Như vậy, qua nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về
công tác Văn thư - Lưu trữ tại tỉnh Thanh Hóa, chúng ta thấy rằng hoạt
động quản lý nhà nước về công tác này bên cạnh những ưu điểm vẫn còn
nhiều hạn chế. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện các giải pháp nhằm tổ
chức và thực hiện tốt hoạt động này là một việc làm cấp bách của tỉnh
Thanh Hóa hiện nay. Các giải pháp nêu trên cần được thực hiện đồng bộ từ
việc chỉ đạo đến việc triển khai thực thi. Có như vậy, việc giải quyết các
tồn tại hạn chế trong quản lý nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ tại
tỉnh Thanh Hóa mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về công tác văn thư - Lưu trữ tại tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2011 – 2017), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo điều kiện cho việc tổ chức sử dụng tài liệu đạt hiệu quả.
* Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ
Công tác này nhằm biến các thông tin quá khứ trong tài liệu lưu trữ
thành những thông tin tư liệu bổ ích phục vụ yêu cầu nghiên cứu phát triển
kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và nghiên cứu lịch sử.
* Chỉnh lý tài liệu theo yêu cầu của lưu trữ
Đây là công tác tổ chức lại tài liệu trong phông lưu trữ theo một
phương án phân loại, trong đó sửa chữa, hoặc phục hồi, lập mới những hồ
sơ, xác định giá trị tài liệu, làm công cụ tra cứu nhằm tạo điều kiện tối ưu
cho công tác bảo quản và sử dụng tài liệu.
1.2.2.3. Vai trò của công tác lưu trữ trong hoạt động của các cơ
quan, tổ chức
Thứ nhất, công tác lưu trữ giúp cho cơ quan, tổ chức dựa trên những
thông tin được lưu trữ để nghiên cứu, tìm ra quy luật vận động, từ đó dự
báo về xu hướng phát triển của vấn đề trong tương lai.
Thứ hai, làm tốt công tác lưu trữ góp phần nâng cao hiệu quả và chất
lượng hoạt động của cơ quan.
Thứ ba, tài liệu lưu trữ có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khoa
học, tổng kết thực tiễn.
1.2.3. Quản lý nhà nước về công tác văn thư - lưu trữ
1.2.3.1. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về công tác Văn thư - Lưu trữ
Hiện nay, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh
việc xây dựng các văn bản, nhất là các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ Văn
thư - Lưu trữ nhằm tham mưu cho Bộ Nội vụ, đưa công tác này đi vào nề
nếp, thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các Sở,
Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan, tổ chức, đơn vị ban
hành quy chế công tác Văn thư - Lưu trữ của cơ quan, đơn vị hay địa
9
phương mình phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp
luật về công tác này.
Từ các quy phạm pháp luật được đặt ra trong các văn bản, các cơ
quan chức năng cần ban hành văn bản khác nhằm cụ thể hóa để hướng dẫn,
chỉ đạo việc thực hiện. Bên cạnh đó cần kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
văn bản để văn bản ban hành đạt được tính khả thi và có hiệu quả thực sự
trong thực tế. Đồng thời đây cũng là cơ sở, căn cứ cho việc xây dựng và
ban hành các kế hoạch nghiệp vụ sao cho phù hợp và hiệu quả hơn.
1.2.3.2. Quản lý các hoạt động nghiệp vụ Văn thư - Lưu trữ
Để quản lý thống nhất các hoạt động nghiệp vụ công tác Văn thư -
Lưu trữ, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng
dẫn, chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ công tác Văn thư - Lưu trữ trên toàn
quốc. Các nghiệp vụ quản lý văn bản; lập hồ sơ, tài liệu hiện hành vào lưu
trữ cơ quan...của công tác văn thư và nghiệp vụ thu thập, bổ sung tài liệu;
phân loại tài liệu, xác định giá trị tài liệu; chỉnh lý tài liệu; bảo quản tài
liệu; tổ chức công cụ tra cứu khoa học tài liệu, ứng dụng công nghệ thông
tin trong lưu trữ...tại lưu trữ quốc gia và các cơ quan từ trung ương đến địa
phương đều được yêu cầu thực hiện theo sự hướng dẫn, chỉ đạo chung của
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và các cơ quan chuyên môn trên cơ sở
các quy định thống nhất mục đích của hoạt động nghiệp vụ này.
