Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT,

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an huyện, UBND các xã và

các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện tăng cường chức năng

kiểm tra; HĐND huyện chỉ đạo các Ban trực thuộc, HĐND các xã và

các đơn vị liên quan lập các đoàn giám sát về việc chấp hành pháp

luật trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế trang trại

pdf23 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. - Trần Thị Nga (2016), Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Có thể nhận thấy rằng cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập tới công tác quản lý Nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ và vận dụng những vấn đề lý luận kết hợp nghiên cứu thực tiễn về quản lý nhà nước về kinh tế trang trại ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, luận văn đề xuất một số giải pháp 3 quản lý nhà nước về kinh tế trang trại nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động, vốn và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất trên cơ sở bảo vệ tốt môi trường; từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng cao và đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường của trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về kinh tế trang trại và quản lý nhà nước về kinh tế trang trại. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk để xác định những mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng trong QLNN về trang trại ở địa phương. - Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện QLNN về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Là mô hình kinh tế trang trại, công tác QLNN về kinh tế trang trại và việc tổ chức thực hiện QLNN về kinh tế trang trại tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Giai đoạn 2014 - 2017. - Về không gian: 08 xã của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng 4 sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hệ thống hóa các văn bản của Nhà nước có liên quan đến kinh tế trang trại. Luận văn có kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: + Phương pháp phân tích hệ thống + Phương pháp thống kê - phân tích + Phương pháp điều tra xã hội học + Phương pháp so sánh - đánh giá Nguồn số liệu: + Số liệu thứ cấp: Thu thập tại các bảng, biểu thống kê, báo cáo hàng năm tại Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê huyện Cư Kuin. + Số liệu sơ cấp: Tác giả tổng hợp kết quả tại các phiếu điều tra để hình thành nguồn số liệu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài nghiên cứu đóng góp những lý luận cơ bản về kinh tế trang trại và QLNN về kinh tế trang trại. Luận văn còn là ý kiến đề xuất, kiến nghị đối với các nhà xây dựng chính sách của Nhà nước cũng như của huyện Cư Kuin và tỉnh Đắk Lắk trong quá trình phát triển kinh tế trang trại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần xây dựng các mô hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, luận 5 văn còn đóng góp những đề xuất quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành của huyện Cư Kuin trong điều hành chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 03 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kinh tế trang trại. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Cơ sở lý luận về Kinh tế trang trại 1.1.1. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại 1.1.1.1. Khái niệm về trang trại Trang trại là đơn vị kinh tế cơ sở trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. 1.1.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, được hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nhưng có mức độ tích tụ và tập trung cao hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn hơn, có lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. 1.1.2. Các loại hình kinh tế trang trại - Trang trại trồng trọt. - Trang trại chăn nuôi. - Trang trại lâm nghiệp. - Trang trại nuôi trồng thủy sản. - Trang trại tổng hợp. 1.1.3. Các đặc trưng chủ yếu và tiêu chí xác định KTTT 1.1.3.1. Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại 7 - Trang trại được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt, đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. - Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một người chủ. Trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kinh doanh sản xuất nông sản hàng hóa cho thị trường, tỷ suất hàng hóa càng cao, càng thể hiện bản chất và trình độ phát triển KTTT. - Quy mô sản xuất của trang trại được tập trung đến mức đủ lớn theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa, chuyên canh và thâm canh, nhưng không vượt quá tầm kiểm soát quá trình sản xuất trên đồng ruộng hoặc trong chuồng trại của chủ trang trại. - Cách thức tổ chức và quản lý đi dần vào phương thức kinh doanh song trực tiếp, đơn giản và gọn nhẹ; vừa mang tính gia đình, vừa mang tính doanh nghiệp. - Trình độ áp dụng khoa học - kỹ thuật cao hơn nhiều so với hộ tiểu nông. - Chủ yếu sử dụng lao động của gia đình, việc thuê mướn lao động chỉ phát sinh khi thực sự cần thiết. - Chủ trang trại có năng lực tổ chức, quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, có hiểu biết nhất định về kinh doanh, thị trường, có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường. - Đối với KTTT, sản xuất kinh doanh luôn gắn với thị trường, lấy thị trường và lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng. - KTTT thể hiện sự phát triển cao hơn về chất so với kinh tế nông hộ, sản xuất hàng hoá là đặc trưng có tính bản chất. 8 1.1.3.2. Các tiêu chí xác định kinh tế trang trại * Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp: - Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. - Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. * Đối với cơ sở chăn nuôi: Giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên. * Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp: Diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. 