Vài nét đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao
đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc
1.2.1. Sứ mệnh của các trường cao đẳng khu vực miền núi có
nhiều dân tộc đối với sự phát triển Kinh tế - xã hội địa phương
Các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc được
thành lập phù hợp với chủ trương, đường lối của mỗi tỉnh, do địa phương
xây dựng nên nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân tại địa
phương. Tuy có cách diễn đạt sứ mệnh khác nhau nhưng đều xác định
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, tạo cơ hội học tập suốt
đời cho người học góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội địa
phương, cộng đồng dân cư trong khu vực và xã hội.
1.2.2. Đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu
vực miền núi có nhiều dân tộc
Với đặc thù trong đào tạo GVMN là: đối tượng được đào tạo chủ
yếu là nữ, người dân tộc địa phương, hầu như trong cùng một tỉnh, có
nhận thức không đồng đều, có bản sắc văn hóa khác nhau. Sinh viên tốt
nghiệp ngành GDMN thường có cơ hội công tác, gắn bó ở các vùng
sâu,vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn mỗi tỉnh. Chương trình
đào tạo (CTĐT) và chương trình GDMN không áp dụng được đầy đủ,
nguyên si cho tất cả các vùng mà phải vận dụng linh hoạt để phù hợp với
đặc thù từng địa bàn trong khu vực.
Các trường đã tập trung xây dựng, phát triển và điều chỉnh CTĐT
nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của người GVMN, xem xét những điểm
phù hợp với thực tế địa phương miền núi có nhiều dân tộc để xây dựng và
thiết kế chương trình đào tạo một cách linh hoạt, mềm dẻo: (1) Thực hiện
phân tích, đánh giá chung nhu cầu xã hội và địa phương; (2) Dựa trên
những đặc điểm của khu vực và hoạt động giáo dục của người GVMN
miền núi tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực; (3)Thực hiện
đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh chương trình theo yêu cầu
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý thực tập Sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non ở các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và khẳng định hiệu quả các biện pháp quản lí TTSP trong
đào tạo GVMN ở các trường cao đẳng khu vực có nhiều dân tộc trong
bối cảnh đổi mới giáo dục.
10. Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị gồm có 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở
các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chương 2. Thực trạng quản lý thực tập sư phạm trong đào tạo giáo
viên mầm non của các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc.
Chương 3. Biện pháp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN của các
trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC TẬP SƢ PHẠM
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON
Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG TÂY BẮC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Quản lý đào tạo (QLĐT) trong các trường Đại học, cao
đẳng đào tạo nghề sư phạm
1.1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến quản lý
đào tạo được thực hiện trong cơ chế thị trường theo quy luật cung –cầu,
6
tiếp cận hiện đại gắn nhà trường với các bên sử dụng lao động, dựa trên
nhu cầu của việc làm và người học trong cộng đồng. Đề xuất nhiều giải
pháp quản lý đào tạo, nâng cao chất lượng, hoạt động học tập của sinh
viên hay vấn đề quản lý đào tạo, phát triển đội ngũ GVMN.
1.1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam các tác giả đã xác định QLĐT là một quá trình phức
tạp, phức hợp và đưa ra nhiều giải pháp quản lý. Nghiên cứu “Tiếp cận
hiện đại trong quản lý giáo dục” và chỉ ra rằng nhà trườngphải trở thành
tổ chức biết học hỏi và luôn đổi mới. Một số tác giả lại đưa ra giải pháp
riêng và thực tiễn cho khối trường CĐCĐ hay các trường cao đẳng sư
phạm địa phương.
