Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, việc bảo tồn di tích QGĐB chưa được thực hiện theo
quy hoạch, không có sự phối hợp đồng bộ giữa quy hoạch bảo tồn di
tích với các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các
ngành khác trên cùng địa bàn.
Thứ hai, trong quá trình thực thi Luật Di sản văn hóa do thiếu
văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý nên pháp luật về bảo vệ di
sản văn hóa chậm đi vào cuộc sống, văn bản quy phạm pháp luật về
di tích QGĐB chưa cụ thể, chi tiết, khi giải quyết các vấn đề liên
quan di tích QGĐB, có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc
chưa được quy định trong luật; sự tác động tiêu cực của phát triển
kinh tế dẫn đến sự xuống cấp, hư hại và khai thác giá trị di tích
QGĐB không bền vững. một số địa phương chưa ban hành quy chế
quản lý di tích trên địa bàn.
Thứ ba, thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý các cấp,
cơ chế phối hợp không tốt cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý,
không thể giải quyết dứt điểm những vấn đề khó khăn, phức tạp; mô
hình tổ chức bộ máy quản lý thiếu chuyên trách, không thống nhất
trong hoạt động QLNN về di tích QGĐB; sự thay đổi về tổ chức bộ
máy quản lý do quá trình chia tách, sáp nhập hành chính ở địa
phương, công tác quản lý hồ sơ của di tích thiếu tính khoa học, thiếu
ứng dụng công nghệ thông tin.
Thứ tư, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý chuyên
ngành chưa đáp ứng yêu cầu; đội ngũ cán bộ, công chức , viên chức
quản lý văn hóa ở các địa phương luôn biến động, thiếu về số lượng,
năng lực, chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động quản
lý, thiếu tính chuyên nghiệp. Một số địa phương chưa thực sự quan
tâm, thu hút và sử dụng chuyên gia giỏi.
Thứ năm, chưa có quỹ bảo tồn di tích QGĐB ở các tỉnh, thành
phố vùng ĐBSH nên việc huy động các nguồn lực tập trung đầu tư để
bảo tồn di tích QGĐB chưa thường xuyên; vấn đề xã hội hóa thu hút
nguồn lực để bảo tồn di tích nhưng có tình trạng làm biến dạng di tích
và không giữ gìn được yếu tố nguyên gốc của di tích.
14 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên, di tích QGĐB vùng ĐBSH vẫn
bị xuống cấp và bị xâm hại do những hạn chế bất cập trong hoạt động
QLNN về di tích QGĐB. Nếu có giải pháp tốt theo hướng thống nhất
quản lý và phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương, kết hợp giữa Bộ
quản lý ngành với QLNN trên địa bàn và sự phối hợp liên kết theo vùng,
đồng thời xã hội hóa nguồn lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích
QGĐB cùng với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra thì mới có thể hoàn
thiện QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH trong thời gian tới.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án giải quyết một số câu hỏi nghiên cứu chính như: Di tích
QGĐB là gì? Vai trò, giá trị của di tích QGĐB? Nội dung QLNN về di
tích QGĐB? Vai trò và sự cần thiết QLNN về di tích QGĐB? Hiện
4
trạng di tích QGĐB vùng ĐBSH hiện nay như thế nào? Thực trạng
QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH như thế nào? Ưu điểm? Hạn
chế và nguyên nhân? Giải pháp nào để hoàn thiện QLNN về di tích
QGĐB vùng ĐBSH?
6. Đóng góp mới của luận án
6.1. Về khoa học
Hệ thống hóa, làm rõ khái niệm và những vấn đề cơ bản của lý
luận QLNN về di tích QGĐB. Xác định quan điểm, định hướng và đề
xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH trong
thời gian tới.
