Một là: Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về QLNN đối với
PTNNLYT-TĐC của địa phương.
Hai là: Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về PTNNLYT–TĐC của một
số tỉnh, thành phố ở Việt Nam để rút ra bài học cho ngành YT Tỉnh Sơn La.
Ba là: Thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng QLNN về
PTNNLYT- TĐC ở tỉnh Sơn La; Phân tích tình hình nhân tố ảnh hưởng
đến QLNN về PTNNLYT ở tỉnh Sơn La từ đó rút ra các kết luận về
những thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
Bốn là: Nghiên cứu định hướng, mục tiêu PTNNLYT-TĐC của
Ttnh Sơn La đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. Đề xuất quan điểm hoàn
thiện QLNN về PTNNLYT-TĐC ở tỉnh Sơn La để có cơ sở khoa học,
thực tiễn cho những giải pháp và kiến nghị.
24 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tích theo tiêu chí cụ thể bằng việc sử dụng phương pháp
thống kê, phân tích, so sánh.
Xử lý dữ liệu sơ cấp: Thực hiện thông qua hình thức nghiên cứu định
lượng ( NCS đưa ra 529 phiếu hợp lệ trong 700 phiếu phát ra điều tra) để
phân tích tạo ra những dữ liệu thống kê mô tả cho thang đo định danh, tỷ lệ
hay thứ bậc ( như: Giới tính, thâm niên, trình độ, vị trí việc làm,...); mô tả
các thang đo khoảngnhư thang đo nội dung QLNN về PTNNLYT-TĐC, các
yếu tố ảnh hưởng,.....Tóm lại: Bằng sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu
NCS đã có được những thông tin đầy đủ, đa chiều, khách quan về trực trạng
QLNN về PTNNLYT-TĐC tại tỉnh Sơn La.
6. Những đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
Luận án đã hệ thống hóa và phát triển một bước lý luận cơ bản về
7
QLNN đối với PTNNLYT-TĐC ở địa phương bao gồm:
(i) Xác lập khái niệm QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương;
(ii) Xây dựng được khung lý thuyết về nội dung và tiêu chí đánh giá
QLNN đối với PTNNLYT-TĐC ở địa phương;
(iii) Nhận diện nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến QLNN về
PTNNLYT-TĐC ở địa phương.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
(i) Luận án rút ra được những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Sơn La
trong QLNN về PTNNLYT-TĐC thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm
QLNN về PTNNLYT-TĐC ở một số địa phương trong nước có đặc điểm
tương đồng.
(ii) Thực hiện việc đánh giá thực trạng QLNN về PTNNLYT-TĐC
ở tỉnh Sơn La quan nội dung và tiêu chí đo lường;
(iii) Phân tích tình hình nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về
PTNNLYT-TĐC ở tỉnh Sơn La.
(iv) Tổng hợp đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu hoàn thiện
QLNN về PTNNLYT-TĐC ở tỉnh Sơn La trên cơ sở các kết luận về những
thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế; nghiên cứu định
hướng phát triển ngành YT tỉnh Sơn La; mục tiêu PTNNLYT-TĐC của
ngành YT tỉnh Sơn La đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối
với phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phương.
Chương 2: Thực trạng QLNN về PTNNLYT-TĐC ở tỉnh Sơn La.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện QLNN về phát triển nguồn
nhân lực y tế trình độ cao ở tỉnh Sơn La.
8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TRÌNH
ĐỘ CAO Ở ĐỊA PHƢƠNG
1.1. Tổng quan về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phương
1.1.1. Nguồn nhân lực y tế trình độ cao
- Khái niệm:
+ Nguồn nhân lực y tế: Là tổng thể những người có năng lực
chuyên môn, y đức phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp tham gia trực tiếp
vào các hoạt động CSSK nhân dân.
+ Nguồn nhân lực y tế trình độ cao: Là những người có trình độ
ĐT từ cao đẳng trở lên, có năng lực chuyên môn, y đức phù hợp với đặc
điểm nghề nghiệp tham gia trực tiếp vào các hoạt động CSSK nhân dân.
