Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1.2.1. Khái niệm quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Theo quan điểm của tác giả, quản lý quỹ BHTN được hiểu là sự tác động của các chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong các hoạt động hoạch định, tổ chức, kiểm tra sự vận động của quỹ nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo những nguyên tắc và phương pháp quản lý của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định.
1.2.2. Mục tiêu quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ BHTN không những phải được quản lý chặt chẽ từ đầu vào, bao gồm các hoạt động xác định đối tượng tham gia, thu phí đầy đủ, kịp thời; quản lý chặt chẽ trong việc thực hiện chi trả các chế độ, trợ cấp BHTN đúng đối tượng, đúng mức hưởng, mà còn phải định kỳ thực hiện việc cân đối thu - chi BHTN, dự báo và có những điều chỉnh phù hợp trong trung hạn, dài hạn để quản lý, sử dụng quỹ BHTN thực sự hiệu quả với mục tiêu cao nhất đảm bảo cho người lao động khi được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi trước và sau khi thất nghiệp, tái hòa nhập thị trường lao động và góp phần đảm bảo ASXH quốc gia.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Một là: Có đóng - có hưởng
Hai là: Lấy số đông bù số ít
Ba là: Cân đối thu - chi
Bốn là: Công bằng, công khai, minh bạch
Năm là: Quản lý quỹ tập trung, an toàn và hiệu quả
1.2.4. Nội dung quản lý quỹ BHTN
1.2.4.1. Quản lý thu BHTN
1.2.4.2. Quản lý chi chế độ BHTN
1.2.4.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
1.2.4.4. Quản lý cân đối quỹ BHTN
1.2.4.5. Quản lý hoạt động đầu tư quỹ BHTN
24 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) thực hiện đề tài trọng điểm cấp bộ: “Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”;
- Lê Quang Trung (2011) cùng nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài cấp bộ: “Các giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn đến 2020”.
- Trung tâm phát triển xã hội và môi trường vùng (CERSED) (2013) nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quỹ bảo hiểm thất nghiệp và đề xuất phương án chuyển đổi mô hình quỹ”;
- Lê Thị Phương Thảo (2014) luận văn thạc sĩ: “Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp tại BHXH tỉnh Hưng Yên”;
- Phạm Trường Giang (2010) luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện cơ chế thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”;
- Nguyễn Thị Chính (2010) luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”;
- Trần Quang Lâm (2016) luận án tiến sĩ: “Những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT ở Việt Nam”.
- Nguyễn Quang Trường (2016) luận án tiến sĩ: “Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay”.
5.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy còn nhiều khoảng trống nghiên cứu liên quan đến quản lý quỹ BHTN, cụ thể:
Khoảng trống lý thuyết: khái niệm về bảo hiểm thất nghiệp, quỹ BHTN và quản lý quỹ BHTN, phân biệt quỹ BHTN với các quỹ BHXH, hệ thống chỉ tiêu liên quan đến quản lý quỹ BHTN, những nhân tố tác động đến quản lý quỹ BHTN.
Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu: Phần lớn các công trình nghiên cứu chủ yếu dựa trên nguồn số liệu thứ cấp, còn nguồn số liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát còn rất hạn chế. Các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu chủ yếu là các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, mô tả
Khoảng trống về thực tế: Quản lý quỹ BHTN cần được phân tích toàn diện, chi tiết, khách quan về tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước.
Quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam được nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ tổ chức thực hiện do cơ quan BHXH đảm nhiệm. Vì vậy, các giải pháp và kiến nghị của Luận án đều hướng tới hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện quản lý quỹ BHTN, kiến nghị sửa đổi chính sách, mô hình quản lý ở Việt Nam.
6. Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan nghiên và các khoảng trống trong các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến như sau:
Hình 1: Mô hình nghiên cứu dự kiến
7. Những đóng góp mới của Luận án
- Về mặt lý luận và học thuật:
+ Luận án nghiên cứu và làm rõ các khái niệm về BHTN, quỹ và quản lý quỹ BHTN;
+ Xác định những nhân tố tác động đến quản lý quỹ BHTN, lý giải làm rõ nội dung của từng nhân tố;
+ Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu phục vụ công tác quản lý quỹ BHTN.
- Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:
+ Phân tích và làm rõ thực trạng quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam (2011 - 2015).