6.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức trong hoạt
động thực tiễn của các nhà quản lý, cán bộ, công chức, viên chức và
các đối tượng khác có liên quan hoặc tham gia vào hoạt động QLNN
về di tích QGĐB vùng ĐBSH. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo
cho việc học tập và nghiên cứu khoa học quản lý công, chính sách
công. Nội dung nghiên cứu và đề xuất trong luận án là nguồn tư liệu
để xây dựng và ban hành chính sách, hoàn thiện QLNN về di tích
QGĐB.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm có 04 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di tích quốc
gia đặc biệt
- Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc
biệt vùng đồng bằng sông Hồng
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng
21
huấn QLNN về di tích QGĐB và cử cán bộ, chuyên gia giỏi để hỗ trợ,
hướng dẫn các phòng quản lý di sản văn hóa của Sở VHTT&DL của
các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH.
4.2.5. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để bảo tồn và
phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt
Trong thời gian tới, đề xuất thành lập quỹ bảo tồn di tích QGĐB
vùng ĐBSH ở các địa phương. Đặc biệt, nhà nước cần có chính sách
khuyến khích và ưu đãi về thuế đối với những tổ chức doanh nghiệp
và cá nhân có đóng góp vào việc tu bổ di tích, hoạt động bảo tồn và
phát huy giá trị di tích QGĐB vùng ĐBSH. Tăng cường thực hiện
chính sách về xã hội hóa, khuyến khích người dân tham gia vào các
hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di tích. Tăng cường quản lý
giám sát nguồn vốn huy động, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng
đúng mục đích, đặc biệt giám sát quy trình bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di
tích QGĐB nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.
4.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý
nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt
Tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát ở tất cả các khâu như
lập dự án, thiết kế, tổ chức thi công, giám sát thi công tại di tích
QGĐB. Bộ VHTT&DL, các Sở VHTT&DL tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với hoạt động bảo quản, tu bổ,
tôn tạo di tích QGĐB. UBND cấp tỉnh, thành phố hoàn thiện pháp lý
về thanh tra, kiểm tra như: tăng mức xử phạt vi phạm, phối hợp hành
động và có trách nhiệm, kịp thời giải quyết và kiên quyết xử lý vi
phạm; có kế hoạch và biện pháp giải quyết hiệu quả để xử lý dứt điểm
những tồn tại cũ về vi phạm đất đai kéo dài; tiếp tục tổ chức, chỉ đạo
thực hiện truy tìm và thu hồi di vật, cổ vật đã bị mất. Tăng cường vai
trò của các quan QLNN, vai trò giám sát của Quốc hội, Mặt trận tổ
quốc Việt Nam đối với di tích QGĐB; tăng cường vai trò của các cơ
quan truyền thông trong việc phát hiện, phản ánh những vi phạm để
kịp thời tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra tại di tích QGĐB.
4.2.7. Các giải pháp khác
Ngoài 6 giải pháp trên, luận án đề xuất một số giải pháp khác
gồm: Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ mới nhất là công nghệ
thông tin trong QLNN về di tích QGĐB; Đẩy mạnh công tác truyền
thông, nâng cao nhận thức pháp luật về di sản văn hóa; Đẩy mạnh
hợp tác quốc tế.
20
4.2.2. Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về di
tích quốc gia đặc biệt
Hoàn thiện quy định về di tích QGĐB, rà soát, hệ thống hóa các
văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để hủy bỏ các quy định chồng
chéo, không khả thi, không phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế
về di sản văn hóa. Cần thiết phải ban hành quy chế phối hợp cụ thể
giữa các cơ quan, đơn vị và có tiêu chí quản lý phù hợp; phải có
những quy định cụ thể về trách nhiệm rõ ràng giữa chính quyền các
cấp, các ngành khác nhau, trách nhiệm xã hội của công dân, của tổ
chức tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB. Bộ
VHTT&DL cần ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu các cơ quan
QLNN về di tích QGĐB tổng hợp thành báo cáo chung và công khai
về những vấn đề cơ bản liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di
tích QGĐB, danh sách các công trình và hiện vật tại di tích QGĐB trên
địa bàn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố quản lý.
