Điều kiện, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch ảnh hưởng
đến quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Luận án đưa ra một số thông tin chung về tỉnh Luang Pra Bang: Vị
trí địa lý, diện tích, đơn vị hành chính, đặc điểm dân số
3.1.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Luận án đưa ra về thực trạng tài nguyên du lịch của tỉnh Luang Pra
Bang, thông tin về một số tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn
tiêu biểu của tỉnh Luang Pra Bang.
3.1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Ảnh hưởng đến hoạt
động quản lý nhà nước về du lịch
Điều kiện tự nhiên của Luang Pra Bang thuận lợi cho hoạt động du
lịch nhưng điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế để phát huy thế mạnh của
tỉnh nên du lịch chưa phát triển, công tác QLNN về du lịch cũng đơn giản.
Việc ban hành, tổ chức thực hiện VBQPPL của cơ quan QLNN về du
lịch của tỉnh Luang Pra Bang còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác QLNN về du lịch.
Tỉnh Luang Pra Bang nói riêng, nước CHDCND Lào nói chung có
nền chính trị ổn định. Đây là điều kiện tuyệt vời để tiến hành các hoạt động
trong xã hội.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập
trung nghiên cứu làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về
du lịch ở địa phương cấp tỉnh, đánh giá đúng thực trạng tìm ra nguyên
nhân cả điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng nội dung đánh giá thực trạng đối
với quản lý nhà nước về du lịch.
Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
2.1. Tổng quan về du lịch
2.1.1. Khái niệm về du lịch
9
Nghiên cứu định nghĩa khác nhau về du lịch, để có được cách tiếp
cận bao quát và đầy đủ hơn về du lịch như một ngành kinh tế của địa
phương và quốc gia, khái niệm du lịch sử dụng trong luận án được hiểu là:
“Du lịch là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn
du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp và
của người dân, nhằm đạp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham
quan, giải trí, tìm hiểm và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động
đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho địa phương
và nước làm du lịch, cho bản thân doanh nghiệp và người dân”.
2.1.2. Đặc điểm của du lịch
- Tính nhạy cảm: Do sản phẩm của ngành du lịch mang tính tổng hợp
cao nên so với các ngành khác, du lịch thể hiện đặc điểm này rõ nét hơn.
Một chương trình du lịch được nhà cung cấp chào bán khi thực hiện phải
đảm bảo sự chính xác về thời gian và cả tính khoa học
- Tính thời vụ: Do chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa lý, tự nhiên
biến đổi và thất thường nên hoạt động kinh doanh du lịch có tính thời vụ rõ
rệt.
- Tính tổng hợp: Xuất phát từ nhu cầu mang tính tổng hợp cao của du
khách mà hoạt động du lịch có tính chất đặc thù nay.
- Tính đa ngành: Ngoài những yêu cầu trên đối với một chuyến du
lịch, du khách đòi hỏi phải có những dịch vụ không thể thiếu như: các dịch
vụ của ngân hàng, hải quan, cửa khẩu, bưu chính viễn thông
- Tính liên vùng: Do nhu cầu khám phá, hưởng thụ của du khách
luôn động, đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ hay hoạt động trong ngành phải
luôn đưa ra được các gói sản phẩm du lịch hấp dẫn, tránh sự nhàm chán
đơn điệu.
- Tính chi phí: Mục đích đi du lịch của du khách cơ bản là hưởng thụ
các sản phẩm du lịch, chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền
2.1.3. Vai trò của du lịch về sự phát triển kinh tế - xã hội
- Vai trò đối với chính tri: Du lịch giúp tăng cường mối quan hệ và
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới, giúp tăng cường hòa bình
và đoàn kết quốc tế. Trong nước, du lịch giúp tăng cường sự giao lưu giữa
các vùng miền, các dân tộc với nhau tạo sự hiểu biết, cảm thông và đoàn
kết cộng đồng.
- Vai trò đối với kinh tế: Du lịch phát triển sẽ tăng nguồn thu ngân
sách cho các địa phương có hoạt động du lịch từ các khoản trích nộp ngân
sách của các cơ sở du lịch trực thuộc của lý trực tiếp của các địa phương và
10
các từ khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên
địa bàn.
- Vai trò đối với xã hội: Du lịch thu hút một lượng lao động lớn, góp
phần giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp. Tăng cường giao lưu, hợp
tác, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng người, các dân tộc, các quốc gia.
