Trên cơ sở phân tích và luận giải để đi đến khái niệm và các loại dịch
vụ thiết yếu cho người nghèo. Đó là các dịch vụ gắn với nhu cầu thiết yếu,
cơ bản của người nghèo để họ cải thiện cuộc sống, vươn lên.
Tuy nhiên, dịch vụ nào được coi là thiết yếu cho người nghèo thì
hiện có nhiều quan điểm khác nhau. Liên hợp quốc (1995) đưa ra bốn loại
là: giáo dục, y tế, các dịch vụ xã hội (như cứu trợ xã hội), dịch vụ nước
sạch và vệ sinh; còn NHTG đưa ra ba nhóm dịch vụ gồm các dịch vụ giúp
tạo thu nhập để cải thiện đời sống (tín dụng, việc làm, giao thông); các
dịch vụ giúp thỏa mãn nhu cầu cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh
môi trường, nhà ở, dịch vụ điện và năng lượng); các dịch vụ giúp người
chống đỡ, giảm nguy cơ bị tổn thương và nâng cao năng lực cá nhân (bảo
hiểm, hỗ trợ pháp lý). Nhìn chung, các dịch vụ thiết yếu cho người nghèo
thường thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng
quốc gia, từng địa phương.
Trong điều kiện KTXH tương đối phát triển như Hà Nội, các dịch vụ
cơ bản cần thiết cho người nghèo chủ yếu là nhóm dịch vụ cải thiện thu
nhập như dịch vụ tín dụng, dịch vụ việc làm.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cho
người nghèo chưa được làm rõ.
7Bốn là, các nghiên cứu về đói nghèo của Hà Nội chưa được cập nhật,
phần lớn được thực hiện trước năm 2010. Cách tiếp cận đói nghèo chưa
theo hướng đa chiều.
Năm là, chưa có nghiên cứu nào trên phạm vi cả nước nói chung và ở
Hà Nội nói riêng về QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với
người nghèo.
Từ thực tế đó cho thấy việc nghiên cứu QLNN nhằm phát triển các
dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội là rất
cần thiết.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Ở CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ NHẰM PHÁT TRIỂN
CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO
2.1. Người nghèo và các dịch vụ cần thiết cho người nghèo
2.1.1. Khái quát về người nghèo và nguyên nhân đói nghèo
2.1.1.1. Quan niệm về đói nghèo và người nghèo trên thế giới
Hiện có nhiều cách quan niệm khác nhau về đói nghèo. Về lý thuyết,
đói nghèo được xem xét theo ba trường phái khác nhau: Trường phái phúc
lợi coi đói nghèo là hiện tượng mà một bộ phận dân cư chưa đạt tới mức
phúc lợi kinh tế cần thiết để đảm bảo một cuộc sống tối thiểu hợp lý theo
tiêu chuẩn của xã hội đó. Trường phái nhu cầu cơ bản coi đói nghèo là hiện
tượng không được đáp ứng các nhu cầu cơ bản (lương thực, thực phẩm,
nước, điều kiện vệ sinh, nhà ở, quần áo, giáo dục và y tế cơ sở, và giao
thông công cộng). Trường phái năng lực coi đói nghèo là sự hạn chế về khả
năng thực hiện các chức năng cơ bản, cần thiết của con người, từ khả năng
đảm bảo dinh dưỡng, sức khoẻ... đến khả năng tham gia vào đời sống xã
hội, có tiếng nói và quyền lực.
Hiện nay, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đều mở rộng khái niệm
đói nghèo. Về mặt định tính, đói nghèo được hiểu khá thống nhất, đó là
sự khốn cùng về vật chất, sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế,
nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, không có tiếng nói và quyền
lực. Tuy nhiên, về mặt định lượng, quan niệm về đói nghèo lại rất khó
8thống nhất với nhau, hơn nữa, mức nghèo cũng biến động theo thời gian.
