Những tồn tại
Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động quan hệ quốc tế chưa
theo kịp thực tiễn.
Công tác vận động quần chúng chưa mang lại hiệu quả.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn mang hình thức.
Quan hệ giữa Tòa thánh Vatican và Nhà nước Việt Nam còn đang
ở mức trao đổi.
Lợi dụng quan hệ quốc tế của các thế lực thù địch.
Lợi dụng hoạt động từ thiện của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài.
3.4.3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân của kết quả đạt được
+ Về nhận thức: Đảng và Nhà nước đã có chỉ đạo sát sao và kịp
thời hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo.
+ Về hành động: công tác tuyền truyền pháp luật tốt sẽ đem lại
hiệu quả trong quản lý nhà nước.
- Nguyên nhân của hạn chế
+ Việt Nam chưa có một chiến lược đối ngoại tôn giáo đầy đủ và
toàn diện;
+ Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác liên quan đến đối
ngoại tôn giáo yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo Việt Nam - Phan Thị Mỹ Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ quốc tế và
4. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được tiếp cận trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng
cộng sản Việt Nam và những chính sách của nhà nước Việt Nam về tôn
giáo và đối ngoại tôn giáo trong thời kỳ đổi mới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận;
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn;
- Các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác.
5. Câu hỏi nghiên cứu giả thuyết khoa học
Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng
thế nào trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam?
Câu hỏi 2: Hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt
Nam đạt được kết quả thế nào và có những hạn chế gì cần khắc phục?
Câu hỏi 3: Nhà nước cần có giải pháp gì để khắc phục hạn chế và
hoàn thiện quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế của Giáo hội Công
giáo Việt Nam?
Giả thuyết khoa học:
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, hoạt động quan hệ quốc tế của
Giáo hội Công giáo Việt Nam còn nhiều bất cập. Bởi vậy Nhà nước cần
+ Tổng quan công trình khoa học đã công bố về quan hệ quốc tế và
quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn
giáo và Giáo hội Công giáo ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo
hội Công giáo Việt Nam thời gian qua.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo
Việt Nam.
7. Đóng góp mới của luận án
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ
quốc tế và quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế của tổ chức tôn
giáo và Giáo hội Công giáo Việt Nam.
- Làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc
tế của tổ chức tôn giáo nói chung và quan hệ quốc tế của Giáo hội
Công giáo Việt Nam nói riêng.
- Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế
của Giáo hội Công giáo Việt Nam thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
8. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận án
kết cấu thành 4 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Công trình nghiên cứu về Giáo hội Công giáo Việt Nam
Các công trình liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện
nay có các tác giả như: Nguyễn Văn Kiệm, Trương Bá Cần, Bùi Đức
Sinh, Nguyễn Hồng Dương,.... Các tác giả chủ yếu nghiên cứu về lịch
sử đạo Công giáo, quá trình du nhập và phát triển của đạo Công giáo ở
Việt Nam.
1.2. Công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về tôn giáo
- Các công trình liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo nói chung tập chung ở 2 mảng: Mác - Ăng-ghen, Lê-nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo trong đó có
một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Đức Sự, Ngô Hữu Thảo, Lê Hữu
Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thanh Xuân, Hoàng
Minh Đô và Đỗ Lan Hiền. Mảng nghiên cứu về quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam có tác giả tiêu biểu như: Nguyễn
Thanh Xuân, Nguyễn Hữu Khiển và Bùi Đức Luận tập trung từ năm
2004 trở về trước.
1.3. Công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế và quản lý nhà
nước đối với quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam
Bạch Tuyết, Ngô Thị Xuân Lan, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Hữu Đức.
1.4. Những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra cần tiếp
tục nghiên cứu
1.4.1. Những kết quả đạt được
Những nội dung kế thừa của các nhà nghiên cứu trước đây:
+ Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Ăng-ghen, tư tưởng
Hồ Chí Minh tôn giáo.
+ Quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt
Nam về tôn giáo.
+ Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam thời kỳ
hội nhập.
+ Quá trình hình thành và phát triển của Giáo hội Công giáo
Việt Nam.
+ Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt
Nam từ năm 1990 đến năm 2004.
+ Quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam từ năm
2015 trở về trước.
+ Quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican.