- Phân loại NNLYT-TĐC: Có rất nhiều tiêu chí phân, đối với mỗi
tiêu chí phân loại được thể hiện đó là: Theo chức danh nghề nghiệp, theo
tuyến, theo chuyên ngành đào tạo, theo tính chất công việc, theo trình độ,
theo nguồn gốc cung cấp. Ngoài ra, NNLYT còn được phân loại theo giới
tính, dân tộc, thâm niên....
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực y tế trình độ cao
Là một nghề đặc biệt, do đó mang những đặc điểm đặc thù:
Một là, NNLYT-TĐC thực hiện công việc liên quan trực tiếp đến sức
khỏe nhân dân, tính mạng người bệnh nên mang tính nhân đạo;
Hai là, NNLYT-TĐC mang đặc thù riêng về đạo đức nghề nghiệp.
Ba là, NNLYT-TĐC thực hiện công việc đòi hỏi nhiều lao động;
Bốn là, NNLYT thực hiện công việc với nhiều rủi ro và sự không
chắc chắn.
Năm là, NNLYT-TĐC cần sự đầu tư lớn và sự phối hợp chặt chẽ,
có kế hoạch trong giáo dục và đào tạo.
Sáu là, NNLYT-TĐC thực hiện công việc có lợi thế của thị trường
nhưng được kiểm soát.
1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phƣơng
- Khái niệm: PTNNLYT-TĐC ở địa phương là quá trình làm tăng lên
số lượng, chất lượng, tạo ra một cách hợp lý cơ cấu NNLYT có trình độ ĐT
CĐ trở lên từ việc nâng cao năng lực chuyên môn, y đức của những người
tham gia trực tiếp vào các hoạt động CSSK nhân dân ở địa phương.
9
- Nội dung: Một số nội dung cơ bản về PTNNYT-TĐ ở địa phương
được xác định là: (i) thu hút, tuyển dụng và bố trí sử dụng NNLYT-TĐC
(cần được tính toán, dự báo mang tính khoa học và bám sát thực tiễn tổ
chức thực hiện về xác định nhu cầu, quy trình thu hút, tuyển dụng và bố
trí sử dụng; hình thức thu hút, bố trí, tuyển dụng và sử dụng); (ii) về ĐT-
BD NNLYT-TĐC; (iii) về đãi ngộ NNLYT-TĐC.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở
địa phƣơng
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân
lực y tế trình độ cao ở địa phương
- Khái niệm: QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương là việc sử
dụng quyền lực của Nhà nước để điều chỉnh quá trình làm tăng lên số
lượng, chất lượng, tạo ra một cách hợp lý cơ cấu NNLYT có trình độ ĐT
cao đẳng trở lên từ việc nâng cao năng lực chuyên môn, y đức của những
người tham gia trực tiếp vào các hoạt động CSSK nhân dân địa phương.
- Đặc điểm:
Một là: Mục tiêu của QLNN đối với PTNNLYT-TĐC.
Hai là: Chủ thể QLNN tùy theo thể chế chính trị.
Ba là: Đối tượng QLNN về hoạt động PTNNLYT-.TĐC.
Bốn là: Nội dung QLNN đối với PTNNLYT-TĐC .
Năm là: Phương pháp quản lý
Sáu là: Công cụ quản lý
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế
trình độ cao ở địa phương
* Nội dung 1: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và ban hành chính
sách phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển NNLYT-TĐC: Thông
thường với một bản kế hoạch chiến lược có tầm nhìn 5-10 năm. Chiến lược
PTNNL đóng một vị trí, vai trò quan trọng, là bộ phận cấu thành lên chiến
lược phát triển KT-XH, còn chiến lược PTNNLYT-TĐC là bộ phận cấu
thành chiến lược phát triển ngành YT;
- Ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao:
Các CS PTNNLYT-TĐC được kể đến như:
+ Chính sách thu hút, tuyển dụng và sử dụng NNLYT-TĐC;
+ Chính sách ĐT-BD NNLYT-TĐC;
+ Chính sách đãi ngộ NNLYT-TĐC...
