Tóm tắt Luận án Quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam

Bối cảnh trong nước

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào thị trường

thế giới với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Quá trình hội nhập

quốc tế đem đến những điều kiện thuận lợi và những khó khăn thách

thức mà các HTX phải đối mặt. Cơ hội và thách thức của Cách mạng

công nghiệp 4.0 và biến đổi khí hậu đến phụ nữ nông thôn.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu mối quan hệ giữa việc phụ nữ nông thôn tham gia mô hình HTX kiểu mới với việc nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ nông thôn Việt Nam. Tiếp cận một cách tổng thể mối quan hệ giữa các yếu tố để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam. 3.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4 3.2.1. Cách tiếp cận: Tiếp cận có sự tham gia, Lý thuyết phát triển bền vững; Lý thuyết về tăng trưởng bao trùm. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, trong đó phương pháp định tính là chủ đạo. Cụ thể gồm các phương pháp: 1) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Luận án nghiên cứu phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận về mô hình HTX, HTX kiểu mới và quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn. Luận án sử dụng các số liệu thống kê, xuất bản phẩm, báo chí, tài liệu đã được công bố 2) Phương pháp điều tra, khảo sát: - Phỏng vấn sâu 30 phụ nữ nông thôn tham gia và không tham gia HTX; nghiên cứu trường hợp 3 HTX kiểu mới tại Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ. - Lựa chọn 300 cá nhân phỏng vấn (150 phụ nữ nông thôn tham gia mô hình HTX kiểu mới và 150 phụ nữ nông thôn không tham gia mô hình HTX kiểu mới) tại Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ. NCS sử dụng phương pháp điều tra một lần theo lát cắt ngang. Tổ chức điều tra theo bảng hỏi ngẫu nhiên với phụ nữ nông thôn, trong đó có 150 người tham gia các HTX kiểu mới và 150 người không tham gia HTX kiểu mới (300 phụ nữ nông thôn thuộc 3 tỉnh thuộc 3 vùng miền trên toàn quốc: Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần 5 Thơ); tại mỗi tỉnh phỏng vấn 50 phụ nữ nông thôn tham gia HTX kiểu mới và 50 phụ nữ nông thôn không tham gia HTX kiểu mới. NCS sử dụng 02 bảng hỏi cho điều tra, trong đó 01 bảng hỏi dành cho đối tượng là phụ nữ nông thôn tham gia HTX hoạt động theo mô hình kiểu mới và 01 bảng hỏi dành cho đối tượng là phụ nữ nông thôn không tham gia HTX hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới. Bảng hỏi được phát triển trên những vấn đề quan trọng liên quan đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới. Bảng hỏi được thiết kế trên cơ sở tham khảo các bảng hỏi đã được sử dụng trong các cuộc điều tra của Hội LHPN Việt Nam trước đây và của một số tổ chức quốc tế. 3.3. Phương pháp phân tích Trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp nghiên cứu kinh tế thông dụng được sử dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu gồm: - Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu và phiếu điều tra được tổng hợp thủ công và hệ thống hoá, xử lý và tính toán qua phần mềm SPSS. Tuỳ theo nội dung cần phân tích ở mức nào mà số liệu được tính toán và thể hiện qua bảng hoặc hình vẽ tương ứng. Số phiếu phát ra là 300, số phiếu thu về là 293. - Phương pháp phân tích số liệu, dữ liệu: + Phương pháp tổng hợp, thống kê: Số liệu được thu thập có hệ thống, phản ánh mức độ, thực trạng các vấn đề có liên quan, mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới. 6 + Phương pháp phân tích so sánh: Phân tích kết quả, đối chiếu, so sánh các mức độ tác động của mô hình HTX kiểu mới đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn; so sánh quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn giữa phụ nữ nông thôn tham gia với phụ nữ không tham gia mô hình HTX kiểu mới; so sánh các tiêu chí giữa thời điểm trước khi tham gia HTX và sau khi tham gia HTX của phụ nữ nông thôn tham gia mô hình HTX kiểu mới. 3.4. Khung phân tích 