1.4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
- Về lý luận
+ Làm rõ lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo,
lý luận về quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo.
+ Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo
quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam thời gian qua.
+ Làm rõ nguyên nhân quản lý nhà nước đối với hoạt động quan
hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam chưa hiệu quả.
+ Phân tích và dự báo xu hướng hoạt động quan hệ quốc tế của
Giáo hội Công giáo Việt Nam trong tương lai.
+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động quan hệ quốc tế tôn giáo nói chung và quản lý các hoạt động
quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng.
Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những khái niệm có liên quan
Tôn giáo: Là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan
niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi
và tổ chức.
Tổ chức tôn giáo: Là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu
hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được
Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
Hoạt động tôn giáo: Là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt
tôn giáo và quản lý tổ chức tôn giáo.
giáo Việt Nam. (2) là thể chế quyền lực - bộ máy tổ chức của Công giáo
ở Việt Nam.
Quan hệ quốc tế: Là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, chính
trị, tư tưởng, luật pháp, ngoại giao, quân sựgiữa những quốc gia và
hệ thống quốc gia với nhau, giữa các giai cấp chính, các lực lượng tổ
chức xã hội, kinh tế và chính trị chủ yếu hoạt động trên trường quốc tế.
Hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo: Là quan hệ
giữa tổ chức tôn giáo trong nước với tổ chức tôn giáo ở nước ngoài
thông quan các hoạt động như: hoạt động có tính chất thuần túy tôn
giáo, hoạt động xã hội của cá nhân, tổ chức tôn giáo và các hoạt động
hội nghị, hội thảo, tọa đàm liên quan đến tôn giáo.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ
chức tôn giáo: Là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh của Nhà
nước để các hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt
Nam diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.
2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế của
tổ chức tôn giáo
- Xây dựng hệ thống pháp luật về quan hệ quốc tế của các tổ chức
tôn giáo.
- Xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức.
- Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quan hệ quốc tế của
các tổ chức tôn giáo.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật.
chức sắc, nhà tu hành, chức việc).
- Đối tượng quản lý: hoạt động của giáo hội, tín đồ, chức sắc có
yếu tố nước ngoài.
- Phương pháp quản lý:
+ Quản lý bằng chính sách;
+ Quản lý bằng công cụ pháp luật;
+ Quản lý bằng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ;
+ Quản lý bằng giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng;
+ Xây dựng lực lượng cốt cán trong tôn giáo.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế của tổ chức
tôn giáo
- Yếu tố ngoài nước
+ Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ
quốc tế của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.
+ Ảnh hưởng của luật pháp quốc tế đến quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo.
- Yếu tố trong nước
+ Tác động của nền kinh tế thị trường;
+ Tác động của chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng và
Nhà nước Việt Nam;
+ Tác động của chính sách đổi mới đối với tôn giáo của Đảng và
Nhà nước.
Nhà nước về tôn giáo.
- Xuất phát từ yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước đối với
hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo.
- Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động quan hệ quốc tế của tổ
chức tôn giáo hiện nay vẫn còn nhiều nội dung thiếu, mâu thuẫn, nhiều
vấn đề thực tiễn phát sinh chưa được điều chỉnh và đặc biệt thiếu các
biện pháp bảo đảm thực hiện.
- Lợi dụng mở cửa, hội nhập quốc tế các thế lực thù địch, phản
động tiếp tục chống phá sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân
dân Việt Nam.
2.2.3. Thực tiễn quan hệ quốc tế của Nhà nước Việt Nam và
quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo ở Việt nam thời gian vừa qua
- Quan hệ quốc tế của Việt Nam qua các thời kỳ: từ khi thành lập
nước đến thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, thời kỳ hòa bình,
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn mong muốn quan hệ ngoại giao với
các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt từ năm 1986 đến nay Việt Nam có
một đường lối, chính sách đối ngoại mở rộng và có quan hệ ngoại giao
với 187 nước và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế.
- Quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam: các tổ chức
tôn giáo ở Việt Nam hầu hết đều có mối quan hệ quốc tế với tổ chức
tôn giáo và các tổ chức khác ở nước ngoài.
- Quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican: từ năn
1990 đến năm 2018 Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican đã có
dự theo mô hình “chính giáo hiệp ước”. Thừa nhận và tạo điều kiện cho
tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống.
