CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA
NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở ĐÔ THỊ
CẤP TỈNH
2.3.1. Vai trò quản lý của Nhà nước ở đô thị
Vai trò này được thể hiện thông qua việc ban hành các chính sách, biện
pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu
cực mà người nhập cư đem lại.
Một hệ thống chính sách, biện pháp hợp lý sẽ tranh thủ được những lợi
ích do người nhập cư đem đến và ngược lại, một chính sách quản lý buông
lỏng hay thả nổi thì những tác động tiêu cực người nhập cư đem lại có thể
không kiểm soát được và sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển kinh tế-xã
hội của đô thị.
2.3.2. Sự phát triển kinh tế đô thị
Nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra một thị trường lao động rộng lớn, qui mô
việc làm nhiều góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nhập cư.
Nền kinh tế phát triển, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế đa
dạng, đảm bảo phần nào nhu cầu của người nhập cư. Ngoài ra, các yếu tố
như: tốc độ tăng trưởng kinh tế; cơ cấu kinh tế; thu ngân sách cũng ảnh
hưởng đến tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội của
một địa phương, một quốc gia.
2.3.3. Vai trò của doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể chính trị -
xã hội
Nếu các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội phát huy tốt vai
trò trong quá trình tham gia vào quản lý, kiểm soát, tuyên truyền chủ
trương, đường lối của chính quyền đến người nhập cư và hỗ trợ người nhập
cư sẽ góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa những tác động tiêu cực và
phát huy những tác động tích cực, góp phần vào việc ổn định tình hình trật
tự, an toàn xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ người nhập cư làm làm kinh tế, từ đó thúc
đẩy kinh tế đô thị phát triển.
2.3.4. Bản thân người nhập cư
Nếu người nhập cư có trình độ học vấn, chuyên môn cao thường sẽ có
những tác động tích cực nhiều hơn đến sự phát triển kinh tế và ngược lại, đối12
với bộ phận lao động phổ thông, làm nghề tự do, trình độ học vấn thấp, chưa
qua đào tào nghề, chuyên môn kỹ thuật thì khó tránh khỏi việc gây ra
những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội nơi đến như áp lực
giải quyết việc làm, vấn đề an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, văn
minh đô thị.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao thường nhập cư nhiều hơn.
Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu cho thấy, ngày nay, những người
nhập cư thường là những người có trình độ học vấn thấp và có sự khác nhau
giữa nam và nữ.
Đặc điểm về việc làm, thu nhập, điều kiện sống
Những người nhập cư tạm thời và mùa vụ thường là những người
không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Phần lớn họ có
trình độ học vấn thấp, trình độ tay nghề thấp do đó khi nhập cư ra thành
phố thì họ làm rất nhiều nghề hoặc việc làm nặng nhọc, độc hại, với trình
độ lao động phổ thông và giản đơn. Điều kiện sống khó khăn, nhất là vấn
đề nhà ở, y tế, giáo dục
2.1.2. Nguyên nhân làm xuất hiện người nhập cư
2.1.2.1. Nguyên nhân về kinh tế
Nguyên nhân này bao gồm cả những “lực đẩy” ở nơi đi như: thiếu
đất canh tác; thiếu việc làm; thu nhập thấp và “lực hút” ở nơi đến như:
thu nhập cao hơn; cơ hội tìm được việc làm dễ hơn
2.1.2.2. Nguyên nhân về chất lượng cuộc sống
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự chênh lệch lớn về cơ sở hạ tầng
và phúc lợi xã hội (giao thông, điện, y tế, trường học, nước sinh hoạt)
cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập cư. Người dân sẽ di
chuyển từ nơi bất ổn chính trị, nghèo, công việc khan hiếm, dịch vụ cung
cấp thực phẩm nghèo nàn đến nơi giàu có hơn, thịnh vượng hơn.
2.1.2.3. Quá trình đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi không gian địa lý và không gian
kinh tế, từ đó tạo sức hấp dẫn lớn, thu hút lao động nơi khác tới.
