổ chức dạy 2 buổi/ngày của nhà trường. Kết quả việc thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới vẫn còn hạn chế như: đánh giá cần công bằng hơn, phân công công tác cần phù hợp hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH ở mức khá với biểu hiện: kế hoạch hóa, phân công hợp lý sau đào tạo - bồi dưỡng, công bằng. Tuy nhiên, vẫn có gần 16% cho rằng nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Vẫn còn 16% CBQL và GV nhận xét việc đánh giá GV thiếu công bằng. 4. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan là: Thiếu công cụ quản lý đội ngũ; Do đặc trưng của công tác quản lý đội ngũ; Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên; Do thách thức về thời gian, điều kiện khác; Do đặc trưng quản lý nhà trường (không trực tiếp tuyển dụng...); Thiếu chế độ chính sách đối với CBQL... Một số nguyên nhân chủ quan là: đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế về kỹ năng, Hiểu về vấn đề tự chủ trong trường TH còn hạn chế; Tâm lý cả nể, lo lắng, cào bằng, dĩ hòa vi quý; Do cán bộ các cấp thiếu quan tâm đầu tư; Do nhận thức của cán bộ quản lý các cấp;... CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI GVTH VÙNG ĐBSCL THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 3.1. Một số cơ sở khoa học và nguyên tắc xây dựng các giải pháp quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 3.1.1. Một số cơ sở pháp lý của việc xây dựng các giải pháp quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 3.1.1.1. Một số cơ sở pháp lý về quản lý đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục: Thứ nhất, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ GV và cán bộ quản lý hiện nay: Chỉ thị 40/CT/TW ngày 15-6-2004 về việc nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 được triển khai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Thứ hai, quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển vùng ĐBSCL. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo là: “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo”. Một trong những nhiệm vụ được khẳng định trong nghị quyết là “Xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [7]; Quyết định số 1033/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2011 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015. Thứ ba, cơ sở pháp lý về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội; Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 3.1.1.2. Thực trạng và một số nguyên nhân của thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 3.1.1.3. Định hướng đổi mới quản lý đội ngũ GV TH theo yêu cầu đổi mới GDTH hiện nay Công tác quản lý đội ngũ GVTH với nội dung cốt lõi nhất là quản lý hoạt động dạy học trong trường TH hiện nay. Chính vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lý GV cần bám sát những yêu cầu về đổi mới GDTH bao gồm đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSTH. 3.1.2. Một số nguyên tắc xây dựng giải pháp quản lý đội ngũ GV tiểu học vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 3.2. Một số giải pháp quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước trong công tác quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 3.2.1.1. Biện pháp 1: Xây dựng cơ chế chính sách phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong QLĐNGV ở vùng ĐBSCL 3.2.1.2. Biện pháp 2: Xây dựng các quy chế phối hợp quản lý đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL 3.2.1.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện một số cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý ĐNGVTH ở vùng ĐBSCL 3.2.2. Giải pháp 2: Đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới 3.2.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới công tác tuyển dụng GVTH ở vùng ĐBSCL (đổi mới tiêu chí, quy trình, trách nhiệm các bên trong công tác tuyển dụng) 3.2.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng ĐNGVTH ở vùng ĐBSCL hiện có phù hợp và hiệu quả 3.2.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới đánh giá ĐNGVTH ở vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 3.2.3. Giải pháp 3: Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới 3.2.3.1. Biện pháp 1: Đổi mới công tác dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của GVTH ở vùng ĐBSCL 3.2.3.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GVTH ở vùng ĐBSCL 3.2.3.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện cơ chế chính sách, khuyến khích trong đào tạo, bồi dưỡng GVTH ở vùng ĐBSCL 3.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng các điều kiện hỗ trợ công tác quản lí ĐNGVTH GVTH ở vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 3.2.4.1. Biện pháp 1: Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh theo yêu cầu đổi mới giáo dục 3.2.4.2. Biện pháp 2: Xây dựng văn hóa nhà trường tích cực theo yêu cầu đổi mới giáo dục Xây dựng các điều kiện hỗ trợ công tác quản lý ĐNGVTH ở vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước trong công tác quản lý ĐNGVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVTH ở vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới Đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng ĐNGVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới 3.2.5. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý ĐNGVTH của vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới 3.4. Thực nghiệm một số biện pháp quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục 3.4.