- Cộng hòa Pháp: Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, tự do hành đạo. Nhà nước không ủng hộ bất kỳ tôn giáo nào và
quản lý tôn giáo thông qua hệ thống pháp luật.
2.3.2. Quan hệ với Tòa thánh Vatican
- Quan hệ giữa Liên bang Nga và Tòa thánh Vatican: Liên bang
Nga có quan hệ với Tòa thánh từ giữa thế kỷ XV và bị cắt đứt vì không
đem lại kết quả gì. Đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX mối quan hệ
này mới được thiết lập lại. Ngày 15 tháng 3 năm 1990 Liên Xô và
Vatican chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao trên cơ sở gác lại quá
khứ hướng tới tương lai.
- Quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Myanmar và Tòa thánh
Vatican: Cộng hòa Liên bang Myanmar là quốc gia Hồi giáo và có số
người theo Công giáo chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng ngày 04 tháng 05 năm
2017 chính thức thiết lập quan hệ ngoại giáo với Tòa thánh Vatican.
2.3.3. Bài học cho Việt Nam
Trong quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội: Nhà nước nên quản lý
tôn giáo thông qua hệ thống pháp luật tuy nhiên cũng nên tạo điều kiện
quan tâm và đầu tư cho những tôn giáo có nhiều đóng góp cho công
cuộc dựng nước, giữ nước và trong thời kỳ hội nhập.
Trong mối quan hệ với Tòa thánh Vatican, cả Liên bang Nga và
Myanmar trong quá khứ đều có mối quan hệ không tốt đẹp thậm chí là
nghiệm từ Liên bang Nga và Myanmar xây dựng thiết lập quan hệ ngoại
giao với Tòa thánh Vatican. Mối quan hệ này tạo điều kiện cho Giáo
hội Công giáo Việt Nam cũng như Nhà nước Việt Nam mở rộng hội
nhập quốc tế.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ
CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
3.1. Khái quát về Giáo hội Công giáo Việt Nam
3.1.1. Quá trình du nhập và phát triển
- Thời kỳ sơ khai từ năm 1533 – 1659: Công giáo truyền vào Việt
Nam từ năm 1533, do giáo sĩ có tên là I-Nê-Khu đến làng Ninh Cường
và Quần Anh, huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ, Nam
Định. Từ năm 1533 đến năm 1659 số giáo dân đã lên đến 100.000
người, Đàng ngoài 80.000, Đàng trong 20.000, giáo dân sinh hoạt tôn
giáo thành các cộng đoàn nhỏ lẻ chưa hình thành tổ chúc giáo hội và
các cơ sơ thờ tự.
- Thời kỳ hình thành các giáo phận 1659 – 1884: Ngày 09 thánh
09 năm 1659 Giáo hoàng Alexander VII ra sắc chỉ “Super Cathedram
Principis” thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận đầu tiên và giao cho hai
thừa sai thuộc Hội truyền giáo Paris làm đại diện Tông toà.
- Thời kỳ phát triển 1885 - 1960: Sau Công đồng Đông
với 3 tòa tổng giáo phận: Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Đến năm 1975 Giáo
hội Công giáo Việt Nam có 25 giáo phận.
- Giáo hội Công giáo Việt Nam từ 1975 đến năm 2018: Ngày 24
tháng 4 năm 1980 đến 01 tháng 5 năm 1980 tại Thủ đô Hà Nội để thành
lập Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đại hội đã ra Thư chung 1980 với
đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc
của đồng bào”.
3.1.2. Tổ chức Giáo hội
- Cơ cấu tổ chức: Giáo hội Công giáo Việt Nam là một trong số
các tôn giáo lớn, có tổ chức chặt chẽ với 3 giáo tỉnh và 26 giáo phận.
- Hàng giáo phẩm: Đứng đầu 03 giáo tỉnh ở Việt Nam là 03 Tổng
giám mục và đứng đầu các giáo phận là các giám mục. Đến tháng 10
năm 2016 Tòa thánh đã bổ nhiệm 116 Giám mục trong đó có 6 Hồng
y, 10 Tổng giám mục và 96 Giám mục.