+ Phân tích những nhân tố tác động đến quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam bao gồm cả chính sách, pháp luật về BHTN; điều kiện kinh tế - xã hội; đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách; mức đóng góp, mức thụ hưởng; công tác tổ chức quản lý thu, chi và cân đối quỹ BHTN; công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật; công tác kiểm tra, thanh tra BHTN và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan đến BHTN; Đồng thời, tác giả đã tiến hành điều tra cả người thụ hưởng chính sách và những người trực tiếp tổ chức triển khai chính sách BHTN để từ đó xác định 3 nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ BHTN một cách khoa học, khách quan: chính sách pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội, chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý quỹ BHTN.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện quản lý quỹ BHTN, bao gồm cả các giải pháp về chính sách và tổ chức thực hiện chính sách BHTN ở Việt Nam.
8. Kết cấu Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục... Luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1. Khái quát về bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm thất nghiệp
Qua nghiên cứu tài liệu và quan điểm của các nhà khoa học về bảo hiểm thất nghiệp, theo tác giả:
Bảo hiểm thất nghiệp là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định cho người lao động bị thất nghiệp, nhằm ổn định cuộc sống cho họ và gia đình, giúp người thất nghiệp sớm quay lại thị trường lao động và hạn chế tình trạng sa thải lao động bằng các biện pháp hỗ trợ của quỹ BHTN, từ đó góp phần đảm bảo ASXH.
1.1.1.2. Bản chất của bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1.3. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp
1.1.2. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm và nguồn hình thành quỹ BHTN
Theo ILO khuyến nghị và BHTN/BHVL ở một số quốc gia trên thế giới, theo tác giả:
Quỹ BHTN là quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia với mục đích sử dụng chủ yếu để bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định cho người lao động bị thất nghiệp; đồng thời, hỗ trợ đào tạo, giới thiệu việc làm để người thất nghiệp sớm quay lại thị trường lao động và hạn chế tình trạng sa thải lao động.
1.1.2.2. Đặc điểm của quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Thứ nhất, Nhà nước là chủ thể duy nhất quy định việc hình thành và sử dụng quỹ BHTN với mục đích đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ hai, Quỹ BHTN là một quỹ tiền tệ tập trung mang tính cộng đồng xã hội.
Thứ ba, Quỹ BHTN ra đời, tồn tại và phát triển luôn gắn với mục đích chủ yếu đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi bị thất nghiệp.
Thứ tư, Quỹ BHTN luôn chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó sự phát triển nền kinh tế xã hội luôn là yếu tố quan trọng và có tác động tổng hợp.
1.2. Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1.2.1. Khái niệm quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Theo quan điểm của tác giả, quản lý quỹ BHTN được hiểu là sự tác động của các chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong các hoạt động hoạch định, tổ chức, kiểm tra sự vận động của quỹ nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo những nguyên tắc và phương pháp quản lý của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định.
1.2.2. Mục tiêu quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ BHTN không những phải được quản lý chặt chẽ từ đầu vào, bao gồm các hoạt động xác định đối tượng tham gia, thu phí đầy đủ, kịp thời; quản lý chặt chẽ trong việc thực hiện chi trả các chế độ, trợ cấp BHTN đúng đối tượng, đúng mức hưởng, mà còn phải định kỳ thực hiện việc cân đối thu - chi BHTN, dự báo và có những điều chỉnh phù hợp trong trung hạn, dài hạn để quản lý, sử dụng quỹ BHTN thực sự hiệu quả với mục tiêu cao nhất đảm bảo cho người lao động khi được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi trước và sau khi thất nghiệp, tái hòa nhập thị trường lao động và góp phần đảm bảo ASXH quốc gia.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Một là: Có đóng - có hưởng
Hai là: Lấy số đông bù số ít
Ba là: Cân đối thu - chi
Bốn là: Công bằng, công khai, minh bạch
Năm là: Quản lý quỹ tập trung, an toàn và hiệu quả
1.2.4. Nội dung quản lý quỹ BHTN
1.2.4.1. Quản lý thu BHTN
1.2.4.2. Quản lý chi chế độ BHTN
1.2.4.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
1.2.4.4. Quản lý cân đối quỹ BHTN
1.2.4.5. Quản lý hoạt động đầu tư quỹ BHTN
1.3. Những nhân tố chủ yếu tác động đến quản lý quỹ BHTN
1.3.1. Chính sách pháp luật
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
1.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát
1.3.5. Tổ chức triển khai chính sách pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1.3.6. Chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1.3.7. Ứng dụng công nghệ thông tin
1.4. Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.1. Quản lý quỹ BHTN ở một số nước trên thế giới
1.4.1.1. Ở CHLB Đức
1.4.1.2. Ở Nhật Bản
1.4.1.3. Ở Hàn Quốc
1.4.1.4. Ở Trung Quốc
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ nhất, cần phải quản lý chặt chẽ nguồn thu của quỹ BHTN thông qua việc xác định đúng đối tượng tham gia BHTN, thu phí đóng đầy đủ, kịp thời.