1.2.3.3. Tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Việc quản lý, đào tạo và sử dụng cán bộ làm công tác Văn thư - Lưu
trữ đã được quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28/4/2010
của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của
của các tổ chức văn thư, lưu trữ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Ngày 08/12/2015, Bộ Nội vụ ban
hành Thông tư số 06/2015/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Thông tư này bãi bỏ quy định tại Chương II Thông tư số 02/2010/TT-
BNV ngày 28 tháng 4 năm 2010.
Theo đó, các đơn vị, tổ chức từ Trung ương đến địa phương đều phải
có cán bộ làm công tác Văn thư - Lưu trữ. Các đơn vị có trách nhiệm về tổ
chức quản lý cán bộ và tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ về công tác Văn thư - Lưu trữ để phù hợp với tiêu chuẩn nghiệp
vụ và ngạch, bậc công chức, viên chức. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng bởi
lẽ đội ngũ cán bộ này chính là những người đảm bảo cho các hoạt động
Văn thư - Lưu trữ có hiệu quả.
1.2.3.4. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành
Để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Văn thư - Lưu
trữ, ngày 27/6/2012, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-BNV
10
Phê duyệt Quy hoạch ngành Văn thư Lưu trữ đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 với mục tiêu tổng quát như sau:
- Quản lý thống nhất công tác văn thư, lưu trữ trên phạm vi cả nước;
bảo vệ, bảo quản an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ có hiệu
quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
- Định hướng sự phát triển của công tác văn thư, lưu trữ đến năm
2020 nhằm góp phần cung cấp thông tin làm căn cứ để các cơ quan quản lý
nhà nước xây dựng kế hoạch, cân đối, phân bổ các nguồn lực cho quá trình
đầu tư phát triển đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, góp phần thực
hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020;
- Tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ để quản lý nhà nước về công
tác văn thư, lưu trữ; làm căn cứ cho các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà
nước xây dựng kế hoạch hàng năm, xây dựng và phê duyệt các dự án đầu
tư phát triển về lĩnh vực văn thư, lưu trữ, đồng thời chủ động trong việc
huy động, sử dụng các nguồn lực.
1.2.3.5. Quản lý nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và
công nghệ trong công tác Văn thư - Lưu trữ
Kết qủa của công tác nghiên cứu khoa học đối với ngành Văn thư -
Lưu trữ nước ta trong những năm qua được thể hiện cụ thể qua các đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành và cấp cơ sở đã được
nghiệm thu và áp dụng trong thực tiễn để giải quyết các vấn đề nghiệp vụ
trong công tác Văn thư - Lưu trữ.
Hiện nay, phần lớn các cơ quan, tổ chức đã ứng dụng khoa học kỹ
thuật trong công tác văn thư - lưu trữ bằng phần mềm quản lý văn bản và
phần mềm lưu trữ giúp tra tìm tài liệu nhanh chóng, cất trữ tài liệu gọn
gàng, lâu dài và khoa học. Đây là một bước tiến mới giúp ngành Văn thư -
Lưu trữ hoạt động tốt hơn, tiết kiệm thời gian, công sức, hạn chế khối
lượng văn bản giấy ngày càng gia tăng, đồng thời góp phần nâng cao năng
xuất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức.
1.2.3.6. Thanh tra, kiểm tra và đánh giá hiệu quả công tác
Văn thư - Lưu trữ
Đối với quản lý nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ, hàng năm,
Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan
Nhà nước từ Trung ương đến địa phương thực hiện công tác thanh tra, kiểm
tra; đồng thời cử thanh tra của Cục kết hợp với các đơn vị thực hiện việc
kiểm tra và kiểm tra chéo.
Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm xem xét mức độ hợp
lý hay không hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành hoặc
chương trình công tác đã đề ra, khả năng thực hiện trong thực tế. Hoạt
11
động này cũng đánh giá hiệu quả thực tế của kế hoạch đã đề ra cũng như
hiệu quả của công tác Văn thư - Lưu trữ đồng thời góp phần phòng ngừa,
ngăn chặn, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó, cơ
quan quản lý ngành có thể đúc rút được kinh nghiệm về tổ chức cũng như
ban hành các văn bản quy định thực hiện các nghiệp vụ của công tác Văn
thư - Lưu trữ.
Thông qua việc đánh giá hiệu quả công tác Văn thư - Lưu trữ, các
nhà quản lý có thể rút ra những mặt được và chưa được của công tác Văn
thư - Lưu trữ ở đơn vị mình và tìm kiếm các giải pháp tốt hơn nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác này.
1.2.3.7. Thống kê, báo cáo và tổng kết công tác Văn thư - Lưu trữ
Ngày 31 tháng 10 năm 2015, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số
09/2013/TT-BNV quy định chế độ báo thống kê công tác Văn thư - Lưu
trữ và tài liệu lưu trữ. Việc thống kê, báo cáo, tổng kết có thể được thực
hiện theo định kỳ tháng, quý, năm hoặc có thể thống kê, báo cáo đột xuất
trong những trường hợp cần thiết. Việc thống kê, báo cáo và tổng kết công
tác Văn thư - Lưu trữ là căn cứ chủ yếu để đánh giá hiệu quả công tác này.
1.2.3.8. Hợp tác quốc tế về công tác Văn thư – Lưu trữ
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 150
của tổ chức Thương mại thế giới – WTO. Hòa nhập với xu thế chung của
đất nước, ngành Văn thư - Lưu trữ nước ta đã đưa hợp tác quốc tế dần
trở thành một trong những hoạt động không thể hiếu của Văn thư - Lưu
trữ Việt Nam.
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước là thành viên của Hội đồng Lưu
trữ Quốc tế (ICA), Chi nhánh khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Lưu trữ
Quốc tế (SARBICA) và tổ chức Lưu trữ các nước nói tiếng Pháp (AIAF).
Ngoài ra, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước còn có quan hệ hợp tác thường
xuyên với nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Tiểu kết: Như vậy, từ khái niệm Quản lý nhà nước, ta có thể hiểu
Quản lý nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ là quản lý nhà nước về
ngành Văn thư - Lưu trữ, mang tính quyền lực Nhà nước, sử dụng các văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để điều
chỉnh công tác Văn thư - Lưu trữ phục vụ tốt cho hoạt động quản lý của
các cơ quan, tổ chức. Quản lý nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ giúp
ngành sẽ có những bước phát triển phù hợp với xu thế phát triển của xã
hội, luôn đảm bảo chính xác, kịp thời, bảo mật, an toàn và hiện đại. Để
nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ tại
tỉnh Thanh Hóa, tác giả tiến hành khảo sát, đánh giá các nội dung quản lý
nhà nước về công tác này trên địa bàn tỉnh ở chương 2.
12
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC
VĂN THƯ - LƯU TRỮ TẠI TỈNH THANH HÓA
(GIAI ĐOẠN 2011 - 2017)
2.1. Khái quát về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về công
tác Văn thư - Lưu trữ tại tỉnh Thanh Hóa
2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách Thủ đô Hà
Nội 150 km về phía Nam. Thanh Hóa có 02 thành phố trực thuộc tỉnh,
01 thị xã và 24 huyện, diện tích 11.133,4 km2 và số dân 3.712.600 người
với 7 dân tộc (Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ - mú). Năm
2017, Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên của Bắc Trung Bộ có 02 thành phố trực
thuộc tỉnh (thành phố Thanh Hóa, Thành phố Sầm Sơn).
2.1.2. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về công tác Văn
thư - Lưu trữ tại tỉnh Thanh Hóa
Tại tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ trên địa bàn toàn
tỉnh. Sở Nội vụ, trực tiếp là Chi cục Văn thư - Lưu trữ trực thuộc Sở Nội
vụ có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh
thực hiện quản lý nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ.
UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 729/QĐ-UBND
ngày 10 tháng 3 năm 2011 về việc thành lập Chi cục Văn thư - Lưu trữ,
trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa. Chi cục Văn thư - Lưu trữ được
thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Lưu trữ Thanh Hoá. Chi cục có
chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh quản lý
nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ của tỉnh và trực tiếp quản lý tài
liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật. Chi cục Văn thư -
Lưu trữ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở
Nội vụ, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục
Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Nội vụ. Đây là tổ chức có tư
cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do Ngân
sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
Tại các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh việc thực hiện quản lý
nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ được giao cho bộ phận văn phòng.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ cấp huyện
thuộc về UBND cấp huyện. Phòng Nội vụ có chức năng tham mưu, giúp
UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác Văn
thư - Lưu trữ.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ
tại tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Ban hành các văn bản quản lý nhà nước về công tác
Văn thư - Lưu trữ
13
Thứ nhất, về các quy định chung. Kể từ khi có Quyết định thành lập
vào ngày 10 tháng 3 năm 2011, Chi cục Văn thư - Lưu trữ đã tuyên truyền,
phổ biến pháp luật và tham mưu, giúp cho UBND tỉnh ban hành các văn
bản quản lý nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ, tác động đến hoạt
động của công tác này trên phạm vi toàn tỉnh.
Thứ hai, các văn bản quy định về tổ chức bộ máy. Tại UBND cấp
huyện, thực hiện Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính
phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện thì tổ chức văn
thư, lưu trữ và chức năng quản lý nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ
chuyển về phòng Nội vụ của UBND cấp huyện quản lý. Theo báo cáo của
24 UBND cấp huyện hiện có 678 cán bộ, công chức, viên chức làm công
tác văn thư, lưu trữ. Trong đó: Nam giới 237 người, Nữ giới 441 người.
Tại các ngành, chức năng quản lý nhà nước về công tác Văn thư -
Lưu trữ thuộc Văn phòng ngành quản lý. Theo báo cáo của 41 đơn vị, hiện
có 437 người làm công tác văn thư, lưu trữ (bao gồm Văn phòng ngành và
các đơn vị trực thuộc). Trong đó: Có 42 nam, 395 nữ.
Thứ ba, về việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Nhà
nước về công tác Văn thư - Lưu trữ vào việc xây dựng, ban hành các văn
bản quản lý nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ của tỉnh: Ngày 15
tháng 7 năm 2014, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Thanh Hóa đã có báo
cáo đánh giá 02 năm thực hiện Luật Lưu trữ. Đây cũng là đơn vị đầu tiên
báo cáo đánh giá việc thực hiện Luật Lưu trữ trên cả nước. Sau đó, ngày 20
tháng 5 năm 2015, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Báo cáo số
272/BC-SNV sơ kết 03 năm thực hiện Luật Lưu trữ đúng theo hướng dẫn
của Công văn số 235/VTLTNN-NVĐP về việc hướng dẫn báo cáo sơ kết
03 năm thực hiện Luật Lưu trữ.
2.2.2. Quản lý các hoạt động nghiệp vụ Văn thư - Lưu trữ
Thực hiện nhiệm vụ quản lý chung, thống nhất nghiệp vụ công tác
Văn thư - Lưu trữ, UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn nghiệp vụ như: Quyết định số 4115/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11
năm 2014 ban hành quy chế công tác Văn thư - Lưu trữ trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa thay thế Quyết định số 831/2000/QĐ-UB ngày 19/4/2000 của
UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý công tác lưu trữ và tài liệu lưu
trữ không còn phù hợp với Luật Lưu trữ hiện hành.
Từ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của UBND tỉnh Thanh
Hóa, Sở Nội vụ (trực tiếp là Chi cục Văn thư - Lưu trữ), UBND cấp huyện
(trên cơ sở tham mưu của Phòng Nội vụ) ban hành các văn bản cụ thể hóa,
nhằm đưa công tác Văn thư - Lưu trữ hoạt động thống nhất và hiệu quả..
2.2.3. Tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức làm
công tác văn thư, lưu trữ chưa đồng đều, tỉ lệ đào tạo đúng chuyên ngành
thấp, chỉ đạt khoảng 30%. Đa số các đơn vị bố trí cán bộ, công chức, viên
14
chức làm công tác Văn thư - Lưu trữ chưa đúng chuyên môn đào tạo nên
việc thực thi nhiệm vụ còn hạn chế.