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm xác định hiệu quả của một số biện pháp quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục. 3.4.2. Giả thuyết thực nghiệm Nếu các nhà quản lý ở các sở, phòng giáo dục, Hiệu trưởng các trường TH áp dụng biện pháp: (1) Lập kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GVTH ở vùng ĐBSCL và (2) Đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL trong nhóm giải pháp “Đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục” trong thời gian nhất định sẽ có thể cải thiện công tác quản lý đội ngũ GVTH. 3.4.3. Tổ chức thực nghiệm 3.4.3.1. Mô thức thực nghiệm Mô thức thực nghiệm được chúng tôi lựa chọn là: Tiền và hậu kiểm thêm nhóm kiểm soát (nhóm đối chứng) được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Mô thức thực nghiệm Tiền kiểm Biến số độc lập Hậu kiểm Thực nghiệm T1E X T2E Đối chứng T1C 0 T2C Nhóm thực nghiệm gồm các nhà quản lý và GVTH của TP Cần Thơ, nhóm đối chứng (kiểm soát) gồm các nhà quản lý và GVTH của tỉnh Vĩnh Long. 3.4.3.2. Kiểm soát biến số 3.4.3.3. Giới hạn thực nghiệm 3.4.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.4.4. Nội dung thực nghiệm 3.4.4.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GVTH ở vùng ĐBSCL - Bước 1. Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV TH về yêu cầu quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. - Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo thông tin đến GV về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo và yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ đối với GV trong thời gian tới qua nhiều kênh khác nhau - Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai trong toàn ngành - Bước 4: Xác định kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GVTH ở vùng ĐBSCL - Bước 5: Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVTH 3.4.4.2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới GD - Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các quận, huyện lập kế hoạch tuyển dụng ĐNGVTH - Bước 2: Tổ chức tuyển dụng - Bước 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình tổ chức tuyển dụng GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục. 3.4.5. Kết quả thực nghiệm Vì số liệu GVTH ở mỗi tỉnh thành biến động nên chưa thể so sánh toàn cục dựa trên từng chiều kích. Vì thế, giới hạn thực nghiệm chỉ bước đầu so sánh số liệu có minh chứng. Kết quả này tập trung vào việc so sánh xếp loại GVTH giữa hai nhóm nghiên cứu sau thời gian nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả: Bảng 3.7. So sánh xếp loại GVTH sau thực nghiệm giữa hai nhóm TN & ĐC Nhóm Tỉ lệ % GV được xếp loại xuất sắc trước thực nghiệm Tỉ lệ % GV được xếp loại xuất sắc sau thực nghiệm Thực nghiệm 71,6 % 81,7% Đối chứng 81,7% 81,7% Bảng trên cho thấy một kết quả rất rõ rệt giữa tỉ lệ phần trăm GV được xếp loại xuất sắc trước và sau thực nghiệm của hai nhóm (thực nghiệm và đối chứng). Dựa vào kết quả thực nghiệm, có thể nhận định: giả thuyết thực nghiệm đã được chứng minh và việc áp dụng các biện pháp thực nghiệm đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ GVTH. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận, kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới, có thể đề xuất một số giải pháp để quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục như sau: Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước trong công tác quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục; Đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới; Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới; Xây dựng các điều kiện hỗ trợ công tác QLĐNGVTH GVTH ở vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới GD. Kết quả thực nghiệm hai biện pháp: Lập kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GVTH ở vùng ĐBSCL và Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVTH ở vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục tại thành phố Cần Thơ cho thấy kết quả khá thuyết phục. Sau thời gian thực nghiệm, số lượng GVTH ở Cần Thơ và cả số lượng cụ thể chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông đều được dự phòng có thể đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thực trạng đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL còn nhiều tồn tại: GV giảng dạy hợp đồng còn cao; tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ GV. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát công tác quản lý đội ngũ GVTH cũng cho thấy còn một số tồn tại: việc quy hoạch đội ngũ GV tại các trường TH chưa được thực hiện tốt; các trường TH chưa có định hướng cụ thể về phát triển đội ngũ, đặc biệt công tác tuyển dụng, sử dụng đào tạo và bồi dưỡng còn khá nhiều hạn chế, bất cập. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong công tác quản lý như thiếu thanh công cụ quản lý đội ngũ, công tác thanh tra - kiểm tra chưa thường xuyên; thách thức về thời gian, điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lý để họ phát huy tối đa vai trò của bản thân,.... Và nguyên nhân chủ quan như: CBQL còn thiếu về kỹ năng, kiến thức về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm; một số CBQL thiếu sự quan tâm, đầu tư,... năng lực quản lý của CBQL đáp ứng còn nhiều hạn chế. Để quản lý đội ngũ GVTH vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới có thể sử dụng các nhóm giải pháp (1) Hoàn thiện cơ sở pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_quan_ly_doi_ngu_giao_vien_tieu_hoc_vung_dong.docx
Tài liệu liên quan