4.2.3. Kiên toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di tích
quốc gia đặc biệt
Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý là một trong những nhân tố
quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về di tích QGĐB. Cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý di tích QGĐB yêu cầu cần thiết phải làm
rõ trách nhiệm giữa chính quyền các cấp, các ngành khác nhau trong
phối hợp hành động. Kiện toàn phòng quản lý di sản văn hóa của các
Sở VHTT&DL ở các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH. Quy định rõ
trách nhiệm và phân công cán bộ, công chức theo dõi, phối hợp với
đơn vị quản lý di tích QGĐB trên địa bàn. Thống nhất tổ chức ban
quản lý di tích QGĐB phải được sự quản lý trực tiếp của UBND cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới có đủ khả năng đảm bảo
hiệu lực quản lý.
4.2.4. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản
lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt
Cần thiết phải có chính sách và chế độ đãi ngộ về vật chất,
khuyến khích về tinh thần đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý di
tích QGĐB. Các địa phương phải sẵn sàng cho việc sử dụng nguồn
nhân lực chất lượng cao mới có thể đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát
huy giá trị di tích QGĐB. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán
bộ, công chức QLNN về di tích QGĐB dưới các hình thích đào tạo cơ
bản về chuyên môn quản lý, bảo tồn. Cục Di sản văn hóa mở lớp tập
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về di sản văn hóa, di tích QGĐB
Gồm có 04 luận án tiến sĩ, 10 bài viết nghiên cứu chuyên sâu và
08 bài báo đã đề cập đến các nội dung: Khẳng định di sản văn hóa nói
chung và di tích QGĐB nói riêng là tài sản vô giá của quốc gia và nhân
loại; Di sản văn hóa trong đó có di tích QGĐB phải được bảo vệ, tôn
tạo và phát huy giá trị phục vụ cho sự phát triển bền vững của quốc
gia; Cần thiết phải tổ chức một mô hình quản lý tốt hơn, phù hợp hơn
theo hướng chuyên môn hóa và tăng cường trách nhiệm; Kinh nghiệm
của một số quốc gia về quản lý và huy động các nguồn lực để bảo tồn
và phát huy giá trị các di sản văn hóa; Trách nhiệm bảo tồn và phát huy
giá trị di tích QGĐB thuộc các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị
xã hội, cộng đồng dân cư.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về di sản văn
hóa và di tích quốc gia đặc biệt
Gồm có 01 Luận án tiến sĩ, 05 cuốn sách và 7 bài viết nghiên
cứu chuyên sâu đề cập đến những vấn đề cụ thể như: Nền tảng lý
luận QLNN nói chung và QLNN về di sản văn hóa trong đó có di
tích QGĐB; Tổ chức bộ máy quản lý di tích chưa có sự thống nhất từ
trung ương đến địa phương; phân cấp quản lý giữa Bộ quản lý ngành
và QLNN trên địa bàn của địa phương chưa chặt chẽ; Chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan quản lý chưa thực sự rõ ràng, còn chồng
chéo; Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, nguồn lực hạn chế, nhân lực
chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; Bảo tồn và phát huy giá trị di
tích QGĐB trong xu thế hội nhập quốc tế, kinh nghiệm quản lý di
tích của một số quốc gia (đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức);
Những hạn chế, bất cập và những giải pháp quan trọng nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN về di sản văn hóa nói chung
và về di tích QGĐB nói riêng.
1.2. Nhận xét về kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những khía cạnh khác
nhau về di sản văn hóa, di tích QGĐB. Tuy nhiên, khía cạnh nhà
nước là chủ thể quản lý, chủ thể với ý nghĩa quyết định hoạt động
QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH chưa được đề cập nhiều. Đối
6
tượng nghiên cứu trong phần lớn các công trình, tài liệu nói trên chủ
yếu theo các hướng sau: nghiên cứu hoạt động QLNN về di sản văn
hóa, chưa nghiên cứu vấn đề phân cấp quản lý di tích QGĐB trên địa
bàn, quản lý vùng chưa được đề cập, chưa có công trình nghiên cứu
nào có tính hệ thống, chuyên sâu và tập trung vào việc đưa ra những
giải pháp hoàn thiện QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH.
