Tóm tắt Luận án Quản lý phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và doanh nghiệp tại các trường Cao đẳng tỉnh Đồng Nai

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội vàGDNN ở tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Thực trạng kinh tế-xã hội và DoN tại Đồng Nai

Đồng Nai nằm ở khu vực cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

kết nối ba vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên, là

tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng các KCN. Đến tháng 12/2017, Đồng Nai

có 13.381 DoN đang hoạt động, trong đó có 996 DoN FDI giải quyết việc

làm cho 840.104 người. Do đó các DoN cónhu cầu nhân lực rất lớn.

2.1.2. Thực trạng giáo dục nghề nghiệp tại Đồng Nai

Năm 2017, có 11 trường cao đẳng, 09 trường trung cấp và 11 trung tâm dạy

nghề. Quy mô tuyển sinh hàng năm còn rất thấp, 5.775 SV trình độ cao đẳng

và 6.398 HS trình độ trung cấp nên chưa đáp ứng được NCNL của DoN.

2.2. Thực trạng phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN

Tác giả đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến 30 CBQL, 300 GV, 500 cựu HS-SV

của 11 trường cao đẳng; 200 CBQL và kỹ sư 40 DoN trên địa bàn tỉnh.

Kết quả khảo sát như sau:

2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo với sự phối hợp của DoN

Không xác định NCĐT: 0% ý kiến; Xác định NCĐT theo khả năng tuyển

sinh của trường: 49.1 %; Xác định NCĐT theo số lượng HS-SV nộp đơn dự

tuyển: 44.8%; Xác định NCĐT theo chỉ tiêu được giao: 81.2%; Xác định

NCĐT theo yêu cầu của DoN: 23.0%; Xác định NCĐT theo thông tin của

TTLĐ: 22.4%.

2.2.2. Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo với sự phối hợp của DoN

Không lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo: 0% ý kiến; Trường lập

kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo theo khả năng của trường: 78.2%;

Trường phối hợp với DoN để lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo theo

nhu cầu của DoN: 28.2%; Trường lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo

theo chỉ tiêu được giao: 86.1%; Trường lập kế hoạch và thiết kế các khóa

đào tạo theo đơn đặt hàng: 16.4%.

2.2.3. Triển khai đào tạo với sự phối hợp của DoN

Triển khai các khóa đào tạo toàn bộ tại trường: 0%; Dạy lý thuyết tại

trường, thực hành tại DoN: 9.7%; Dạy luân phiên tại trường và DoN: 8.5%;

Dạy lý thuyết và thực hành cơ bản tại trường, thực hành chuyên sâu tại DoN:

67.0%; Dạy lý thuyết và thực hành tại trường, thực tập tốt nghiệp tại DoN:

100%.13

2.2.4. Đánh giá kết quả các khóa đào tạo với sự phối hợp của DoN

Đánh giá theo mục tiêu đào tạo của CTĐT được Nhà nước ban hành:

70%; Đánh giá theo chuẩn năng lực đầu ra của CTĐT mà trường xây dựng:

58.8%; Đánh giá theo chuẩn năng lực mà DoN đang sử dụng: 0%.

2.2.5. Phương pháp phát triển nội dung CTĐT

Thành lập Ban soạn thảo CTĐT của trường tự tổ chức biên soạn: 32.7%;

Sử dụng Chương trình khung: 71.2%; Sử dụng phương pháp DACUM:

10.6%; Sử dụng phương pháp CDIO: 5.5%; Phối hợp với doanh nghiệp:

12.7%.

Mặc dù phương pháp DACUM đã được Thụy Sĩ thông qua Dự án Tăng

cường các trung tâm dạy nghề đưa vào Việt Nam từ năm 1994 và CDIO

được Đại học Quốc gia TPHCM là thành viên thứ 56 của Hiệp hội CDIO áp

dụng từ 2010 đến nay là những phương pháp tiên tiến để phát triển nội dung

CTĐT phù hợp với nhưng thực trạng cho thấy các trường cao đẳng còn thờ ơ

với các phương pháp này.