Để tăng cường cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm công tác
Văn thư - Lưu trữ trong tỉnh đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc
tế, hàng năm UBND tỉnh và Sở Nội vụ giao cho Chi cục Văn thư-Lưu trữ
tỉnh nhiệm vụ mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn công tác Văn thư - Lưu trữ.
2.2.4. Xây dựng tổ chức và kế hoạch phát triển của ngành trong
phạm vi tỉnh
Thứ nhất, đối với công tác tổ chức cán bộ. UBND tỉnh giao Giao
Sở Nội vụ kiểm tra các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị
xã, thành phố thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ, công
chức, viên chức làm công tác Văn thư - Lưu trữ đảm bảo đúng tiêu
chuẩn vị trí việc làm.
Thứ hai, về kế hoạch phát triển của ngành. Trên cơ sở kế hoạch công
tác Văn thư - Lưu trữ của UBND tỉnh, hầu hết các Sở, ban, ngành và các
UBND cấp huyện để thực hiện tốt công tác Văn thư - Lưu trữ đã xây dựng
và tổ chức thực hiện Kế hoạch công tác Văn thư - lưu trữ đúng theo quy
định của pháp luật hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị.
Theo báo cáo kết quả kiểm tra, tính đến năm 2017, hàng năm đã có 23/27
UBND cấp huyện ban hành được Kế hoạch công tác Văn thư - Lưu trữ.
2.2.5. Quản lý nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công
nghệ trong công tác Văn thư - Lưu trữ
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về công tác Văn thư - Lưu
trữ, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trong hoạt động giảng dạy và nghiên
cứu khoa học của mình đã biên soạn một số tài liệu mà trong đó có các
chuyên đề phục vụ trực tiếp hoạt nghiệp vụ công tác Văn thư - Lưu trữ cho
công chức cấp xã. Đó là các chuyên đề như: "Soạn thảo văn bản", "Nghiệp
vụ công tác văn thư", "Nghiệp vụ công tác lưu trữ". Ngoài ra, cán bộ,
giảng viên Trường Chính trị tỉnh và cán bộ, công chức, viên chức thực hiện
công tác Văn thư - Lưu trữ trong tỉnh đã có những bài viết về ngành cũng
như nghiệp vụ, tuy số lượng bài viết còn hạn chế nhưng phần nào đã đưa ra
thực trạng và những khó khăn, từ đó đề ra giải pháp để công tác này hoạt
động chất lượng và hiệu quả hơn.
Hầu hết các UBND cấp huyện, các đơn vị trong tỉnh đã triển khai
thực hiện thống nhất việc quản lý văn bản bằng phần mềm TD Office. Tuy
nhiên, việc đầu tư kinh phí và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý,
sử dụng hồ sơ tài liệu lưu trữ chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng
mức. Cơ sở hạ tầng thông tin và nhân lực còn thiếu, hiện nay công tác lưu
trữ chưa có phần mềm cơ sở dữ liệu nào để ứng dụng.
15
2.2.6. Thanh tra, kiểm tra và đánh giá hiệu quả công tác Văn thư -
Lưu trữ
Hình thức kiểm tra và kiểm tra chéo được thực hiện rất hiệu quả.
Kiểm tra chéo nhằm tăng cường chức năng quản lý nhà nước về công tác
Văn thư -Lưu trữ tại UBND cấp huyện. Tạo điều kiện để các cơ quan, đơn
vị học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác văn thư, lưu trữ.
Đồng thời qua kiểm tra nhằm phát huy các ưu điểm đạt được, khắc phục
những tồn tại, hạn chế, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của
UBND cấp huyện về tầm quan trọng của công tác Văn thư - Lưu trữ; tạo
bước chuyển biến tích cực, đưa công tác Văn thư - Lưu trữ đi vào nề nếp,
khoa học đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
2.2.7. Thống kê, báo cáo và tổng kết công tác Văn thư - Lưu trữ
Hằng năm, UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và Sở Nội vụ đã thực
hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo đột xuất, báo cáo thống kê cơ sở
và tổng hợp định kỳ hàng năm về công tác Văn thư - Lưu trữ cho Cục Văn
thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ.
