THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CỦA THÀNH
PHỐ CẦN THƠ
3.2.1. Thực trạng hoạch định phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ
Cần Thơ đã triển khai hoạch định HĐDL trên địa bàn phù hợp với từng
giai đoạn phát triển dựa trên các định hướng của trung ương.
Năm 2006, UBND thành phố Cần Thơ đã phê duyệt "Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến 2010 và định hướng đến 2020"; năm
2015, "Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố
Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030". Cần Thơ đã tiến hành xây
dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư cho các khu du lịch như Cồn Sơn,
Phong Điền, cù lao Tân Lộc, vườn cò Bằng Lăng; quy hoạch chi tiết xây dựng
Khu đô thị DLST Cồn Ấu, Aman Phù Sa; quy hoạch chi tiết Khu biệt thự sinh
thái, nhà phố, nhà đón tiếp và bến thuyền tổng hợp.
Với công tác hoạch định phát triển HĐDL, thành phố Cần Thơ đã đạt
được những kết quả đáng kể như thu hút được nhiều đầu tư vào các khu quy
hoạch cụ thể cho HĐDL như: Tổ hợp công trình khách sạn 5 sao kết hợp khu
trung tâm thương mại cao cấp ở quận Ninh Kiều; dự án sinh thái với đầy đủ
tiện ích phục vụ nghỉ dưỡng và khu bảo tồn tạo cảnh quan thiên nhiên sinh
thái đặc trưng vùng sông nước ĐBSCL ở huyện Phong Điền; quần thể đô thị
DLST, dịch vụ nghỉ dưỡng và thể thao giải trí cao cấp ở quận Cái Răng, sân
golf, khu biệt thự và khu vui chơi giải trí ở Cồn Ấu.
3.2.2. Thực trạng triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về hoạt
động du lịch trên địa bàn Cần Thơ
3.2.2.1. Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách của trung ương
Luận án đã phản ánh thực trạng về triển khai thực hiện cơ chế, chính sách
của trung ương trên địa bàn thành phố Cần Thơ qua các hoạt động chủ yếu sau:
Một là, tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Trung ương và địa
phương về phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Hai là, triển khai thực hiện pháp luật, chính sách cụ thể: triển khai
chính sách đầu tư, chính sách đất đai, tài nguyên, chính sách tài chính của
trung ương cho HĐDL trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Khuyến khích đầu tư
vào các điểm du lịch trọng điểm.
3.2.2.2. Xây dựng và triển khai chính sách đặc thù về hoạt động du
lịch của Cần Thơ
Chính quyền Cần Thơ đã xây dựng và triển các chính sách đặc thù thúc
đẩy HĐDL trên địa bàn thành phố, bao gồm các chính sách liên quan đến hoạt
động lưu trú, hoạt động lữ hành, hoạt động mua sắm, văn hóa, thể thao, vui chơi16
giải trí. Cần Thơ đã ban hành chính sách kêu gọi đầu tư liên quan đến HĐDL
với mức hổ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, như hỗ trợ 20% lãi suất
vay vốn, ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư và các ưu đãi kèm theo
trong lĩnh vực HĐDL và cơ sở hạ tầng du lịch.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tầng đô
thị du lịch Việt Nam, tác giả Hồ Đức Phớc (2010) đã luận giải một số cơ sở
khoa học của QLNN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị du lịch; phân tích
và đánh giá thực trạng QLNN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng và sự phát triển
cơ sở hạ tầng tại các đô thị du lịch Việt Nam; đề xuất các giải pháp hoàn
thiện QLNN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng cho các đô thị Việt Nam.
Một số công trình khác cũng có đề cập đến vấn đề này.
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA
1.3.1. Những kết quả đạt được và khoảng trống trong nghiên cứu
quản lý nhà nước về du lịch
1.3.1.1. Những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu
Tổng hợp các công trình nghiên cứu cho thấy, một số vấn đề có liên
quan đến đề tài đã được làm rõ:
Một là, nhận diện du lịch dưới nhiều góc độ: du lịch nói chung,
HĐDL, ngành du lịch; đưa ra các quan niệm, khái niệm và định nghĩa dưới
các gó nhìn khác nhau.
Hai là, chỉ rõ vai trò, ý nghĩa và tác động của HĐDL trong việc tạo
việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế, phát triển kinh
tế theo vùng.