1.1.2. Thực tập sư phạm và quản lý Thực tập sư phạm trong các
trường đại học, cao đẳng
1.1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Vấn đề TTSP và quản lý TTSP được nhiều tác giả nước ngoài
quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đề cập ở nhiều góc độ,
nhiều mặt và nhiều khía cạnh khác nhau như khái niệm, bản chất, các
yếu tố ảnh hưởng, quy trình TTSP, nội dung TTSP, các biện pháp nâng
cao kết quả, chất lượng TTSP cho sinh viên sư phạm, phản ánh trong
thực tiễn đào tạo giáo viên rất coi trọng thực hành, TTSP tại trường phổ
thông và việc hình thành các kỹ năng sư phạm cho sinh viên
1.1.2.2.Nghiên cứu trong nước
Từ sau thập niên 90, các hoạt động thực hành - TTSP về giảng dạy
được chú ý nhiều hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập và giải
quyết được những vấn đề cơ bản, bao quát được cả tính lý luận và thực
tiễn của hoạt động TTSP như Bùi Ngọc Hồ, Phạm Trung Thanh, Nguyễn
Đình Chỉnh, Trần Anh Tuấn, Các tác giả đã đề xuất quản lý TTSP cần
phải đổi mới theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra về NLSP nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục song phải phù hợp với thực tiễn địa phương, khu
vực, vùng miền. Trong quản lý TTSP, các tác giả cho thấy mạng lưới
trường thực hành là vô cùng quan trọng bởi những đóng góp của hệ
thống các trường này trong công tác đào tạo nghề dạy học cho giáo sinh.
7
1.2. Vài nét đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao
đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc
1.2.1. Sứ mệnh của các trường cao đẳng khu vực miền núi có
nhiều dân tộc đối với sự phát triển Kinh tế - xã hội địa phương
Các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc được
thành lập phù hợp với chủ trương, đường lối của mỗi tỉnh, do địa phương
xây dựng nên nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân tại địa
phương. Tuy có cách diễn đạt sứ mệnh khác nhau nhưng đều xác định
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, tạo cơ hội học tập suốt
đời cho người học góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội địa
phương, cộng đồng dân cư trong khu vực và xã hội.
1.2.2. Đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu
vực miền núi có nhiều dân tộc
Với đặc thù trong đào tạo GVMN là: đối tượng được đào tạo chủ
yếu là nữ, người dân tộc địa phương, hầu như trong cùng một tỉnh, có
nhận thức không đồng đều, có bản sắc văn hóa khác nhau. Sinh viên tốt
nghiệp ngành GDMN thường có cơ hội công tác, gắn bó ở các vùng
sâu,vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn mỗi tỉnh. Chương trình
đào tạo (CTĐT) và chương trình GDMN không áp dụng được đầy đủ,
nguyên si cho tất cả các vùng mà phải vận dụng linh hoạt để phù hợp với
đặc thù từng địa bàn trong khu vực.
Các trường đã tập trung xây dựng, phát triển và điều chỉnh CTĐT
nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của người GVMN, xem xét những điểm
phù hợp với thực tế địa phương miền núi có nhiều dân tộc để xây dựng và
thiết kế chương trình đào tạo một cách linh hoạt, mềm dẻo: (1) Thực hiện
phân tích, đánh giá chung nhu cầu xã hội và địa phương; (2) Dựa trên
những đặc điểm của khu vực và hoạt động giáo dục của người GVMN
miền núi tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực; (3)Thực hiện
đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh chương trình theo yêu cầu.
1.3. Đổi mới giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với
năng lực ngƣời GVMN, đối với TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo
GVMN
8
1.3.1. Đổi mới giáo dục, giáo dục mầm non và những yêu cầu
đặt ra đối với năng lực người GVMN trong xu thế hiện nay
Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban chấp hành trung ương đã chỉ rõ
quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản toàn diện
GD&ĐT Việt Nam trong giai đoạn tới.
Điều đó đặt ra cho GDMN những yêu cầu phải đổi mới về mục tiêu,
nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, phương pháp đánh giá và xây
dựng môi trường học tập tốt cho trẻ. Đào tạo GVMN nói chung hiện nay
phải thực hiện theo các hướng hình thành năng lực nghề nghiệp cho người
học, đồng thời theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển năng lực sáng tạo,
kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội,....
1.3.2. Hoạt động giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với người
GVMN miền núi có nhiều dân tộc
1.3.2.1. Hoạt động giáo dục của người GVMN miền núi có nhiều
dân tộc
Cũng như các bậc học khác, người GVMN có những đặc điểm
chung và cơ bản của nghề dạy học. Tuy nhiên, với đối tượng dạy học là
trẻ thơ, lao động của người GVMN có những nét riêng khác biệt, bên
cạnh nhiệm vụ giáo dục trẻ còn đảm nhiệm song song việc chăm sóc và
nuôi dưỡng. Đối với các địa phương ở khu vực miền núi có nhiều dân
tộc, lao động của người GVMN đã vất vả lại càng khó khăn hơn bởi
những đặc thù riêng về điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, và
những phong tục tập quán đang hiện hữu.