10
Nội dung chủ yếu: Đối tượng và phạm vi áp dụng CS thu hút; Mục
tiêu CS thu hút; Giải pháp của CS thu hút; Kinh phí thực hiện CS thu hút;
Tổ chức thực hiện CS thu hút... Thông thường các CS đó được lồng ghép
vào các CS PTNNL hay CS PTNNLYT chung.
* Nội dung 2: Tổ chức triển khai QLNN về phát triển NNLYT-TĐC
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước: Bộ máy QNLNN về PTNNYT-
TĐC ở địa phương được thiết lập theo hệ thống thống nhất đảm bảo nguyên
tắc minh bạch.
- Tổ chức thực thi hoạt động phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao
+ Tổ chức thu hút, tuyển dụng, bố trí và sử dụng NNLYT- TĐC: Các cơ
quan QLNN phải tập trung vào các hoạt động trọng tâm: Xây dựng đề án vị
việc làm trong HTYT địa phương; Dự báo nhu cầu NNLYT-TĐC phù hợp
với nhu cầu CSSK; Xác định nguồn thu hút, tuyển dụng NLYT trình độ
cao; Thiết kế và thực hiện quy trình thu hút, tuyển dụng khoa học và đúng
quy định; Tuân thủ các nguyên tắc thu hút, tuyển dụng theo các giai đoạn
sau: Trước tuyển dụng, sơ tuyển,xét tuyển chính thức, sau xét tuyển dụng; Bố
trí và sử dụng NNLYT-TĐC một cách phù hợp.
+ Tổ chức ĐT-BD NNLYT-TĐC: Việc tổ chức ĐT-BD nhằm làm
giảm bớt thời gian và công sức của những người học nghề trong việc phải
tự mình tìm hiểu và rút ra quy luật, kinh nghiệm của sự vật hiện tượng.
Trong đó: Nội dung ĐT-BD: Phù hợp (phẩm chất đạo đức; kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng mềm); Hình thức ĐT-BD: Có nhiều hình
thức (ĐT tập trung và ĐT phi tập trung; ĐT dài hạn, ĐT ngắn hạn, bồi dưỡng
theo chuyên đề; ĐT trực tiếp, gián tiếp. Ngoài ra, các hình thức tự bồi dưỡng, tự
nghiên cứu cũng được đề cao).
+ Tổ chức đãi ngộ NNLYT-TĐC: Hai nhóm công cụ cơ bản: đãi ngộ
tài chính và phi tài chính.
* Nội dung 3: Kiểm tra, giám sát phát triển NNLYT-TĐC: Hoạt động
kiểm tra phải được tổ chức thực hiện dưới các nội dung và hình thức:
- Về nội dung kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát nguồn lực đầu
vào và đầu ra của hoạt động PTNNLYT-TĐC.
- Về hình thức kiểm tra, giám sát: Được tổ chức thường xuyên theo
kế hoạch, đột xuất .
1.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
y tế trình độ cao ở địa phương
Kế thừa từ nghiên cứu của các nhà khoa học, các tiêu chí đánh giá
11
"QLNN về PTNNLYT-TĐC tại địa phương" bao gồm:
* Hiệu lực: Đo lường hiệu lực bằng cách so sánh giữa kết quả của
việc thực hiện các nội dung QLNN về PTNNLYT-TĐC với các mục tiêu đã
đề ra. Xác định hiệu lực của QLNN về PTNNL-TĐC là trả lời hai câu hỏi:
Một là, các mục tiêu của QLNN đối với PTNNLYT-TĐC có đúng đắn
không? Hai là, mức độ thực hiện mục tiêu QLNN đối với PTNNLYT-TĐC
như thế nào?
* Hiệu quả: Hiệu quả QLNN về PTNNLYT-TĐC được đánh giá
thông qua hoàn thành mục tiêu với chi phí các nguồn lực đầu vào là thấp
nhất. Theo đó, hiệu quả QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương được đo
bằng các chỉ tiêu định lượng, các chỉ tiêu định tính.