2.2. Lý luận quản lý nhà nước về du lịch
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước (qua hệ thống pháp luật) đối với các quá trình,
hoạt động du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày càng cao các
hoạt động du lịch trong nước và quốc tế nhằm đạt được các hiệu quả KT -
XH do nhà nước đặt ra.
2.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch
- Một mặt do những khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trường gây
nên, mặt khác, do nhà nước dóng vai trò chủ dạo trong nền kinh tế, thể
hiện ở việc định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như ngành
kinh tế du lịch nói riêng trong từng thời kỳ.
- Đế giải quyết các mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường, duy trì sự
ổn định cũng như thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của
cơ quan QLNN về du lịch. Đồng thời giúp cho việc khai thác các thế mạnh
của từng vùng, từng địa phương đạt kết quả. Hơn nữa, phát huy lợi thế so
sánh của quốc gia trong phát triển du lịch quốc tế.
- Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, nó liên quan dến nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực khác nhau do vậy cần có sự quản lý của Nhà nước để điều
hoà mối quan hệ giữa du lịch với các ngành, các lình vực liên quan.
2.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch
Một là, nhà nước định hướng sự phát triển của du lịch bằng các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các
nguyên tắc của thị trường và đặc điểm cụ thể của hoạt động du lịch và
ngành du lịch.
Hai là, nhà nước tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận
lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển kinh tế, xã hội,
trong đó có du lịch.
Ba là, nhà nước hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
(điện, đường, bưu chính viễn thông) phục vụ các hoạt động KT-XH nói
chung và du lịch noi riêng.
11
Bốn là, nhà nước điều hòa mối quan hệ giữa lợi ích các bên và các
ngành liên quan đến hoạt động du lịch.
2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển du lịch
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính
sách phát triển du lịch
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch
- Xúc tiến du lịch
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về pháp luật du lịch
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về du lịch
* Nhân tố chủ quan
- Đường lối về phát triển du lịch
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
* Nhân tố khách quan
- An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
- Kết cấu hạ tầng và vật chất, kỹ thuật
- Đặc trưng từng vùng, từng địa phương
- Đối tượng khách du lịch.
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa
phương ở nước ngoài và bài học cho tỉnh Luang Prabang, nước Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa
phương ở nước ngoài
- Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội (Việt Nam)
- Kinh nghiệm của Bang kok (Thái Lan)
- Kinh nghiệm của Chu Hải (Trung Quốc)
2.3.2. Bài học rút ra cho quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang
Pra Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cho thời gian dài
hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc
đẩy du lịch phát triển.
Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các
sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút khách du lịch.
12
Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch.
Bốn là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với
hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội
của du lịch.
Năm là, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý,
điều hành của cơ quan QLNN về du lịch.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
Ở TỈNH LUANG PRA BANG NƯỚC CHDCND LÀO
3.1. Điều kiện, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch ảnh hưởng
đến quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Luận án đưa ra một số thông tin chung về tỉnh Luang Pra Bang: Vị
trí địa lý, diện tích, đơn vị hành chính, đặc điểm dân số
3.1.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Luận án đưa ra về thực trạng tài nguyên du lịch của tỉnh Luang Pra
Bang, thông tin về một số tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn
tiêu biểu của tỉnh Luang Pra Bang.
3.1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Ảnh hưởng đến hoạt
động quản lý nhà nước về du lịch
Điều kiện tự nhiên của Luang Pra Bang thuận lợi cho hoạt động du
lịch nhưng điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế để phát huy thế mạnh của
tỉnh nên du lịch chưa phát triển, công tác QLNN về du lịch cũng đơn giản.
Việc ban hành, tổ chức thực hiện VBQPPL của cơ quan QLNN về du
lịch của tỉnh Luang Pra Bang còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác QLNN về du lịch.
Tỉnh Luang Pra Bang nói riêng, nước CHDCND Lào nói chung có
nền chính trị ổn định. Đây là điều kiện tuyệt vời để tiến hành các hoạt động
trong xã hội.
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra
Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển du lịch
- Quan điểm phát triển du lịch: Tạo bước phát triển mạnh mẽ, bền
vững; xây dựng các khu chất lượng cao; bảo tồn, phát huy các giá trị bản
sắc văn hóa của dân tộc, lịch sử; bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài
nguyên thiên nhiên; khai thác sức mạnh của các thành phần kinh tế, tranh
13
thủ nguồn lực từ bên trong, bên ngoài; phù hợp tính liên ngành, vùng, du
lịch là ngành quan trọng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa...