Ba là, xác định rõ các loại hình du lịch theo các tiêu chí phân loại cụ
8
thể; làm rõ hoạt động kinh tế du lịch dưới các góc độ khác nhau.
Bốn là, làm rõ được một số đặc điểm và vai trò của QLNN đối với du
lịch và các nội dung của QLNN đối với du lịch nói chung dưới các góc nhìn
khác nhau; đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện QLNN về
du lịch nói chung.
1.3.1.2. Những khoảng trống nghiên cứu về quản lý nhà nước về du lịch
Tuy nhiên, hiện còn một số vấn đề của QLNN về du lịch nói chung,
đặc biệt là ở cấp tỉnh, thành phố chưa được làm rõ:
Một là, chưa làm rõ được các đặc điểm QLNN về du lịch cấp tỉnh, thành
phố TTTƯ gắn với chức năng, nhiệm vụ của cấp tỉnh theo phân cấp. Trong đó,
cấp tỉnh là cấp thừa hành, nhưng được phân công một số trách nhiệm cụ thể.
Hai là, chưa làm rõ được nội dung QLNN ở cấp tỉnh, thành phố TTTƯ
đối với du lịch theo quan điểm quản lý theo địa bàn đối với HĐDL mang tính
liên ngành, liên vùng.
Ba là, việc nghiên cứu QLNN ở cấp tỉnh, thành phố TTTƯ nhằm khai
thác tiềm năng, thế mạnh của một vùng có nhiều đặc thù như vùng đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, nội
dung, yêu cầu của QLNN về du lịch ở cấp tỉnh gắn với vùng, miền như thành
phố Cần Thơ, cũng như cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện QLNN về du lịch
cấp thành phố TTTƯ nói chung chưa được luận giải một cách có hệ thống,
chưa gắn kết được quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ
Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố,
việc nghiên cứu đề tài cần làm rõ các vấn đề sau:
Một là, luận giải sâu sắc hơn cơ sở lý luận của QLNN cấp tỉnh, thành
phố TTTƯ đối với HĐDL trên địa bàn, dưới góc độ quản lý theo ngành kết
hợp quản lý theo lãnh thổ.
Hai là, luận giải đặc điểm, nội dung của QLNN về du lịch nhằm khai
thác tiềm năng, lợi thế về du lịch để phát triển HĐDL của một vùng, một
thành phố như Cần Thơ theo hướng bền vững.
Ba là, luận giải các đặc thù QLNN về du lịch cấp tỉnh, thành phố đặt ra
trong HNQT và liên kết khu vực, vùng.
Bốn là, phân tích đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp phù
hợp nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong
bối cảnh hiện nay.
Ngoài ra, làm rõ các yêu cầu và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du
lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố.
9
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG
ƯƠNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
2.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch
Hệ thống hóa các quan niệm, định nghĩa khác nhau về du lịch và
HĐDL từ đó đưa ra khái niệm Hoạt động du lịch là tổng hợp các hoạt động
tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người
ở bên ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công
việc, chuyên môn, tìm kiếm việc làm, thực hiện thăm viếng thường xuyên,
thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và
tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết
và sự hợp tác giữa mọi người.
Du lịch được phân loại theo các tiêu chí phổ biến như phạm vi lãnh thổ,
nhu cầu làm nảy sinh du lịch, thời gian đi du lịch, phương tiện lưu trú, đối
tượng khách. Theo các tiêu chí phân loại đó, có rất nhiều loại hình du lịch được
nhắc đến. Tuy nhiên, để đảm bảo tính phù hợp với các loại hình hiện có và các
loại tiềm năng tương đồng với thành phố Cần Thơ, các loại hình du lịch sau đây
được xem xét cụ thể: du lịch miệt vườn; du lịch đô thị; du lịch thương mại, hội
nghị, hội thảo; du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa; du lịch sinh thái.
2.1.2. Vai trò và tác động của hoạt động du lịch đối với kinh tế trên
địa bàn thành phố trong hội nhập quốc tế
2.1.2.1. Vai trò của hoạt động du lịch
Vai trò của hoạt động du lịch được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác
nhau: đối với du khách, đối với người dân địa phương, đối với các nhà kinh
doanh, đối với nền kinh tế. Hoạt động du lịch có vai trò quan trọng: góp phần
phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế; tạo việc làm, tăng thu nhập; liên kết vùng và phát triển kinh tế đối ngoại.