1.3.2.2. Yêu cầu đặt ra đối với người GVMN khu vực miền núi có
nhiều dân tộc
Thứ nhất, đáp ứng chuẩn đầu ra về NLSP trong đào tạo GVMN.
Thứ hai, đáp ứng được những yêu cầu riêng đối với người GVMN
khu vực miền núi có nhiều dân tộc
1.3.3. Những yêu cầu đặt ra đối với TTSP và quản lý TTSP
trong đào tạo GVMN ở khu vực miền núi có nhiều dân tộc
1.3.3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với TTSP
- Củng cố và hoàn thiện kỹ năng nghề GVMN cho sinh viên
9
- Nội dung TTSP phù hợp với đặc thù khu vực miền núi có nhiều
dân tộc.
- Thống nhất quy trình TTSP và thực hiện có hiệu quả các khâu
trong quá trình TTSP.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP đảm bảo công bằng, khách
quan, đúng năng lực của sinh viên.
1.3.3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với quản lý TTSP
- Hiệu chỉnh, đổi mới CTĐT ngành GDMN
- Quản lý TTSP dựa trên Chuẩn đầu ra về NLSP và định hướng
CNN GVMN.
- Tổ chức, phân định rõ nhiệm vụ của các bộ phận quản lý TTSP
- Tổ chức bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên và GVHD
- Hệ thống các trường mầm non tham gia tích cực vào quá trình
rèn nghề cho sinh viên
1.4. Thực tập sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm non
1.4.1. Khái niệm Thực tập và Thực tập sư phạm
1.4.2. Vị trí của Thực tập sư phạm trong đào tạo GVMN
1.4.3. Mục tiêu TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non
1.4.4. Nội dung Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non
1.4.5. Các khâu TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non
1.4.6. Kiểm tra, đánh giá trong thực tập sư phạm
1.5. Quản lý Thực tập Sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm
non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.5.1. Khái niệm Quản lý thực tập sư phạm
Quản lý TTSP là quá trình tác động có định hướng của chủ thể
quản lý TTSP đến đối tượng quản lý TTSP nhằm đạt được mục tiêu
TTSP đặt ra.
Trong đó chủ thể quản lí TTSP là Ban giám hiệu và phòng Đào
tạo của các trường ĐTGV, đối tượng quản lí bao gồm CBQL, GVHD và
các hoạt động trong TTSP.
1.5.2. Nội dung quản lí TTSP trong đào tạo GVMN
10
1.5.2.1. Xây dựng kế hoạch TTSP trong đào tạo GVMN
1.5.2.2. Tổ chức TTSP trong đào tạo GVMN
1.5.2.3. Chỉ đạo TTSP trong đào tạo GVMN
1.5.2.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch TTSP trong đào tạo
GVMN
1.5.3. Phân cấp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN
Dựa trên cơ cấu quản lý TTSP, nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi
BCĐ TTSP và các cá nhân trong TTSP được quy định như sau:
1. 5.3.1. Trường cao đẳng:
1.5.3.2. Sở Giáo dục và Đào tạo:
1.5.3.3. Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố:
1.5.3.4. Các trường mầm non
1.5.3.5.Giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm
1.5.3.6. Trưởng đoàn thực tập
1.5.3.7. Nhiệm vụ của HSSV tham gia thực tập
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý Thực tập Sƣ phạm
trong đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.6.1. Các yếu tố chủ quan
1.6.2. Các yếu tố khách quan
11
Kết luận chƣơng 1
Trên cơ sở hồi cứu, phân tích lí luận về quản lý TTSP trong đào
tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, luận án đã xác định và
sử dụng một số khái niệm cơ bản để đưa ra các quan điểm, nhận xét về
nội dung quản lý TTSP cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
TTSP.
Nội dung quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trường cao
đẳng khu vực miền núi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bao gồm: Lập
kế hoạch TTSP, tổ chức TTSP, chỉ đạo TTSP, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch TTSP trong đào tạo GVMN. Thông qua các chức năng quản lí
nhằm nâng cao chất lượng TTSP, chất lượng đào tạo GVMN đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và yêu cầu đổi mới giáo dục
mầm non nói riêng.
Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lí
TTSP trong đào tạo GVMN. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý phải xem
xét từng góc độ, từng khía cạnh của hoạt động TTSP nhằm hạn chế
những ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý TTSP trong đào tạo GVMN,
từ đó nâng cao chất lượng quản lý TTSP và chất lượng đào tạo GVMN.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ THỰC TẬP SƢ PHẠM
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG
CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý thực tập sƣ phạm
2.1.1. Mục đích khảo sát
2.1.2. Nội dung khảo sát
2.1.3. Đối tượng khảo sát
2.1.4. Phạm vi khảo sát
2.1.5. Phương pháp khảo sát
2.1.6. Xử lý kết quả khảo sát
12
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các tỉnh
khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc và tình hình giáo dục
đào tạo của các trƣờng cao đẳng trong khu vực
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực miền núi có
nhiều dân tộc
2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo của các trường cao đẳng
khu vực Tây Bắc
2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo GVMN và hoạt động thực
tập sƣ phạm ở các trƣờng khu vực miền núi có nhiều dân tộc
2.3.1. Thực trạng hoạt động đào tạo GVMN ở các trường khu
vực miền núi có nhiều dân tộc
2.3.1.1. Thực trạng hoạt động đào tạo GVMN trong các trường
Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc
2.3.1.2. Thực trạng TTSP tốt nghiệp của các trường cao đẳng khu
vực miền núi có nhiều dân tộc
2.3.2. Thực trạng hoạt động thực tập sư phạm trong đào tạo
GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc
2.3.2.1. Đánh giá về vị trí của TTSP trong đào tạo GVMN
2.3.2.2. Thực trạng về kết quả thực hiện các mục tiêu TTSP
2.3.2.3. Thực trạng về kết quả thực hiện các nội dung TTSP
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện các nội dung TTSP
của sinh viên ngành GDMN
TT Nội dung
Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt
X
Thứ
bậc SL % SL % SL %
1
Tìm hiểu thực tiễn
GD
299 55,5% 228 42,3% 12 2,2% 2,53 1
2 Thực tập giáo dục 246 45,6% 197 36,5% 96 17,8% 2,28 3
3 Thực tập giảng dạy 234 43,4% 204 37,8% 101 18,7% 2,25 4
4
Viết báo cáo thu
hoạch
257 47,7% 214 39,7% 68 12,6% 2,35 2
Điểm trung bình các nội dung TTSP mầm non 2,35
Nhận xét:
13
Bảng số liệu trên cho thấy các nội dung TTSP của sinh viên
ngành giáo dục mầm non được đánh giá khá tốt với điểm trung bình X =
2,35. Trong bốn nội dung lớn của TTSP, nội dung Tìm hiểu thực tiễn
giáo dục được đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình X = 2,53, các nội
dung viết báo cáo thu hoạch, thực tập giáo dục, thực tập giảng dạy được
đánh giá ở mức khá với điểm trung bình lần lượt là X = 2,28; X = 2,25;
X = 2,35. Kết quả khảo sát cho thấy còn có nhiều mâu thuẫn với kết quả
thực tế đợt TTSP tốt nghiệp của SV ngành GDMN trong các năm qua.