Các nội dung tiếp cận với DoN còn ở mức thấp, do đội ngũ CBQL ở các

trường cao đẳng hiện nay chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quản

lý các hoạt động phối hợp với DoN. Do đó, việc cùng với DoN xác định

NCĐT vẫn chưa được nhiều trường cao đẳng áp dụng.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và doanh nghiệp tại các trường Cao đẳng tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực mà người lao động cần có để trên cơ sở đó, xác định mục tiêu và nội dung của CTĐT. 1.4.3. Triển khai đào tạo Triển khai đào tạo bao gồm các công việc: Hướng nghiệp và tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông, tuyển sinh cho các khóa đào tạo; Đánh giá năng lực đầu vào và chia lớp và ngành nghề cho HS-SV trúng tuyển; Thực hiện quá trình dạy học cho các khóa học; Tổ chức thi tốt nghiệp, đánh giá và cấp văn bằng cho HS-SV tốt nghiệp. 1.4.4. Đánh giá kết quả các khóa đào tạo - Đánh giá chất lượng và hiệu quả của các khóa đào tạo: Đánh giá về tỉ lệ số HS-SV tốt nghiệp đạt các mức điểm giỏi, khá, trung bình và yếu kém. Đánh giá tỉ lệ HS-SV tốt nghiệp và chi phí đào tạo tính trên HS-SV của các khóa đào tạo và đánh giá tỉ lệ HS-SV tốt nghiệp tìm được việc làm cùng với sự thăng tiến trong nghề nghiệp của họ. - Đánh giá việc tổ chức thực hiện các khóa đào tạo: Các khóa đào tạo sau khi kết thúc, đều phải được đánh giá việc tổ chức thực hiện để rút kinh nghiệm cho các khóa đào tạo sau. 1.5. Mối quan hệ giữa trường và DoN trong phát triển CTĐT Quan hệ giữa trường và DoN là mối quan hệ nhân- quả, bên này làm tiền đề cho bên kia phát triển. Đào tạo và sử dụng nhân lực có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, trước hết, đó là quan hệ cung - cầu. 1.5.1. Các nguyên tắc để phát triển bền vững mối quan hệ giữa trường và DoN - Nguyên tắc tự nguyện: Điều quan trọng có tính quyết định đến phát triển bền vững của mối quan hệ giữa trường và DoN là sự tự nguyện của đôi bên. Không có một quy định pháp lý nào có thể áp đặt, bắt buộc trường cao đẳng và DoN phải phối hợp với nhau trong việc phát triển CTĐT. - Nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi: Các DoN là các nhà kinh doanh, mục tiêu của họ là đạt lợi nhuận tối đa, bởi vậy DoN sẽ không tham gia bất cứ hoạt động đào tạo nào khi mà họ chưa thấy đào tạo đáp ứng được NCNL của họ. - Nguyên tắc bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ và sứ mạng của mỗi bên: Sự phối hợp giữa nhà trường và DoN để phát triển CTĐT cần được đặt trong yêu cầu chung của cả đôi bên, không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên. 1.5.2. Nội dung và lợi ích của mối quan hệ giữa trường và DoN trong phát triển CTĐT 1.5.2.1. Nội dung mối quan hệ giữa trường và DoN Những nội dung chủ yếu mà trường tiếp cận với DoN trong phát triển CTĐT bao gồm: 8 - Xác định nhu cầu đào tạo: Trường và DoN cần phối hợp với nhau trong việc xác định NCĐT vì hơn ai hết, DoN hiểu được NCĐT của họ; - Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo: Trường và DoN phối hợp với nhau trong việc lập kế hoạch và thiết kế đào tạo để huy động được nguồn lực của đôi bên cho đào tạo. Thiết kế đào tạo bao gồm: (1) Xây dựng mục tiêu/chuẩn đầu ra và lựa chọn nội dung của CTĐT; (2) Dự kiến thời lượng và các nguồn lực cho các khóa đào tạo; (3) Dự kiến về đối tượng, số lượng và thời gian tuyển sinh cho từng khóa đào tạo. - Triển khai đào tạo: bao gồm tuyển sinh, lựa chọn phương thức đào tạo, tổ chức quá trình dạy học, đánh giá kết quả học tập của người học; - Đánh giá kết quả các khóa đào tạo: bao gồm đánh giá chất lượng và hiệu quả các khóa đào tạo và đánh giá việc tổ chức các khóa đào tạo. 1.5.2.2. Các lợi ích của mối quan hệ giữa trường