2.1.2.2. Tác động của hoạt động du lịch
Tác động tích cực: góp phần hỗ trợ cho công nghiệp và nông nghiệp,
góp phần vào sự tăng trưởng bền vững; đa dạng hóa ngành nghề và việc làm;
thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, quốc gia, vùng; thúc đẩy các dân tộc
giao lưu văn hóa với nhau.
Tác động tiêu cực: gây áp lực lên kết cấu hạ tầng địa phương; gây áp lực
cho QLNN; nguy cơ làm phương hại các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp
của dân tộc; nguy cơ mất an ninh, an toàn; nguy cơ gây ổ nhiễm môi trường.
10
2.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CẤP THÀNH PHỐ TRỰC
THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch trên địa
bàn thành phố
2.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Sau khi hệ thống hóa và phân tích các quan niệm về quản lý, QLNN,
tác giả đưa ra khái niệm QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ, đó là sự tác
động có tổ chức của chính quyền nhà nước cấp thành phố TTTƯ tới HĐDL
trên địa bàn nhằm thúc đẩy HĐDL phát triển bền vững và có hiệu quả, góp
phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra của địa phương.
Phân cấp QLNN về du lịch: QLNN về du lịch ở thành phố TTTƯ
được phân cấp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.
2.2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố trực
thuộc trung ương
Đặc điểm QLNN về du lịch ở cấp thành phố TTTƯ được luận giải theo
ba nhóm: theo đối tượng quản lý, theo cấp quản lý và theo địa bàn quản lý
2.2.2. Nội dung của quản lý nhà nước về du lịch ở cấp thành phố
trực thuộc trung ương trong hội nhập quốc tế
2.2.2.1. Hoạch định phát triển các hoạt động du lịch
Hoạch định phát triển các HĐDL là việc định hướng và hướng dẫn
thông qua các công cụ như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thông tin và các
nguồn lực của Nhà nước.
Xây dựng chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn. Chính quyền thành
phố góp phần xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch trên địa bàn, đưa
các biện pháp, định hướng lớn về phát triển du lịch của địa phương vào chiến
lược phát triển KT-XH.
Quy hoạch phát triển các HĐDL trên địa bàn thành phố TTTƯ, bao
gồm: Quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể.
Xây dựng các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn về phát triển du lịch.
2.2.2.2. Xây dựng và thực thi chính sách về hoạt động du lịch trên địa bàn
Xây dựng và thực thi chính sách về HĐDL trên địa bàn bao gồm triển
khai việc thực hiện pháp luật, chính sách của trung ương và xây dựng, triển
khai chính sách đặc thù về HĐDL thuộc thẩm quyền phân cấp cho thành phố.
2.2.2.3. Tổ chức hoạt hoạt động du lịch trên địa bàn
Tổ chức HĐDL chính là chức năng tổ chức hoạt động kinh tế của Nhà
nước, gồm có: tổ chức HĐDL và tổ chức bộ máy QLNN về du lịch.
11
Tổ chức hoạt động du lịch bao gồm từ tổ chức các hoạt động kinh doanh du
lịch, các tuyến du lịch, vận tải phục vụ du khách, các cơ sở ăn uống, nghỉ dưỡng.
Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
2.2.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn
Chính quyền thành phố chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du
lịch phù hợp nhu cầu phát triển HĐDL. Trong những điều kiện về sự sẵn
sàng phục vụ du khách, điều kiện không thể thiếu đó là kết cấu hạ tầng xã hội
và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
2.2.2.5. Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn
Xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các cơ sở
kinh doanh du lịch trên địa bàn, như chính sách về vốn, thuế; chính sách ổn định
thị trường, phát triển sản phẩm du lịch; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực du lịch; chính sách liên kết phát triển HĐDL.
2.2.2.6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn
Kiểm tra, kiểm soát là tổng thể các hoạt động của cơ quan QLNN nhằm
phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm, thông qua đó để nắm được những
khó khăn, trở ngại của các chủ thể kinh doanh du lịch nhằm thúc đẩy HĐDL địa
phương phát triển đúng hướng và vững chắc, gồm: Kiểm tra, giám sát; thanh tra
chuyên ngành du lịch và thanh tra nhà nước; xử lý vi phạm. Kiểm tra, kiểm soát
HĐDL cần sâu sát, kịp thời, nhưng không làm ảnh hưởng đến HĐDL.