- Về mục tiêu, xác định các chỉ tiêu chủ yếu (theo điều chỉnh năm
2015) đến năm 2020 như sau: GDP du lịch chiếm tỉ trọng 30% GDP toàn
tỉnh (350 triệu USD/1007 triệu USD); đón được 1,6 triệu lượt khách, trong
đó có 1,1 triệu lượt khách quốc tế; cơ sở lưu trú đạt 80 khách sạn, nhà nghỉ
345 trong đó có khách sạn, nhà nghỉ đạt chuẩn từ 3-5 sao.
- Về phát triển các sản phẩm du lịch:
Tập trung cao độ hướng tới phát triển 5 loại hình sản phẩm du lịch
đặc trưng: (1) Du lịch tham quan văn hóa lịch sử; (2) Du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng; (3) Du lịch tham quan thắng cảnh, hệ sinh thái; (4) Du lịch thể
thao, vui chơi giải trí; (5) Du lịch hội nghị-hội thảo (MICE).
- Về hệ thống kinh doanh du lịch: kinh doanh lữ hành; lưu trú, nhà
hàng; vận chuyển khách du lịch; vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng và
các dịch vụ khác...
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch:
- Thu hút khác du lịch:
Trong 7 năm (2012-2018) khách du lịch đến Luang Pra Bang tăng
bình quân hàng năm là 11,10%, đến năm 2018 lên tới 655,412 lượt khách.
Trong đó khách nội địa tăng bình quân 11,45%, khách quốc tế tăng bình
quân 13,63%. Năm 2018 khách quốc tế đạt 472,942 lượt người, khách nội
địa đạt 182,470 lượt người.
Bảng 3.1. Số lượng khách du lịch đến Luang Pra Bang thời kỳ 2011 - 2018
ĐVT: Lượt khách
Năm
Tổng lượng khách Khách nội địa Khách quốc tế
Số
lượng
% tăng so
với năm
trước
Số
lượng
% tăng so
với năm
trước
Số
lượng
% tăng so
với năm
trước
2011 329,409 7 112,545 10,88 216,864 11,80
2012 388,899 18,05 114,393 10,64 274,506 12,57
2013 410,855 5,64 116,642 10,96 294,213 10,17
2014 467,965 13,90 125,354 10,46 342,611 16,41
2015 531,327 13,53 152,328 12,51 378,999 11,62
2016 607,584 14,35 161,712 10,16 445,872 17,64
2017 639,599 5,26 170,013 10,13 469,586 10,31
2018 655,412 2,47 182,470 10,32 472,942 10,71
Nguồn: Sở Thông tin-Văn hóa và Du lịch tỉnh Luang Pra Bang [89].
14
Bảng 3.3. Chênh lệch giữa dự báo và thực tế khách du lịch đến Luang
Pra Bang thời kỳ 2012 - 2018
Hạng mục 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Dự
báo
QHTT
2010
Tổng số khách
QT (ngàn lượt)
454,7 569,9 619,5 699,7 789,8 918,9 976,8 1.032
Tăng trưởng TB
năm (%)
16,4 12,3 10,7 12,9 12,8 11,3 10.3 10,6
Tổng số khách
NĐ (ngàn lượt)
243,4 255,2 263,6 273,1 323,1 355,7 388,4 422,0
Tăng trưởng TB
năm (%)
11,5 10,8 10,2 10,6 11,3 11,2 10,0 11,6
Thực
tế
phát
triển
Tổng số khách
QT (ngàn lượt)
216,8 274,5 294,2 342,6 378,9 445,8 469,5 472,9
Tăng trưởng TB
năm (%)
12,3 12,6 10,1 16,4 11,5 17,6 10,3 10,7
Tổng số khách
NĐ (ngàn lượt)
112,5 114,3 116,6 125,3 152,3 161,7 170,0 182,4
Tăng trưởng TB
năm (%)
10,3 10,6 10,0 10,4 12,5 10,1 10,1 10,2
Chênh
lệch so
với dự
báo %
Khách QT -52,3 -51,8 -52,5 -51,0 -52,0 -51,4 -51,9 -54,1
Khách NĐ -53,7 -55,2 -55,7 -54,1 -52,8 -54,5 -56,2 -56,7
Nguồn: Quy hoạch tổng thể PTDL Luang Pra Bang và Sở TT-VH & DL
- Về kinh doanh du lịch:
Hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch ngày càng được phát triển,
đáp ứng nhu cầu thị trường; còn kinh doanh lữ hành, các hoạt động vui
chơi giải trí và dịch vụ khách được hình thành và mở rộng nhưng chưa
thực sự phát triển mạnh.