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu luận án kế thừa
Những phân tích, đánh giá về hiện trạng di sản văn hóa và di
tích QGĐB cũng như thực tiễn về quản lý di sản văn hóa nói chung
và di tích QGĐB nói riêng; Một số đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý
đối với di tích QGDDB; Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý
di sản, di tích.
1.2.2. Vấn đề nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án
Cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu QLNN về di tích
QGĐB, đặc điểm di tích QGĐB, vai trò QLNN về di tích QGĐB
vùng ĐBSH; các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động QLNN về
di tích QGĐB vùng ĐBSH.
Các vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết như: làm rõ
hơn nội hàm các khái niệm di tích QGĐB, QLNN về di tích QGĐB; các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH;
kinh nghiệm của một số quốc gia; xác định qua điểm, định hướng hoàn
thiện QLNN về di tích QGĐB và đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về
di tích QGĐB vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc
tế giai đoạn tiếp theo.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận án đã đưa ra tổng quan tình hình các công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Những công trình nghiên cứu
ở trong nước và ngoài nước về di sản văn hóa, di tích QGĐB và
QLNN về di sản văn hóa, di tích QGĐB. Trên cơ sở đó, luận án xác
định những kết quả nghiên cứu mà luận án có thể kế thừa, những phân
tích, đánh giá hoạt động QLNN về di sản, di tích. Kết quả nghiên cứu
cũng đã gợi mở những định hướng để luận án tiếp tục đi sâu nghiên
cứu và làm rõ các khái niệm liên quan, vai trò QLNN về di tích
QGĐB, những yếu tố tác động hoạt đến QLNN về di tích QGĐB, kinh
nghiệm của quốc tế về quản lý di sản văn hóa.
19
xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan
quản lý các cấp. Ba là, tổ chức bộ máy quản lý phù hợp đối với vùng
ĐBSH, hoạt động thống nhất và có hiệu lực, hiệu quả. Bốn là, Nhà
nước tiếp tục tạo điều kiện để xã hội đầu tư, khuyến khích đầu tư, có
chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho việc bảo tồn và phát huy giá trị
di tích QGĐB; khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội từ
trung ương, địa phương và các nhà và cộng đồng trong quá trình
hoạch định và thực thi chính sách đảm bảo cho chính sách đáp ứng
được nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội, của từng người dân.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2020: Bảo tồn và phát huy giá trị
các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; phát triển các công trình văn
hóa hiện đại, có ý nghĩa biểu tượng quốc gia, ý nghĩa chính trị, lịch
sử, truyền thống đặc sắc hướng tới mục tiêu chiến lược xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo tổng thể 20 di
sản văn hóa thế giới, di tích QGĐB và một số di tích quốc gia có giá trị
tiêu biểu .
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích quốc gia
đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Hồng
4.2.1. Xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách về di tích quốc gia đặc biệt theo hướng liên kết phát
triển theo vùng
Thực hiện kết nối hệ thống di tích QGĐB vùng ĐBSH, xây dựng
quy hoạch tổng thể từng di tích QGĐB lồng ghép với Quy hoạch phát
triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để phát huy giá
trị chuỗi di tích QGĐB vùng ĐBSH phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội toàn vùng. Bảo đảm thực hiện các nhóm dự án thành phần trên cơ
sở quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật
định hướng phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, thực hiện thẩm
tra, thẩm định các dự án xây dựng nằm ngoài khu vực bảo vệ của di
tích có nguy cơ và khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích QGĐB.