2.2.3. Tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về du lịch cấp thành phố
2.2.3.1. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố
Có nhiều cách đánh giá QLNN về du lịch, nhưng phổ biến là đánh giá
theo chất lượng và tác động.
Đánh giá theo chất lượng là đánh giá về hiệu lực, hiệu quả và năng lực
QLNN về du lịch. Đó là sự so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra.
Đánh giá tác động của QLNN về du lịch tới HĐDL gồm: tác động tích
cực, tác động tiêu cực, tác động trực tiếp và tác động gián tiếp đối với KT-
XH của địa phương.
2.2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch cấp
thành phố
Các nhân tố chủ quan: Năng lực, cơ cấu tổ chức QLNN về du lịch;
năng lực, trình độ của cán bộ QINN về du lịch cấp thành phố TTTƯ; cơ chế,
chính sách QLNN về du lịch của chính quyền thành phố TTTƯ.
Các nhân tố khách quan: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà
nước; các nhân tố từ môi trường; các nhân tố từ phía du khách; cạnh tranh
quốc tế.
12
2.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở MỘT SỐ
TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ BÀI HỌC RÚT RA
Kinh nghiệm QLNN về du lịch là một cơ sở thực tiễn quan trọng bao
gồm cả những thành công và thất bại trong quản lý HĐDL ở các tỉnh, thành phố
khác. Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về du lịch ở thành phố Đà Nẵng
và tỉnh Kiên Giang, rút ra được 5 bài học kinh nghiệm cho Cần Thơ:
Một là, phải xây dựng được quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch
cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác
tiềm năng, thúc đẩy HĐDL phát triển vững chắc.
Hai là, ban hành các chính sách để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng
thời tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách.
Ba là, hoàn thiện bộ máy QLNN về du lịch và quan tâm đến việc đào
tào, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch, và đẩy mạnh sự
liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp để phát
triển du lịch.
Năm là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với HĐDL.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.1. ĐIỀU KIỆN, TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động
du lịch của thành phố Cần Thơ
3.1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL, có tổng diện tích tự nhiên gần
1.439 km², có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, điều kiện khí hậu phù hợp
phát triển du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái, du lịch sông nước và thích hợp
để trở thành trung tâm dịch vụ du lịch và điều phối khách cho toàn vùng.
3.1.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2016, dân số trung bình toàn thành phố Cần Thơ là 1.263 nghìn
người. Số người trong độ tuổi lao động là 964 nghìn người, chiếm 76 % dân
số toàn thành phố.
Cần Thơ là một đô thị trẻ, năng động, kinh tế phát triển nhanh và ổn định
với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2017 đạt trên 11,8%.
Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 2.106 km, tỷ
lệ nhựa hóa đạt trên 59%. Mạng lưới đường thủy do thành phố quản lý có chiều
13
dài 85,1km, do các quận, huyện quản lý dài 380km. Cảng hàng không quốc tế
hoạt động phục vụ các chuyến bay trong nước và quốc tế với năng lực phục vụ
hiện tại là 3 - 5 triệu khách/năm và là sân bay lớn nhất tại ĐBSCL.
Mạng lưới truyền tải và phân phối điện đảm bảo tỷ lệ hộ dân sử dụng
điện đạt 99,85%. Hệ thống cấp nước đảm bảo tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp
vệ sinh đạt 92%.
3.1.2. Lợi thế và tiềm năng phát triển hoạt động du lịch của Cần Thơ
3.1.2.1. Lợi thế cơ bản phát triển hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ
Vị trí đô thị trung tâm vùng, với vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa và khoa học kỹ thuật của vùng, đầu mối giao thông quan trọng, thuận lợi
cho việc giao thương giữa các tỉnh, thành trong khu vực.
Hệ thống giao thông phát triển cả đường bộ, đường thủy và hàng
không, kết nối Cần Thơ với tất cả các địa phương khác trong vùng.
Hệ thống mạng lưới học viện, các trường đại học, cao đẳng phát triển,
có vai trò là trung tâm nghiên cứu, giáo dục và đào tạo của vùng
Mạng lưới y tế phát triển, góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân ĐBSCL.