* Phù hợp: Được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu như: (i) QLNN
về PTNNLYT-TĐC ở địa phương phù hợp với khung khổ CS, pháp luật về
PTNNLYT-TĐC; (ii) phù hợp với của các mục tiêu sử dụng NNLYT-TĐC;
(iii) phù hợp với chiến lược PTNNLYT-TĐC của quốc gia; (iv) phù hợp với
điều kiện KT-XH ở địa phương (v) phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội ở
địa phương;
* Bền vững: Phản ánh khả năng duy trì các chỉ tiêu hiệu quả của
QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương. Một số chỉ tiêu đánh giá tính bền
vững đó là: (i) Chính sách PTNNLYT-TĐC địa phương có tính cạnh tranh
tốt; (ii) Mức độ phù hợp về số lượng, cơ cấu NNLYT-TĐC với chiến lược
phát triển bền vững ngành YT địa phương; (iii) Mức độ phù hợp và nâng
cao về chất lượng NNLYT-TĐC với chiến lược phát triển bền vững ngành
YT địa phương; (iv) Thanh tra, giám sát trong PTNNLYT-TĐC ở địa
phương được thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện sai sót và bất cập
1.3. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về phát triển
nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phƣơng
1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan
Một là, Điều kiện kinh tế ở địa phương: Là yếu tố đóng vai trò quan
trọng, trong bối cảnh QLNN về một lĩnh vực ở một địa phương, khi xem
xét tác động điều kiện kinh tế cần phân tích: (i) Tình hình tăng trưởng
kinh tế ở địa phương; (ii) Nguồn lực tài chính được xác định giành cho
lĩnh vực YT ở địa phương; (iii) Tỉ trọng ngành dịch vụ ở địa phương tạo
thuận lợi cho phát triển ngành YT.
Hai là, Đặc điểm văn hóa, xã hội ở địa phương:
Ba là, Năng lực cán bộ QLNN về phát triển NNLYT ở địa phương:
12
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu cán bộ QLNN có: (i) Kiến thức đáp ứng yêu
cầu thực hiện chức năng, nhiệm; (ii) Kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực hiện chức
năng, nhiệm vụ; (iii) Phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm
vụ; (iv) Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; (v) Thực hiện đúng quyền hạn...
thì tác động tích cực đến công tác QLNN. Nếu cán bộ QLNN kém năng lực,
thiếu tính thần trách nhiệm sẽ gây cản trở đến việc xây dựng CS.
Bốn là, Điều kiện vật chất, trang thiết bị y tế địa phương: Đa số các
nghiên cứu về QLNN đều chỉ ra sự ảnh hưởng của yếu tố trình độ phát
triển khoa học công nghệ đến công tác QLNN; hiệu quả công tác QLNN
chịu sự tác động lớn của điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và việc
ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ. Trong thời đại công
nghệ 4.0 thì sự phát triển và phát triển bền vững của YT phụ thuộc vào
việc nắm bắt và làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến để hoạt động nghề
nghiệp có hiệu quả cao và không tụt hậu trong đó đòi hỏi NNLYT phải
thích ứng kịp thời để tồn tại.
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan
Một là, chính sách, pháp luật của Nhà nước: Xây dựng và ban hành
những CS pháp luật về PTNNL nói chung và PTNNLYT-TĐC nói riêng
là nhiệm vụ quan trọng ở cấp quốc gia, có ảnh hưởng quyết định đến
QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương. Luật pháp, CS của nhà nước
càng đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, minh bạch thì càng tạo ra động lực
để thúc đẩy PTNNLYT-TĐC ở địa phương.
Hai là, chiến lược phát triển ngành y tế: Đối với ngành YT, QLNN
cấp trung ương hoạch định chiến lược ngành YT để YT địa phương phát
triển theo quỹ đạo và mục tiêu YT chung của toàn xã hội. Việc hoạch
định, triển khai chiến lược, CS PTNNLYT ở địa phương phải đảm bảo
phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển chung của vùng và của cả
nước; đồng thời phải phù hợp với nhu cầu hội nhập ngày càng sâu, rộng
vào nền kinh tế thế giới gắn với tiến trình phát triển đất nước.