4. Những đóng góp của đề tài Quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới Sự thay đổi về năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất Sự thay đổi về năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản xuất Sự thay đổi về năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin trong phát triển sản xuất Sự thay đổi về năng lực tham gia, ra quyết định và thụ hưởng thành quả trong mô hình HTX kiểu mới Các yếu tố ảnh hƣởng Nhóm yếu tố vĩ mô Nhóm yếu tố vi mô: - Từ mô hình HTX kiểu mới - Từ bản thân phụ nữ nông thôn 1. Năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất. 2. Năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản xuất. 3. Năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin trong phát triển sản xuất. 4. Năng lực tham gia, ra quyết định và thụ hưởng thành quả trong mô hình HTX kiểu mới. 7 - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về mô hình HTX kiểu mới và quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới; các yếu tố ảnh hưởng đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới. - Phân tích, đánh giá thực trạng quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam; tác động của mô hình HTX kiểu mới đến nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn Việt Nam; các điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân của việc nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn Việt Nam trong mô hình HTX kiểu mới. - Phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới. Chương 3: Thực trạng quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam. Chương 4: Giải pháp nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam. Chƣơng 1: 8 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến mô hình hợp tác xã và hợp tác xã kiểu mới 1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế: Nghiên cứu của Kimberly A.Zeuli và Robert Cropp (2004); Brian M. Henehan và Bruce L. Anderson (2001); John O’Connor (2001); Tổ chức Lao động quốc tế (2014). 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam: Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2016); Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng, Đỗ Liên Hương, Võ Thị Thanh Tâm, Phạm Thị Kim Dung (2014); Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012); Lưu Hoài Chuẩn năm 2002; Phùng Quốc Chí (2010) 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến lao động nữ nông thôn và quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới 1.2.1. Các nghiên cứu quốc tế: Tuyên bố và cương lĩnh hành động Bắc Kinh được thông qua Hội nghị thế giới lần thứ tư về phụ nữ tại Bắc kinh (1995); Berhane Ghebremichael (2013); Lisa Schincariol McMurtry và JJ McMurtry (2015); Nandini Azad do Liên minh HTX thế giới ấn hành năm 2017 1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam: Hoàng Bá Thịnh (2014); Lê Thị Quý (2010); Nguyễn Thị Phương Thuý (2017); Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Chính phủ Úc, UN Women (2016); Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) và UN Women (2014); Nguyễn Viết Đăng, Quyền Đình Hà, Nguyễn Tuyết Lan, 9 Nguyễn Minh Thu, Đỗ Thanh Huyền (2006); Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2017); Hoàng Bá Thịnh (2001) 1.3. Các nghiên cứu về tác động của nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội 1.3.1. Tác động của nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn đến quá trình phát triển về kinh tế: Tổ chức Important India (2018); Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (2016) 1.3.2. Tác động của nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn đến quá trình phát triển về xã hội: Oxfarm (2017) Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam, trong phạm vi nguồn thông tin dữ liệu NCS được tiếp cận, chưa có nghiên cứu làm rõ quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn cũng như quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới; ảnh hưởng của mô hình HTX kiểu mới đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn; thông qua mô hình HTX kiểu mới, vai trò, tiềm năng của các thành viên HTX, trong đó có các lao động nữ, thành viên nữ được phát huy, được khẳng định và thừa nhận... Chỉ có một số nghiên cứu có những mối liên quan nhất định. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu mà Luận án tiếp cận để bổ sung các luận điểm, phát hiện. Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI 10 2.1. Khái niệm về mô hình hợp tác xã kiểu mới và quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới 2.1.1. Khái niệm về mô hình hợp tác xã kiểu mới - Khái niệm hợp tác xã và hợp tác xã kiểu mới: Từ khái niệm về mô hình HTX của quốc tế và của Việt Nam qua các giai đoạn, Luận án sử dụng khái niệm: “HTX kiểu mới là các HTX được thành lập, tổ chức và hoạt động theo đúng bản chất, nguyên tắc được quy định trong Luật Hợp tác xã; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả cao theo chuỗi giá trị, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho thành viên” - Nguyên tắc hoạt động và đặc trưng cơ bản của mô hình hợp tác xã kiểu mới: Theo bảy nguyên tắc hoạt động của HTX được quy định trong Luật HTX năm 2012. - Đặc trưng cơ bản của mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam có thể khái quát như sau: + Về tính chất hoạt động: Mô hình HTX kiểu mới là tổ chức kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên; tự nguyện; mọi lợi ích thuộc về thành viên. + Về mục tiêu tổ chức: Đáp ứng trước hết nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên. + Về đối tượng phục vụ, quan hệ của HTX và thành viên: Đối tượng phục vụ là thành viên HTX. Thành viên HTX có vai trò kép vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng của HTX. 11 + Về sở hữu tài sản: Thành viên HTX góp vốn vào HTX được trả lại vốn góp khi ra khỏi HTX, thành viên vẫn sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất và có các hoạt động kinh tế tư nhân, cá thể. + Về phương thức quản lý: Hướng vào làm lợi cho thành viên; quyền biểu quyết bình đẳng, mỗi thành viên một phiếu. + Về phân chia lợi nhuận: Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được phân phối cho thành viên; Thu nhập đã phân phối cho thành viên là tài sản thuộc sở hữu của thành viên. 2.1.2. Khái niệm về quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới - Theo tổ chức Oxfam, “Nâng cao quyền năng của phụ nữ là một quá trình mà ở đó cuộc sống của người phụ nữ được chuyển từ trạng thái hạn chế về quyền lực do các định kiến giới sang trạng thái mà ở đó họ có quyền bình đẳng với nam giới”. - Khái niệm quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới: “Quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới là năng lực của phụ nữ nông thôn trong kiểm soát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất; tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản xuất; phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin trong phát triển sản xuất; tham gia, ra quyết định và được thụ hưởng thành quả trong mô hình hợp tác xã kiểu mới”. 2.1.3. Vai trò của nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới 12 Nâng cao quyền năng cho phụ nữ nông thôn giúp phụ nữ trở nên tự tin, độc lập, có thể kiếm tiền cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia; tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ cũng như của các thành viên khác trong gia đình; làm giảm bạo lực gia đình. 2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới 2.2.1. Nội dung quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới - Năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất. - Năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ năng phát triển kinh tế. - Năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin để ra các quyết định trong phát triển kinh tế. - Năng lực tham gia, ra quyết định và được thụ hưởng thành quả trong mô hình HTX kiểu mới. 2.2.2. Tiêu chí đánh giá quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới - Sự thay đổi về năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất: Chỉ tiêu đo lường: Tỷ lệ được vay vốn tăng lên và phù hợp với nhu cầu vay; nguồn vay vốn; mục đích vay vốn; thời gian vay vốn; khả năng trả nợ vốn vay... - Sự thay đổi về năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản xuất: Chỉ tiêu đo lường: Mức độ tham gia các 13 hoạt động nâng cao năng lực cho phụ nữ nông thôn; thời gian được tập huấn; mức độ nâng cao kiến thức, kỹ năng trong sản xuất. - Sự thay đổi về năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin trong phát triển sản xuất: Chỉ tiêu đo lường: Việc cung cấp các thông tin liên quan đến sản xuất của phụ nữ nông thôn, nội dung thông tin, nguồn cung cấp thông tin; mức độ ứng dụng thông tin trong việc ra các quyết định sản xuất. - Sự thay đổi về năng lực tham gia, ra quyết định và được thụ hưởng thành quả trong mô hình HTX kiểu mới: Chỉ tiêu đo lường: Vị trí, nhận thức về HTX, quyền lợi nhận được từ HTX, chất lượng các dịch vụ của HTX, sự tham gia họp bàn về các công việc của HTX; mức độ ổn định, phát triển về việc làm, thu nhập. 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới 2.3.1. Các yếu tố vĩ mô: Các chính sách ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận nguồn lực sản xuất của phụ nữ nông thôn: sở hữu đất đai; vay vốn; tập huấn đào tạo; dịch vụ khuyến nông; lao động, việc làm. 2.3.2. Các yếu tố vi mô - Nhóm yếu tố từ hợp tác xã: Với nguyên tắc hoạt động và các đặc trưng cơ bản của mô hình HTX, đây là mô hình có thể giúp nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ nông thôn trong điều kiện HTX vận hành theo đúng nguyên tắc. 14 - Nhóm yếu tố từ bản thân phụ nữ nông thôn: Nhận thức, trình độ học vấn; vốn xã hội của phụ nữ nông thôn; tính cơ động, quyết đoán, tự chủ, nhanh nhạy, của lao động nữ nông thôn thường kém.... 2.4. Kinh nghiệm nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 2.4.1. Kinh nghiệm về bảo đảm và thực hiện quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã của một số nước trên thế giới: Nhật Bản; Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. 2.4.3. Bài học kinh nghiệm: - Mô hình HTX kiểu mới là mô hình hiệu quả trong nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX. - HTX cần là mô hình theo đúng đặc trưng của HTX kiểu mới. - Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ nông thôn tham gia chủ động trong mô hình HTX kiểu mới. Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM 3.1. Tổng quan về thực trạng mô hình hợp tác xã kiểu mới và phụ nữ nông thôn tham gia phát triển kinh tế ở Việt Nam 3.1.1. Thực trạng phát triển của mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam hiện nay 15 3.1.1.1. Sự phát triển của các chính sách liên quan đến mô hình hợp tác xã ở Việt Nam - Thời kỳ trước đổi mới, đề cao tuyệt đối vai trò kinh tế tập thể, HTX phát triển nhanh về số lượng, quy mô bằng các biện pháp hành chính Nhà nước. - Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, có sự thay đổi quan trọng trong khu vực HTX, Luật HTX 1996 là bước mở đầu cho sự ra đời của mô hình HTX kiểu mới. - Luật HTX năm 2003 tạo hành lang pháp lý cho HTX đồng bộ, đầy đủ hơn; bước đầu tạo chuyển biến nhận thức về HTX. - Luật HTX sửa đổi năm 2012 giải quyết hầu hết những vấn đề còn tồn tại từ những văn bản pháp luật trước đó. 3.1.1.2. Thực trạng HTX ở Việt Nam hiện nay. Tính đến 31/12/2018, có 22.861 HTX, trong đó có 13.856 HTX nông nghiệp (chiếm 60,6%), thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia. Mặc dù khó khăn nhưng hiệu quả hoạt động của các HTX ngày càng ổn định và có xu hướng phát triển. Các HTX từng bước hoạt động đúng bản chất. Doanh thu bình quân của một HTX năm 2018 đạt 4.477,3 triệu đồng/HTX. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng: năng lực nội tại còn yếu, kể cả về trang thiết bị, cơ sở vật chất, trình độ công nghệ, trình độ quản lý; hoạt động sản xuất kinh doanh còn thụ động; sự liên kết, hợp tác giữa các HTX chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. 