- Về các sản phẩm du lịch:
Các loại hình du lịch đều được triển khai, nhưng sản phẩm du lịch
mới còn chưa tạo được dấu ấn đậm nét trong du khách, thiếu sức cạnh
tranh.
- Về tổ chức không gian du lịch:
Các khu, điểm du lịch đều đã được quy hoạch đưa vào khai thác,
triển khai đầu tư xây dựng. Nhưng nhìn chung tiến độ khai thác, triển khai
đầu tư còn chậm.
- Về đầu tư phát triển du lịch:
15
Nhìn chung các dự án đầu tư đều đã triển khai, có nhiều kết quả tốt,
Nhưng so với tiềm năng, yêu cầu thì tiến độ triển khai còn chậm
Qua việc thực hiện quy hoạch, có thể đánh giá tổng quát sau: Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang thời kỳ 2010-2020
và định hướng đến năm 2030 là một văn bản có tính chất tổng thể, toàn
diện, cơ bản và dài hạn đề cập đến quan điểm, nhiệm vụ, mục tiêu, các
hướng phát triển khu, điểm du lịch theo lãnh thổ; loại hình sản phẩm du
lịch; loại hình kinh doanh du lịch; hướng đầu tư phát triển. Tuy nhiên, quy
hoạch được xây dựng trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch khá phong
phú của tỉnh, nhưng thiếu cơ sở nghiên cứu phân tích thị trường, cạnh tranh
trong ngành du lịch với các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, sản phẩm du
lịch, các lợi thế và lựa chọn chiến lược quy hoạch phát triển thích hợp
3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,
chính sách phát triển du lịch
3.2.2.1. Về chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư
Tỉnh Luang Pra Bang đã ban hành một số chính sách về ưu đãi thu
hút đầu tư theo các quy định hiện hành của Nhà nước, một số chính sách
này đã có tác dụng thu hút được nhiều các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh.
3.2.2.2. Chính sách đất đai
Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003 tỉnh Luang Pra Bang đã ban hành
chính sách về việc sử dụng đất cho đầu tư kinh doanh du lịch
3.2.2.3. Chính sách tài chính, tín dụng và giá cả
Tỉnh cho vay vốn để đầu tư hoặc hỗ trợ lãi sau đầu tư, hoặc bảo lãnh
tín dụng đầu tư từ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Về chính sách thuế, quản lý thu thuế đối với du lịch tỉnh Luang Pra
Bang đã tổ chức thực hiện các chính sách theo quy định hiện hành của Nhà
nước và Quyết định số 44/2006/QĐ-TLPB, về quản lý thu thuế đối với
hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh (sửa đổi bổ sung 2013).
3.2.2.4. Chính sách quản lý và phát triển tài nguyên du lịch
Toàn tỉnh đã đầu tư và đưa vào khai thác 111 khu, điểm du lịch; Chất
lượng môi trường tại các khu điểm du lịch ngày nay đã được cải thiện, điều
kiện trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chất lượng các dịch vụ phục vụ
khách được nâng cao so với các năm trước, trong đó các yếu tố văn hoá đã
được chú trọng hơn.
3.2.3. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du
lịch
Đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang có 6,447 doanh
16
nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh còn hiệu lực (6,167 doanh nghiệp
thành lập theo Luật Doanh nghiệp, 19 NDNN, 261 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài), trong đó có 1324 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực du lịch, dịch vụ du lịch. Đóng góp ngân sách của hệ thống doanh
nghiệp ngoài quốc doanh là phần thu quan trọng của ngân sách tỉnh, năm
2017 thu thuế của hệ thống doanh nghiệp này được 288 tỷ kíp tăng 12,0%
so với năm 2016 và chiếm tỉ lệ 80,5% (tỉ lệ này của năm 2016 là 69,4%)
thuế thu được của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp thuộc tất cả các thành
phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, đồng thời có xu thế ngay càng tăng mạnh.