Do vậy, mỗi quốc gia xây dựng cho mình một thước đo mức độ đói
nghèo riêng thông qua những tiêu chí cụ thể và được gọi là chuẩn nghèo
với thức đo đơn chiều (chủ yếu là mức thu nhập) và đa chiều (cả kinh tế
và xã hội).
2.1.1.2. Quan niệm đói nghèo và người nghèo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, quan niệm về đói nghèo có sự phát triển. Trước đây, đói
nghèo được phân chia thành hai mức độ là đói và nghèo. Trong đó, đói là
tình trạng không đủ ăn, không đủ dinh dưỡng, còn nghèo là chỉ đủ ăn và
không đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu khác như ở, mặc, y tế, giáo
dục... Để xác định tỷ lệ đói nghèo, Chính phủ đưa ra chuẩn nghèo theo
vùng (nông thôn và đô thị) cho từng giai đoạn. Chẳng hạn, chuẩn nghèo
giai đoạn 2011-2015 được xác định theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg
với mức thu nhập bình quân mỗi người/tháng ở nông thôn là 400.000
đồng, ở thành thị 500.000 đồng.
Ngoài ra, các tiêu chí xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, huyện nghèo
cũng được xác định theo Quyết định số 587/2002/QĐ-BLĐTBXH. Theo
đó, xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên và chưa có đủ từ 3
trong 6 hạng mục kết cấu hạ tầng thiết yếu (đường giao thông; trường học;
trạm y tế; nước sinh hoạt; điện sinh hoạt; chợ); còn huyện nghèo là huyện
có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% tổng số hộ.
2.1.1.3. Đặc điểm của người nghèo ở Hà Nội
Do phân cấp về quy định chuẩn nghèo cho địa phương và với sự
khác biệt về điều kiện, mức sống của người dân Thủ đô nên người nghèo ở
Hà Nội có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, chuẩn nghèo của Hà Nội luôn cao hơn chuẩn nghèo chung
cả nước. Chẳng hạn, năm 2011, Hà Nội ban hành chuẩn nghèo cao gấp
nhiều lần chuẩn nghèo chung của cả nước: Giai đoạn 2011 - 2015, chuẩn
nghèo của Hà Nội (vùng nông thôn và cả đô thị) gấp 3,3 lần chuẩn nghèo
chung cả nước.
Thứ hai, người nghèo Hà Nội dễ bị tổn thương hơn do thu nhập chủ
yếu bằng tiền từ các hoạt động phi nông nghiệp; đối với vùng nông thôn
ngoại thành, nhiều hộ nghèo không có nghề phụ, trình độ hạn chế.
9Thứ ba, do mật độ dân cư đông đúc nên khả năng tìm việc làm để
thoát nghèo bền vững rất khó. Kết quả của một khảo sát thực tế cho thấy
gần 50% người trả lời rằng rất khó hoặc không thể tìm việc làm.
Thứ tư, đa số người nghèo ở Hà Nội là người dân nhập cư từ các tỉnh
khác nên người nghèo phải cạnh tranh khốc liệt trong tìm việc.
2.1.2. Các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
2.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
Trên cơ sở phân tích và luận giải để đi đến khái niệm và các loại dịch
vụ thiết yếu cho người nghèo. Đó là các dịch vụ gắn với nhu cầu thiết yếu,
cơ bản của người nghèo để họ cải thiện cuộc sống, vươn lên.
Tuy nhiên, dịch vụ nào được coi là thiết yếu cho người nghèo thì
hiện có nhiều quan điểm khác nhau. Liên hợp quốc (1995) đưa ra bốn loại
là: giáo dục, y tế, các dịch vụ xã hội (như cứu trợ xã hội), dịch vụ nước
sạch và vệ sinh; còn NHTG đưa ra ba nhóm dịch vụ gồm các dịch vụ giúp
tạo thu nhập để cải thiện đời sống (tín dụng, việc làm, giao thông); các
dịch vụ giúp thỏa mãn nhu cầu cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh
môi trường, nhà ở, dịch vụ điện và năng lượng); các dịch vụ giúp người
chống đỡ, giảm nguy cơ bị tổn thương và nâng cao năng lực cá nhân (bảo
hiểm, hỗ trợ pháp lý). Nhìn chung, các dịch vụ thiết yếu cho người nghèo
thường thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng
quốc gia, từng địa phương.