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI Ở ĐÔ THỊ CẤP TỈNH
2.2.1. Tác động tích cực
2.2.1.1. Về kinh tế
Bổ sung lực lượng lao động cho đô thị
Người nhập cư đóng góp vào nguồn cung lao động cho các đô thị, là
một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Trong quá trình phát triển, các thành phố không chỉ có nhu cầu về
nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động đã qua đào tạo, có trình độ cao
mà bên cạnh đó, các thành phố còn có nhu cầu về lao động phổ thông, giản
đơn và dân nhập cư sẽ đáp ứng nhu cầu này.
9
Về vấn đề này, V.I.Lênin đã từng nói: “Dân cư nông thôn đi về thành
phố là một hiện tượng tiến bộ”.
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Sự đóng góp này có thể được xem xét trên cả 2 góc độ: tổng cung và
tổng cầu. Dưới góc độ tổng cung, người lao động nhập cư với tư cách là
nhân tố lao động tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế.
Dưới góc độ tổng cầu, sự đóng góp của người nhập cư thông qua việc chi tiêu
dùng cá nhân như: ăn uống, thuê nhà ở, một số dịch vụ xã hội khác
Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động
Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH và đô thị hóa tất yếu phải có
sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, chuyển một bộ phận lao
động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ. V.I.Lênin viết:
“Thành phố tất yếu phải kéo theo nông thôn, nông thôn tất yếu phải đi
theo thành phố”.
Góp phần đa dạng hóa các hoạt động kinh tế
Khu vực kinh tế không chính thức vốn đã sôi động, khi người nhập
cư đến đông càng làm cho khu vực này sôi động thêm nhất là những việc
làm mang tính chất dịch vụ như: xe ôm, đánh giày, nội trợ, giúp việc
nhà Bên cạnh đó, các ngành nghề thủ công, truyền thống có cơ hội để
phát triển.
Khi nhập cư đến thành phố sinh sống, nhiều người trong số đó đem
thành phố các ngành, nghề thủ công truyền thống để sinh nhai và tìm địa
bàn tiêu thụ rộng lớn như nghề làm bún, hủ tiếu, chế biến lương thực thực
phẩm, nghề mộc và điều này góp phần làm đa dạng hóa ngành nghề ở
các đô thị.
2.2.1.2. Về văn hóa, xã hội
Làm phong phú thêm đời sống văn hoá của đô thị
Nhập cư không chỉ đơn thuần là dịch chuyển lao động mà còn là quá
trình giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng có đặc trưng văn hóa khác nhau,
bởi vì người nhập cư đến từ nhiều địa phương khác nhau và mang theo
những nét văn hóa riêng của vùng, miền, quê hương họ, những dòng văn hóa
đó không xung đột mà hòa nhập vào nhau làm phong phú thêm đời sống văn
hóa đô thị.
Góp phần mở rộng và phát triển không gian đô thị
Về mặt lịch sử, đô thị hóa đã từng gắn liền với sự tăng trưởng của
nhân khẩu đô thị, sự tích tụ dân cư thành phố tăng lên và sự tăng lên này
một phần là nhờ vào lượng người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.
Sự phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế và đô thị hóa là nguyên
nhân thúc đẩy người dân nhập cư vào các đô thị và ngược lại, quá trình
nhập cư vào đô thị lại góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, làm tăng
nhanh dân số đô thị, chính điều này tạo cơ hội để các đô thị mở rộng
10
không gian nhằm giảm áp lực về mật độ dân số, giao thông, chợ búa
trong quá trình phát triển.
2.2.2. Tác động tiêu cực
2.2.2.1. Về kinh tế
Tạo sức ép về dân số, lao động, việc làm
Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở nhiều thành phố lớn trên thực tế
đã tồn tại nay lại được bổ sung thêm do tình trạng di dân ngoại thành vào, điều
đó làm cho số người có nhu cầu giải quyết việc làm mỗi năm tăng nhanh, gây
nên sức ép về việc làm tại các thành phố ngày càng tăng.
Làm cho giá cả sức lao động ở đô thị có xu hướng giảm hơn so với
giá trị
Khi số người nhập cư tăng lên, chính quyền các đô thị chưa giải
quyết được vấn đề việc làm thì lúc này cung hàng hóa sức lao động trên thị
trường sẽ nhiều hơn cầu hàng hóa sức lao động, cuộc cạnh tranh để tìm
việc làm giữa người lao động thành phố và người lao động nhập cư thêm
gay gắt. Và theo tác động của qui luật cung cầu, giá cả hàng hóa sức lao
động sẽ thấp hơn giá trị của nó trong một thời gian nhất định.