Ba là, Hệ thống cơ sở đào tạo NNLYT: Chất lượng hệ thống cơ sở
ĐT NNLYT là yếu tố quyết định chất lượng NNLYT-TĐC; Số lượng và
phân bố hệ thống cơ sở ĐT NNLYT tạo ra rào cản hay động lực cho
PTNNLYT-TĐC ở địa phương. Để có một cơ sở ĐT NNLYT-TĐC có uy
tín là cả quá trình đầu tư bài bản, nghiêm túc với nguồn kinh phí khổng lồ.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế
trình độ cao ở địa phƣơng
13
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
Một là, Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam: Được xem xét ở các yếu
tố (CS đào tạo, CS thu hút)
Hai là, Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh: Xem xét qua một số giải
pháp nổi bật như: (i) Dành chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng BS; (ii)Đào tạo
NNLYT-TĐC; (iii) Chuyển giao gói kỹ thuật và NNLYT-TĐC phục vụ
chuyên môn YT:
Ba là, Kinh nghiệm của tỉnh Hòa Bình: Xem xét các khía cạnh (i)
Về CS thu hút và tuyển dụng ; (ii) Về CS đào tạo (Quy mô đào tạo, Loại
hình ĐT và địa điểm đào tạo, Điều kiện, tiêu chuẩn đối tượng đào tạo,
Chế độ chi trả các chi phí đào tạo, Kinh phí đào tạo).
1.4.2. Bài học rút ra qua nghiên cứu các kinh nghiệm
Một là, xác định quan điểm chủ đạo PTNNLYT-TĐC, xây dựng đội
ngũ chuyên gia đầu ngành, giữ gìn y đức là yếu tố then chốt nâng cao chất
lượng KCB, mang lại sự hài lòng và giữ vững lòng tin của nhân dân,
nâng cao vị thế của ngành YT địa phương tạo điểm đến cho người dân
luôn lựa chọn.
Hai là, chú trọng xây dựng Đề án quy hoạch PTNNLYT-TĐC, hội
nhập quốc tế là hoạt động mang tính chiến lược, với sự đầu tư vừa đồng bộ
vừa trọng điểm và có bước phát triển đột phá, đảm bảo đào tạo, sử dụng và
điều phối NNLYT địa phương.
Ba là, cụ thể hóa đề án bằng các CS đặc thù phù hợp với điều kiện,
đặc điểm của địa phương để PTNNLYT-TĐC
Bốn là, đổi mới, công tác sắp xếp tổ chức bộ máy QLNN ngành YT
địa phương đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.
Năm là, tổ chức các chương trình, hoạt động cụ thể để đưa đề án và
CS PTNNLYT-TĐC đi vào cuộc sống;
Sáu là, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động
PTNNLYT-TĐC theo định kỳ hàng năm. Thực hiện chế độ báo cáo, tổng
hợp và lưu giữ số liệu về PTNNLYT.
14
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC Y TẾ TRÌNH ĐỘ CAO Ở TỈNH SƠN LA
2.1. Giới thiệu khái quát về ngành y tế tỉnh Sơn La
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành y tế tỉnh Sơn La
Sở YT Sơn La được thành lập tháng 2 năm 1949. Trong suốt chặng
đường hình thành và phát triển, ngành YT Sơn La đã nỗ lực phấn đấu
không ngừng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng
cao sức khỏe nhân dân, đạt được những bước tiến vượt bậc với sự đổi mới
toàn diện, tạo ra một diện mạo mới cho ngành.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngành y tế tỉnh Sơn La.
Hệ thống YT của Sơn La được quản lý theo ngành, từ tỉnh đến cơ sở
đã từng bước được củng cố và sắp xếp lại một cách đồng bộ, các đầu mối
được thu gọn.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế
trình độ cao ở tỉnh Sơn La
2.2.1. Thực trạng nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân
lực y tế trình độ cao ở tỉnh Sơn La
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và ban hành chính sách.