và DoN Mối quan hệ trường và DoN mang lại những lợi ích sau đây: - Với nhà trường: (1) Có được CTĐT với chuẩn đầu ra đáp ứng được NCNL của DoN; (2) Có thêm nguồn lực, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng nghề cao và TBDH hiện đại, đắt tiền mà trường không có được để nâng cao chất lượng đào tạo; (3) Giáo viên học hỏi được kinh nghiệm của DoN, có khả năng làm phong phú thêm bài giảng của mình bằng các hoạt động trải nghiệm thực tế khi kết nối với thế giới việc làm; (4) Nâng cao được tỉ lệ HS- SV tốt nghiệp tìm được việc làm, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo và khẳng định thương hiệu của trường. -Với doanh nghiệp: (1) Có cơ hội để theo dõi và tuyển chọn được những HS-SV giỏi, có thể gắn bó với công việc, có năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của DoN, nâng cao năng suất lao động; (2) Tiết kiệm chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo lại; (3) Tăng nguồn cung lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề và thái độ làm việc; (4) Có một lực lượng lao động dự phòng để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất phù hợp nhu cầu thực tập của HS-SV tại DoN, góp phần giảm chi phí trong sản xuất; (5) Gia tăng thương hiệu thông qua sự đóng góp cho giáo dục-đào tạo. - Với học sinh-sinh viên: (1) Xác định đúng nghề học và chuyển nghề kịp thời nếu không phù hợp; (2) Đạt được sự thành thạo nhanh nhất và phù hợp với yêu cầu của sản xuất; (3) Có nhiều cơ hội để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp; (4) Có điều kiện để tiếp cận được với môi trường sản xuất thật, với nhịp độ khẩn trương của sản xuất công nghiệp với mục tiêu phấn đấu không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, những điều mà ở nhà trường không thể có được. 1.5.2.3. Các mức độ phối hợp giữa trường và DoN để phát triển CTĐT Tùy theo nhu cầu và khả năng của trường và DoN, 2 bên có thể phối hợp với 2 mức độ sau: phối hợp toàn phần, phối hợp một phần. 9 - Phối hợp toàn phần: bao gồm tất cả các hoạt động của quá trình phát triển CTĐT, bắt đầu từ việc xác định NCĐT, đến lập kế hoạch và thiết kế đào tạo, triển khai các khóa đào tạo cho đến đánh giá kết quả các khóa đào tạo. - Phối hợp một phần: là việc thực hiện một hoặc một số khâu trong toàn bộ quá trình phát triển CTĐT đã nêu ở trên tùy thuộc và khả năng và nhu cầu của đôi bên. 1.6. Quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN Dựa vào mô hình đào tạo theo chu trình và các chức năng quản lý, quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN có các nội dung sau: 1.6.1. Quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo - Lập kế hoạch cho việc xác định NCĐT: Lãnh đạo Trường và các DoN đối tác cần cùng nhau trao đổi để đi đến thống nhất kế hoạch xác định NCĐT cho các khóa học. Kế hoạch xác định NCĐT cần nêu rõ mục tiêu đạt được như số lượng, trình độ, vị trí việc làm, các phương pháp xác định NCĐT và tiến độ thực hiện, các nguồn lực cần thiết để thực hiện, phân công trách nhiệm của trường và DoN trong việc xác định NCĐT. - Tổ chức thực hiện kế hoạch xác định NCĐT: (1) Thành lập nhóm chuyên trách làm nhiệm vụ phát triển CTĐT, thành viên của nhóm bao gồm một số GV của trường và một số chuyên gia kỹ thuật của DoN có trách nhiệm thu thập thông tin về NCĐT; (2) Thực hiện thu thập thông tin về NCĐT của các DoN, của học sinh phổ thông và người lao động; (3) Xử lý thông tin để xác định NCĐT thực. - Chỉ đạo thực hiện xác định NCĐT: Trường và DoN cần chỉ đạo, giám sát, đôn đốc, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc để việc xác định NCĐT được thực hiện đúng kế hoạch và đạt kết quả mong muốn. - Kiểm tra và đánh giá việc xác định NCĐT: So sánh kết