2.2.2.2. Về văn hóa, xã hội, môi trường
Ảnh hưởng đến việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị
Lao động nhập cư với vai trò tích cực là bổ sung nguồn lao động cho
sự phát triển kinh tế của các đô thị nhưng do chưa kịp thích ứng với lối
sống trong một đô thị lớn nên đã tác động tiêu cực tới mỹ quan đô thị.
Bên cạnh đó, những thói quen có từ lâu đã ăn sâu vào máu thịt của
người nhập cư như vứt rác bừa bãi, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
bằng các qui ước của cộng đồng điều này không phù hợp với qui định
của Nhà nước về quản lý đô thị.
Tạo sức ép trong việc cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản
Nhà ở là vấn đề nan giải đầu tiên đối với chính quyền các đô thị, nhất
là các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
Sự tăng lên về dân số cũng như số trẻ em đến độ tuổi đi học dẫn đến tình
trạng thiếu chỗ học hoặc tình trạng quá tải tại một số trường, lớp ở các đô thị
là tất yếu.
Ở một khía cạnh khác, người dân nhập cư từ nông thôn vào các thành
phố làm cho kết cấu hạ tầng giao thông, cảnh quan đô thị bị phá vỡ, ảnh
hưởng đến mục tiêu xây dựng đô thị văn minh, hiện đại. Các phương tiện giao
thông được sử dụng tăng lên, kết cấu hạ tầng giao thông đô thị không đáp ứng
kịp đã gây nên tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông ở hầu hết các đô thị, nhiều
hệ quả phái sinh khác như ô nhiễm tiếng ồn, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi
trường... là một trong những thách thức của các đô thị.
Gia tăng sức ép về quản lý trật tự xã hội đối với các cấp chính quyền
Lao động tự do di chuyển vào các thành phố, đặc biệt là di cư mùa
vụ tìm việc làm trong thời gian nhàn rỗi, họ thường không đăng ký tạm trú,
11
điều này gây ra những khó khăn nhất định cho việc quản lý nhân khẩu tại
các đô thị, dẫn đến hiện tượng mất trật tự công cộng và an toàn xã hội, làm
nảy sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp cho dân cư đô thị và trở thành gánh
nặng đối với công tác quản lý trật tự xã hội của các cấp chính quyền.
Nhiều vấn đề môi trường, xã hội phức tạp nảy sinh
Lượng người nhập cư vào các thành phố ngày càng đông khiến môi
trường sống trở nên ngột ngạt. Thiếu nước sạch sinh hoạt, ô nhiễm không
khí, tiếng ồn do lượng phương tiện giao thông nhiều... đặc biệt là rác thải
sinh hoạt ngày càng gia tăng; chất thải từ các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp chưa qua xử lý đã gây sức ép lớn về môi trường.
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA
NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở ĐÔ THỊ
CẤP TỈNH
2.3.1. Vai trò quản lý của Nhà nước ở đô thị
Vai trò này được thể hiện thông qua việc ban hành các chính sách, biện
pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu
cực mà người nhập cư đem lại.
Một hệ thống chính sách, biện pháp hợp lý sẽ tranh thủ được những lợi
ích do người nhập cư đem đến và ngược lại, một chính sách quản lý buông
lỏng hay thả nổi thì những tác động tiêu cực người nhập cư đem lại có thể
không kiểm soát được và sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển kinh tế-xã
hội của đô thị.
2.3.2. Sự phát triển kinh tế đô thị
Nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra một thị trường lao động rộng lớn, qui mô
việc làm nhiều góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nhập cư.
Nền kinh tế phát triển, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế đa
dạng, đảm bảo phần nào nhu cầu của người nhập cư. Ngoài ra, các yếu tố
như: tốc độ tăng trưởng kinh tế; cơ cấu kinh tế; thu ngân sách cũng ảnh
hưởng đến tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội của
một địa phương, một quốc gia.