3.1.3. Đặc điểm của Giáo hội Công giáo Việt Nam
- Giáo hội Công giáo ở Việt Nam phụ thuộc và chịu sự chỉ đạo về
tổ chức, hoạt động của Vatican.
- Quan hệ truyền giáo là điều kiện để Công giáo Việt Nam có mối
quan hệ quốc tế.
- Hội nhập văn hóa dân tộc.
3.2. Thực trạng quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt
Nam
3.2.1. Với Tòa thánh Vatican
tình hình Công giáo tại quốc gia mình. Cứ năm năm một lần, các giám
mục Việt Nam đều phải đi Tòa thánh Vaitican để viếng mộ hai Thánh
tông đồ Phêrô và Phaolô và yết kiến Giáo hoàng để báo cáo về tình hình
giáo hội địa phương (đi Ad Limina).
3.2.2. Với một số Giáo hội Công giáo trên thế giới
- Với Giáo hội Công giáo Pháp: quan hệ về giáo hội và tôn giáo thuần túy
cùng với các hoạt động từ thiện nhân đạo.
- Với Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ: quan hệ dưới góc độ tôn giáo thông
qua các chuyến thăm, làm việc, trao đổi học tập và các hoạt động viện trợ nhân
đạo.
- Với cộng đồng người Việt Nam theo Công giáo ở nước ngoài.
3.2.4. Quan hệ giữa Tòa thánh Vatican với Nhà nước Việt Nam
có liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam
- Giai đoạn trước năm 1990: mặc dù chưa có quan hệ chính thức
về mặt Nhà nước nhưng lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng đã có buổi
gặp mặt với đại diện Tòa thánh.
- Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2018: Đại diện Tòa thánh
Vatican và đại diện Chính phủ Việt Nam có 18 lần gặp nhau trao đổi
và bàn về những vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam và
những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên đã thành lập Tổ
chuyên gia hỗn hợp Việt Nam – Vatican vào năm 2009. Đến năm 2018
Tổ chuyên gia hỗn hợp Việt Nam – Vatican đã họp bảy lầ và thống nhất
nâng cấp từ Đặc phái viên không thường trú lên Đặc phái viên thường
quyết 297/CP, Nghị quyết 24/NQ-TƯ về tăng cường công tác trong tình
hình mới, Nghị quyết 25/NQ-TƯ. Để cụ thể hóa quan điểm của Đảng,
Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động tôn
giáo trong đó có hoạt động quan hệ quốc tế. Đặc biệt, Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo và nghị định hướng dẫn thi hành mới được ban hành thay thế
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các
tôn giáo tham gia hoạt động quan hệ quốc tế.
3.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức
- Bộ máy làm công tác tôn giáo từ cấp Trung ương đến cơ sở luôn
được củng cố và được kiện toàn.
- Tuy nhiên thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tôn
giáo đặc biệt làm công tác đối ngoại tôn giáo chủ yếu là kiêm nhiệm và
hầu nhưn không được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về tôn giáo, kỹ
năng xử lý các tình huống tôn giáo cụ thế.
3.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quan hệ quốc
tế của các tổ chức tôn giáo
- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật được thực
hiện thường xuyên thông qua kế hoạch với các hình thức đa dạng với
các đối tượng khác nhau (cán bộ, công chức, tín đồ, chức sắc tôn giáo).
- Công tác vận động quần chúng được thực hiện với nhiều hình
thức đa dạng thông qua việc tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu
nước.
- Công tác đối ngoại nhân dân giúp cho bạn bè thế giới hiểu rõ về
nói chung và về quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo nói riêng là
công việc thường xuyên, hàng năm, có kế hoạch và đột xuất.
Việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời
gian vừa qua cho thấy những sai phạm và khiếu nại chủ yếu tập trung
ở những nội dung: Thực hiện chưa đúng chính sách đối với tôn giáo ở
các cấp chính quyền; Các thủ tục hành chính liên quan đến giải quyết
nhu cầu tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo chưa đúng theo quy định của pháp
luật; Liên quan đến tranh chấp đất đai, cơ sở thờ tự có nguồn gốc tôn
giáo, hoặc do chính quyền trưng thu, trưng dụng hiện đang sử dụng,
hoặc chính quyền mượn không trả lại cho các tổ chức tôn giáo, hoặc cơ
sở tôn giáo đang đóng cửa không sử dụng.