Thứ hai, cần phải quản lý chặt chẽ quá trình chi trả chế độ BHTN thông qua việc xác định đúng đối tượng thụ hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng chính xác, chi trả chế độ đầy đủ, kịp thời.
Thứ ba, thực hiện cân đối thu - chi quỹ BHTN định kỳ hằng năm, kiểm soát phát sinh tăng, giảm của quỹ BHTN và đưa ra những dự báo trong trung hạn, dài hạn.
Thứ tư, tổ chức quản lý quỹ BHTN cần đặc biệt chú trọng đến những nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách về BHTN cho phù hợp với tình hình thực tế và và phù hợp với cuộc cách mạng 4.0.
Thứ năm, ngoài việc thống nhất và cụ thể hóa các chính sách pháp luật về BHTN, Việt Nam cần chú trọng đến tính nghiêm minh của chính sách, pháp luật đã ban hành thông qua việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách cũng như chấp hành chính sách pháp luật về BHTN của đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ.
Thứ sáu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, xây dựng quy trình thực hiện thống nhất, tập trung để kiểm soát chặt chẽ từ đối tượng tham gia đến các đối tượng thụ hưởng chính sách BHTN.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
2.1.2. Cơ quan quản lý bảo hiểm thất nghiệp và quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
2.1.2.1. Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp
Theo Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực, trong đó có: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp),... trong phạm vi cả nước.
2.1.2.2. Quản lý sự nghiệp về bảo hiểm thất nghiệp và quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 59 Luật Việc làm đã nêu rõ: Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán độc lập. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm an toàn, minh bạch, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; việc quản lý, sử dụng Quỹ; tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
Ngày 05 tháng 01 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ chức Bảo hiểm xã hội. Theo đó, BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT.
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BHXH
VIỆT NAM
BẢO HIỂM
XÃ HỘI
VIỆT NAM
BẢO HIỂM
XÃ HỘI
CẤP TỈNH
BẢO HIỂM
XÃ HỘI
CẤP HUYỆN
BAN THU
VỤ TÀI CHÍNH -
KẾ TOÁN
CÁC ĐƠN
VỊ TRỰC THUỘC
PHÒNG
QUẢN LÝ THU
PHÒNG KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH
CÁC PHÒNG
NGHIỆP VỤ
TỔ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
CÁC TỔ
NGHIỆP VỤ
TỔ
QUẢN LÝ THU
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam
2.2. Thực trạng quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
2.2.1. Quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp
2.2.1.1. Xây dựng kế hoạch thu BHTN
2.2.1.2. Quản lý đối tượng tham gia BHTN
2.2.1.3. Quản lý mức đóng, phương thức đóng BHTN
2.2.1.4. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu BHTN
2.2.2. Quản lý chi BHTN
2.2.2.1. Lập dự toán chi chế độ BHTN
2.2.2.2. Quản lý người thụ hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
2.2.2.3. Quản lý số tiền chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
2.2.2.4. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chi chế độ BHTN
2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
2.2.4. Quản lý cân đối thu - chi quỹ BHTN
Bảng 2.7: Cân đối quỹ BHTN (2011 - 2015)
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Số dư
năm trước
chuyển sang
Phát sinh tăng quỹ trong năm
Phát sinh giảm quỹ trong năm
Số dư chuyển năm sau
2011
8.994
7.843
1.250
15.587
2012
15.587
10.460
2.811
23.236
2013
23.236
12.734
4.100
31.870
2014
31.870
14.612
5.028
41.454
2015
41.454
12.864
5.137
49.181
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Nhìn tổng thể chúng ta thấy, Quỹ BHTN chủ yếu chỉ sử dụng để chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người thất nghiệp với số tiền rất lớn so với hỗ trợ học nghề hay đóng BHYT cho người thất nghiệp. Mặc dù chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được thiết lập trong Luật Việc làm, nhưng việc tiếp cận chính sách này của các doanh nghiệp thực sự khó khăn nên chưa có số liệu cụ thể về việc chi trả chế độ này. Thiết nghĩ, chính sách BHTN ở Việt Nam hiện nay mang tính thụ động, chủ yếu chỉ sử dụng để chi trả trợ cấp thất nghiệp mà chưa sử dụng vào các chính sách thị trường lao động chủ động khác như một số nước trên thế giới. Điển hình như công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và thông tin về thị trường lao động, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trước khi sa thải lao động chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế,... Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc quỹ BHTN nước ta đang thặng dư lớn qua các năm.