Tuy nhiên, trong quản lý hệ thống doanh nghiệp thường gặp những
khó khăn Theo kết quả điều tra cá thể năm 2016 của Cục Thống kê thì trên
địa bàn tỉnh Luang Pra Bang hiện có 3,984 cơ sở kinh doanh khách sạn,
nhà nghỉ, nhà hàng, trong đó có 185 doanh nghiệp và trong đó có 2,446 cơ
sở có đăng ký kinh doanh chiếm tỷ lệ 61,39%, có 2,620 cơ sở có nộp thuế
VAT chiếm tỷ lệ 65,76% so với tổng số cơ sở. Số cơ sở chưa đăng ký kinh
doanh và chưa nộp thuế VAT chiếm tỉ lệ 38,60% và 34,23% như vậy thực
tế số cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống không chịu sự quản lý
của chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn nhiều.
3.2.4. Xúc tiến du lịch
Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch tỉnh đã tập trung vào các nội
dung thu hút du khách, quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh con
người, địa danh Luang Pra Bang bằng nhiều hình thức: tổ chức các lễ hội;
mở văn phòng đại diện xúc tiến du lịch tại một số thành phố; in ấp phát
hành các tạp chí, cung cấp thông tin; tổ chức hợp tác, liên kết với các địa
phương trong và ngoài nước để phát triển du lịch... Tuy nhiên, khả năng
của bộ máy làm công tác xúc tiến thiếu tính chuyên nghiệp; các doanh
nghiệp chưa coi trọng thực hiện việc quảng bá, xúc tiến du lịch cùng với
các cơ quan quản lý nhà nước.
3.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Phòng Du lịch được thành lập theo Quyết định số 49/2006/QĐ-
TLPB ngày 30/02/2006 của tỉnh Luang Pra Bang và theo đó, Phòng Du
lịch là cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền tỉnh Luang Pra Bang, làm
chức năng tham mưu, giúp chính quyền tỉnh thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; quản lý Nhà nước các dịch vụ công
thuộc lĩnh vực du lịch trong vi phạm quản lý của phòng theo quy định của
pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc
ủy quyền của chính quyền tỉnh và theo quy định của pháp luật.
17
3.2.6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
Ngành du lịch Luang Pra Bang đã liên kết với Tổng cục Du lịch
Quốc gia Lào và các cơ sở đào tạo nghề du lịch tại Luang Pra Bang tổ chức
các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý du lịch ở cấp huyện, cấp bản, nghiệp
vụ quản lý và phục vụ khách sạn, nhà nghỉ-nhà hàng, hướng dẫn du lịch
Các chế độ và chính sách khuyến khích cho cán bộ, công chức đi học tuy
đã có đổi mới, nhưng chưa đóng vai trò quan trọng làm đòn bẫy khuyến
khích cho người đi học
3.2.7. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về pháp luật du lịch
Các nội dung mà chính quyền tỉnh quan tâm tập trung thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát trong lĩnh vực hoạt động du lịch đó là: công tác thực hiện các
chính sách về đất đai, quản lý các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng
cảnh, bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy định
về thuế, giá và cả...
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh du lịch
còn thiếu kế hoạch cụ thể và sự phối kết hợp... làm cho doanh nghiệp bị chi
phối, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Chính quyền cấp huyện một số
nơi cũng tiến hành kiểm tra doanh nghiệp chưa theo quy định.
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh
Luang Pra Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Ở từng nội dung của chương 3, luận án đã phân tích thực trạng và rút
ra những nhận xét có tính chất đánh giá. Trong phần này, luận án tổng hợp
hệ thống hoá những nhận xét trên.
3.3.1. Những kết quả đạt được trong QLNN về du lịch trên địa bàn
tỉnh Luang Pra Bang
Một là, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ
chế, chính sách, đề án, dự án phát triển du lịch của tỉnh đã có tiến bộ hơn.
Hai là, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có
sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện
Ba là, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới
nhiều hình thức,
Bốn là, công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ
thuật du lịch được tỉnh quan tâm hơn, đã tập trung đầu tư có trọng tâm,
trọng điểm hơn,
Năm là, công tác tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc
gia trong hoạt động du lịch, giữa địa phương và trung ương trong quản lý
18
nhà nước về du lịch có sự chuyển biến tích cực.
Sáu là, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường.
Bảy là, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đã từng bước được kiện
toàn và sắp xếp lại.
Tám là, công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch được
duy trì thường xuyên.
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong QLNN về du lịch ở tỉnh Luang
Pra Bang
Một là, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển du lịch
chưa chuẩn xác, đầy đủ.
Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du
lịch cho người dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa
phương về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội còn thấp.
Ba là, việc cụ thể hóa và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm
quyền để quản lý, điều hành hoạt động du lịch từng lúc còn chậm.