- Tổ chức triển khai QLNN PTNNLYT-TĐC: Tổ chức bộ máy, tổ
chức thực thi hoạt động PTNNLYT-TĐC
- Thực trạng thanh tra, giám sát về phát triển nguồn nhân lực y tế
trình độ cao ở tỉnh Sơn La
Biểu đồ 2.3: Số lần thanh tra, kiểm tra PTNNLYT-TĐC tại Sơn La
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Sơn La
15
2.2.2. Đánh giá phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở tỉnh Sơn
La qua các tiêu chí
Một là, Hiệu lực: Kết quả khảo sát điều tra của NCS về "Hiệu quả
QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương" cho thấy: Giá trị trung bình
được đánh giá ở mức điểm là 3,22/5,0 điểm với ý nghĩa là "Trung lập".
Hai là, Hiệu quả: Có sự gia tăng về số lượng nhưng còn thiếu BS
và đặc biệt là BS sau ĐH và chuyên môn sâu; đội ngũ chuyên gia đầu
ngành trên một số lĩnh vực; cơ cấu nhân lực theo từng vùng, từng lĩnh vực
chưa phù hợp với quy định; số lượng BS về công tác hàng năm trên phạm
vi toàn tỉnh chưa đáp ứng được quy hoạch phát triển ngành Y tế. Xem xét
theo yếu tố: Tổng số NLYT và tốc độ gia tăng số lượng NLYT-TĐC; Mức
độ gia tăng tính hợp lý của từng loại NNLYT-TĐC (Theo chức danh; Theo
khối dự phòng và điều trị, theo tuyến); Mức độ gia tăng năng lực của
NNLYT (trình độ; thâm niên nghề nghiệp).
Ba là, Phù hợp: Kết quả khảo sát "Tính phù hợp của QLNN về
PTNNLYT-TĐC ở địa phương", với các biểu hiện có giá trị trung bình với
mức đánh giá khá tốt ở điểm số là 3,56/5,0 điểm với ý nghĩa là "Đồng ý"
với các phát biểu.
Bốn là, Bền vững: Giá trị trung bình được đánh giá ở mức trung
bình thấp với điểm số 2,66/5,0.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy công tác PTNNLYT-TĐC tại
tỉnh Sơn La trong 5 năm qua đã đạt được những thành công nhất định,
nhưng còn chậm, chưa rõ nét và thiếu bền vững trên tất cả các khía cạnh
số lượng, cơ cấu và chất lượng.
2.3. Phân tích tình hình nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về
phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở tỉnh Sơn La
2.3.1. Tình hình nhân tố chủ quan
- Điều kiện kinh tế tỉnh Sơn La.
- Đặc điểm văn hóa - xã hội của tỉnh Sơn La.
- Năng lực cán bộ quản lý nhà nước về PTNNLYT ở tỉnh Sơn La: Tồn tại
khoảng trống lớn về năng lực quản lý của các cán bộ hiện nay so với nhu
cầu. Cán bộ QLNN về YT chủ yếu là BS có chuyên môn giỏi, có tham gia
vào KCB nên thời gian và kinh nghiệm cho công tác quản lý còn hạn chế.
Điều đó, lí giải nguyên nhân dẫn đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch và
quản lý nhân lực tại các tuyến còn hạn chế. Công tác theo dõi, quản lý nhân
lực chưa được chuẩn hóa. Thiếu thông tin đầy đủ, chính xác, cụ thể về
16
NLYT nói chung, PTNNLYT nói riêng; thiếu các thông tin đánh giá tác
động của các CS về NLYT, làm cản trở khả năng lập kế hoạch và phát triển
các CS một cách hiệu quả.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ở tỉnh Sơn La
+ Về cơ sở vật chất YT các tuyến: Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La
đánh giá: "Tổng thể chung, hệ thống CSYT công lập tỉnh Sơn La đã khá
đầy đủ, mặc dù đã hoàn thiện về mặt cơ cấu tổ chức, tuy nhiên cơ sở hạ tầng
và trang thiết bị YT tại các CSYT của tỉnh Sơn La vẫn còn thiếu thốn, đặc
biệt là tại các CSYT tuyến xã".