2.2.8. Hợp tác quốc tế về công tác Văn thư – Lưu trữ
Trong những năm qua, Chi cục Văn thư và Lưu trữ tỉnh đã cung cấp
nhiều hồ sơ tài liệu cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nghiên cứu biên soạn lịch
sử quan hệ Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn và cách mạng Lào giai đoạn 1930
đến nay cũng như phục vụ tài liệu Lưu trữ cho người nước ngoài. Tuy nhiên,
cho đến nay, chưa có hoạt động hợp tác quốc tế về công tác Văn thư - Lưu
trữ. Đây là một thiếu sót cần khắc phục trong hoạt động quản lý nhà nước về
công tác Văn thư - Lưu trữ tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với công tác Văn
thư - Lưu trữ tại tỉnh Thanh Hóa
2.3.1. Những ưu điểm
Một là, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đang dần nhận thức đúng vai trò
của công tác Văn thư - Lưu trữ; triển khai, sử dụng các văn bản của Trung
ương, của tỉnh làm cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động về công tác
Văn thư - Lưu trữ; cử cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp bồi
dưỡng, tập huấn, phổ biến Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về
công tác này.
Hai là, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác Văn thư - Lưu trữ đang
dần được nâng cao, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, nghiệp vụ ngạch công
chức Văn thư - Lưu trữ.
Ba là, các đơn vị đã quan tâm hơn đến cơ sở vật chất và đầu tư kinh
phí cho hoạt động công tác Văn thư - Lưu trữ; cải tạo, mua sắm trang thiết
bị bảo quản tài liệu.
16
2.3.2. Những hạn chế, bất cập
Bên cạnh kết quả đạt được, quản lý nhà nước về công tác Văn thư -
Lưu trữ của tỉnh Thanh Hóa còn một số tồn tại, hạn chế cần được chỉ đạo
khắc phục trong thời gian tới. Cụ thể:
Thứ nhất, nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức một
số cơ quan, tổ chức còn chưa quan tâm sâu sắc đến công tác Văn thư - Lưu
trữ dẫn đến việc xây dựng, ban hành Quy chế và các văn bản về công tác
văn chưa được thực hiện, đặc biệt là đối với UBND cấp xã.
Thứ hai, sự quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc
thực hiện những quy định của Trung ương, của tỉnh về công tác Văn
thư - Lưu trữ đến các đơn vị trực thuộc, UBND cấp xã còn hạn chế.
Một số đơn vị chưa cập nhật đầy đủ các văn bản pháp luật về công tác
Văn thư - Lưu trữ.
Thứ ba, phần lớn các đơn vị bố trí cán bộ làm công tác Văn thư
kiêm nhiệm công tác Lưu trữ (chưa bố trí cán bộ làm công tác lưu trữ
chuyên trách), nên hiệu quả công tác Lưu trữ chưa cao. Việc tham mưu
cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về công tác lưu trữ còn gặp nhiều khó
khăn trong triển khai các văn bản quản lý, chỉ đạo của các cơ quan có
thẩm quyền về công tác lưu trữ. Cán bộ làm công tác lưu trữ chưa được
hưởng chế độ độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật.
Thứ tư, hoạt động nghiệp vụ công tác Văn thư - Lưu trữ còn nhiều
hạn chế. Cụ thể:
Một là, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của một số đơn vị
vẫn còn sai sót: Cỡ chữ phần quốc hiệu, số, ký hiệu văn bản, địa danh, định
lề trang văn bản, dẫn đến chất lượng văn bản khi ban hành chưa cao. Đối
với UBND cấp xã được kiểm tra, vẫn còn tình trạng ký sai thẩm quyền.
Nhiều cơ quan chưa ban hành Kế hoạch công tác Văn thư - Lưu trữ, Danh
mục hồ sơ cơ quan, đơn vị, Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu.
