Tóm tắt Luận án Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (spi) của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

Dữ liệu từ quá trình phỏng vấn chuyên sâu đối với chuyên gia trong lĩnh vực tài

chính vi mô cho thấy hiện nay vấn đề cấp bách các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi

mô cần hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước là quy định về cấp phép, quản lý hoạt động và

vốn. Qua đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước như sau:

Thứ nhất, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

việc huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào

hoạt động tài chính vi mô

pdf44 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (spi) của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu về hiệu quả xã hội của MFIs cũng cho thấy có hai phương pháp thường được sử dụng trong đo lường hiệu quả xã hội của MFIs. Trong đó, theo nghĩa hẹp các tác giả thường 15 đo lường hiệu quả xã hội dựa trên những kết quả ghi nhận từ các báo cáo. Theo nghĩa rộng, hiệu quả xã hội lại được đo lường dựa trên việc khảo sát, đánh giá từ giác độ quy trình quản lý và thực thi. 1.5 Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội 1.5.1 Lý thuyết M&M 1.5.1.1 Nội dung lý thuyết M&M Lý thuyết về cấu trúc vốn hiện đại được bắt nguồn từ lý thuyết của Modigliani và Miller (1958). Với các giả định về một thị trường vốn hoàn hảo như không có thuế, không có chi phí giao dịch, không có hiện tượng thông tin bất cân xứng và cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư đều là người chấp nhận giá (Levati và cộng sự, 2012), lý thuyết M&M nhận định giá trị của doanh nghiệp không phụ thuộc vào nguồn vốn dùng để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp đó. 1.5.1.2 Các nghiên cứu về lý thuyết Ủng hộ cho lý thuyết M&M, Stiglitz (1969) đã chứng minh lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliani và Miller không chỉ đúng với các giả định về thị trường vốn hoàn hảo, mà còn xảy ra tại thị trường nơi mà hoạt động vay vốn cá nhân bị hạn chế hoặc có dấu hiệu của phá sản. Đưa ra ý kiến phản bác đầu tiên cho lý thuyết M&M là Durand (1959) khi tác giả cho rằng hai giả thuyết liên quan đến thay thế hoàn hảo và cơ hội kinh doanh chênh lệch giá là không thể xảy ra trong thị trường hoàn hảo. Bên cạnh đó, dựa trên những điểm không hoàn hảo của thị trường vốn, Arzac và Glosten (2005), Dann (1981), Masulis (1983) và Graham và Harvey (2001) cũng phản bác lại lý thuyết M&M khi chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa giá trị doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính. 1.5.2 Lý thuyết đánh đổi 1.5.2.1 Nội dung lý thuyết Được phát triển bởi Kraus và Litzenberger (1973) lý thuyết đánh đổi cho rằng có sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ; do đó các nhà quản lý cần cân nhắc để tìm ra một tỉ lệ nợ tối ưu (Graham & Harvey, 2001) nhằm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp (Abor, 2005). 1.5.2.2 Các nghiên cứu về lý thuyết Ủng hộ cho quan điểm về lý thuyết đánh đổi là các nghiên cứu của Tong và Green (2005), Graham và Harvey (2001), Flannery và Rangan (2006), Marsh (1982), Opler và Titman (1994) và Taggart (1977), Hackbarth và cộng sự (2007). 16 Trái lại, Baker và Wurgler (2002, p.3) đưa ra ý kiến phản bác lý thuyết đánh đổi và kết luận “cấu trúc vốn là kết quả của sự nỗ lực theo thời gian trên thị trường chứng khoán”. Bên cạnh đó, Fama và French (1998), Dawar (2014), Daskalakis và Psillaki (2005) và Salim và Yadav (2012) cũng có những ý kiến phản bác lý thuyết này. 1.5.3 Lý thuyết trật tự phân hạng 1.5.3.1 Nội dung lý thuyết Trái ngược với lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng được giới thiệu bởi Myers và Majluf (1984) phủ nhận sự tồn tại của một tỉ lệ nợ mục tiêu. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng đồng thuận về việc xây dựng một thứ tự ưu tiên lựa chọn cho các nguồn vốn sử dụng bởi doanh nghiệp. 1.5.3.2 Các nghiên cứu về lý thuyết Ủng hộ cho quan điểm của lý thuyết này là Remolona (1990), Baskin (1989), De Jong và cộng sự (2011). Cũng thực hiện nghiên cứu kiểm tra mức độ phù hợp của lý thuyết trật tự phân hạng, tuy nhiên Lery và Roberts (2010) nhận thấy lý thuyết này chỉ giải thích được khoảng 20% quyết định tài chính của các doanh nghiệp, thấp hơn rất nhiều so với kết quả được đưa ra bởi De Jong và cộng sự (2011). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy mức độ giải thích của lý thuyết trật tự phân hạng đối với cấu trúc vốn của tổ chức không cao (Seifert và Gonenc, 2008; Helwege và Liang, 1996; Frank và Goyal, 2003; Graham và Harvey, 2001). 1.5.4. Đặc tính cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô Sự khác biệt trong sứ mệnh và cách thức hoạt động đã khiến cho cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp có những sự khác biệt rõ rệt. Thứ nhất, các tổ chức tài chính vi mô thường được nhận các nguồn vốn viện trợ, các nguồn vốn ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp. Thứ hai, cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô luôn luôn biến động dựa trên sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Thứ ba, các tổ chức tài chính vi mô phải tuân thủ các quy định về an toàn vốn, trong khi các doanh nghiệp thì không. 1.5.5 Cơ chế tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội Thông qua phân tích sự khác biệt trong đặc điểm cấu trúc vốn, và đặc biệt là sự tác động của các giả định đến cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô, tác giả nhận thấy chi phí phá sản và chi phí đại diện ít có tác động đến cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô. Trái lại thuế và đặc biệt là chi phí giao dịch trong các giả định của lý thuyết cấu trúc vốn cơ bản có tác động nhất định đến mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và mức độ bền 17 vững, hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô. Chính vì vậy, cơ chế tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội được xây dựng như sau: Biểu đồ 1.3 Cơ chế tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô Nguồn: Tác giả tự phát triển Việc lựa chọn các nguồn vốn khác nhau sẽ quyết định chi phí sử dụng vốn mà mỗi tổ chức tài chính vi mô phải chi trả để duy trì hoạt động của mình. Chi phí này sẽ tác động trực tiếp tới chi phí tài chính, và sau đó là mức độ bền vững của tổ chức. Bên cạnh đó, tổ chức tài chính vi mô vẫn luôn được biết đến là tổ chức hoạt động với mục tiêu giúp xóa đói, giảm nghèo; do đó, việc sử dụng các nguồn vốn với chi phí khác nhau cũng vô hình chung tạo một áp lực nhất định đối với nhà quản lý, điều hành tổ chức khi phải vừa đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tài chính và mục tiêu xã hội. Chính vì vậy, hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô cũng sẽ bị tác động. Cấu trúc vốn Thuế, chi phí giao dịch Chi phí tài chính Mức độ bền vững Áp lực cân bằng giữa mục tiêu tài chính và xã hội Hiệu quả xã hội 18 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN, MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM 2.1. Quá trình hình thành của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 2.2. Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam 2.3. Các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam Tổ chức cung cấp tài chính vi mô tại Việt Nam khá đa dạng. Tuy nhiên, theo như phần định nghĩa trong khái niệm về tổ chức tài chính vi mô, luận án chỉ tập trung phân tích các tổ chức đã chuyển đổi được cấp phép hoạt động theo luật tổ chức tín dụng (gồm TYM, M&-MFI, TCTCVM Thanh Hóa và CEP) và các quỹ xã hội, tổ chức/chương trình/dự án tài chính vi mô có đăng kí và có thực hiện việc thống kê, báo cáo hàng năm cho Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, do được hình thành sau so với các tổ chức tài chính vi mô hoạt động tại các quốc gia khác thuộc khu vực châu Á, MFIs tại Việt Nam không chỉ cách biệt về số lượng các tổ chức cung ứng dịch vụ, mà quan trọng hơn còn có những đặc điểm khác biệt so với MFIs trong nhóm đồng đẳng. Thứ nhất, quy mô của MFIs Việt Nam nhỏ hơn so với các tổ chức trong nhóm đồng đẳng, nguồn huy động từ tiết kiệm chưa thể hiện đóng vai trò chính và chủ yếu tại các tổ chức tài chính vi mô, vốn chủ sở hữu và các khoản nợ chiếm đa số trong tổng nguồn vốn của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam và các khoản vay từ các đơn vị tư nhân chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Thứ hai, chi phí hoạt động của MFIs Việt Nam được ghi nhận là thấp hơn so với MFIs tại các quốc gia khác, do đó, các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đạt được lợi nhuận và duy trì mức độ bền vững ở mức tương đối ổn định qua các năm so với các tổ chức tài chính vi mô tại quốc gia khác. Thứ ba, khách hàng của MFIs Việt Nam đa phần là nữ giới cho thấy các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đang đảm bảo theo đuổi mục tiêu hiệu quả xã hội. 2.4 Cấu trúc vốn của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 2.4.1. Thực trạng cấu trúc vốn của các TCTCVM được cấp phép tại Việt Nam Căn cứ vào dữ liệu được cung cấp bởi Nhóm công tác tài chính vi mô tại Việt Nam, tác giả nhận thấy cấu trúc nguồn vốn của các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép tại Việt Nam khá đa dạng khi cấu thành bởi các nguồn gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay và vốn khác. Trong đó, các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép đều có sự tăng trưởng rất 19 ấn tượng trong tỷ lệ vốn huy động từ tiền gửi trên tổng nguồn vốn, đồng thời cũng khẳng định tiết kiệm đang dần trở thành nguồn vốn quan trọng nhất trong hoạt động của tổ chức. Trái lại, do những vướng mắc trong vấn đề pháp lý, cơ chế vay vốn từ các tổ chức và cá nhân bằng ngoại tệ, hay năng lực hoạt động còn hạn chế nên tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn suy giảm theo thời gian. 2.4.2 Thực trạng cấu trúc vốn của các TCTCVM có đăng kí tại Việt Nam So với các TCTCVM được cấp phép, tổ chức có đăng kí có cơ cấu vốn có phần kèm đa dạng hơn; trong đó, vốn chủ sở hữu – nguồn vốn đa phần được tạo lập bởi vốn góp ban đầu và vốn nhận tài trợ chiếm gần 50% tổng nguồn vốn của MFIs có đăng kí, nguồn vốn vay và vốn huy động đang chiếm tỷ lệ gần như ngang bằng nhau với dao động trong khoảng 21% - 28%, và cuối cùng là vốn khác chiếm một tỷ lệ tương đối khiêm tốn ở mức 1% - 4%. 2.5 Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 2.5.1 Thực trạng về mức độ bền vững của các TCTCVM được cấp phép tại Việt Nam Chỉ số OSS của các tổ chức đều cao hơn 100% - phản ánh thu nhập từ hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép đều có thể trang trải cho toàn bộ chi phí hoạt động, và đặc biệt chỉ số OSS của từng tổ chức qua các năm cũng không có sự biến động quá lớn. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo thông lệ quốc tế và nhận định của Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm và cộng sự (2013) về tỉ lệ mức độ bền vững hoạt động trong dài hạn, thì hiện tại chỉ có TYM và CEP là đáp ứng yêu cầu. Song, chỉ số OSS của TYM cũng không chênh quá nhiều so với ngưỡng chuẩn, còn đối với CEP do mới bước vào quá trình chuyển đổi nên OSS cũng chưa thực sự ổn định và có thể biến động trong các năm tiếp theo. Chính vì vậy, việc duy trì và nâng cao chỉ số này trong thời gian tới là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động bền vững của MFIs được cấp phép. 2.5.2. Thực trạng về mức độ bền vững của các TCTCVM có đăng kí tại Việt Nam Chỉ số OSS bình quân của các tổ chức có đăng kí qua các năm đều cao hơn 120%, và đặc biệt có phần cao hơn so với các tổ chức được cấp phép. Tuy nhiên, khi tập trung phân tích OSS của từng tổ chức có đăng kí có thể thấy mức độ bền vững của các tổ chức có sự chênh lệch rất lớn, và đặc biệt số lượng các tổ chức có đăng kí có chỉ số OSS lớn hơn 120% ngày càng suy giảm. 2.6. Hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 2.6.1 Mức độ tiếp cận (A) So sánh về số lượng khách hàng đang vay vốn bình quân tại tổ chức tài chính vi mô 20 được cấp phép và có đăng kí có thể thấy mức độ tiếp cận của các tổ chức được cấp phép là cao hơn so với tổ chức có đăng kí. 2.6.2 Tỉ lệ dư nợ bình quân trên thu nhập bình quân (B) So sánh về sự thay đổi của dư nợ bình quân/GNI bình quân đầu người qua các năm tại tổ chức được cấp phép và có đăng kí có thể thấy tỉ lệ này không thay đổi quá nhiều theo thời gian. 2.6.3 Chi phí trên một khách hàng vay (C) Chi phí trên một khách hàng vay vốn bình quân tại tổ chức được cấp phép là cao hơn tương đối so với tổ chức có đăng kí. 2.6.4 Tỉ lệ khách hàng nữ (D) Tỷ trọng khách hàng nữ trên tổng số khách hàng đang vay vốn tại các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép và có đăng kí luôn chiếm tới hơn 88%. 2.6.5 Số lượng chi nhánh (E) Số lượng chi nhánh trong nghiên cứu này được nhận định có rất ít biến động; và do đó, sẽ được loại trừ khi tính toán giá trị SPI. 2.6.6 Tỉ lệ nợ rủi ro (G) và tỉ lệ xóa nợ (H) Tỷ lệ dư nợ rủi ro trên 30 ngày và tỷ lệ xóa nợ bình quân của các tổ chức được cấp phép luôn thấp hơn so với tổ chức có đăng kí. 2.6.7 Chỉ số SPI Chỉ số hiệu quả xã hội (SPI) của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017 có xu hướng giảm dần theo thời gian. Đặc biệt, so sánh giữa tổ chức tài chính vi mô được cấp phép và tổ chức tài chính vi mô có đăng kí thì hệ số SPI của tổ chức có đăng kí lại có phần nhỉnh hơn, phản ánh hiệu quả xã hội của các tổ chức có đăng kí là tốt hơn 21 CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM 3.1 Tổng quan mô hình kinh tế lƣợng đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 3.1.1 Mô hình tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững Mô hình thứ nhất: mô hình cho chuỗi dữ liệu tại nhiều quốc gia. Hình 3.1: Mô hình cho chuỗi dữ liệu tại nhiều quốc gia Mô hình thứ hai: mô hình cho chuỗi dữ liệu tại một quốc gia. Hình 3.2: Mô hình cho chuỗi dữ liệu tại một quốc gia Mô hình thứ ba: mô hình chỉ tập trung vào đánh giá sự tác động của cấu trúc vốn tới mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô. Hình 3.3: Mô hình tập trung vào đánh giá sự tác động của cấu trúc vốn Qua phân tích ba mô hình đo lường sự tác động của cấu trúc vốn lên mức độ bền vững của MFIs, tác giả nhận thấy với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là về các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam thì mô hình thứ hai – mô hình cho chuỗi dữ liệu tại một quốc gia là phù hợp hơn cả với nghiên cứu này. 22 3.1.2 Mô hình tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội Mô hình thứ nhất: mô hình chỉ phân tích dựa trên nhóm yếu tố vi mô. Hình 3.4: Mô hình chỉ sử dụng các biến số vi mô Mô hình thứ hai: mô hình phân tích dựa trên cả nhóm yếu tố vi mô và vĩ mô. Hình 3.5: Mô hình sử dụng cả