Trong điều kiện KTXH tương đối phát triển như Hà Nội, các dịch vụ
cơ bản cần thiết cho người nghèo chủ yếu là nhóm dịch vụ cải thiện thu
nhập như dịch vụ tín dụng, dịch vụ việc làm.
2.1.2.2. Một số dịch vụ cơ bản cần thiết cho người nghèo
Thứ nhất, dịch vụ tài chính cho người nghèo
Dịch vụ tài chính cho người nghèo chủ yếu là tài chính vi mô - tài
chính quy mô nhỏ. Đó là các hoạt động cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm,
chuyển giao dịch vụ và các sản phẩm tài chính khác cho nhóm khách hàng
có thu nhập thấp. Trên thực tế, dịch vụ tài chính cho người nghèo chủ yếu là
tín dụng - cung cấp các khoản vay nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của
người nghèo. Dịch vụ tín dụng có vai trò quan trọng trong việc giúp người
nghèo tiếp cận nguồn vốn, góp phần nâng cao năng lực XĐGN, vươn lên
thoát nghèo.
10
Thứ hai, dịch vụ việc làm cho người nghèo
Dịch vụ này không chỉ nhằm chắp nối cung - cầu về lao động, mà theo
ILO, đó còn là việc tư vấn, trợ giúp hướng nghiệp và đào tạo nghề cho
người nghèo.
Dịch vụ việc làm do nhà nước cung cấp gọi là dịch vụ việc làm công.
Dịch vụ việc làm công thường là hoạt động phi lợi nhuận nên rất phù hợp
cho người nghèo.
2.2. Khái niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý nhà
nước cấp tỉnh, thành phố nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với
người nghèo
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của quản lý nhà nước
nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
2.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ
bản đối với người nghèo
QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo là sự
tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước tới các hoạt động cung ứng
và sử dụng dịch vụ cho người nghèo nhằm phát triển các dịch vụ này, góp
phần giúp người nghèo nâng cao năng lực XĐGN và thoát nghèo bền vững.
Từ khái niệm nêu trên cho thấy đối tượng của QLNN là các dịch vụ
cơ bản đối với người nghèo mà thực chất là các chủ thể tham gia cung ứng
các dịch vụ, các đối tượng thụ hưởng dịch và các mối quan hệ giữa các chủ
thể này cũng như với Nhà nước; chủ thể QLNN là các cơ quan nhà nước mà
ở cấp tỉnh, thành phố đó là HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng
tham mưu, giúp việc cho chính quyền cấp tỉnh như Sở Lao động TBXH và
một số cơ quan cấp tỉnh khác; cơ chế tác động của QLNN bao gồm các
nguyên tắc, phương pháp và công cụ gắn với đặc thù của các dịch vụ cơ bản
đối với người nghèo và phù hợp với đối tượng người nghèo.
2.2.1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch
vụ cơ bản đối với người nghèo
Sự cần thiết đó được thể hiện trên các mặt: khắc phục những thất bại
của thị trường dịch vụ cho người nghèo; tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho
người nghèo; định hướng tiếp cận đúng dịch vụ.
11
2.2.2. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước cấp tỉnh, thành phố
nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
2.2.2.1. Các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước nói chung nhằm
phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
Quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người
nghèo nói chung gồm 4 nội dung chính là hoạch định phát triển các
dịch vụ cơ bản đối với người nghèo; xây dựng và thực hiện thể chế
quản lý các dịch vụ cho người nghèo; tổ chức bộ máy QLNN đối với
các dịch vụ cho người nghèo từ trung ương đến địa phương; đánh giá,
kiểm tra, kiểm soát đối với các dịch vụ cho người nghèo.