2.2.5. Quản lý hoạt động đầu tư quỹ BHTN
2.3. Đánh giá tình hình quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
2.3.1. Kết quả đạt được
a. Về chính sách pháp luật:
b. Về tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật:
c. Về thanh tra, kiểm tra, giám sát:
d. Về tổ chức triển khai chính sách pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
e. Về chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan bảo hiểm xã hội:
2.3.2. Tồn tại, hạn chế
a. Về chính sách pháp luật:
Bảng 2.13: Đánh giá của cán bộ BHXH về việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHTN của người sử dụng lao động
Tần suất lựa chọn (người)
Tỷ lệ %
% hợp lệ
Giá trị
Chưa tốt
159
39.4
39.4
Không tốt
12
3.0
3.0
Tốt
208
51.5
51.5
Rất tốt
25
6.2
6.2
Tổng cộng
404
100.0
100.0
Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả.
b. Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHTN:
c. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát:
d. Tổ chức triển khai chính sách pháp luật về quản lý quỹ BHTN:
Hình 2.11. Đánh giá của người lao động về chất lượng đào tạo nghề và sự hài lòng trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm
e. Ứng dụng công nghệ thông tin:
2.3.3. Đánh giá nhân tố tác động đến quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
2.3.3.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của đối tượng tham gia BHTN đến quản lý quỹ BHTN
a. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết nghiên cứu
Mô tả
Nghiên cứu đi trước của tác giả/ các tác giả
H1
Nữ giới có mức độ tham gia bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn nam giới.
Lâm (2016); Diamond & Mirrlees (1978).
H2
Tuổi của người lao động có tương quan thuận với mức độ tuam gia bảo hiểm thất nghiệp.
Scheve & Stasavage (2006), Gao, Yang & Li (2012).
H3
Học vấn của người lao động có tương quan thuận với mức độ tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Atkinson (1987); Oyekale (2012);
H4
Người lao động ở hai khu vực Doanh nghiệp Nhà Nước và FDI có mức độ tham gia bảo hiểm thất nghiệp lớn hơn nhóm doanh nghiệp khác.
Carrin (2007), Liu & Hsiao (1995); Ahmad (1991).
H5
Lao động ở thành thị có mức độ tham gia bảo hiểm lớn hơn ở khu vụ nông thôn.
Chiappori (2000); Cardon & Hendel (2001).
H6
Người lao động có nhiều cơ hội tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì mức độ tham gia bảo hiểm thất nghiệp càng cao.
Cardon & Hendel (2001); Diamond & Mirrlees (1978).
H7
Mức độ dễ tiếp cận thông tin về bảo hiểm thất nghiệp có tương quan thuận với mức độ tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Cardon & Hendel (2001); Chiappori (2000); Chiappori & Salanié (2013).
b. Kết quả phân tích số liệu
Bảng 2.16: Kết quả kiểm định Hosmer-Lemeshow đánh giá sự phù hợp
của mô hình Logistic
Các giá trị p-value thu được là lớn hơn 5% nên chúng ta không có bằng chứng thống kê bắc bỏ H0. Nói cách khác mô hình hồi quy Logistic được xây dựng để đánh giá mức độ tham gia BHTN của người lao động là phù hợp với mẫu dữ liệu của nghiên cứu. Dựa trên các kết quả phân tích cho mô hình 1, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất sẽ được xác minh (hay bác bỏ) cụ thể như sau:
Giả thuyết nghiên cứu H1. Do hệ số hồi quy ứng với giới tính nữ là âm nên giả thuyết nghiên cứu 1 được xác nhận.