Bốn là, nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho
phát triển du lịch của địa phương.
Năm là, hoạt động xúc tiến du lịch còn mang tính quảng bá hình ảnh,
chưa gắn kết với các doanh nghiệp và khách du lịch trong nước và nước
ngoài.
Sáu là, công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực du lịch còn nhiều bất cập,
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN về du lịch ở
tỉnh Luang Pra Bang
- Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về xác định du
lịch là ngành kinh tế quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của
Luang Pra Bang chưa sâu sắc.
- Nền kinh tế Lào phát triển chưa cao, trình độ khoa học, công nghệ
còn hạn chế.
- Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế
nói chung và phát triển du lịch nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chưa đồng
bộ.
- Việc QLNN trong lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp,
nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Năng lực QLNN về du lịch của cán bộ, công chức còn hạn chế.
19
- Chưa có chính sách ưu đãi theo địa bàn và ngành nghề du lịch.
- Các chính sách ưu đãi của Nhà nước chưa thể hiện rõ.
- Các thủ tục hành chính còn nhiều cửa, nhiều cấp, gây phiền hà cho
doanh nghiệp
- Tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, tỉnh không chủ động nguồn
vốn.
- Phương thức điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch chủ
yếu tập trung vào mở hội nghị, ra văn bản, định kỳ, đột xuất; hoạt động
điều hành chưa đều tay, tính nhất quán chưa cao,
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở TỈNH LUANG PRA BANG, NƯỚC CỘNG
HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
4.1. Dự báo và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du
lịch ở tỉnh Luang Pra Bang
4.1.1. Dự báo phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang đến năm
2030
4.1.1.1. Những thuận lợi và khó khăn
* Những thuận lợi:
Nhu cầu du lịch trên thế giới phát triển mạnh mẽ; hệ thống chính
sách, pháp luật từng bước được xây dựng và hoàn thiện, thuận lợi cho phát
triển du lịch; công tác quan lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch được tăng
cường; kết cấu hạ tầng du lịch ngày càng được đầu tư phát triển; nhận thức
về du lịch thay đổi tích cực; quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Luang
Pra Bang đã có nhiều biến chuyển sâu sắc.
* Những khó khăn:
Tài nguyên và môi trường du lich tự nhiên một số nơi bị xuống cấp;
hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là giao thông, chất lượng cơ sở vật chất và
nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch; nguồn ngân
sách của tỉnh chưa tự cân đối được thu-chi.
4.1.1.2. Quan điểm, phương hướng phát triển du lịch
Quan điểm tập trung vào các nội dung: Phát triển du lịch văn hóa, du
lịch sinh thái và lịch sử; có trọng tâm, trọng điểm và trên cơ sở toàn diện
về du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đảm bảo tính tổng hợp liên ngành,
20
liên vùng và xã hội hoá cao, bền vững trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá
trị bản sắc văn hóa của dân tộc và lịch sử; bảo vệ môi trường, giữ gìn
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Phương hướng phát triển du lịch là: Tiếp tục huy động các nguồn
lực; Xây dựng môi trường du lịch, cảnh quan thiên nhiên, kinh doanh du
lịch. Tăng cường đầu tư có trọng điểm và đồng bộ
4.1.1.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch
Bảng 4.1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang
đến năm 2030
T
T
Chỉ tiêu phát triển ĐVT
TH
2017
(1)
TH
2018
(1)
Dự báo phát triển
(1)
2020 2025 2030
1 Tổng lượng khách
Trong đó:
- Khách quốc tế
- Khách nội địa
Ngàn lượt
Ngàn lượt
Ngàn lượt
1.800
120
1.680
2.350
140
1.873
3.000
200
2.800
4.500
700
3.800
6.000
1.300
4.700
2 Ngày lưu trú
- Khách quốc tế
- Khách nội địa
Ngày
Ngày
4
2,5
4
2,5
5
3
6
4
7
5
3 Doanh thu du lịch Triệu USD 51,97 73,66 185,7 361,5 656,7
4 Giá trị GDP du lịch Triệu USD 126,3 234,9 420,3
5 Tốc độ tăng trưởng
GDP du lịch
% 14,7 13,2 12,3
6 Vốn đầu tư du lịch Triệu USD 35 52 188,3 304,3 463,3
7 Cơ sở lưu trú Phòng 10.000 12.500 15.200 23.700 34.700
8 Lao động du lịch
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_o_tinh_luang_pra.pdf