quả xác định NCĐT với mục tiêu và tiến độ theo kế hoạch. Xác định NCĐT là có thực, phù hợp với nhu cầu các DoN và TTLĐ. 1.6.2. Quản lý việc lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo - Xây dựng kế hoạch cho việc thiết kế các khóa đào tạo: Trường xây dựng kế hoạch cho việc thiết kế các khóa đào tạo để đáp ứng NCĐT của DoN và của TTLĐ. Kế hoạch phải bao gồm mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có ở HS-SV sau tốt nghiệp, các nội dung và tiến độ thực hiện, dự kiến phân bố các nguồn lực của trường và DoN để thực hiện. - Tổ chức thực hiện việc thiết kế các khóa đào tạo: Trường phối hợp với DoN để xác định mục tiêu/chuẩn đầu ra, thời điểm và thời lượng của mỗi khóa đào tạo, số lượng tuyển sinh và phương thức đào tạo của mỗi khóa, các nguồn lực của trường và DoN để thực hiện. 10 - Chỉ đạo thực hiện việc thiết kế các khóa đào tạo: Trường và DoN thường xuyên chỉ đạo, giám sát, đôn đốc, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc để việc thiết kế các khóa đào tạo được thực hiện đúng kế hoạch và đạt kết quả mong muốn. - Kiểm tra và đánh giá việc thiết kế các khóa đào tạo: Trường và DoN cần tổ chức đánh giá bản thiết kế các khóa đào tạo trên các mặt: đáp ứng được NCĐT hay không? phù hợp với khả năng của trường và DoN hay không? Đã tận dụng được nguồn lực của trường và DoN hay chưa? Có cần điều chỉnh gì không? Để trên cơ sở đó có thể triển khai thực hiện. 1.6.3. Quản lý việc triển khai các khóa đào tạo - Xây dựng kế hoạch triển khai các khóa đào tạo với sự với sự phối hợp của DoN: Kế hoạch triển khai các khóa đào tạo bao gồm: (1) Phân công GV của trường và chuyên gia kỹ thuật của DoN tham gia đào tạo cho mỗi khóa học; (2) Phân bổ CSVC và TBDH cần thiết cho mỗi khóa đào tạo. CSVC và TBDH phải đáp ứng được CTĐT của từng khóa đào tạo, đặc biệt là để HS- SV thực hành. - Tổ chức thực hiện các khóa đào tạo với sự tham gia của DoN: Tổ chức thực hiện các khóa đào tạo bao gồm: (1) Tuyển sinh đủ số lượng và có chất lượng cho từng khóa đào tạo; (2) Đánh giá năng lực đầu vào để xếp lớp cho các khóa học; (3) Thực hiện quá trình dạy học cho các khóa đào tạo; (4) Kiểm tra, thi, đánh giá và cấp bằng tốt nghiệp cho HS-SV đạt yêu cầu; (5) Tư vấn và giới thiệu việc làm cho HS-SV tốt nghiệp, tiếp theo là nhận ý kiến phản hồi từ DoN và cựu HS-SV. - Chỉ đạo thực hiện việc triển khai các khóa đào tạo: Trường và DoN đôn đốc, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc để việc triển khai các khóa đào tạo được thực hiện đúng kế hoạch và đạt kết quả tốt. - Kiểm tra và đánh giá việc triển khai các khóa đào tạo: Kiểm tra và đánh giá việc triển khai các khóa đào tạo trên các mặt: Các yếu tố đầu vào đã đáp ứng được yêu cầu các khóa đào tạo chưa? Các nguồn lực được bố trí đã hợp lý chưa? Đã sử dụng hết công suất chưa? Chất lượng dạy học của GV? Quá trình triển khai có thuận lợi, khó khăn gì mà các bên liên quan cần kịp thời điều chỉnh?... 1.6.4. Quản lý việc đánh giá kết quả các khóa đào tạo - Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả các khóa đào tạo: Bao gồm kế hoạch thi tốt nghiệp và cấp văn bằng cho HS-SV tốt nghiệp, kế hoạch tư vấn và giới thiệu việc làm cho HS-SV, kế hoạch đánh giá chất lượng và hiệu quả của các khóa đào tạo. Trường xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả các khóa đào tạo và tham khảo ý kiến của DoN để hế hoạch này không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của đôi bên. 11 - Tổ chức thực hiện đánh giá kết quả các khóa đào tạo: Bao gồm tổ chức thi tốt nghiệp và cấp văn bằng cho HS-SV tốt nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho HS-SV tốt nghiệp, đánh giá chất lượng và hiệu quả của các khóa đào tạo. DoN cử