2,05
2,10
2,15
2,20
2,25
2,30
2,35
2,40
2,45
2,50
2,55
Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4
2,53
2,28
2,25
2,35
X
Biểu đồ 2.2. Kết quả thực hiện các nội dung TTSP
của sinh viên ngành GDMN
2.3.2.4. Thực trạng về mức độ thực hiện các khâu trong quá trình TTSP
Bảng 2.14. Nhận thức của CBQL và GVHD về mức độ thực hiện
các khâu trong quá trình TTSP
TT Nội dung
Rất thƣờng
xuyên
Thƣờng
xuyên
Chƣa thƣờng
xuyên X
Thứ
bậc
SL % SL % SL %
1 Khảo sát địa bàn
TTSP ngành GDMN
298 55,3% 216 40,1% 25 4,6% 2,51 2
2 Chuẩn bị thành lập
các Ban chỉ đạo TT
SPMN
262 48,6% 179 33,2% 98 18,2% 2,30 7
3 Phân công trưởng 297 55,1% 234 43,4% 8 1,5% 2,54 1
14
đoàn TT SPMN
4 Chuẩn bị tài liệu, hồ
sơ TT ngành GDMN
264 49,0% 213 39,5% 62 11,5% 2,37 5
5 Tổ chức tập huấn TT
SPMN
219 40,6% 201 37,3% 119 22,1% 2,19 8
6 Biên chế đoàn thực
tập SPMN
299 55,5% 214 39,7% 26 4,8% 2,51 2
7 Tổ chức lễ ra mắt các
đoàn TT SPMN
298 55,3% 213 39,5% 28 5,2% 2,50 3
8 Chuẩn bị cơ sở vật
chất cho TT SPMN
204 37,8% 187 34,7% 142 26,3% 2,09 9
9 Tổ chức triển khai
các nội dung TT
SPMN
271 50,3% 188 34,9% 80 14,8% 2,35 6
10 Kiểm tra, Đánh giá
TT SPMN
167 31,0% 191 35,4% 181 33,6% 1,97 10
11 Tổng kết đợt TT
SPMN
285 52,9% 196 36,4% 58 10,8% 2,42 4
Điểm trung bình các khâu trong TTSP 2,34
Nhận xét:
Từ bảng kết quả trên cho thấy CBQL và GVHD đánh giá mức độ
thực hiện các khâu trong quá trình TTSP ở các trường cao đẳng đào tạo
GVMN ở mức độ khá thường xuyên, thể hiện bởi điểm trung bình của 11
nội dung đạt X = 2,34. Tuy nhiên một số khâu còn chưa được đánh giá
là chưa thường xuyên.
Tìm hiểu nguyên nhân qua thực tế, trao đổi với CBQL và GVHD,
được biết: “Các trường cao đẳng đã phân định được khá tốt các khâu
TTSP, định hướng các hành động phải thực hiện rõ ràng song chưa kết
nối chặt chẽ ở các khâu , một số khâuthực hiện còn hình thức, chưa bài
bản và chưa chu đáo”. Đây cũng là những hạn chế đòi hỏi sau khi nghiên
cứu và phân tích thực trạng các trường cao đẳng phải có những định
hướng, cải tiến để nâng cao chất lượng TTSP trong những năm tiếp theo.
15
2.3.2.5. Thực trạng về kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra,
đánh giá TTSP
2.3.2.6. Những thuận lợi và khó khăn trong TTSP
2.3.2.7. Mối quan hệ giữa các trường cao đẳng miền núi có nhiều
dân tộc với các trường mầm non trong hoạt động thực hành thực tập
2.4. Thực trạng quản lý Thực tập sƣ phạm trong đào tạo
GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch TTSP
Bảng 2.18. Mức độ thực hiện các biện pháp lập kế hoạch TTSP
2.4.2. Thực trạng tổ chức TTSP
Bảng 2.19. Mức độ thực hiện các biện pháp tổ chức TTSP
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo TTSP
Bảng 2.20. Mức độ thực hiện các biện pháp chỉ đạo TTSP
2.4.4. Thực trạng kiểm tra TTSP
Bảng 2.21. Mức độ thực hiện các biện pháp kiểm tra TTSP
2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Thực tập sư
phạm trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc
2.4.5.1. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lí TTSP
2.4.5.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý TTSP
2.5. Đánh giá chung về thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng
đến quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu
vực miền núi có nhiều dân tộc
2.5.1. Thành công
Công tác quản lý TTSP ở các trường cao đẳng khu vực miền núi có
nhiều dân tộc trong những năm qua đã thực hiện tương đối bài bản, đúng quy
trình. Các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc đã tạo
dựng và duy trì tốt được mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị QLGD, các
trường thực hành, TTSP. Công tác quản lý TTSP luôn được sự quan tâm,
tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền địa phương, các ngành, các cấp
quản lý giáo dục và các trường mầm non
* Nguyên nhân của những thành công:
Các trường cao đẳng trong khu vực luôn tuân thủ và thực hiện
theo đúng quy chế, quy định TTSP do Bộ GD&ĐT ban hành.