3.3.5. Quản lý hoạt động quan hệ quốc tế cụ thể
- Giáo hội Công giáo Việt Nam và cá nhân tham gia hoạt động tôn
giáo ở nước ngoài;
- Sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt
Nam;
- Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài;
- Hoạt động xã hội của tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài tại
Việt Nam.
3.4. Đánh giá chung
3.4.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Tạo điều kiện cho Công giáo tham gia hoạt động quốc
tế trong khuôn khổ pháp luật. Tạo điều kiện cho Giáo hội Công giáo
động từ thiện nhân đạo và hoạt động này đã mang đến cho Việt Nam
những lợi ích về kinh tế xã hội
3.4.2. Những tồn tại
Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động quan hệ quốc tế chưa
theo kịp thực tiễn.
Công tác vận động quần chúng chưa mang lại hiệu quả.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn mang hình thức.
Quan hệ giữa Tòa thánh Vatican và Nhà nước Việt Nam còn đang
ở mức trao đổi.
Lợi dụng quan hệ quốc tế của các thế lực thù địch.
Lợi dụng hoạt động từ thiện của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài.
3.4.3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân của kết quả đạt được
+ Về nhận thức: Đảng và Nhà nước đã có chỉ đạo sát sao và kịp
thời hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo.
+ Về hành động: công tác tuyền truyền pháp luật tốt sẽ đem lại
hiệu quả trong quản lý nhà nước.
- Nguyên nhân của hạn chế
+ Việt Nam chưa có một chiến lược đối ngoại tôn giáo đầy đủ và
toàn diện;
+ Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác liên quan đến đối
ngoại tôn giáo yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ
QUỐC TẾ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
4.1. Xu hướng hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công
giáo Việt Nam
- Mở rộng quan hệ quốc tế và đối thoại liên tôn giáo
- Phát triển đạo gắn với hoạt động xã hội
- Lợi dụng quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam
của các thế lực thù địch
4.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách
của Nhà nước về tôn giáo
4.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo.
- Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền
tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân.
- Tạo điều kiện cho tôn giáo quan hệ quốc tế.
- Đấu tranh ngăn chặn kẻ địch lợi dụng tôn giáo, đội lốt tôn giáo
phá hoại cách mạng, phá hoại xã hội.
4.2.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước về tôn
giáo và Công giáo
Kế thừa tư tưởng Hồ Chính Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo
trong đó có đối ngoại tôn giáo, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo công tác quan hệ quốc tế của các tôn giao thông qua
sắc lệnh số 234, nghị quyết 24, nghị quyết 25 và nhiều văn bản pháp
của công tác đối ngoại nói chung của Đảng và Nhà nước, đổi mới và
nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của cả
hệ thống chính trị và của toàn dân”.
4.2.3. Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước về tôn giáo
Thực hiện đường lối đối ngoại về tôn giáo phù hợp với đường lối
đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Nghị quyết số 25/NQ-TƯ
và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã khẳng định:
- Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Chủ động và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền
đối ngoại, làm cho bạn bè quốc tế và nhân dân thế giới ngày càng hiểu
đúng và đầy đủ hơn về đất nước và con người, về đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới của Việt Nam.
- Phát huy vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, các phong
trào nhân dân thế giới.
- Làm tốt công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài.
4.3. Giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ
quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam
4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến thể chế, chính sách
- Thống nhất nhận thức về công tác tôn giáo, công tác đối với hoạt
động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quan hệ quốc tế về tôn
Bồi dưỡng cán bộ làm công tác liên quan đến đối ngoại tôn giáo:
trang bị kiến thức chuyên sâu về tôn giáo, tăng cường tập huấn các kỹ
năng xử lý tình huống, các kỹ năng giao tiếp đối với chức sắc, tín đồ
tôn giáo.
4.3.3. Nhóm giải pháp về đối ngoại tôn giáo
- Đảm bảo quyền tự do công dân có tín ngưỡng, tôn giáo theo Hiến
pháp và công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị mà Việt Nam ký
kết.
- Tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại, tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ của các quốc gia, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ
và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
- Mở rộng mối quan hệ giữa Việt Nam với Tòa thánh Vatican.