3.1.2. Thực trạng phụ nữ nông thôn tham gia phát triển kinh tế 16 Ở Việt Nam, phụ nữ nông thôn là lực lượng lao động quan trọng, có đóng góp tích cực trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo số liệu từ Tổng điều tra dân số năm 2019, phụ nữ chiếm 50,2% tổng dân số; phụ nữ chiếm 47,4% trong tổng lực lượng lao động ở nông thôn; 77% phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động ở nông thôn. Riêng lực lượng lao động trong các HTX là 2,4 triệu lao động, trong đó chiếm hơn 50% là lao động nữ. Tỷ lệ lao động nữ giữ các chức vụ quản lý, điều hành trong HTX khá thấp và đa phần chỉ giữ chức vụ từ cấp phó trở xuống. Tỷ lệ lao động nữ không có tay nghề chiếm trên 60% tổng số lao động nữ trong HTX. Một số trở ngại của lực lượng lao động nữ nông thôn: Trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế; trình độ học vấn thấp; 71% lao động nữ nông thôn không có khả năng tiếp cận đào tạo nghề, các loại hình đào tạo nghề dành cho phụ nữ thường là ngắn hạn; cơ hội việc làm hiện là vấn đề bức bách. 3.2. Thực trạng quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam 3.2.1. Sự thay đổi về năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối nguồn lực sản xuất Phụ nữ nông thôn thường gặp khó khăn khi tiếp cận với các nguồn lực như tài chính, tín dụng. Theo Oxfam, chỉ 10-20% số người đang sở hữu ruộng đất là phụ nữ. Về tiếp cận vốn, phụ nữ nông thôn thường ít được vay vốn. Kết quả nghiên cứu 150 phụ nữ nông thôn (tại Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ), đối với phụ nữ tham gia HTX được phỏng 17 vấn, tỷ lệ được vay vốn tăng và khả năng trả nợ đúng hạn tăng. So sánh trước thời điểm tham gia HTX, chỉ có 39% được vay vốn sản xuất, sau khi tham gia HTX, đã có 52,4% được vay vốn; trước khi tham gia HTX có 4% không thể trả nợ đúng hạn, sau khi tham gia HTX tỷ lệ này là 0%. So sánh về các hình thức hỗ trợ của HTX cho phụ nữ với nhóm phụ nữ không tham gia HTX cho thấy ở nhóm phụ nữ nông thôn tham gia HTX tỷ lệ được nhận hỗ trợ vật chất và hỗ trợ kỹ thuật lớn hơn nhiều so với nhóm không tham gia HTX: 36,2% được đào tạo về quản lý kinh doanh (tỷ lệ này ở nhóm không tham gia HTX là 26%); 75,4% được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật là (tỷ lệ này ở nhóm không tham gia HTX là 38%); 27,5% được hỗ trợ máy móc, trang thiết bị sản xuất (tỷ lệ này ở nhóm không tham gia HTX là 20%); 14% được hỗ trợ xây dựng thương hiệu (tỷ lệ này ở nhóm không tham gia HTX là 7%). 100% phụ nữ nông thôn tham gia HTX được cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho thành viên. 3.2.2. Sự thay đổi về năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản xuất Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2019, tỷ lệ lao động nữ đã qua đào tạo trong tổng số lao động nữ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật có sự tăng lên nếu so sánh năm 2013 và 2019, còn đến 79,5% lao động nữ chưa qua đào tạo. Qua phỏng vấn 150 phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới (tại Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ), so sánh với thời điểm 18 trước khi tham gia HTX có thể cho thấy HTX đã tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn tham gia nhiều hơn vào các hoạt động nâng cao năng lực. Trước khi tham gia HTX chỉ có 38% được tham gia các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực, sau khi tham gia HTX, con số này tăng đáng kể, lên đến 94,4%. So sánh giữa nhóm phụ nữ nông thôn có tham gia HTX và nhóm không tham gia HTX cho thấy, sau khi tham gia HTX hoặc loại hình kinh tế hiện tại, nhóm không tham gia HTX có tỷ lệ được tập huấn nâng cao năng lực chỉ chiếm 75,6%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm tham gia HTX là 94,4%. 