biến số vi mô và vĩ mô Qua phân tích hai mô hình đo lường sự tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả xã hội của MFIs, tác giả nhận thấy mô hình thứ nhất – mô hình phân tích chỉ dựa trên nhóm yếu tố vi mô là phù hợp hơn, bởi nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích đối tượng là các tổ chức tài chính vi mô tại một quốc gia là Việt Nam. 3.2 Đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam thông qua mô hình kinh tế lƣợng 3.2.1 Mô tả mô hình Căn cứ vào khung phân tích được xây dựng, câu hỏi nghiên cứu 1 về tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô sẽ được phân tích qua mô hình như sau: OSS = β0 + β1* EAit + β2 *DPit +β3*BAit + β4*OAit + β5*Sizeit + β6*FBit + β7*OERit + β8*CPBit + β9*BPLOit + β10*PAR30it + β11*AGEit + β12*PSit + β13*RSit + β14*LMit + ε (1) Trong đó: Β0: Hệ số tự do β1-14: Các hệ số hồi quy riêng ε: Sai số ngẫu nhiên 23 OSS: Mức độ bền vững EA: Tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản DP: Tỉ lệ vốn huy động trên tổng tài sản BA: Tỉ lệ vốn vay trên tổng tài sản OA: Tỉ lệ nợ khác trên tổng tài sản Size: Quy mô theo tổng dư nợ của tổ chức tài chính vi mô FB: Tỉ lệ khách hàng nữ OER: Tỉ lệ chi phí hoạt động CPB: Chi phí trên một khách hàng BPLO: Số khách hàng vay trên một cán bộ tín dụng PAR 30: Tỉ lệ dư nợ trên 30 ngày AGE: Thời gian hoạt động của tổ chức tài chính vi mô PS: Lợi tức trung bình trên tổng dư nợ RS: Tình trạng pháp lý LM: Phương thức cho vay Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 2, mô hình hồi quy tuyến tính nhiều biến cũng được sử dụng; trong đó, biến phụ thuộc là SPI, biến độc lập là vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA), vốn huy động từ tiền gửi trên tổng tài sản (DP), vốn vay trên tổng tài sản (BA), nợ khác trên tổng tài sản (OA), quy mô (size), số khách hàng trên một cán bộ tín dụng (BC), lợi tức trung bình trên tổng dư nợ (PS), tình trạng pháp lý (RS), phương thức cho vay (LM), thời gian hoạt động (AGE) và biến trễ SPI và PS. Cụ thể, mô hình có công thức như sau: SPI = β0 + β1* EAit + β2 *DPit +β3 *BAit + β4*OAit + β5*Sizeit + β6*BC it + β7*PSit + β8*RSit+ β9*LMit + β10*AGEit + β11*Lag SPIit + β12*Lag PSit € (2) β0: Hệ số tự do β1-12: Các hệ số hồi quy riêng €: Sai số ngẫu nhiên 3.2.2 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 3.2.2.1 Các biến sử dụng trong mô hình đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững a) Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình đo lường tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững là biến OSS. b) Biến độc lập 24 Các nguồn hình thành nên vốn của TCTCVM (vốn huy động từ tiền gửi, vốn đi vay, nợ khác và vốn chủ sở hữu) sẽ được sử dụng như biến đại diện cho cấu trúc vốn. Bên cạnh nhóm biến cấu trúc vốn, nhóm biến về đặc điểm của các tổ chức tài chính vi mô cũng được sử dụng trong mô hình bao gồm quy mô; tỉ lệ khách hàng nữ; chi phí cho một người vay; tỉ lệ chi phí hoạt động; số khách hàng trên một cán bộ tín dụng; tỉ lệ dư nợ rủi ro trên 30 ngày; thời gian hoạt động, lợi tức trung bình trên tổng dư nợ, tình trạng pháp lý, phương thức cho vay). Căn cứ vào cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn, kết quả của các nghiên cứu trước đây, cũng như điều kiện hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, tác giả đưa ra giả thuyết tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như sau: Bảng 3.1. Giả thuyết tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc STT Biến tác động Ký hiệu Chiều tác động dự kiến 1 Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản EA + 2 Vốn huy động từ tiền gửi trên tổng tài sản DP + 3 Vốn vay trên tổng tài sản BA - 4 Nợ khác trên tổng