Ở cấp trung ương, hoạch định về dịch vụ cho người nghèo là nội dung
rất quan trọng, bao gồm xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương
trình liên quan đến dịch vụ cho người nghèo.
2.2.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, thành phố nhằm
phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
Do cấp tỉnh, thành phố là cấp thừa hành của trung ương và được phân
quyền quản lý nên QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người
nghèo có một số nội dung sau:
Thứ nhất, triển khai thực hiện thể chế, chính sách của trung ương:
tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về dịch
vụ đối với người nghèo.
Thứ hai, xây dựng và thực thi quy hoạch, kế hoạch, quy trình cung
ứng các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh, thành phố. Cụ
thể là đề ra các quan điểm chiến lược phát triển dịch vụ; triển khai thực hiện
các chương trình, kế hoạch về dịch vụ cho người nghèo; xác định rõ mục
tiêu tổng quát về XĐGN, các mục tiêu và biện pháp lớn về phát triển dịch
vụ cho người nghèo.
Thứ ba, ban hành và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách phát triển
dịch vụ cơ bản đối với người nghèo theo chức năng, nhiệm vụ được phân
cấp. Trên cơ sở thể chế, chính sách của trung ương, các tỉnh, thành phố xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương nhằm cung ứng và
quản lý các dịch vụ cho người nghèo.
Thứ tư, tổ chức huy động và quản lý sử dụng các nguồn lực để cung
ứng dịch vụ cho người nghèo, bao gồm nguồn tài chính từ ngân sách nhà
nước và các nguồn huy động trong dân.
12
Thứ năm, tổ chức bộ máy QLNN nhằm phát triển dịch vụ cơ bản đối
với người nghèo phù hợp với điều kiện của địa phương, chủ yếu theo mô
hình “kiêm nhiệm”. Ở cấp tỉnh, bộ máy QLNN nhằm phát triển các dịch
vụ này do UBND tỉnh và các cơ quan giúp việc như Sở Lao động TBXH
và một số sở, ngành khác.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước ở cấp tỉnh,
thành phố nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
Các nhân tố tác động đến QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản
đối với người nghèo ở cấp tỉnh gồm nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên
trong hệ thống chủ thể quản lý - chính quyền cấp tỉnh.
2.2.3.1. Các nhân tố bên ngoài chủ thể quản lý
Thứ nhất, quan điểm, đường lối chính trị của quốc gia về xoá đói giảm
nghèo và QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo.
Nhân tố này có tác dụng định hướng cho QLNN, thể hiện quyết tâm chính
trị trong việc XĐGN và dịch vụ cho người nghèo.
Thứ hai, cơ chế, chính sách chung của quốc gia về XĐGN. Đây vừa là
khung pháp lý đối với các dịch vụ cho người nghèo và là tập hợp các biện
pháp, công cụ, cách thức tác động đến các chủ thể liên quan đến cung ứng
và sử dụng các dịch vụ cho người nghèo.
Thứ ba, nhu cầu về dịch vụ cơ bản của người nghèo. Nhân tố này có ý
nghĩa quyết định loại hình, quy mô cung ứng dịch vụ và hình thức tổ chức,
cách thức cung ứng dịch vụ cơ bản đối với người nghèo.
Thứ tư, sự tham gia của các tổ chức vào quá trình cung ứng dịch vụ cơ
bản đối với người nghèo.
Thứ năm, mức độ sẵn có của mạng lưới dịch vụ và hệ thống cơ sở hạ
tầng để cung ứng dịch vụ cho người nghèo.