1.1.4. Vai trò của kinh tế trang trại - Thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần đưa nông nghiệp từng bước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Vai trò huy động khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. - Trang trại với hiệu quả sản xuất cao giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục tình trạng manh mún, tạo vùng chuyên môn hóa cao, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. - Kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp. - Kinh tế trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, có khả năng áp dụng hiệu quả các thành tựu KHKT vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. 1.2. Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại 1.2.1. Khái niệm QLNN về kinh tế trang trại 9 Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước và thông qua một hệ thống các chính sách và các công cụ lên các hoạt động của kinh tế trang trại nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế trang trại theo định hướng của Nhà nước. 1.2.2. Chức năng của QLNN về kinh tế trang trại - Nhà nước phải tạo ra được môi trường và điều kiện cho hoạt động sản xuất trang trại trong nền kinh tế thị trường. - Nhà nước phải dẫn dắt và hỗ trợ những nổ lực phát triển KTTT thông qua các chiến lược, kế hoạch, chính sách kinh tế. - Nhà nước phải hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội. Phát triển kinh tế trang trại góp phần tăng trưởng kinh tế nhưng phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. - Nhà nước phải tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động trong phát triển kinh tế trang trại trong các lĩnh vực. 1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế trang trại - Có sự tác động tích cực và phù hợp của Nhà nước. - Có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến nông sản. - Có sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng, trước hết là đường giao thông và các công trình thủy lợi. - Có sự hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa. - Có sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp. 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế trang trại - Thiết lập hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trang trại có hiệu lực, hiệu quả. - Xây dựng, ban hành các văn bản quản lý nhà nước và chính 10 sách hỗ trợ đối với phát triển kinh tế trang trại. - Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại theo định hướng của Nhà nước. - Tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện. 1.2.5. Hệ thống chính sách của Nhà nước về phát triển KTTT (Chính sách về đất đai, tín dụng, đầu tư, thị trường, chế biến sản phẩm sau thu hoạch, lao động, các chính sách khác) 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về QLNN về kinh tế trang trại 1.3.1. Một số kinh nghiệm phát triển KTTT ở các nước Nhìn chung, ở hầu hết các nước, vai trò của nhà nước đối với sự phát triển KTTT thể hiện trên nhiều lĩnh vực như: Đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp; chính sách đất đai; chính sách vốn, tín dụng; chính sách thị trường; chính sách khoa học, công nghệ; chính sách đào tạo chủ trang trại và quản lý lao động... 1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam. Nhà nước cần ban hành các cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại đồng thời có sự hỗ trợ tích cực về tài chính và chính sách đất đai. Khai thác tiềm năng, nguồn lực của từng địa phương, từng vùng để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ văn hóa, quản lý và kĩ thuật của các doanh nghiệp, hộ sản xuất và người lao động. Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư. 11 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Cư Kuin được thành lập theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP, ngày 27/8/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Ana, với tổng diện tích tự nhiên là 28.830 ha, bao gồm 08 xã và 113 thôn, buôn, trung tâm hành chính đặt tại thôn Kim Châu, xã Dray Bhăng; dân số toàn huyện đến cuối năm 2016 là 105.016 người, với khoảng 20 dân tộc cùng sinh sống; trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 33,94% dân số, người có đạo chiếm 49,26% dân số trên địa bàn toàn huyện. 2.1.2. Điều kiện kinh tế Kinh tế trên địa bàn huyện có sự phát triển kinh tế khá toàn diện, kết quả thực hiện các ngành năm sau luôn cao hơn năm trước. Các thành phần kinh tế tư nhân phát triển khá ổn định đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội, hiện có 01 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. 2.1.3. Điều kiện xã hội Việc giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian qua luôn được quan tâm, chú trọng và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Hệ thống đường giao thông luôn được nâng cấp, cải tạo, sửa chữa và cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất, kinh doanh của nhân dân; phổ cập giáo dục được duy trì bền vững, chất lượng giáo dục tương đối ổn định; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và 12 phòng, chống dịch bệnh có nhiều chuyển biến tích cực; công tác giảm nghèo được tích cực triển khai, các chính sách hỗ trợ người nghèo được thực hiện đồng bộ và đạt khá; đào tạo nghề và giải quyết việc làm được chú trọng, gắn với nhu cầu thực tế; các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số luôn được thực hiện đầy đủ, kịp thời. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1.1. Số lượng trang trại, loại hình sản xuất trang trại Có 04 loại hình trang trại chủ yếu phân theo ngành nghề kinh doanh (gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và tổng hợp), trong đó phát triển mạnh là trang trại chăn nuôi. Tính đến nay toàn huyện có 76 trang trại, trong đó có 03 trang trại trồng trọt; 68 trang trại chăn nuôi; 01 trang trại nuôi trồng thủy sản và 04 trang trại tổng hợp. 2.2.1.2. Thực trạng về đất đai của trang trại Tổng diện tích đất của các trang trại trên địa bàn huyện đến năm 2017 là 54,65 ha, chiếm một tỷ trọng nhỏ trong diện tích đất nông nghiệp của huyện. Việc khai thác sử dụng vẫn còn mang tính tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng đất đai. Nguồn đất đai của các trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin được hình thành từ nhiều nguồn: đất tự khai hoang, đất nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số, do chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ các tổ chức, cá nhân, đất nhận khoán, đất đấu thầu, đất thuê mướn. 2.2.1.3. Thực trạng về vốn đầu tư, tài sản của trang trại Tổng vốn đầu tư của các trang trại đến hết năm 2017 là 57.990 triệu đồng, trong đó trồng trọt là 2.350 triệu đồng chiếm 4,05%, chăn 13 nuôi là 53.690 triệu đồng chiếm 92,58%; tổng hợp 1.650 triệu đồng chiếm 2,85%; thuỷ sản 300 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,52% tổng số vốn đầu tư vào các trang trại. 2.2.1.4. Thực trạng về lao động của trang trại Chủ trang trại chủ yếu vừa là người quản lý, điều hành trang trại, vừa là người trực tiếp sản xuất. Trình độ chuyên môn của chủ trang trại khá thấp, hiện có 61,54% các chủ trang trại chưa qua đào tạo, được đào tạo cao đẳng, đại học chỉ chiếm 15,38%; sơ cấp, trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm 23,08%. Hiện nay, lao động làm việc ở các trang trại chủ yếu theo hình thức thoả thuận giá trị ngày công, chưa thực hiện ký kết hợp đồng lao động và chế độ bảo hiểm. Các trang trại sử dụng chủ yếu lao động phổ thông, số lao động kỹ thuật còn hạn chế, trình độ quản lý kỹ thuật của các trang trại chưa cao. 2.2.1.5. Việc đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất; thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản Việc ứng dụng chuyển giao tiến bộ kĩ thuật công nghệ mới vào sản xuất đã có tác động tích cực cho kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, các trang trại đã mở rộng liên kết với các doanh nghiệp, HTX để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 2.2.1.6. Việc bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế trang trại Các trang trại đã có ý thức khai thác hợp lí và quan tâm bảo vệ môi trường trong phạm vi trang trại. Tuy nhiên trong quá trình phát triển sản xuất của mỗi loại hình trang trại đều có những tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. 2.2.1.7. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của 14 trang trại - Về giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại: Quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại có sự chênh lệch đáng kể giữa các loại hình trang trại khác nhau. Các trang trại chăn nuôi, kinh doanh tổng hợp có quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa lớn hơn nhiều so với các trang trại có hướng kinh doanh trồng trọt, thủy sản. - Về thu nhập của trang trại: Nhìn chung mức thu nhập của trang trại ở mức cao so với mặt bằng chung của địa phương, điều này là động lực để thúc đẩy phát triển trang trại trong thời gian tới. 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 2.2.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện; - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp xã. 2.2.2.2. Ban hành và thực thi các chính sách về kinh tế trang trại - Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về kinh tế trang trại; - Các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; - Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về kinh tế trang trại. 2.2.2.3. Quy hoạch phát triển trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Huyện Cư Kuin chú trọng phát triển KTTT, trong đó coi công tác quy hoạch là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện chức năng QLNN về KTTT ở địa phương. Ngày 31/12/2015, Ủy ban nhân dân huyện Cư Kuin đã phê duyệt Dự án Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin giai đoạn 2015 - 2020 tại Quyết định số 4320/QĐ-UBND. 15 2.2.2.4. Công tác cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại Tính đến hết năm 2017, số trang trại đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại mới theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT trên địa bàn toàn huyện là 05/76 trang trại (02 trang trại nuôi vịt, 03 trang trại nuôi heo). 2.2.