tài sản OA - 5 Quy mô Size + 6 Tỉ lệ khách hàng nữ FB + 7 Chi phí trên một khách hàng vay CPB - 8 Tỉ lệ chi phí hoạt động OER - 9 Số khách hàng trên một cán bộ tín dụng BPLO + 10 Tỉ lệ nợ rủi ro trên 30 ngày PAR 30 - 11 Thời gian hoạt động AGE + 12 Lợi tức trung bình trên tổng dư nợ PS + 13 Tình trạng pháp lý RS + 14 Phương thức cho vay LM + 3.2.2.2 Các biến sử dụng trong mô hình đánh giá sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam a) Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam là biến SPI với các cấu phần để 25 tính toán nên giá trị SPI gồm 7 chỉ tiêu mức độ tiếp cận (A), tỉ lệ dư nợ bình quân trên thu nhập bình quân (B), chi phí trên một khách hàng vay (C), tỉ lệ khách hàng nữ (D), tỉ lệ tự vững hoạt động (F), tỉ lệ nợ rủi ro (G) và tỉ lệ xóa nợ (H). b) Biến độc lập Các nguồn hình thành nên vốn của TCTCVM (vốn huy động từ tiền gửi, vốn đi vay, nợ khác và vốn chủ sở hữu) sẽ được sử dụng như biến đại diện cho cấu trúc vốn. Bên cạnh nhóm biến cấu trúc vốn, nhóm biến về đặc điểm của các tổ chức tài chính vi mô cũng được sử dụng trong mô hình bao gồm quy mô (size, số khách hàng trên một cán bộ tín dụng, thời gian hoạt động, lợi tức trung bình trên tổng dư nợ, tình trạng pháp lý, phương thức cho vay). Căn cứ vào lý thuyết cấu trúc vốn và kết quả của các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như sau: Bảng 3.2. Giả thuyết tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc STT Biến tác động Ký hiệu Chiều tác động dự kiến 1 Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản EA + 2 Vốn huy động từ tiền gửi trên tổng tài sản DP + 3 Vốn vay trên tổng tài sản BA - 4 Nợ khác trên tổng tài sản OA - 5 Quy mô SIZE + 6 Số khách hàng trên một cán bộ tín dụng BPLO + 7 Lợi tức trung bình trên tổng dư nợ PS - 8 Tình trạng pháp lý RS - 9 Phương thức cho vay LM + 10 Thời gian hoạt động AGE - 11 Biến trễ lợi tức trung bình trên tổng dư nợ LagPS + 12 Biến trễ hiệu quả xã hội LagSPI + 3.3 Số liệu và kết quả nghiên cứu 3.3.1 Mô tả số liệu thống kê 3.3.2 Kết quả nghiên cứu mô hình đánh giá sự tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 3.3.2.1 Kết quả hồi quy 26 Bảng 3.5: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy theo REM Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 472.1715*** 110.7141 4.264781 0.0000 EA 1.126835*** 0.244797 4.603134 0.0000 DP 1.127743*** 0.409753 2.752251 0.0066 OA 0.513946 1.152903 0.445784 0.6564 LOG_SIZE -7.324464 11.25622 -0.650704 0.5162 FB -3.126682*** 0.905044 -3.454729 0.0007 LOG_CPB -27.11789 25.25183 -1.073898 0.2845 OER -2.552263* 1.528775 -1.669483 0.0970 BPLO -0.005756 0.025502 -0.225721 0.8217 PAR_30 -7.101701 5.166675 -1.374520 0.1713 AGE 0.013726 1.313880 0.010447 0.9917 PS 1.460687*** 0.544646 2.681901 0.0081 RS -32.59415 29.70525 -1.097252 0.2742 LM -47.42429*** 18.01713 -2.632177 0.0093 Ghi chú:***, **, * thể hiện các hệ số có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10% Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ dữ liệu thứ cấp Bảng 3.6: Kết quả mô hình 1 rút gọn Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 401.0163 79.47154 5.046036 0.0000 EA 1.207609*** 0.225602 5.352828 0.0000 DP 1.054746*** 0.304674 3.461884 0.0007 FB -3.312479*** 0.833216 -3.975535 0.0001 OER -3.087107*** 1.142183 -2.702811 0.0076 PS 1.181572** 0.460051 2.568351 0.0111 LM -31.30115** 15.07611 -2.076208 0.0394 Ghi chú:***, **, * thể hiện các hệ số có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10% Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ dữ liệu thứ cấp Kết quả mô hình hồi quy cho thấy các biến đều có tác động đáng kể đến mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam ở mức ý nghĩa 1% hoặc 5%. Ngoài ra, chiều tác động của các biến cũng khá tương đồng với giả thuyết nghiên cứu được đưa ra tại mục 3.2.1. 