2.2.3.2. Các nhân tố bên trong gắn với chủ thể quản lý
Thứ nhất, trình độ, năng lực của chính quyền tỉnh, thành phố nhằm
phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo.
Thứ hai, vấn đề phân cấp, phân quyền giữa các cấp và trình độ tổ chức
bộ máy quản lý nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo.
Thứ ba, điều kiện vật chất - kỹ thuật của các cơ quan QLNN nhằm
phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo.
Thứ tư, nguồn lực tài chính thực tế được huy động nhằm phát triển các
dịch vụ cơ bản đối với người nghèo.
13
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ
cơ bản đối với người nghèo ở trong nước và quốc tế
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước nhằm phát triển
các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
2.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước nhằm phát triển dịch vụ việc làm
- Kinh nghiệm của Malayxia về tạo môi trường pháp lý và cơ chế,
chính sách cho tư nhân hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ việc làm
cho người nghèo.
- Kinh nghiệm của Hàn Quốc về xây dựng hệ thống tổ chức dịch vụ
công về việc làm theo ngành dọc.
- Kinh nghiệm của Thụy Điển về xây dựng hệ thống dịch vụ việc làm
dựa theo nhu cầu của từng vùng, từng địa phương.
- Kinh nghiệm của Trung Quốc về xây dựng hệ thống tổ chức dịch vụ
việc làm theo đơn vị hành chính.
2.3.1.2. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước nhằm phát triển dịch vụ tài
chính cho người nghèo
Thứ nhất, kinh nghiệm của Inđônêxia về nâng cao vai trò của Chính
phủ trong việc giúp các tổ chức cung cấp tín dụng cho người nghèo để giữ
mức lãi suất ổn định và giảm chi phí với các mô hình như Ngân hàng
Rakyat Inđônêxia - xây dựng mạng lưới hơn 4.500 văn phòng chi nhánh
cung cấp tín dụng rộng khắp cho người nghèo.
Thứ hai, kinh nghiệm của Ấn Độ về cung cấp tín dụng cho người
nghèo thông qua mối liên kết nhóm nghèo tự lực với hệ thống ngân hàng
nông nghiệp với hơn 14.000 chi nhánh ở 375 huyện cả nước để hỗ trợ người
nghèo vay vốn.
Thứ ba, kinh nghiệm của Trung Quốc về mô hình cung cấp có hiệu
quả dịch vụ tài chính cho người nghèo: hình thành các tổ chức tín dụng vi
mô theo đơn vị làng ở nông thôn. Chính phủ nước này đóng vai trò quan
trọng trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo.
Thứ tư, kinh nghiệm của Bănglađét về mô hình nổi tiếng thế giới về
ngân hàng cung cấp tài chính cho người nghèo theo nhóm nhỏ - Ngân hàng
Grameen.
14
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ
cơ bản đối với người nghèo ở trong nước
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước về thành tích
xoá đói giảm nghèo. Trong hơn 20 năm qua, thành phố đã thực hiện
Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá với nhiều biện pháp như: phát triển
kinh tế đi đôi với giảm nghèo bền vững; tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để
người nghèo tiếp cận vốn sản xuất; huy động, bố trí nguồn lực ở từng địa
bàn, ưu tiên các địa bàn trọng điểm; nâng cao năng lực chỉ đạo, quản lý,
điều hành hoạt động giảm nghèo; xây dựng kế hoạch và thực hiện các
chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin; tăng cường kiểm
tra các hoạt động giảm nghèo.
2.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước nhằm phát triển
các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
Thứ nhất, bài học kinh nghiệm về QLNN nhằm phát triển dịch vụ việc
làm cho người nghèo. Cụ thể là: Nhà nước không thiết lập một hệ thống riêng,
mà chỉ cần xây dựng mạng lưới trung tâm để cung ứng dịch vụ việc làm cho
người nghèo; tạo cơ chế khuyến khích tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ cho
người nghèo; lựa chọn mô hình cung ứng dịch vụ phù hợp; tăng cường kiểm
soát hoạt động của các trung tâm cung ứng dịch vụ cho người nghèo.