2.3.3. Vai trò của doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể chính trị -
xã hội
Nếu các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội phát huy tốt vai
trò trong quá trình tham gia vào quản lý, kiểm soát, tuyên truyền chủ
trương, đường lối của chính quyền đến người nhập cư và hỗ trợ người nhập
cư sẽ góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa những tác động tiêu cực và
phát huy những tác động tích cực, góp phần vào việc ổn định tình hình trật
tự, an toàn xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ người nhập cư làm làm kinh tế, từ đó thúc
đẩy kinh tế đô thị phát triển.
2.3.4. Bản thân người nhập cư
Nếu người nhập cư có trình độ học vấn, chuyên môn cao thường sẽ có
những tác động tích cực nhiều hơn đến sự phát triển kinh tế và ngược lại, đối
12
với bộ phận lao động phổ thông, làm nghề tự do, trình độ học vấn thấp, chưa
qua đào tào nghề, chuyên môn kỹ thuật thì khó tránh khỏi việc gây ra
những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội nơi đến như áp lực
giải quyết việc làm, vấn đề an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, văn
minh đô thị...
2.4. KINH NGHIỆM ĐIỀU TIẾT TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI NHẬP
CƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.4.1. Kinh nghiệm điều tiết tác động của người nhập cư đến
phát triển kinh tế-xã hội của một số tỉnh, thành
2.4.1.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, về nhà ở và hộ khẩu.
Thứ hai, về giải quyết việc làm.
Thứ ba, về các chính sách ASXH.
Thứ tư, về tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.
Với những chính sách đó, thành phố đã phần nào hạn chế được
những tác động tiêu cực mà người nhập cư đem lại như: áp lực về việc
làm, nhà ở, các dịch vụ xã hội, vấn đề an ninh trật tự
2.4.1.2. Kinh nghiệm của Thủ đô Hà Nội
Để phát huy những tác động tích cực và hạn chế, khắc phục những tác
động tiêu cực do người nhập cư đem lại, chính quyền thành phố Hà Nội đã
thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, ngăn chặn việc hình thành các “xóm liều”.
Thứ hai, tăng cường quản lý lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội tìm việc làm.
Thứ ba, ban hành Luật Thủ đô.
2.4.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Để lượng người nhập cư này trở thành nhân tố tích cực đối với phát
triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã áp dụng một số chính sách về nhà ở, giải
quyết việc làm, ASXH như sau:
Thứ nhất, về nhà ở.
Thứ hai, về các vấn đề ASXH.
Thứ ba, về các hoạt động văn hóa, thể thao.
Với những chính sách trên, người lao động nhập cư vào tỉnh Bình
Dương khắc phục được những khó khăn về nhà ở, sức khỏe, đời sống tinh
thần từ đó họ yên tâm làm việc, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của
tỉnh nhà.
2.4.1.4. Kinh nghiệm của Thủ đô Seol
Thứ nhất, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.
Thứ hai, thực hiện kế hoạch dãn dân ra khỏi Thủ đô.
Thứ ba, chính sách nhà ở cho người nhập cư ở Thủ đô.
13
2.4.1.5. Kinh nghiệm của Thủ đô Bắc Kinh
Thứ nhất, hạn chế người nhập cư vào Thủ đô Bắc Kinh bằng các
biện pháp hành chính.
Thứ hai, khuyến khích người nhập cư quay trở lại nông thôn.
Thứ ba, quản lý người nhập cư.
Như vậy, lúc đầu, các địa phương đều ngăn chặn người nhập cư vào
đô thị bằng các biện pháp hành chính, sau đó thì chuyển sang quản lý
người nhập cư nhằm phát huy những tác động tích cực, ngăn ngừa, hạn chế
những tác động tiêu cực mà người nhập cư đem lại và thừa nhận việc di
chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị là một xu thế tất yếu của quá
trình phát triển.
2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Đà Nẵng trong điều
tiết tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội
Thứ nhất, chính sách nhà ở cho người nhập cư.
Thứ hai, chính sách an sinh xã hội đối với người nhập cư nhằm giảm
nghèo đô thị.
Thứ ba, hạn chế dòng người nhập cư.