27 Bảng 3.7: So sánh giữa giả thuyết và kết quả nghiên cứu mô hình 1 Biến tác động Giả thuyết Kết quả nghiên cứu Kết luận Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA) + + Chấp nhận Vốn huy động từ tiền gửi trên tổng tài sản (DP) + + Chấp nhận Tỉ lệ khách hàng nữ (FB) + - Bác bỏ Tỉ lệ chi phí hoạt động (OER) - - Chấp nhận Lợi tức trung bình trên tổng dư nợ (PS) + + Chấp nhận Phương thức cho vay (LM) + - Bác bỏ Cụ thể, các biến về cấu trúc vốn gồm vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và vốn huy động từ tiền gửi trên tổng tài sản đều có tác động thuận chiều đến mức độ bền vững, cũng như phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Bên cạnh đó, biến đặc điểm của tổ chức như lợi tức trung bình trên tổng dư nợ cũng cho thấy tác động tích cực đến mức độ bền vững của MFIs tại Việt Nam. Trái lại, biến tỉ lệ khách hàng nữ và phương thức cho vay theo kết quả hồi quy lại mang dấu âm phản ánh mối quan hệ nghịch chiều với mức độ bền vững; đồng thời, cũng bác bỏ giả thuyết của nghiên cứu. Do đó, trong phần tiếp theo lý giải về chiều hướng tác động của các biến sẽ được làm rõ. 3.3.2.2 Thảo luận kết quả Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA): Biến EA có quan hệ thuận chiều với OSS. Kết quả này là hoàn toàn đồng nhất với kết quả trong các nghiên cứu về mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô cả trong nước (Đào Lan Phương, 2019; Nguyễn Quỳnh Phương, 2017) và ngoài nước (Mwizarubi và cộng sự, 2015; Nyamsogoro, 2010). Cụ thể, theo tác giả do tại Việt Nam nguồn vốn chủ sở hữu của các tổ chức tài chính vi mô, đặc biệt là các tổ chức có đăng kí chủ yếu lấy từ các nguồn vốn góp, vốn nhận tài trợ với chi phí rất thấp; chính vì vậy, việc sử dụng nguồn vốn này hẳn nhiên sẽ giúp cho các tổ chức tài chính vi mô ổn định hoạt động cũng như tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện các nguồn vốn tài trợ dưới dạng góp vốn chủ sở hữu ngày càng trở nên suy giảm, đặc biệt kể từ khi Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình, thì việc duy trì những lợi thế từ việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ ít nhiều bị tác động trong tương lai. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản (DP): Giá trị của hệ số hồi quy là 1.054 cho thấy vốn huy động có ý nghĩa quan trọng đối với mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô 28 tại Việt Nam, và đặc biệt kết quả này hoàn toàn tương đồng với kết luận từ nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính vi mô như Mwizarubi và cộng sự (2015); Iezza (2010); Muriu (2011) và Hossain và Asam (2016) khi đa phần các tác giả đều nhận định rằng so với các nguồn vốn khác, nguồn vốn huy động được đánh giá là có chi phí vốn tương đối thấp. Chính vì vậy, sự gia tăng tỉ lệ vốn huy động trong tổng nguồn vốn sẽ giúp cho các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam tiết kiệm được chi phí, từ đó gia tăng lợi nhuận và mức độ bền vững. Kinde (2012) ở một khía cạnh khác còn cho rằng việc sử dụng vốn huy động với chi phí vốn thấp còn gián tiếp giúp các tổ chức tài chính vi mô củng cố môi quan hệ bền chặt với khách hàng, và đạt được mức độ bền vững trong dài hạn, khi họ có thể thu hút và cấp tín dụng cho khách hàng vay với mức lãi suất ưu đãi và hấp dẫn hơn. Tỷ lệ khách hàng nữ (FB): Biến FB có hệ số hồi quy là -3.31 phản ánh quan hệ ngược chiều với mức độ bền vững OSS. Kết quả này có phần khác biệt so với kết luận được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tac_dong_cua_cau_truc_von_den_muc_do_ben_vun.pdf
Tài liệu liên quan