18
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
4.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di
tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng
4.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích quốc gia
đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng:
QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH phải tuân theo các quan điểm,
mục tiêu chiến lược phát triển để xây dựng các các chính sách về di tích
QGĐB một cách có trọng tâm, trọng điểm nhằm bảo tồn và phát huy giá
trị di tích QGĐB hiệu quả phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của vùng ĐBSH. QLNN về di tích QGĐB phải bảo đảm tính trung
thực của lịch sử hình thành các di tích, không được làm sai lệch các
giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, phải giữ gìn nguyên vẹn,
không làm biến đổi những yếu tố cấu thành của di tích, đảm bảo tính
nguyên gốc của di tích. QLNN về di tích QGĐB phải bảo tồn gắn với
việc phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích, gắn
với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hài hòa giữa phát
triển kinh tế, quá trình đô thị hóa với bảo vệ các di tích; Ngăn chặn
tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các công trình không phù
hợp trong các khu vực bảo vệ của di tích. Toàn bộ di tích QGĐB phải
được bảo vệ và phát huy giá trị trên nguyên tắc dựa vào cộng đồng,
phát huy tính tự quản, tự giác và chủ động của cộng đồng, thông qua
các tổ chức quần chúng tự nguyện để giữ gìn, phát huy giá trị di tích.
Công tác QLNN về di tích QGĐB hiện nay phải hướng đến yêu cầu
của quá trình hội nhập. Để khắc phục những khó khăn, thách thức
trong quá trình hội nhập, việc hoàn thiện, đổi mới công tác QLNN về
di tích QGĐB là một yêu cầu cấp thiết.
4.1.2. Định hướng và mục tiêu:
QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH trong giai đoạn tới cần
phải tập trung vào những hướng chính như sau: Một là, cần thiết phải
xây dựng văn bản pháp luật cụ thể về di tích QGĐB. Hai là, Thực
hiện phân cấp, phân quyền đi đôi với các điều kiện đảm bảo thực thi,
7
Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án
2.1.1. Di tích quốc gia đặc biệt
Luận án làm rõ các khái niệm liên quan di sản văn hóa, di tích,
di tích QGĐB. Trong đó, di tích QGĐB được xác định là di tích có
giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, đặc biệt quan trọng, có giá trị
đặc biệt của Việt Nam và thế giới. Di tích QGĐB được phân thành 4
loại hình cơ bản là di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích
khảo cổ và danh lam thắng cảnh. Di tích QGĐB mang trên mình dấu
ấn đặc biệt tiêu biểu về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, dấu
ấn cội nguồn, bản sắc dân tộc Việt Nam.
2.1.2. Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về di tích quốc gia
đặc biệt
Luận án làm rõ và phân tích khái niệm liên quan QLNN, QLNN về
di tích QGĐB. Di tích QGĐB thuộc di sản văn hóa vật thể, do vậy,
QLNN về di tích QGĐB phải dựa trên nền tảng cơ bản của quản lý di
sản văn hóa, QLNN về di sản văn hóa là sự tác động liên tục, có chủ
đích của Nhà nước tới mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng
công cụ quản lý (chính sách, pháp luật, kế hoạch, quy hoạch) và thiết lập
bộ máy quản lý nhằm bảo tồn và phát triển di sản văn hóa.
Từ sự phân tích các khái niệm, tác giả rút ra khái niệm QLNN
về di tích QGĐB như sau: "Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc
biệt là một lĩnh vực cụ thể của quản lý, được hiểu là sự tác động liên
tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng nhiều cách thức,
công cụ quản lý khác nhau đến đối tượng quản lý nhằm bảo tồn, giữ
gìn và khai thác các giá trị của di tích quốc gia đặc biệt phục vụ cho
sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh
thần cho cộng động".
2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt
Di tích QGĐB có vai trò đặc biệt, xuất phát từ vai trò của di tích
QGĐB dẫn đến QLNN về di tích QGĐB giữ một vị trí quan trọng
trong hoạt động QLNN về văn hóa nói riêng và QLNN nói chung.