4.3.4. Nhóm giải pháp về công tác vận động quần chúng
- Đổi mới phương pháp vận động, tranh thủ người đứng đầu.
- Xây dựng lực lượng cốt cán trong đồng bào Công giáo.
- Tạo mối quan hệ tốt với cộng đồng người Việt Nam theo Công
giáo ở nước ngoài.
- Phát huy vai trò của người Công giáo đối với đời sống xã hội.
4.3.5. Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo
- Về thanh tra: Cán bộ làm công tác thanh tra phải có đạo đức nghè
nghiệp, có chuyên môn, hiểu biết pháp luật, thực hiện hoạt động thanh
tra cần tiến hành đúng pháp luật và đúng thẩm quyền.
với điều kiện mới.
- Quản lý hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.
4.4. Khuyến nghị
4.4.1. Đối với Chính phủ
Tạo điều kiện kinh phí thông qua đề án để thực hiện công tác tuyên
truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tôn giáo, đối ngoại tôn giáo.
Mở rộng và tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia các hoạt động quan
hệ quốc tế, không nên mặc cảm, thành kiến với quá khứ và nên coi đó
là ngoại giao nhân dân để thế giới hiểu biết về Việt Nam.
4.4.2. Đối với Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ
Thường xuyên sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện quản lý
nhà nước đối với tôn giáo nói chung và quan hệ quốc tế của tổ chức
tôn giáo nói riêng để tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm; Phối hợp với
Bộ Nội vụ sớm ban hành quyết định về tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về tôn giáo cấp tỉnh; Tạo điều kiện cho Giáo hội tham gia hội
nghị, diễn đàn quốc tế qua đó có thể giới thiệu về chính sách tôn giáo
của Việt Nam; Bổ sung một số môn học đối với chức sắc, tín đồ tham
gia đào tạo ở nước ngoài.
4.4.3. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Để làm tốt công tác đối ngoại tôn giáo, cán bộ, công chức làm
công tác tôn giáo cấp tỉnh phải thực hiện đúng chính sách tôn giáo của
Đảng, qui định của pháp luật, của Nhà nước đối với tổ chức tôn giáo.
hướng hội nhập quốc tế, Giáo hội Công giáo Việt Nam mở rộng quan
hệ với Giáo hội Công giáo một số quốc gia trên thế giới và tổ chức tôn
giáo cũng như các tổ chức nước ngoài khác. Quan hệ quốc tế là cơ hội
để Giáo hội Công giáo Việt Nam giới thiệu những giá trị văn hóa tốt
đẹp của dân tộc mình, những hình ảnh tốt đẹp về thành tựu và công
cuộc đổi mới của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế góp phần
tích cực cho ngoại giao Việt Nam. Tuy nhiên các thế lực thù địch không
từ thủ đoạn nào luôn lợi dụng mối quan hệ quốc tế của Công giáo để
kích động gây chia rẽ dân tộc, gây mất ổn định trật tự an ninh quốc gia,
chống phá Nhà nước.
2. Nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quan
hệ quốc tế của Giáo hội Công Giáo Việt Nam” có một ý nghĩa to lớn
về lý luận và thực tiễn hiện nay ở Việt Nam nhất là khi Việt Nam đổi
mới, mở cửa hội nhập quốc tế.
Các quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam thời gian
qua cũng như quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam
được thực hiện theo chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời có
tham khảo kinh nghiệm quốc tế nhất là những quốc gia có quan hệ với
Tòa thánh vatican. quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam
thời gian qua vừa duy trì mối quan hệ truyền thống về tổ chức của Giáo
hội Công giáo mà từng bước mở ra trong mối quan hệ giữa Nhà nước
Việt Nam với Tòa thánh Vatican. Những quan hệ quốc tế của Giáo hội
Công giáo Việt Nam cùng quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Tòa
Công giáo Việt Nam còn tỏ ra dè dặt, công tác quản lý nhà nước đối
với quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng nặng nề
về thủ tục hành chính, ... Cần phải điều chỉnh và khắc phục trong thời
gian tới đây.
3. Từ thực tiễn tôn giáo và chính sách tôn giáo, từ hoạt động quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_quan_he_q.pdf