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an huyện, UBND các xã và các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện tăng cường chức năng kiểm tra; HĐND huyện chỉ đạo các Ban trực thuộc, HĐND các xã và các đơn vị liên quan lập các đoàn giám sát về việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế trang trại. 2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Những mặt đạt được - Về tổ chức bộ máy QLNN về kinh tế trang trại: Được xây dựng và thiết kế tương đối hợp lý, dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước được triển khai có hiệu quả từ cấp huyện đến cấp xã. - Về việc ban hành và thực thi các chính sách QLNN về kinh tế trang trại: Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, của tỉnh, UBND huyện Cư Kuin đã kịp thời ban hành các văn quản lý, điều hành trong tất cả các lĩnh vực của kinh tế trang trại. Tổ chức tuyên truyền, phố biến kịp thời, với nhiều hình thức đa dạng các quy định của pháp luật. - Về công tác lập quy hoạch phát triển kinh tế trang trại: Quy hoạch được lập và ban hành kịp thời; có sự thừa kế những nội dung quy hoạch đã có như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới từ đó tránh được những chồng chéo, mâu thuẫn trong quá 16 trình triển khai thực hiện quy hoạch. - Về công tác cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại: Mặc dù tiến độ thực hiện việc cấp GCNKTTT còn chậm nhưng xuất phát từ các nguyên nhân khách quan; có sự nổ lực của cán bộ, công chức trong việc phổ biến, tuyên truyền và vận động người dân đăng ký cấp GCNKTTT để nhận được các chính sách hỗ trợ của nhà nước. - Về công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành của các trang trại: được thực hiện thường xuyên, liên tục và có những biện pháp xử lý vi phạm và khắc phục sai sót một cách kịp thời, thiết thực. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân - Chưa có sự thống nhất trong việc xác định vị trí, vai trò của trang trại nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế. - Một số văn bản của Trung ương về quản lý nhà nước về kinh tế trang trại, đặc biệt là quản lý trang trại chăn nuôi, bảo vệ môi trường được ban hành chưa đồng bộ, một số nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế. - Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế trang trại nhưng chưa đủ sâu, đủ mạnh và có một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn. - Về công tác lập và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế trang trại: Một số nội dung quy hoạch còn chưa phù hợp với thực tế của địa phương, một số vị trí quy hoạch chồng lấn, mâu thuẫn lẫn nhau. - Một số thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của trang trại, đặc biệt là quy định đăng ký và lập hồ sơ bảo vệ môi trường còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn và tốn kém cho chủ trang trại. - Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của các trang trại có lúc, có nơi còn chưa được thực hiện tốt; còn tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường, thú y. 17 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các trang trại gia đình ở các địa phương. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình, đưa KTTT thực sự trở thành một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả của ngành nông nghiệp của huyện. Phát triển mạnh các loại hình trang trại gắn sản xuất chế biến với thị trường tiêu thụ phải dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng vật nuôi của tỉnh, huyện. Phát triển KTTT theo hướng tập trung chuyên môn hóa. Chú trọng phát triển trang trại gia đình. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Phát triển trang trại đặc biệt là loại hình trang trại chăn nuôi phải đi đôi với bảo đảm vệ sinh môi trường. Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 3.2.1. Thống nhất cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả của hệ thống cơ quan QLNN trong lĩnh vực phát triển kinh tế trang trại - Thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về kinh tế trang trại từ Trung ương đến địa phương. - Nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về kinh tế trang trại. - Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, 18 một cửa liên thông. - Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở vật chất, chế độ cho cán bộ quản lý. 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về kinh tế trang trại - Củng cố địa vị pháp lý của kinh tế trang trại. - Tăng cường rà soát sửa đổi, bổ sung và thay thế những văn bản QLNN không còn phù hợp trong lĩnh vực KTTT. 3.2.3. Nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại - Tiến hành giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đổi mới chính sách về vốn, thuế, tín dụng cho trang trại. - Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ của các trang trại. - Khuyến khích trang trại sản xuất hàng hóa theo hướng liên doanh, liên kết và ký kết hợp đồng. - Hỗ trợ trang trại tiếp cận thị trường, tiêu thụ nông lâm sản hàng hóa. - Nâng cao năng lực quản lý của chủ trang trại và nâng cao tay nghề của người lao động. - Một số chính sách hỗ trợ khác. 3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về phát triển trang trại Với tinh thần phát triển có định hướng và theo quy hoạch, các cơ quan QLNN ở huyện Cư Kuin cần tích cực tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách, cơ chế phát triển trang trại của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và huyện. 19 3.2.5. Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu thị trường 3.2.6. Triển khai một số dự án ưu tiên để hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại huyện Cư Kuin từ nay đến 2020 (Dự án về chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch; Dự án cơ giới hoá nông nghiệp; Dự án hỗ trợ khoa học công nghệ; Dự án đào tạo chủ trang trại). 3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong phát triển kinh tế trang trại Tăng cường chỉ đạo, kiểm tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_kinh_te_trang_trai_tren.pdf
Tài liệu liên quan