người tham gia với trường thực hiện đánh giá, đặc biệt là trong khâu đánh giá chất lượng đầu ra và tư vấn, giới thiệu việc làm cho HS-SV tốt nghiệp. - Chỉ đạo thực hiện đánh giá kết quả các khóa đào tạo: Trường và DoN chỉ đạo xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc để việc đánh giá kết quả các khóa đào tạo được thực hiện đúng kế hoạch và đạt kết quả tốt. - Kiểm tra và đánh giá việc đánh giá kết quả các khóa đào tạo: Trường tổ chức kiểm tra và đánh giá và DoN cử người tham gia thực hiện kiểm tra và đánh giá việc thi tốt nghiệp và cấp bằng cho HS-SV, kiểm tra và đánh giá việc tư vấn và giới thiệu việc làm cho HS-SV tốt nghiệp, kiểm tra và đánh giá chất lượng và hiệu quả của các khóa đào tạo. 1.7. Các yếu tố tác động đến quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN Quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN chịu tác động của một số yếu tố như: (1) NCĐT của DoN, của TTLĐ và của người học luôn biến động; (2) Nhận thức và khả năng phối hợp giữa trường và DoN; (3) Khả năng quản lý của CBQL nhà trường; (4) Cơ chế, chính sách của Nhà nước; (5) Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hiện nay, đào tạo nhân lực ở các trường cao đẳng tại Đồng Nai chưa đáp ứng được NCĐT của các DoN. Có nhiều lý do nhưng chủ yếu là do quản lý phát triển CTĐT chưa tuân thủ theo quy luật cung-cầu của TTLĐ và chưa có phương pháp, nội dung tiếp cận giữa trường và DoN. Luận án đã đề cập đến nguyên tắc, nội dung và lợi ích của mối quan hệ giữa trường và DoN trong việc phát triển CTĐT. Trên cơ sở mô hình đào tạo theo chu trình và các chức năng của quản lý, luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận của Quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN, bao gồm: (1) Quản lý việc xác định NCĐT; (2) Quản lý việc lập kế hoạch các khóa đào tạo và thiết kế đào tạo; (3) Quản lý việc triển khai các khóa đào tạo và (4) Quản lý việc đánh giá kết quả các khóa đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và DoN. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CTĐT, QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CTĐT THEO TIẾP CẬN QUAN HỆ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TỈNH ĐỒNG NAI 12 2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và GDNN ở tỉnh Đồng Nai 2.1.1. Thực trạng kinh tế-xã hội và DoN tại Đồng Nai Đồng Nai nằm ở khu vực cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kết nối ba vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên, là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng các KCN. Đến tháng 12/2017, Đồng Nai có 13.381 DoN đang hoạt động, trong đó có 996 DoN FDI giải quyết việc làm cho 840.104 người. Do đó các DoN có nhu cầu nhân lực rất lớn. 2.1.2. Thực trạng giáo dục nghề nghiệp tại Đồng Nai Năm 2017, có 11 trường cao đẳng, 09 trường trung cấp và 11 trung tâm dạy nghề. Quy mô tuyển sinh hàng năm còn rất thấp, 5.775 SV trình độ cao đẳng và 6.398 HS trình độ trung cấp nên chưa đáp ứng được NCNL của DoN. 2.2. Thực trạng phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN Tác giả đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến 30 CBQL, 300 GV, 500 cựu HS-SV của 11 trường cao đẳng; 200 CBQL và kỹ sư 40 DoN trên địa bàn tỉnh. Kết quả khảo sát như sau: 2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo với sự phối hợp của DoN Không xác định NCĐT: 0% ý kiến; Xác định NCĐT theo khả năng tuyển sinh của trường: 49.1 %; Xác định NCĐT theo số lượng HS-SV nộp đơn dự tuyển: 44.8%; Xác định NCĐT theo chỉ tiêu được giao: 81.2%; Xác định NCĐT theo yêu cầu của DoN: 23.0%; Xác định NCĐT theo thông tin của TTLĐ: 22.4%. 2.2.2. Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo với sự phối hợp của DoN Không lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo: 0% ý kiến; Trường lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo theo khả năng của trường: 78.2%; Trường phối hợp với DoN để lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo theo nhu cầu của DoN: 28.2%; Trường lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo theo chỉ tiêu được giao: 86.1%; Trường lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo theo đơn đặt hàng: 16.4%. 2.2.3. Triển khai đào tạo với sự phối hợp của DoN Triển khai các khóa đào tạo toàn bộ tại trường: 0%; Dạy lý thuyết tại trường, thực hành tại DoN: 9.7%; Dạy luân phiên tại trường và DoN: 8.5%; Dạy lý thuyết và thực hành cơ bản tại trường, thực hành chuyên sâu tại DoN: 67.0%; Dạy lý thuyết và thực hành tại trường, thực tập tốt nghiệp tại DoN: 100%. 13 2.2.4. Đánh giá kết quả các khóa đào tạo với sự phối hợp của DoN Đánh giá theo mục tiêu đào tạo của CTĐT được Nhà nước ban hành: 70%; Đánh giá theo chuẩn năng lực đầu ra của CTĐT mà trường xây dựng: 58.8%; Đánh giá theo chuẩn năng lực mà DoN đang sử dụng: 0%. 2.2.5. Phương pháp phát triển nội dung CTĐT Thành lập Ban soạn thảo CTĐT của trường tự tổ chức biên soạn: 32.7%; Sử dụng Chương trình khung: 71.2%; Sử dụng phương pháp DACUM: 10.6%; Sử dụng phương pháp CDIO: 5.5%; Phối hợp với doanh nghiệp: 12.7%. Mặc dù phương pháp DACUM đã được Thụy Sĩ thông qua Dự án Tăng cường các trung tâm dạy nghề đưa vào Việt Nam từ năm 1994 và CDIO được Đại học Quốc gia TPHCM là thành viên thứ 56 của Hiệp hội CDIO áp dụng từ 2010 đến nay là những phương pháp tiên tiến để phát triển nội dung CTĐT phù hợp với nhưng thực trạng cho thấy các trường cao đẳng còn thờ ơ với các phương pháp này. Các nội dung tiếp cận với DoN còn ở mức thấp, do đội ngũ CBQL ở các trường cao đẳng hiện nay chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý các hoạt động phối hợp với DoN. Do đó, việc cùng với DoN xác định NCĐT vẫn chưa được nhiều trường cao đẳng áp dụng. 2.2.6. Thực trạng về mức độ mức độ phù hợp của nội dung CTĐT so với yêu cầu của DoN Mức độ phù hợp của CTĐT của các trường cao đẳng tại Đồng Nai so với yêu cầu của DoN hiện nay được DoN và cựu HS-SV đánh giá còn thấp, với giá trị trung bình là X =2.51. Vì hầu hết các trường cao đẳng hiện nay vẫn áp dụng chương trình khung của Nhà nước ban hành để điều chỉnh mục tiêu của CTĐT mà chưa phân tích nghề hoặc sử dụng biểu đồ DACUM tại vị trí lao động mà DoN đang sử dụng để xác định mục tiêu/chuẩn đầu ra của CTĐT theo chuẩn nghề nghiệp. Bởi vậy kết quả đầu ra của các khóa đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của DoN về chất lượng. 2.3. Thực trạng quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN tại tỉnh Đồng Nai 2.3.1. Thực trạng mức độ nhận thức về vai trò quan trọng của quản lý phát triển CTĐT tiếp cận quan hệ trường và DoN tại tỉnh Đồng Nai Đại đa số khách thể cho rằng: công tác quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN hiện nay là quan trọng và rất quan trọng (chiếm 90.4%). 2.3.2. Quản lý việc xác định NCĐT với sự phối hợp của DoN 14 Với giá trị X = 2.32, thực trạng quản lý việc xác định NCĐT với sự phối hợp của DoN của các trường cao đẳng tại tỉnh Đồng Nai chỉ đạt mức độ trung bình do thiếu cơ chế phối hợp quản lý đào tạo giữa trường và DoN. Trong đó, việc lập kế hoạch xác định NCĐT được đánh giá yếu nhất ( X = 2.23). 2.3.3. Quản lý việc lập kế hoạch và thiết kế đào tạo với sự phối hợp của DoN Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch và thiết kế đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và DoN ở các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai hiện nay có mức độ thực hiện chưa cao ( X =2.51), trong đó Lập kế hoạch để xây dựng kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo được đánh giá yếu nhất ( X =2.37). 