8
Thứ nhất, QLNN về di tích QGĐB góp phần định hướng, điều chỉnh
sự phát triển văn hóa của quốc gia, giúp thực hiện hóa các chủ
trương, đường lối, chính sách về văn hóa. Thứ hai, QLNN về di tích
QGĐB góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy các di tích QGĐB. Thứ
ba, QLNN về di tích QGĐB góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
2.1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di tích quốc gia
đặc biệt
Những yếu tố cơ bản quyết định phương thức QLNN về văn hóa,
di sản văn hóa nói chung và các di tích QGĐB nói riêng được bảo tồn
và phát huy giá trị cụ thể như: Yếu tố chính trị; yếu tố kinh tế; yếu tố
truyền thống, văn hóa; yếu tố pháp lý; yếu tố tác động của quá trình hội
nhập quốc tế. Các yếu tố này tác động đến hoạt động QLNN về di tích
QGĐB vùng ĐBSH như: việc xây dựng, ban hành và thực hiện chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về tích QGĐB; tổ
chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức; thanh tra, kiểm tra
và xử lý vi phạm pháp luật trong QLNN về di tích QGĐB.
2.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt
2.2.1. Xây dựng, ban hành và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách, pháp luật về di tích quốc gia đặc biệt
Công cụ quan trọng để thực hiện QLNN về di tích QGĐB, cụ
thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, xác lập
những mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để thực hiện.
2.2.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà
nước về di tích quốc gia đặc biệt
Tổ chức bộ máy theo quy định về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của ngành và địa phương đảm bảo hoạt động chuyên môn.
Đội ngũ cán bộ, công chức gắn liền với tổ chức bộ máy QLNN về di
tích QGĐB.
2.2.3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn và phát
huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt
Yêu cầu xác định nguồn lực huy động, cân đối nguồn lực, quản
lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích QGĐB.
17
Thứ sáu, do nhận thức chưa đầy đủ về di tích QGĐB ở một số
nơi thiếu sự chủ động và tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
di sản văn hóa; chính quyền các cấp chưa thật sự chủ động thực hiện
thanh tra, kiểm tra, giám sát tại di tích QGĐB; thiếu quy định trách
nhiệm rõ ràng giữa cấp, các ngành quản lý khác nhau để cùng phối
hợp hành động và có trách nhiệm trong hoạt động bảo tồn và khai
thác giá trị di tích QGĐB; đội ngũ thanh tra chuyên ngành còn thiếu,
không đủ nhân lực, chậm giải quyết và xử lý vi phạm, chế tài xử phạt
không đủ sức răn đe.
Kết luận chương 3
Chương 3, luận án đã phân tích thực trạng QLNN về di tích
QGĐB vùng ĐBSH với những vấn đề cụ thể: Khái quát vùng ĐBSH
về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - văn hóa - xã hội,
di sản văn hóa, hệ thống di tích QGĐB. Phân tích làm rõ thực trạng
QLNN về xây dựng ban hành và thực hiện chiến lược, kế hoạch,
chính sách, pháp luật về di tích QGĐB; về tổ chức bộ máy và đội ngũ
cán bộ công chức quản lý di tích QGĐB; về huy động, quản lý và sử
dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích QGĐB;
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động QLNN về di tích
QGĐB. Nhận xét, đánh giá thực trạng QLNN về di tích QGĐB vùng
ĐBSH, luận án chỉ ra những kết quả và hạn chế bất cập trong hoạt
động QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH như chưa có văn bản
pháp luật cụ thể về di tích QGĐB, thiếu sự liên kết phối hợp giữa các
tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH, tổ chức bộ máy phân tán, không
thống nhất, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, thiếu
nhân lực có chất lượng cao, sử dụng nguồn lực chưa hiệu quả Trên
cơ sở những hạn chế bất cập đó, luận án cũng đồng thời chỉ ra
nguyên nhân của những hạn chế bất cập. Kết quả phân tích, đánh giá
thực trạng QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH là những căn cứ
thực tiễn quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện
QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH trong thời gian tới.
16
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, việc bảo tồn di tích QGĐB chưa được thực hiện theo
quy hoạch, không có sự phối hợp đồng bộ giữa quy hoạch bảo tồn di
tích với các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các
ngành khác trên cùng địa bàn.