Giả thuyêt nghiên cứu H2. Do hệ số hồi quy của tuổi là phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H2 do hệ số hồi quy của ứng với tuồi là dương.
Giả thuyết nghiên cứu H3. Trình độ học vấn càng cao, sự am hiểu chính sách pháp luật càng cao, định hướng và sự lựa chọn công việc cũng phù hợp với thực tiễn và nhu cầu.
Giả thuyết nghiên cứu H4. Căn cứ vào dấu của các hệ số hồi quy có thể thấy giả thuyết rằng mức độ tham gia BHTN của người lao động ở hai nhóm doanh nghiệp này là cao hơn.
Giả thuyết nghiên cứu H5. Hệ số hồi quy của ứng với nhóm lao động thành thị là dương 0.312 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (vì P-Value = 0.045 < 5%) do vậy kết quả phân tích cho thấy giả thuyết này được xác nhận và phù hợp với kêt quả nghiên cứu của Bohn (2001).
Giả thuyết nghiên cứu H6. Do dấu của hệ số hồi quy là dương 0.043 nên có thể thấy mức độ dễ dàng và sẵn có thông tin về BHTN có ảnh hưởng tích cực đến mức độ tham gia bảo hiểm của người lao động.
Giả thuyết H7. Giả thuyết này cho rằng mức độ dễ dàng tham gia quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà không gặp bất kì một cản trở nào về mặt hành chính và thời gian có ảnh hưởng tích cực đến mức độ tham gia bảo hiểm của người lao động.
2.3.3.2. Kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
a. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Nhằm xác minh và đánh giá tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện quản lí quỹ BHTN tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu Logistic như sau:
Tổ chức thực hiện quản lý quỹ BHTN = (Chất lượng nguồn nhân lực, Chính sách, pháp luật, Điều kiện kinh tế - xã hội)
Mô hình nghiên cứu thứ 2 sẽ được thực hiện qua hai bước. Bước thứ nhất tác giả thực hiện phân tích nhân EFA để rút ra các biến điểm nhân tố nhằm đại diện cho các biến độc lập của mô hình là Chất lượng nguồn nhân lực, Chính sách pháp luật, Điều kiện kinh tế - xã hội (Field, 2009) và kết quả thu được sẽ là một biến liên tục.
Giả thuyết nghiên cứu
Mô tả
Nghiên cứu đi trước
của tác giả/ các tác giả
H1
Chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ BHXH có ảnh hưởng tích cực đến tổ chức thực hiện quản lý quỹ BHTN.
Diamond (1996); Normand & Busse (2002); Rupp & Stapleton (1995).
H2
Chính sách, pháp luật BHTN có ảnh hưởng tích cực đến tổ chức thực hiện quản lý quỹ BHTN.
Normand & Busse (2002); Rupp & Stapleton (1995).
H3
Điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện quản lý quỹ BHTN.
Ahmad (1991); Normand & Busse (2002); Sinn (1996).
b. Kết quả phân tích số liệu
Bảng 2.17: Kết quả phân tích hồi quy Logistic
Coefficients
Estimate
Std. Error
z value
Pr( > |z|)
(Intercept)
4.324
0.657
3.463
0.071***
Chất lượng nguồn nhân lực
0.085
0.376
1.568
0.009*
Chính sách, pháp luật BHTN
0.460
0.006
0.272
0.046**
Điều kiện kinh tế - xã hội
0.277
0.311
0.982
0.249
Chất lượng nguồn nhân lực. Nhân tố này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Theo kết quả ước lượng được cho ở Bảng 2.15, thì nhân tố Chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ ảnh hưởng tích cực đến quản lý quỹ BHTN. Những kết quả này là phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H1 và phù hợp với thực tế vì công việc quản lý của các cán bộ đối với quỹ BHTN bao gồm việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện thu - chi quỹ BHTN.
Chính sách pháp luật BHTN. Nhân tố này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả phân tích ở Bảng 2.15 cho thấy Chính sách pháp luật BHTN ảnh hưởng tích cực đến quản lí quỹ. Kết quả này cũng xác nhận giả thuyết nghiên cứu H2.
Điều kiện kinh tế - xã hội. Theo kết quả thu được ở Bảng 2.15 có thể thấy rằng nhân tố Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lí quỹ.