Hai là, việc thực hiện quản lý văn bản đi, văn bản đến ở một số cơ
quan, đơn vị vẫn còn một số tồn tại: sổ đăng ký văn bản đi, đến và mẫu
dấu “Đến” chưa đúng theo mẫu quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-
BNV của Bộ Nội vụ, chưa lập sổ đăng ký văn bản mật... nhất là đối với
UBND cấp xã.
Ba là, một số cán bộ công chức, viên chức chưa ý thức được lập hồ sơ
công việc là một nhiệm vụ thường xuyên; chưa xem hồ sơ, tài liệu là tài
sản của cơ quan, nhà nước cần phải lưu cẩn thận và hàng năm chưa tiến
hành thủ tục giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan theo quy định.
Bốn là, công tác thu thập hồ sơ, tài liệu của nhiều cơ quan, đơn vị
còn chưa triệt để, chưa xây dựng kế hoạch và tổ chức thu hồ sơ, tài liệu vào
Lưu trữ cơ quan; chưa tiến hành chỉnh lý và xác định giá trị tài liệu, lựa
chọn những tài liệu có thời hạn bảo quản vĩnh viễn giao nộp vào Lưu trữ
17
lịch sử (Chi cục Văn thư-Lưu trữ tỉnh). Phần lớn hồ sơ, tài liệu đang trong
tình trạng chất đống, bó gói trong phòng làm việc tại các cơ quan, đơn vị.
Sáu là, kho Lưu trữ tại các đơn vị bố trí tạm thời, diện tích chật hẹp,
trang thiết bị bảo quản tài liệu sơ sài, không đảm bảo các quy định của Nhà
nước. Riêng UBND huyện Triệu Sơn và phần lớn UBND cấp xã, cơ quan
ngành được kiểm tra chưa bố trí được kho Lưu trữ tài liệu.
Bảy là, việc tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ tại cơ quan, đơn vị còn
nhiều tồn tại: chưa bố trí phòng đọc, phương tiện, thiết bị phục vụ khai
thác, sử dụng tài liệu còn thô sơ, các hình thức sử dụng tài liệu còn hạn
chế. Hồ sơ, tài liệu còn nằm rải rác ở các phòng, ban chuyên môn cũng ảnh
hưởng đến việc khai thác tài liệu.
Tám là, Tại các UBND cấp huyện đã áp dụng phần mềm TD office.
Tuy nhiên, phần lớn các đơn vị vẫn chưa triển khai thực hiện việc lập hồ sơ
trong môi trường mạng.
Thứ năm, các đơn vị chưa chủ động bố trí kinh phí trong dự toán
ngân sách được giao hàng năm để tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ
lập hồ sơ công việc, thu thập, chỉnh lý tài liệu tồn đọng. Nhiều cơ quan, tổ
chức chưa xây dựng kế hoạch và tổ chức thu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ
quan; chưa tiến hành chỉnh lý và xác định giá trị tài liệu, lựa chọn những
tài liệu có thời hạn bảo quản vĩnh viễn giao nộp vào Lưu trữ lịch sử cấp
tỉnh; Kho Lưu trữ tại các đơn vị bố trí tạm thời, diện tích chật hẹp, trang
thiết bị bảo quản tài liệu sơ sài, chưa đảm bảo các quy định của Nhà nước.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Thứ nhất, do nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức viên chức
một số cơ quan chưa thực sự chưa quan tâm sâu sắc đến công tác Văn
thư - Lưu trữ.
Thứ hai, hoạt động quản lý nhà nước về công tác Văn thư - Lưu trữ
càng ở cấp dưới càng yếu.
Thứ ba, nhân sự của ngành Văn thư - Lưu trữ chưa được đảm bảo.
Thứ tư, do trách nhiệm, lương tâm và chuyên môn của cán bộ, công
chức, viên chức
Thứ năm, công tác Văn thư - Lưu trữ chưa được quan tâm đầu tư
đúng mức.
Tiểu kết: Như vậy, qua nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về thực trạng
quản lý nhà nước vế công tác Văn thư - Lưu trữ tại tỉnh Thanh Hóa, tác giả
luận văn nhận thấy bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được thì vẫn còn
không ít những nhược điểm, những tồn tại hạn chế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_cong_tac_van_thu_luu_tru.pdf