Thứ hai, trong quá trình thực thi Luật Di sản văn hóa do thiếu
văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý nên pháp luật về bảo vệ di
sản văn hóa chậm đi vào cuộc sống, văn bản quy phạm pháp luật về
di tích QGĐB chưa cụ thể, chi tiết, khi giải quyết các vấn đề liên
quan di tích QGĐB, có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc
chưa được quy định trong luật; sự tác động tiêu cực của phát triển
kinh tế dẫn đến sự xuống cấp, hư hại và khai thác giá trị di tích
QGĐB không bền vững. một số địa phương chưa ban hành quy chế
quản lý di tích trên địa bàn.
Thứ ba, thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý các cấp,
cơ chế phối hợp không tốt cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý,
không thể giải quyết dứt điểm những vấn đề khó khăn, phức tạp; mô
hình tổ chức bộ máy quản lý thiếu chuyên trách, không thống nhất
trong hoạt động QLNN về di tích QGĐB; sự thay đổi về tổ chức bộ
máy quản lý do quá trình chia tách, sáp nhập hành chính ở địa
phương, công tác quản lý hồ sơ của di tích thiếu tính khoa học, thiếu
ứng dụng công nghệ thông tin.
Thứ tư, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý chuyên
ngành chưa đáp ứng yêu cầu; đội ngũ cán bộ, công chức , viên chức
quản lý văn hóa ở các địa phương luôn biến động, thiếu về số lượng,
năng lực, chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động quản
lý, thiếu tính chuyên nghiệp. Một số địa phương chưa thực sự quan
tâm, thu hút và sử dụng chuyên gia giỏi.
Thứ năm, chưa có quỹ bảo tồn di tích QGĐB ở các tỉnh, thành
phố vùng ĐBSH nên việc huy động các nguồn lực tập trung đầu tư để
bảo tồn di tích QGĐB chưa thường xuyên; vấn đề xã hội hóa thu hút
nguồn lực để bảo tồn di tích nhưng có tình trạng làm biến dạng di tích
và không giữ gìn được yếu tố nguyên gốc của di tích.
9
2.2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt
động quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt
Thanh tra, kiểm tra là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong
QLNN về di tích QGĐB. Thông qua thanh tra, kiểm tra nhằm thiết
lập trật tự cho các hoạt động QLNN về di tích QGĐB.
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong hoạt động quản lý di
sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và những giá trị tham khảo
đối với Việt Nam
2.3.1. Kinh nghiệm của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức
Kinh nghiệm từ Hàn Quốc: đã phát triển chính sách văn hóa phù
hợp, thúc đẩy sự hài hòa và gắn kết giữa phát triển kinh tế và di sản
văn hóa. Thay đổi về cơ chế quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển,
chính sách không phải áp đặt từ trên xuống mà phải phản ánh được
nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội, từng người dân. Kinh nghiệm của
Nhật Bản: quy định chặt chẽ về bảo tồn di sản văn hóa, việc tu sửa các
công trình di tích có giá trị đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt
của chính quyền, giữ đặc trưng truyền thống không phá vỡ môi trường
cảnh quan lịch sử, văn hóa. Ở Đức: vai trò quan trọng cần thiết ở tất cả
các cấp hành chính trong việc bảo tồn và bảo vệ di sản thông qua các
chương trình của nhà nước, quy định trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp
chính quyền.
2.3.2. Những giá trị tham khảo đối với Việt Nam
Từ những kinh nghiệm của các quốc gia đó, có thể rút ra những
giá trị tham khảo đối với Việt Nam như sau: Thứ nhất là, cần thiết
phải xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, chính sách văn hóa
chung, về di sản, di tích QGĐB nói riêng và đặc biệt lưu ý đến những
vùng và từng địa phương có đặc thù; chính sách nhà nước kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_quoc_gia_dac_bie.pdf