100% phụ nữ nông thôn tham gia HTX cho biết sau khi tham gia HTX kiến thức, kỹ năng được nâng lên. 3.2.3. Sự thay đổi về năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin trong phát triển sản xuất Theo Tổng cục thống kê, 43% hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ được nhận thông tin từ các cán bộ khuyến nông 12 tháng trước điều tra so với 35% gia đình do phụ nữ làm chủ hộ. Đối với 150 phụ nữ nông thôn tham gia HTX (ở Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ), đối với hoạt động cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức, trong nhóm các chị tham gia HTX, trước khi tham gia HTX, chỉ có 49% phụ nữ được nghe các thông tin liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình và sau khi tham gia HTX, 100% phụ nữ được cung cấp các thông tin. Đối với việc ứng dụng thông tin trong ra quyết định sản xuất, đối với nhóm phụ nữ nông thôn tham gia HTX, 100% các chị cho biết khi được tiếp cận thông tin sẽ giúp 19 ra quyết định tốt hơn trong sản xuất kinh doanh, tỷ lệ này ở nhóm không tham gia HTX là 95,7%. 3.2.4. Sự thay đổi về năng lực tham gia, ra quyết định và thụ hưởng thành quả trong mô hình hợp tác xã kiểu mới Theo báo cáo nghiên cứu về kinh tế hợp tác do Oxfam và Viện RCD qua khảo sát đối tượng nông dân, trong đó có phụ nữ cho thấy có rất nhiều những thay đổi tích cực về kinh tế của hộ gia đình khi tham gia các mô hình HTX. 80,9% cho biết liên kết làm tăng doanh thu cho hộ, 77,8% khẳng định tăng lợi nhuận; 85,6% khẳng định các mô hình hợp tác liên kết giúp nâng cao tính tương trợ, gắn kết trong cộng đồng, giảm bớt những nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh. Qua khảo sát 150 phụ nữ nông thôn tham gia HTX (ở Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ), 92,3% phụ nữ tham gia HTX được bàn bạc, bày tỏ ý kiến trong các hoạt động của HTX, 90,1% được quyết định các vấn đề của HTX và tham gia các quy trình bỏ phiếu bầu ban lãnh đạo, 80,1% được chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin, 73,9% được đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp. 15,3% cho thấy khi tham gia HTX công việc ổn định hơn rất nhiều, 56,25% có công việc ổn định hơn nhiều, tương ứng với đó, 11,8% thu nhập được tăng lên nhiều, 58,33% thu nhập tăng nhiều so với trước khi vào HTX. 3.3. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam 3.3.1. Các yếu tố vĩ mô 20 - Các chính sách thúc đẩy phụ nữ nông thôn tham gia mô hình HTX kiểu mới - Các chính sách và việc thực thi các chính sách hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận nguồn lực sản xuất - Các chính sách và việc thực thi các chính sách hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng trong mô hình hợp tác xã kiểu mới 3.3.2. Các yếu tố vi mô - Nhóm yếu tố từ mô hình hợp tác xã kiểu mới: Tạo điều kiện cho thành viên: tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất; tiếp cận các hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ; đào tạo nghề; tiếp cận các nguồn thông tin theo các hình thức, các kênh phù hợp; thành viên tham gia, ra quyết định, đảm bảo thu nhập, việc làm, nâng cao vai trò trong gia đình và xã hội. - Nhóm yếu tố từ bản thân phụ nữ nông thôn: Nhận thức, kiến thức; Hoàn cảnh gia đình và số con trong gia đình; Vốn xã hội. 3.4. Đánh giá chung về quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới 3.4.1. Điểm mạnh và nguyên nhân 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM 21 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam 4.1.1. Bối cảnh quốc tế Tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn ra phức tạp, tuy nhiên, xu hướng hòa bình và hợp tác là xu hướng phổ biến; sự phát triển của kinh tế-xã hội, khoa học, công nghệ, đặc biệt cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số; biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. 4.1.2. Bối cảnh trong nước Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Quá trình hội nhập quốc tế đem đến những điều kiện thuận lợi và những khó khăn thách thức mà các HTX phải đối mặt. Cơ hội và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 và biến đổi khí hậu đến phụ nữ nông thôn. 4.2. Phân tích SWOT về quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam 4.3. Quan điểm về nâng cao quyền năng kinh tế của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quyen_nang_kinh_te_cua_phu_nu_nong_thon_tron.pdf
Tài liệu liên quan