2.3.4. Quản lý việc triển khai đào tạo với sự phối hợp của DoN Thực trạng quản lý việc triển khai đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và DoN có mức độ thực hiện không cao (với giá trị trung bình X =2.52), trong đó, chỉ đạo việc triển khai các khóa đào tạo đạt mức độ thấp nhất với giá trị trung bình X = 2.42. Để quản lý tốt việc triển khai đào tạo, yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường và Giám đốc DoN phải có cơ chế phối hợp hiệu quả, thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các bộ phận tham gia hoạt động các hoạt động đào tạo, chứ không chỉ dừng lại ở việc cùng ký kết và để các bộ phận tham mưu tự xoay xở như lâu nay. 2.3.5. Quản lý việc đánh giá kết quả đào tạo theo chu trình với sự phối hợp của DoN Quản lý việc đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và DoN hiện nay đạt mức độ chưa cao với giá trị trung bình X =2.74, trong đó, chỉ đạo đánh giá các khóa đào tạo đạt mức độ thấp nhất với với giá trị trung bình X = 2.69. Mặc dù có thực hiện việc phối hợp kiểm tra giữa trường và DoN trong hoạt động đào tạo nhưng chỉ mang tính hình thức, thiếu định lượng, chưa thường xuyên, thiếu công cụ tổng hợp, phân tích nên việc tổ chức thực hiện đánh giá kết quả các khoá đào tạo có kết quả thực hiện chưa cao. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Luận án đã khảo sát để đánh giá thực trạng phát triển CTĐT và quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN tại các trường cao đẳng ở tỉnh Đồng Nai và rút ra một số kết luận sau: 15 - Trên 90% CBQL và GV của các trường cao đẳng đã nhận thức được tầm quan trọng của quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN. - Bước đầu các trường đã chủ động phối hợp với DoN để xác định NCĐT, lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo, tổ chức triển khai các khóa đào tạo cũng như đánh giá kết quả học tập của người học và đánh giá kết quả các khóa đào tạo. Tuy nhiên, các nội dung quản lý phát triển CTĐT với sự phối hợp của DoN chưa có đường hướng rõ ràng, liên kết lỏng lẻo và kết quả chưa cao. - Chưa có cơ chế phối hợp giữa trường và DoN trong quản lý phát triển CTĐT, nhiều khi áp dụng một cơ chế rập khuôn cho tất cả các DoN và tất cả các trường nên chưa đạt kết quả mong muốn. - Chưa có bộ phận giúp việc cho trường và DoN để quản lý phát triển CTĐT nên nhà trường và DoN chưa gắn kết, bổ trợ cho nhau trong đào tạo nhân lực theo tiếp cận quan hệ trường và DoN. - Chưa phát huy đầy đủ vai trò của DoN khi tham gia vào các nội dung quản lý phát triển CTĐT của trường, như: phối hợp hướng nghiệp, tuyển sinh, tham gia lập kế hoạch đào tạo, thiết kế CTĐT, tham gia giảng dạy, phối hợp đánh giá kết quả đào tạo, - Thông tin 2 chiều giữa trường và DoN còn rời rạc, bị động gây khó khăn cho cả 2 bên khi xác định NCĐT, tư vấn đào tạo cũng như khi tuyển dụng lao động. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CTĐT THEO TIẾP CẬN QUAN HỆ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TỈNH ĐỒNG NAI 3.1. Nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội tại tỉnh Đồng Nai 2020-2025 Theo Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh Đồng Nai, lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng phải tăng từ 25.7% (năm 2015) lên 35.7% (năm 2025) tương đương với số đào tạo bổ sung trong 10 năm là 233.772 người. 