16
2.5.2. Hạn chế
- Việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình TTSP còn chung
chung, chưa cụ thể, sát thực, chưa tăng cường và chú trọng rèn luyện các
phẩm chất, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp cho người học; Việc chỉ
đạo thực hiện nội dung, chương trình TTSP còn thiếu cụ thể, chi tiết, có
những nội dung còn chung chung. Công tác chỉ đạo các khâu trong TTSP
chưa hiệu quả đặc biệt là khâu kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các
quyết định trong TTSP
- Việc đánh giá kết quả đợt TTSP tốt nghiệp còn chưa thật sự khoa
học, khách quan ở một số đơn vị giáo dục. Kết quả chưa phản ánh đúng
năng lực thực tiễn của giáo sinh, nhiều trường đánh giá xếp loại các nội
dung TTSP cho giáo sinh ở mức cao, chủ yếu là xếp loại giỏi và xuất sắc
mặc dù giáo sinh là người đi học việc, học nghề.
* Nguyên nhân của những hạn chế
Nội dung, chương trình đào tạo ngành GDMN cũng như nội dung,
chương trình TTSP của các trường cao đẳng chưa kịp thời đổi mới, chưa
sát với thực tiễn ở địa phương nhất là các vùng khó khăn, việc cập nhật
kiến thức, kỹ năng chưa được quan tâm đúng mức.
Việc xây dựng bộ công cụ quản lý TTSP chưa đồng nhất, các tiêu
chí đánh giá chưa cụ thể dẫn đến chưa khắc phục được hiện tượng cảm
tính, nể nang, đánh giá chưa thực chất.
Kết luận chƣơng 2
Công tác quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trường cao
đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc được thực hiện theo các chức
năng quản lý song còn tồn tại rất nhiều hạn chế dẫn đến chưa nâng cao
được chất lượng đào tạo GVMN. Hoạt động chỉ đạo RLNVSP cho sinh
viên ngành GDMN chưa bám sát với yêu cầu đặt ra đối với hoạt động
giáo dục của người GVMN; kỹ năng sư phạm, vốn tiếng Việt và tiếng
dân tộc của sinh viên còn hạn chế; công tác đánh giá chưa định hướng
theo Chuẩn đầu ra về NLSP cho sinh viên; hoạt động phối hợp với các
cơ sở QLGD, các trường thực hành, các địa phương chưa thật sự chặt
chẽ, một số trường chưa xây dựng được hệ thống cơ sở thực hành thực
17
tập cho sinh viên SPMN; quy trình quản lý TTSP chưa hoàn thiện;...là
những vấn đề lớn trong thực tiễn đòi hỏi các cấp quản lý TTSP cần có sự
nghiên cứu, đề xuất những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo GVMN đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với người
GVMN khu vực miền núi có nhiều dân tộc.
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU
VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, thứ bậc và toàn diện
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp và phù hợp với đối tượng
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.2. Các biện pháp quản lý Thực tập sƣ phạm trong đào tạo
GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.2.1. Tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở thực hành, thực tập
trong đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Trường thực hành là phương tiện, công cụ góp phần tạo nên chất
lượng dạy nghề; giúp giảng viên tiếp cận với thực tiễn sinh động đang
diễn ra hàng ngày ở các nhà trường, gắn lý thuyết với thực hành. Xây
dựng hệ thống cơ sở thực hành, thực tập tạo sự thống nhất, đồng bộ cũng
như thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở
THTT, phong phú thêm các lực lượng tham gia quá trình đào tạo, huy
động được sức mạnh tổng hợp trong quá trình tổ chức, triển khai hoạt
động TTSP và các hoạt động giáo dục khác.
3.2.2. Tổ chức đánh giá kết quả TTSP trong đào tạo GVMN theo
định hướng Chuẩn đầu ra về NLSP cho sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục
18
Đây là cơ sở để các trường cao đẳng xác định được điểm mạnh,
điểm yếu trong quản lý TTSP để có thể điều chỉnh, nâng cao chất lượng
quản lý TTSP, chất lượng TTSP, nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời
thiết lập được các kênh thông tin phản hồi trong quản lý, giúp Ban chỉ
đạo TTSP các cấp thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả phù hợp với thực tiễn
khu vực và với mục tiêu của cơ sở đào tạo nghề GVMN.