+ Về trang, thiết bị YT: Cơ bản được trang cấp đầy đủ danh mục
thiết yếu; số ít BV tham gia Đề án BV vệ tinh
2.3.2. Tình hình nhân tố khách quan
- Chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển nguồn nhân lực y tế
trình độ cao của Việt Nam: Về pháp luật đó là Luật KCB; Luật BHYT,
Luật Dược... Về chính sách của Nhà nước rất đa dạng:
(i) Về khía cạnh thu hút, tuyển dụng, bố trí và sử dụng NNLYT-TĐC
có rất nhiều CS được ban hành (xem phụ lục 8).
(ii) Về khía cạnh ĐT-BD NNLYT-TĐC
(iii) Về khía cạnh đãi ngộ NNLYT-TĐC.
Tuy đã có những thay đổi nhưng chậm, pháp luật và CS
PTNNLYT-TĐC hiện nay vẫn còn nhiều quy định bất cập chưa tương
xứng với những cống hiến và tính chất công việc đặc biệt của NNLYT-
TĐC thuộc ngành YT. Thực trạng nêu trên khá tương đồng với kết quả
khảo sát của NCS đối với 529 NLYT-TĐC tỉnh Sơn La đánh giá ở mức
"Trung lập" tương ứng với giá trị trung bình tất cả các thang đo.
- Chiến lược ngành y tế Việt Nam: Ngày 10 tháng 01 năm 2013,
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành YT với tên
gọi "Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Để thực hiện được
mục tiêu đó các giải pháp chủ yếu được đề ra bao gồm:
+ Sắp xếp lại mạng lưới cơ sở ĐT PTNNLYT, cân đối hợp lý các
chuyên ngành đào tạo. Xây dựng BV thuộc trường ĐH Y; gắn ĐT lý
thuyết với ĐT thực hành; củng cố và hoàn thiện cơ sở thực hành cho các
cơ sở đào tạo;
+ Nâng cấp các cơ sở ĐT CBYT;
+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định chất lượng ĐT CBYT;
17
+ Mở rộng các hình thức ĐT-BD để phát triển đội ngũ CBYT, ưu
tiên ĐT CBYT người dân tộc tại chỗ. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho
các CSYT, đặc biệt cho các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng
khó khăn, vùng biên giới, hải đảo;
+ Đẩy mạnh ĐT sau ĐH cho tuyến tỉnh và tuyến huyện;
+ Nâng cao năng lực quản lý BV;
+ Triển khai các giải pháp hiệu quả, phù hợp với điều kiện KT-XH
của các địa phương.
Ngoài ra, tăng cường công tác QLNN về YT. Từng bước chuẩn hoá
năng lực chuyên môn, quản lý cho từng vị trí công tác của cán bộ ở cả
trung ương và địa phương... Xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn cho
các lĩnh vực của ngành YT.
- Hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực y tế nước ta: Kết quả khảo
sát cho thấy đánh giá đều ở mức "trung lập" với điểm trung bình cộng của
các thang đo:
Một là, hệ thống cơ sở ĐT NLYT còn thiếu cả về số lượng và chất lượng;
Hai là, công tác ĐT NNLYT -TĐC còn bất cập về chương trình ĐT
và cả đội ngũ giảng viên;
Ba là, chưa có quy định về kỳ thi quốc gia trước khi cấp chứng chỉ
hành nghề để bảo đảm người hành nghề đạt được năng lực cần thiết.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Thành công
Trong giai đoạn 2014-2019, tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận trong QLNN về PTNNLYT-TĐC đó là:
(i) Chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng, ĐT-BD, đãi ngộ NNLYT-
TĐC dần đồng bộ, ổn định và hoàn thiện tạo những hành lang pháp lý, tạo
động lực cho sự phát triển ngành YT, trong đó có NNLYT-TĐC.