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển từ 174 cơ sở với 4.086 buồng
năm 2010 lên 270 cơ sở và 6.931 buồng năm 2017.
Bảng 3.1: Các cơ sở lưu trú du lịch Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2017
Năm
Nội dung
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số cơ sở lưu trú 174 177 190 197 204 226 245 270
Số buồng 4.086 4.173 4.749 4.980 4.764 6.286 6.681 6.931
Nguồn:[56]
Bộ máy QLNN về du lịch có đủ năng lực để thực hiện công tác quản lý.
Các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, dịch vụ phục vụ du khách được
chú trọng đầu tư.
Nguồn nhân lực ngày càng phát triển từ 2.795 người năm 2010 lên
3.642 người năm 2015.
Bảng 3.2: Nguồn nhân lực ngành du lịch Cần Thơ giai đoạn 2007 - 2015
(Đvt: người)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Đại học và trên đại học 350 371 400 410 425 435
Trung cấp và Cao đẳng 735 825 900 925 955 985
Trình độ đào tạo khác 750 975 1.100 1.169 1.251 1.364
Chưa qua đào tạo 690 824 840 849 852 858
Tổng số 2.795 2.995 3.240 3.353 3.485 3.642
Nguồn: [56]
14
3.1.2.2. Tiềm năng cơ bản phát triển hoạt động du lịch thành phố
Cần Thơ
Cần Thơ có các tiềm năng cơ bản phát triển HĐDL, gồm tài nguyên du
lịch gắn với điều kiện tự nhiên; tài nguyên du lịch gắn với điều kiện KT-XH
và tài nguyên du lịch nhân văn.
3.1.3. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn Cần Thơ
Các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn: năm 2017, Cần Thơ có 270
cơ sở lưu trú và 54 doanh nghiệp lữ hành.
Các sản phẩm du lịch trên địa bàn: DLST, du lịch đô thị, du lịch thương
mại, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch thể thao, vui chơi
giải trí, du lịch học tập, chữa bệnh, du lịch làng nghề theo hướng cộng đồng.
Số liệu năm 2017 đạt được như sau: Hoạt động lữ hành đón 135.000
khách, tăng gấp 3 lần năm 2006; hoạt động lưu trú đạt 2,2 triệu lượt khách,
tăng gấp 4 lần so với năm 2006; thu nhập từ HĐDL đạt 2.879 tỷ đồng (đạt
90% so với kế hoạch dự báo năm 2020); lực lượng lao động trong ngành du
lịch tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của thành phố.
3.1.4. Những kết quả đạt được trong hoạt động du lịch trên địa bàn
Một là, lượng du khách không ngừng tăng, năm 2017 tăng 2,5 lần so
với năm 2010 và 4 lần so với năm 2006.
Hai là, thu nhập từ HĐDL được nâng cao, năm 2017 tăng 10,6 lần so
với năm 2006, đóng góp tích cực vào sự phát triển và chuyển dịch mạnh mẽ
trong cơ cấu KT-XH của Cần Thơ.
Ba là, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển HĐDL, thị
trường du lịch được mở rộng, sản phẩm du lịch dần được đa dạng hóa và
nâng cao chất lượng.
Bốn là, hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư phát triển.
Năm là, nguồn nhân lực du lịch được chú trọng đào tạo, hoàn thiện.
3.1.5. Hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với phát triển hoạt động
du lịch
HĐDL phát triển còn chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng và lợi thế so
sánh của địa phương. Cần Thơ chưa phát huy được thế mạnh là trung tâm đầu
mối điều phối khách cho toàn vùng ĐBSCL.
Lượng khách vẫn còn thấp hơn mức trung bình trên cả nước, đặc biệt là
khách quốc tế. Số ngày bình quân lưu trú còn thấp (năm 2015: chỉ đạt 1,5 ngày/
khách). Khách đến Cần Thơ còn thiếu nơi vui chơi, giải trí, nhất là vào ban đêm.
Các sản phẩm lưu trú, dịch vụ du lịch chất lượng cao còn ít, còn thiếu sản
phẩm du lịch đặc thù cao. Sản phẩm du lịch còn trùng lắp, na ná giống với các
địa phương khác trong vùng. Các khu, điểm du lịch vẫn còn nhỏ lẻ và trùng lắp.