Thứ hai, bài học kinh nghiệm về QLNN nhằm phát triển dịch vụ tài
chính cho người nghèo. Cụ thể là:
- Nhà nước đóng vai trò lớn trong thiết lập mạng lưới cung ứng dịch
vụ tài chính cho người nghèo, hỗ trợ cho việc hình thành và hoạt động của
mạng lưới này;
- Hình thành cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực đảm bảo cung
ứng dịch vụ tín dụng hiệu quả cho người nghèo.
- Tạo môi trường ổn định cho sự phát triển và hoạt động của các tổ
chức tham gia cung ứng dịch vụ tín dụng cho người nghèo.
- Tăng cường vai trò kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của
các tổ chức để đảm bảo người nghèo tiếp cận được với dịch vụ tín dụng
thoát nghèo bền vững.
15
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCNHẰMPHÁT TRIỂN
CÁC DỊCH VỤ CƠBẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Thực trạng đói nghèo và các dịch vụ cơ bản đối với người
nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.1. Tổng quan đói nghèo của Hà Nội
3.1.1.1. Bức tranh chung về đói nghèo của Hà Nội
Bức tranh chung về đói nghèo ở Hà Nội thể hiện qua số liệu thống kết
và các kết quả điều tra như sau: số hộ nghèo giảm từ 91.329 hộ năm 2009
(thời điểm hợp nhất Hà Nội) xuống 80.945 hộ năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo
trong tổng số hộ gia đình ở Hà Nội tương ứng là 6,1% và 5,1%. Đến nay,
Hà Nội là một trong 4 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nghèo thấp nhất cả nước.
Tuy nhiên, theo quan điểm nghèo đa chiều thì chất lượng cuộc sống
của người nghèo Hà Nội còn nhiều mặt hạn chế. Ba lĩnh vực thiếu hụt nhiều
nhất là tiếp cận hệ thống ASXH, các dịch vụ nhà ở phù hợp (điện, nước,
nước thải và rác thải) và nhà ở có chất lượng, diện tích phù hợp.
3.1.1.2. Nguyên nhân đói nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội
Theo số liệu thống kê và kết quả của một số cuộc điều tra thực tế cho
thấy các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nghèo ở Hà Nội gồm: thiếu vốn sản
xuất - kinh doanh; trình độ học vấn thấp; chi phí cho nhu cầu thiết yếu ở Hà
Nội rất “đắt đỏ”; ngoài ra, có một số nguyên nhân khác như: mất đất sản
xuất, chây lười, mắc và tệ nạn xã hội như tín dụng đen.
3.1.2. Thực trạng một số dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên
địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.2.1. Dịch vụ việc làm cho người nghèo
Đây là một loại dịch cơ bản và rất quan trọng đối với người nghèo. Do
vậy, dịch vụ này được chú trọng phát triển với các hoạt động như sau:
Thứ nhất, hình thành hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm. Năm 2006,
Hà Nội đã đưa trang thông tin vieclamhanoi.net vào hoạt động, thực hiện tư
vấn việc làm qua Tổng đài 1080-5-3, tổ chức các phiên giao dịch việc làm.
Nhờ đó, năm 2012, đã giới thiệu việc làm cho trên 102.000 người, cung cấp
16
thông tin cho gần 95.000 người, cung ứng lao động được gần 60.000 người,
tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho gần 28.000 người lao động tại địa phương.
Thứ hai, tạo việc làm qua tổ chức xuất khẩu lao động. Hằng năm, số
lao động xuất khẩu của thành phố lên tới trên 3.000 người.
Thứ ba, giải quyết việc làm thông qua kênh tín dụng ưu đãi cho các dự
án được khuyến khích đầu tư trong nước. Trong 8 năm qua, thành phố Hà
Nội đã xét duyệt và cho vay 2.880 dự án giúp giải quyết việc làm cho
143.568 lao động, trong đó phần lớn là người nghèo.