3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.3. Giải pháp quản lý phát triển CTĐT tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai theo tiếp cận quan hệ trường và DoN 3.3.1. Giải pháp 1: Thành lập nhóm chuyên trách phát triển CTĐT 16 a. Mục đích: Để có một tổ chức giúp hiệu trưởng của trường quản lý phát triển các CTĐT phù hợp với yêu cầu phát triển nhân lực của DoN, đồng thời làm đầu mối cho trường và DoN phối hợp phát triển CTĐT đáp ứng NCNL luôn biến động của các DoN dưới tác động của KH-CN. b. Nội dung: Lựa chọn các thành viên và thành lập nhóm chuyên trách bao gồm một số GV có kinh nghiệm của trường và một số chuyên gia kỹ thuật của các DoN đối tác để giúp hiệu trưởng quản lý phát triển CTĐT đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của DoN. c. Cách thực hiện: (1) Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của nhóm; (2) Xây dựng cơ chế làm việc của nhóm; (3) Lấy ý kiến góp ý từ DoN; (4) Lựa chọn nhân sự và (5) Quyết định thành lập nhóm chuyên trách. d. Điều kiện thực hiện: (1) Năng lực của các thành viên tham gia nhóm chuyên trách; (2) Vai trò điều phối của nhóm trưởng nhóm chuyên trách; (3) Các chính sách, cơ chế, tài chính, thiết bị, phương tiện đảm bảo cho nhóm hoạt động có hiệu quả. 3.3.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng các thành viên của nhóm chuyên trách về phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN a. Mục đích: Nhằm trang bị cho các thành viên của nhóm chuyên trách những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể triển khai việc phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN. b. Nội dung: Bồi dưỡng về mô hình đào tạo theo chu trình và phương pháp vận dụng nó để phát triển CTĐT với sự phối hợp của DoN; Quy trình phát triển CTĐT theo mô hình đào tạo theo chu trình; Kỹ năng để phát triển CTĐT theo chu trình với sự phối hợp của DoN. c. Cách thực hiện: (1) Xác định nội dung bồi dưỡng; (2) Lập kế hoạch cho khóa bồi dưỡng; (3) Mời chuyên gia có năng lực giảnh dạy các chuyên đề; (4) Tổ chức thực hiện bồi dưỡng; (5) Đánh giá kết quả bồi dưỡng. d. Điều kiện thực hiện: (1) Chuyên gia có năng lực tham gia giảng dạy, bồi dưỡng; (2) Tinh thần trách nhiệm, thái độ học tập nghiêm túc, tích cực của các thành viên nhóm chuyên trách và CBQL nhà trường; (3) Các điều kiện cơ sơ vật chất, trang thiết bị, chính sách, tài chính cho hoạt động bồi dưỡng; (4) Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và DoN. 3.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa trường và DoN trong việc quản lý phát triển CTĐT a. Mục đích: Tạo thuận lợi cho việc phối hợp giữa các bộ phận của các bên liên quan để thực hiện đồng bộ các hoạt động quản lý phát triển CTĐT. b. Nội dung: Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của trường và DoN trong quản lý phát triển CTĐT. Xây dựng những quy định về sự phối hợp 17 bao gồm: cách thức phối hợp, quy chế, tiến độ, kiểm tra đánh giá, trong quản lý phát triển CTĐT. c. Cách thực hiện: (1) Trường và DoN xác định các nguyên tắc để xây dựng cơ chế phối hợp; (2) Hai bên thảo luận thống nhất quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên; (3) Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp giữa Trường và DoN trong việc quản lý phát triển CTĐT. d. Điều kiện thực hiện: (1) Cần có đội ngũ am hiểu về phát triển CTĐT, về xây dựng cơ chế phối hợp; (2) Hiệu trưởng và giám đốc DoN trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa trường và DoN trong việc quản lý phát triển CTĐT. 3.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng các tiêu chí, chỉ báo đánh giá quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN a. Mục đích: Để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá kết quả đạt được trong quản lý phát triển CTĐT th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_phat_trien_chuong_trinh_dao_tao_theo.pdf
Tài liệu liên quan