15
3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CỦA THÀNH
PHỐ CẦN THƠ
3.2.1. Thực trạng hoạch định phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ
Cần Thơ đã triển khai hoạch định HĐDL trên địa bàn phù hợp với từng
giai đoạn phát triển dựa trên các định hướng của trung ương.
Năm 2006, UBND thành phố Cần Thơ đã phê duyệt "Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến 2010 và định hướng đến 2020"; năm
2015, "Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố
Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030". Cần Thơ đã tiến hành xây
dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư cho các khu du lịch như Cồn Sơn,
Phong Điền, cù lao Tân Lộc, vườn cò Bằng Lăng; quy hoạch chi tiết xây dựng
Khu đô thị DLST Cồn Ấu, Aman Phù Sa; quy hoạch chi tiết Khu biệt thự sinh
thái, nhà phố, nhà đón tiếp và bến thuyền tổng hợp.
Với công tác hoạch định phát triển HĐDL, thành phố Cần Thơ đã đạt
được những kết quả đáng kể như thu hút được nhiều đầu tư vào các khu quy
hoạch cụ thể cho HĐDL như: Tổ hợp công trình khách sạn 5 sao kết hợp khu
trung tâm thương mại cao cấp ở quận Ninh Kiều; dự án sinh thái với đầy đủ
tiện ích phục vụ nghỉ dưỡng và khu bảo tồn tạo cảnh quan thiên nhiên sinh
thái đặc trưng vùng sông nước ĐBSCL ở huyện Phong Điền; quần thể đô thị
DLST, dịch vụ nghỉ dưỡng và thể thao giải trí cao cấp ở quận Cái Răng, sân
golf, khu biệt thự và khu vui chơi giải trí ở Cồn Ấu.
3.2.2. Thực trạng triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về hoạt
động du lịch trên địa bàn Cần Thơ
3.2.2.1. Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách của trung ương
Luận án đã phản ánh thực trạng về triển khai thực hiện cơ chế, chính sách
của trung ương trên địa bàn thành phố Cần Thơ qua các hoạt động chủ yếu sau:
Một là, tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Trung ương và địa
phương về phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Hai là, triển khai thực hiện pháp luật, chính sách cụ thể: triển khai
chính sách đầu tư, chính sách đất đai, tài nguyên, chính sách tài chính của
trung ương cho HĐDL trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Khuyến khích đầu tư
vào các điểm du lịch trọng điểm.
3.2.2.2. Xây dựng và triển khai chính sách đặc thù về hoạt động du
lịch của Cần Thơ
Chính quyền Cần Thơ đã xây dựng và triển các chính sách đặc thù thúc
đẩy HĐDL trên địa bàn thành phố, bao gồm các chính sách liên quan đến hoạt
động lưu trú, hoạt động lữ hành, hoạt động mua sắm, văn hóa, thể thao, vui chơi
16
giải trí. Cần Thơ đã ban hành chính sách kêu gọi đầu tư liên quan đến HĐDL
với mức hổ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, như hỗ trợ 20% lãi suất
vay vốn, ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư và các ưu đãi kèm theo
trong lĩnh vực HĐDL và cơ sở hạ tầng du lịch.
3.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt hoạt động du lịch trên địa bàn Cần Thơ
3.2.3.1. Tổ chức các hoạt động du lịch
Tổ chức hoạt động lữ hành: Khảo sát, hướng dẫn các khu, điểm du lịch
đầu tư nâng cấp, tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển điểm du lịch tiêu
biểu cấp thành phố và cấp ĐBSCL.
Tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch và bảo tồn di tích văn hóa: Xúc
tiến xây dựng sản phẩm du lịch đường sông kết hợp làng nghề và tham quan
di tích văn hóa lịch sử; Xây dựng và thực hiện đề án "Bảo tồn và Phát triển
Chợ nổi Cái Răng". Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 12 di tích
cấp quốc gia và 15 di tích cấp thành phố; 10 điểm du lịch phổ biến; 11 điểm
du lịch tiêu biểu cấp thành phố, và 04 điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL.
Tổ chức hoạt động lưu trú và vận chuyển khách: Cần Thơ đã thực hiện công
tác xúc tiến và cung cấp thông tin dự án mời gọi đầu tư trên lĩnh vực lưu trú tại
Cồn Sơn, Cồn Khương, Cù lao Tân Lộc, DLST Phong Điền, Trung tâm Văn hóa
Tây Đô, Khách sạn hội nghị tiêu chuẩn 5 sao, Khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao
và Khu resort, khách sạn 5 sao tại Cồn Cái Khế. Cần Thơ đã đầu tư, xây dựng các
bến xe khách như Bến xe 91B, Bến xe khách trung tâm thành phố Cần Thơ.
Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia HĐDL: Cần Thơ đã triển khai
Kế hoạch "Phân công thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực du
lịch và nâng cao nhận thức của thành phố Cần Thơ"; triển khai các chương
trình kích cầu du lịch đến các DNDL; hướng dẫn doanh nghiệp, nhà vườn về
các quy định pháp luật trong kinh doanh du lịch và đảm bảo an ninh, an toàn,
vệ sinh môi trường để phát triển du lịch bền vững.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch: Tổ chức các lớp bồi
dưỡng, tập huấn về du lịch (501 học viên/năm 2016); Tổ chức khóa bồi
dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch, các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ cho lực lượng thuyết minh.
Liên kết phát triển HĐDL: Cần Thơ đã tham gia ký Biên bản thỏa
thuận Hợp tác phát triển liên kết phát triển du lịch chung với tỉnh An Giang
và Kiên Giang; quan tâm đến hợp tác phát triển du lịch với các nước và đã đề
xuất hợp tác với Pilsen, Cộng hòa Séc; Hyogo, Nhật Bản; Hoa Kỳ; Pháp;
Singapore; cùng với các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu
hình thành liên kết phát triển du lịch "Một điểm đến bốn địa phương +".
17
Tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch: thực hiện nhiều ấn phẩm quảng bá
tiềm năng của địa phương cũng như hỗ trợ các đơn vị nhà vườn in ấn phẩm
các brochure giới thiệu sản phẩm.
3.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Cần Thơ
Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND là cơ quan cao nhất, thực hiện
thống nhất QLNN về du lịch trên địa bàn. Các cơ quan tham mưu, giúp việc
cho HĐND và UBND thành phố trong bộ máy QLNN về du lịch gồm:
Sở VH-TT-DL là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có
chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN về
du lịch ở địa phương.
Các sở ban ngành khác có liên quan: Sở Giao thông vận tải, Sở Công
thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng, Công an thành phố.
Hội đồng nhân dân và UBND quận, huyện với cơ quan tham mưu, giúp
việc là phòng Văn hóa thông tin giúp UBND cấp quận, huyện thực hiện chức
năng QLNN về du lịch, các dịch vụ công liên quan đến HĐDL trên địa bàn
quận, huyện.
3.2.4. Thực trạng phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn Cần Thơ
Thực trạng kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn thành phố được phân
tích, đánh giá trên hai mặt chủ yếu:
3.2.4.1. Hệ thống các công trình thể thao, văn hóa
Bao gồm hệ thống các bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện, công
viên, các sân vận động và nhà thi đấu. Cần Thơ đã xây dựng Trạm vệ tinh
ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại Cần Thơ.
3.2.4.2. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch
Năm 2017, Cần Thơ có 133 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 5
sao, trong đó, khách sạn 1 sao nhiều nhất, chiếm 63% số cơ sở lưu trú. Ngoài
ra, còn có 20 cơ sở homestay và điểm vườn lưu trú, 26 điểm vườn du lịch.
3.2.5. Thực trạng khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du
lịch trên địa bàn Cần Thơ
3.2.5.1. Hỗ trợ về đăng ký kinh doanh
Các doanh nghiệp du lịch (DNDL) được hỗ trợ trong đăng ký kinh
doanh theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông do UBND thành phố quy
định và theo Quy chế về việc thực hiện cơ chế một cửa của Sở VH-TT-DL.
Chính quyền thành phố quan tâm hỗ trợ DNDL thực hiện thủ tục, hồ sơ để
cấp giấy phép kinh doanh lữ hành, thành lập và hoạt động điểm vườn du lịch.
3.2.5.2. Hỗ trợ tiếp cận các yếu tố sản xuất đầu vào và các hỗ trợ khác
Ngoài những ưu đãi về đất đai cho các DNDL theo quy định, Cần Thơ đã
quan tâm sâu sắc đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, cung cấp thông tin.
18
Hàng tháng UBND thành phố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_tren_dia_ban_tha.pdf