(ii) Chính sách thu hút, tuyển dụng, sử dụng; ĐT-BD và đãi ngộ
NNLYT-TĐC Sơn La đã thu hút được một số lượng lớn NNLYT-TĐC, thể
hiện ở quy mô, số lượng NNLYT ngày càng gia tăng.
(iii) Chất lượng NNLYT-TĐC trên địa bàn tỉnh Sơn La ngày càng
được cải thiện, thể hiện ở tỷ trọng CBYT có trình độ từ ĐH trở lên ngày
càng tăng.
(iv) Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện và có sự phối hợp
giữa các Bộ, Sở ban ngành từ trung ương đến địa phương.
18
2.4.2. Hạn chế
Những hạn chế trong QLNN về PTNNLYT-TĐC ở tỉnh Sơn La còn
bộc lộ nhiều hạn chế, đó là:
(i) Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển
ngành YT nói chung, PTNNLYT-TĐC nói riêng chưa theo kịp yêu cầu
phát triển. Một số quy hoạch đã có dấu hiệu bất cập, mâu thuẫn, thiếu tính
khả thi.
(ii) Tổ chức bộ máy QLNN về PTNNLYT-TĐC còn phân tán, thiếu
tập trung, thống nhất;
(iii) Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động và xử lý vi phạm trong
lĩnh vực PTNNLYT-TĐC đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhưng
nhìn chung còn thưa thớt, việc xử lý sau thanh kiểm tra từng lúc, từng nơi
chưa dứt khoát.
(iv) Tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững của QLNN về
PTNNLYT-ĐC trên địa bàn tỉnh có sự cải thiện tuy vẫn còn nhiều bất cập.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Về nguyên nhân chủ quan:
(i) Năng lực đội ngũ cán bộ QLNN về PTNNLYT ở tỉnh Sơn La
còn chưa theo kịp nhu cầu lớn của địa phương ảnh hưởng đến chất lượng
công tác tham mưu;
(ii) Điều kiện kinh tế phát triển gắn với sự chuyển dịch ngành chưa
mạnh mẽ, chưa tạo ra nguồn lực tài chính mạnh cho PTNNLYT-TĐC;
(iii) Điều kiện văn hóa và xã hội vẫn còn tồn tại hủ tục, trình độ dân
trí thấp ở bà con dân tộc là những rào cản lớn đối với PTNNLYT-TĐC ở
Sơn La.
(iv) Cơ sở vật chất, trang thiết bị YT ở các tuyến huyện, xã còn
chưa đảm bảo để tạo điều kiện cho PTNNLYT-TĐC ở Sơn La
Về nguyên nhân khách quan:
(i) Hệ thống chính sách pháp luật điều chỉnh PTNNLYT-TĐC đã có
hiệu lực lâu dài, hiện đã lạc hậu, chưa phù hợp với những biến chuyển
trong bối cảnh mới của y khoa thế giới.
(ii) Chiến lược phát triển ngành YT chưa được cập nhật để phù hợp
với bối cảnh, thách thức trong giai đoạn hội nhập và diễn biến bệnh tật
phức tạp;
(iii) Hệ thống cơ sở ĐT NNLYT-TĐC còn thiếu về số lượng, hạn
chế về chất lượng và chưa hợp lý về cơ cấu.
19
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TRÌNH ĐỘ CAO
Ở TỈNH SƠN LA
3.1. Mục tiêu phát triển ngành y tế và định hƣớng phát triển nguồn
nhân lực y tế trình độ cao tỉnh Sơn La đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030
3.1.1. Mục tiêu phát triển ngành y tế của tỉnh Sơn La
Mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển HTYT Sơn La từng bước
hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tỉnh đến xã
Mục tiêu cụ thể:(i) Đầu tư phát triển mạng lưới YTDP; (ii) Đầu tư,
sắp xếp mạng lưới KCB; (iii) Phát triển ngành dược;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nguon_nhan_lu.pdf