3.1.2.2. Dịch vụ tài chính đối với hộ nghèo
Cũng như trong cả nước, chính sách tín dụng ưu đãi đối với người
nghèo được thực hiện chủ yếu thông qua Ngân hàng CSXH. Năm 2012, tổng
dư nợ tín dụng cho người nghèo của Chi nhánh Ngân hàng CSXH đạt 3.994
tỷ đồng. Thành phố đã triển khai 6 chương trình tín dụng cho người nghèo.
Nhờ đó, dịch vụ tín dụng đã giúp cho trên 14.000 hộ dân thoát nghèo; tạo
điều kiện về vốn cho trên 1.000 cơ sở sản xuất; xây dựng và cải tạo trên
120.000 công trình nước sạch - vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn.
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội nhằm
phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
3.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp thành phố
nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
Năm 1999, UBND đã ra quyết định thành lập “Ban Chỉ đạo trợ giúp
người nghèo”. Ban này có chức năng đề xuất nội dung chương trình trợ
giúp, kế hoạch thực hiện, phân bổ nguồn ngân sách của chương trình cho
các sở, ban, ngành, quận, huyện trình UBND thành phố quyết định; kiểm
tra, đánh giá kết quả hoạt động chung của cả chương trình và từng dự án.
Nhờ đó, tạo được cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành có liên quan.
3.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội nhằm
phát triển dịch vụ tài chính đối với người nghèo
3.2.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương
trình về dịch vụ tài chính đối với người nghèo
UBND thành phố ra Kế hoạch số 24/KH-UBN về thực hiện mục tiêu
giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015; thông qua các chương trình về hỗ trợ tín
dụng cho người nghèo và một số chương trình có liên quan.
17
3.2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, các
văn bản pháp luật về cung ứng dịch vụ tài chính đối với người nghèo
UBND ban hành Quyết định số 86/2009/QĐ-UBND về quy chế quản
lý và sử dụng nguồn vốn cho vay của Quỹ giải quyết việc làm; Quyết định
số 43 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay của Quỹ giải quyết
việc làm; quyết định về cho vay hộ nghèo của Dự án chăn nuôi bò sinh sản;
quyết định về cho vay hộ nghèo của 7 xã nghèo thuộc huyện Sóc Sơn...
Thành phố chỉ đạo cho vay theo 10 chương trình tín dụng, trong đó
tập trung vào 6 chương trình chính: cho vay hộ nghèo; giải quyết việc làm;
hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn.
Đến nay, dư nợ cho vay đối tượng người nghèo theo các chương trình tín
dụng chiếm 54,2% tổng dư nợ.
Từ năm 2007 - 2012, thực hiện Chương trình hỗ trợ hộ nghèo vay vốn
phát triển chăn nuôi bò sinh sản, có 2.300 hộ nghèo tại 65 xã thuộc 9 huyện
được vay 14,7 tỷ đồng.
Giai đoạn 2003 - 2012, có 575 ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn, giúp
cho hơn 150 ngàn hộ thoát nghèo; tạo việc làm cho hơn 370 ngàn lao động;
hơn 120 ngàn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học
tập; hỗ trợ xây dựng hơn 7.200 ngôi nhà cho hộ nghèo. Tổng doanh số cho
vay trong 10 năm là 10.040 tỷ đồng.
3.2.2.3. Tổ chức huy động và quản lý các nguồn lực nhằm phát triển
dịch vụ tài chính đối với người nghèo
Chi nhánh Ngân hàng CSXH hình thành các tổ vay vốn lưu động ở xã
hoặc uỷ thác cho các tổ chức đoàn thể cho vay qua tổ tiết kiệm và vay vốn.