Trong 3 yếu tố trên thì yếu tố Chính sách pháp luật là nguyên nhân chính có ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện quản lý quỹ BHTN. Mặt khác, theo khảo sát của tác giả đối với cả 3 nhóm đối tượng về mức độ ảnh hưởng của nhân tố chính sách pháp luật đến quản lý quỹ BHTN đều cho ra kết quả rất cao đánh giá là có ảnh hưởng và rất ảnh hưởng.
Hình 2.17: Đánh giá của cán bộ cơ quan BHXH về mức độ ảnh hưởng của nhân tố chính sách pháp luật đến quản lý quỹ BHTN
Hình 2.18. Đánh giá của người sử dụng lao động và người lao động về mức độ ảnh hưởng của nhân tố chính sách pháp luật đến quản lý quỹ BHTN
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1. Định hướng, quan điểm tổ chức quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
3.1.1. Định hướng mục tiêu quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Nghiên cứu, sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm yêu cầu cân đối và tăng trưởng Quỹ. Rà soát, bổ sung quy định buộc người sử dụng lao động phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động bị thất nghiệp và tránh trục lợi bảo hiểm.
Kiện toàn tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội các cấp để thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm phiền hà cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin (mạng máy tính, máy chủ, máy trạm, an ninh mạng, trung tâm dữ liệu ngành và hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến trên mạng Internet) để giải quyết các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Liên thông, kết nối thông tin giữa các đơn vị trong toàn ngành Bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước và với các đơn vị tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp thuộc ngành lao động.
Như vậy, Đảng và Nhà nước đã định hướng và xác định rõ mục tiêu trong tương lai với những nội dung quan trọng về nghiên cứu sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Đây cũng là các nhân tố quan trọng mà trong luận án đã nêu trong phần cơ sở lý luận và được khẳng định, chứng minh trong phần phân tích, đánh giá thực trạng quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam đó là: Chính sách pháp luật; Chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin.
Thực hiện định hướng, mục tiêu trên, cơ quan BHXH có chức năng thực hiện quản lý quỹ BHTN phải đảm bảo các nguyên tắc về tài chính, thực hiện quản lý chặt chẽ, hiệu quả, công khai minh bạch. Nguồn thu của quỹ BHTN luôn luôn được kiểm soát chặt chẽ, kịp thời, đúng đối tượng. Quỹ BHTN phải sử dụng thực sự hiệu quả, không những kịp thời chi trả các chế độ BHTN cho người thất nghiệp mà còn đáp ứng được các chính sách chủ động để hỗ trợ người lao động hạn chế tình trạng thất nghiệp bằng nhiều biện pháp trên cơ sở cân đối thu - chi tài chính quỹ BHTN trong trung hạn và dài hạn. Công khai minh bạch quá trình đóng BHTN, mức tiền lương làm căn cứ đóng của người lao động để kiểm soát tình hình đơn vị sử dụng lao động kê khai, đóng BHTN cũng như cơ quan BHTN thu nộp đúng với mức lương của người lao động được hưởng.
3.1.2. Quan điểm về tổ chức quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
3.1.2.1. Quan điểm chung về bảo hiểm thất nghiệp
Chính sách BHTN phải đảm bảo là công cụ quản lý, kiểm soát, điều hành thị trường lao động hiệu quả bằng cách xây dựng, chuyển đổi theo hướng trở thành chính sách bảo hiểm việc làm với mục đích duy trì việc làm cho người lao động, sau đó có các biện pháp hỗ trợ tạo việc làm đối với người thất nghiệp. Gắn kết chặt chẽ chính sách bảo hiểm thất nghiệp với các chính sách về việc làm, thông tin thị trường lao động, bảo hiểm xã hội.
Mở rộng đối tượng tham gia BHTN phải gắn liền với nâng cao năng lực quản lý. Khi chính sách BHTN thay đổi, đối tượng tham gia ngày càng được mở rộng thì công tác quản lý đối tượng tham gia phải chặt chẽ để đảm bảo thu đúng đối tượng, thu đủ mức đóng BHTN và không để việc người lao động và người sử dụng lao động tìm cách trốn đóng hoặc đóng không đúng mức lương theo quy định.
Phải luôn luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHTN. Xem nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, lâu dài. Nội dung tuyên truyền phải được xây dựng một cách bài bản, phong phú về nội dung và đa dạng bằng nhiều hình thức đảm bảo chính sách pháp luật về BHTN phải đến được từng người dân, từng người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_quy_bao_hiem_that_nghiep_o_viet_nam.doc