3.2.3. Chỉ đạo xây dựng nội dung Thực tập sư phạm trong đào
tạo GVMN phù hợp với đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc
Xây dựng nội dung Thực tập sư phạm phù hợp với đặc thù khu
vực miền núi có nhiều dân tộc nhằm hoàn thiện nội dung TTSP trong
đào tạo GVMN nói chung để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN, đồng
thời đáp ứng yêu cầu người GVMN miền núi, giúp công tác quản lí điều
hành TTSP của các trường cao đẳng tập trung, nhất quán, dễ thực hiện;
phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và các trường mầm non;
giúp sinh viên được tiếp xúc nhanh và phát triển các kỹ năng nghề
nghiệp khi được tuyển dụng công tác về các địa bàn có nhiều dân tộc
cùng sinh sống.
3.2.4. Chỉ đạo hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường
xuyên đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với người GVMN khu vực miền núi
có nhiều dân tộc
RLNVSPTX là cầu nối giữa lý luận đào tạo nghề làm thầy với
thực tiễn giáo dục. Chỉ đạo thực hiện tốt việc RLNVSPTX đáp ứng yêu
cầu đặt ra đối với người GVMN miền núi sẽ góp phần quan trọng trong
việc biến mục tiêu TTSP thành hiện thực, tạo môi trường thuận lợi để
giáo sinh tiếp cận và thể hiện các phẩm chất, năng lực thực tiễn đáp ứng
yêu cầu đặt ra đối với người GVMN khu vực miền núi có nhiều dân tộc.
Đây là việc chủ thể quản lý chỉ đạo các bộ phận chuyên môn xây dựng
chương trình và tổ chức hoạt động RLNVSPTX đáp ứng được yêu cầu đặt
ra đối với người GVMN khu vực miền núi có nhiều dân tộc đồng thời phù
hợp với tình hình thực tế địa phương. Hoạt động RLNVSPTX phải thể
hiện tính đặc thù, xác định tính nghề và phù hợp với đối tượng giáo dục
trong khu vực.
3.2.5. Chỉ đạo tăng cường giảng dạy Tiếng Việt trong chương
trình đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu của địa phương
19
Chỉ đạo tăng cường giảng dạy tiếng Việt trong CTĐT ngành
GDMN tạo điều kiện thuận lợi cho các Ban chỉ đạo TTSPMN ở các vùng
khó khăn, có nhiều dân tộc thiểu số trong việc điều hành các hoạt động
TTSP của giáo sinh SPMN, SV TTSP và tốt nghiệp khi đến các vùng
DTTS tự tin trong thực hiện nhiệm vụ; giao tiếp, góp phần xây dựng môi
trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng ở những vùng DTTS, đẩy
mạnh phát triển nguồn nhân lực DTTS trong khu vực nhằm đáp ứng mục
tiêu “đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em người DTTS trong độ tuổi
nhà trẻ và 90% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, 100% trẻ em
trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ
tuổi”. Đây cũng là một trong các biện pháp giúp tăng cường năng lực
nghề nghiệp và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ GVMN đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực địa phương.
3.2.6. Hoàn thiện quy trình TTSP trong đào tạo GVMN đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục
Hoàn thiện quy trình TTSP trong đào tạo GVMN nói chung sẽ
giúp các trường duy trì và cải tiến được chất lượng TTSP tốt nhất nhằm
đáp ứng được các yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động sư phạm. Đây
chính là sự định hướng, thiết kế, chỉ đường cho hoạt động TTSP đi đúng
hướng, xác định được chính xác các mục tiêu, vạch được những
bước/khâu cụ thể nhằm dễ thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra đồng thời
làm cho quá trình TTSP diễn ra đúng dự kiến, thuận lợi, tiết kiệm được
thời gian, công sức và tiền bạc.
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp quản lí Thực tập sƣ phạm
Mỗi biện pháp được đề xuất có vị trí, vai trò và chức năng khác
nhau nhưng chúng có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại và hỗ trợ
nhau nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TTSP trong đào tạo
GVMN ở các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc. Do
Trong quá trình thực hiện Ban chỉ đạo TTSP các cấp cần phải vận dụng,
phối hợp nhịp nhàng và hài hòa, đồng bộ các biện pháp mới có thể đi đến
sự thống nhất cao và đạt hiệu quả quản lý. Nếu thực hiện riêng lẻ từng
biện pháp thì hiệu quả quản lý sẽ không cao.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý Thực tập sƣ phạm
20
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm nhằm kiểm chứng tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp đề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_thuc_tap_su_pham_trong_dao_tao_giao.pdf