Tính đến hết năm 2012, tổng nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân
hàng CSXH Hà Nội đạt 4.008 tỷ đồng, trong đó vốn của trung ương chiếm
78,8%; vốn ủy thác chiếm 20,9%; vốn huy động theo lãi suất thị trường
chiếm 5,4%; tài trợ của 5 tổ chức nước ngoài hơn 4 tỷ đồng.
3.2.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện chức năng kiểm tra, giám
sát nhằm phát triển dịch vụ tài chính đối với người nghèo trên địa bàn
Việc cung ứng tín dụng cho người nghèo chủ yếu qua kênh Chi nhánh
Ngân hàng CSXH, quỹ tín dụng nhân dân và một số quỹ khác do Sở Lao
động TBXH theo dõi và tổng hợp chung.
Hoạt động cho vay người nghèo của Chi nhánh Ngân hàng CSXH chủ
yếu được uỷ thác cho 4 tổ chức, gồm Hội Phụ nữ (quản lý 3.805 tổ tiết kiệm
18
và vay vốn, chiếm 61,69% tổng dư nợ), Hội Nông dân (2.881 tổ và 25,07%
tổng dư nợ), Hội Cựu chiến binh (897 tổ, 9,25% tổng dư nợ), Đoàn Thanh
niên (434 tổ, 2,4% tổng dư nợ). Phần còn lại được thực hiện tại 559 điểm
giao dịch xã, phường và 8.017 tổ tiết kiệm và vay vốn.
Ngoài ra, UBND thành phố thành lập một số quỹ tài chính như Quỹ
Hỗ trợ nông dân (thuộc Hội Nông dân), Quỹ Khuyến nông (Sở Nông
nghiệp và PTNT), Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Sở Lao động TBXH).
Thành phố thực hiện kiểm tra, kiểm soát dịch vụ tài chính đối với
người nghèo trên địa bàn: từ đối tượng thụ hưởng đến các cá nhân, tổ chức
cung cấp dịch vụ, các cơ quan thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm; đánh
giá tác động của chính sách về dịch vụ tài chính đối với người nghèo.
3.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội nhằm
phát triển dịch vụ việc làm cho người nghèo trên địa bàn
3.2.3.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình
cung ứng dịch vụ việc làm cho người nghèo
Thành phố đã lồng các định hướng phát triển dịch vụ cho người nghèo
vào Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Thủ đô. Các chỉ tiêu
về số lao động được đào tạo và tạo việc làm mới, chỉ tiêu về tỷ lệ giảm tỷ lệ
hộ nghèo được đưa vào trong nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
UBND thành phố Hà Nội triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020. Trong định hướng phát triển dịch vụ đào tạo và
việc làm, chú trọng phương châm “Dạy nghề dân cần, giúp dân sống được
bằng nghề”; chú trọng dạy nghề may công nghiệp và trồng nấm.
Kết quả là trong 3 năm (2010 - 2012), toàn thành phố đã tổ chức dạy
nghề cho gần 40.000 lao động nông thôn với tỷ lệ có việc làm đạt trên 70%.
Việc dạy nghề may công nghiệp được thực hiện ở 13 huyện cho 5.168
người với tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học đạt 86%.
3.2.3.2. Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách về dịch vụ việc làm
cho người nghèo
Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai cơ chế, chính sách của Trung
ương về đào tạo nghề và tạo việc làm. Ngoài ra, Hà Nội đã và đang triển
khai nhiều chương trình khuyến khích phát triển làng nghề, đặc biệt là đào
tạo nghề cho người nghèo.
Sau 3 năm thực hiện kế hoạch về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích
cực, 78% số người học nghệ có việc làm và thoát nghèo.
19
3.2.3.3. Tổ chức bộ máy q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_quan_ly_nha_nuoc_nham_phat_trien_cac_dich_vu_co_ban_doi_voi_nguoi_ngheo_tren_dia_ban_thanh_pho_ha.pdf