Chương 3
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẾN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI
NHẬP CƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Tài nguyên thiên nhiên
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Dân số và lao động
- Kết cấu hạ tầng
- Giáo dục, y tế
3.2. TÌNH HÌNH NGƯỜI NHẬP CƯ VÀO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
GIAI ĐOẠN 2010-2017
3.2.1. Qui mô và tốc độ tăng dân nhập cư
Theo báo cáo kết quả của TĐTDS và nhà ở 1/4/2009, tính trên phạm vi
toàn quốc, Đà Nẵng là một trong những địa phương thu hút số lượng lớn dân
cư từ nơi khác đến để học tập, làm ăn sinh sống. Mỗi năm tại Đà Nẵng tăng cơ
học khoảng 15.000 người. Trong giai đoạn 2005-2009 đã có 81.000 người di
chuyển đến Đà Nẵng.
14
Theo số liệu điều tra lao động nhập cư của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội thành phố Đà Nẵng, số người nhập cư vào thành phố tại thời điểm
thành phố tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng vào năm 1997 là 22.000
người, đến năm 2008 có 154.900 người nhập cư và số người nhập cư tính đến
năm 2016 đã lên đến 197.301 người, chiếm gần 19% dân số (dân số Đà Nẵng
tính đến cuối năm 2016 là 1.048.488 người).
3.2.2. Nguyên nhân nhập cư vào thành phố Đà Nẵng
3.2.2.1. Nguyên nhân về kinh tế
Theo số liệu điều tra, có 69,38% phiếu trả lời họ di chuyển là do thu
nhập và việc làm) người được hỏi cho rằng lí do thu nhập và việc làm
khiến họ phải di chuyển khỏi nơi ở cũ, lí do này bao gồm không kiếm
được việc làm ở nơi ở cũ, công việc ở nơi ở cũ thu nhập thấp, không ổn
định. Kết quả này không khác biệt mấy so với lí do di dân tổng kết từ
TĐTDS và nhà ở Việt Nam năm 2009 (Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc,
2010). Xem bảng 3.1.
Bảng 3.1: Lí do nhập cư vào thành phố Đà Nẵng
Lí do
Kết quả khảo sát
Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Thu nhập và việc làm 451 69.38
Điều kiện học tập tốt hơn 105 16.15
Điều kiện y tế tốt hơn 73 11.23
Theo gia đình 8 1.23
Theo bạn bè 7 1.09
Tận hưởng lối sống đô thị 6 0.92
650 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của NCS, 2017
3.2.2.2. Chất lượng cuộc sống
Lí do được lựa chọn nhiều thứ hai liên quan đến giáo dục, đào tạo
nghề nghiệp trong đó bao gồm cả những điều kiện học hành của bản thân
và con cái họ, tỷ lệ này chiếm tới 16,15% số người được hỏi.
Có 11,23% người nhập cư vào thành phố cho rằng điều kiện chất lượng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều kiện y tế là lí do khiến họ di chuyển đến
thành phố. Mặc dù chiếm tỷ lệ không cao nhưng cũng cho thấy người dân
ngày càng quan tâm hơn tới chất lượng cuộc sống, họ mưu cầu một cuộc
sống tốt đẹp hơn so với nơi làng quê và điều này phần nào đó nói lên được
xu hướng di dân trong tương lai.
3.2.2.3. Quá trình đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương có tốc độ đô thị
hóa cao nhất nước, cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố đã tạo ra
15
một lực hút đáng kể đối với dòng lao động nhập cư tới bằng cơ hội việc làm,
thu nhập và điều kiện sống tốt hơn so với nhiều địa phương khác của vùng.
3.3. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẾN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN
2010 - 2017
Với cách phân loại người nhập cư luận án đã đề cập ở chương 2,
người nhập cư vào Đà Nẵng được phân thành 4 nhóm: (1) nhóm sinh viên
các trường đại học, cao đẳng; (2) nhóm nhập cư tự do kiếm việc làm hoặc
làm việc (tạm thời, lâu dài và mùa vụ); (3) nhóm nhập cư để chữa bệnh,
thăm viếng họ hàng, du lịch, công tác ngắn ngày; (4) nhóm sáng “vào”
chiều “ra”. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng, do đó sẽ có những tác
động khác nhau đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tuy nhiên
xuất phát từ mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ đánh
giá tác động của nhóm nhập cư tự do để kiếm việc làm hoặc đang làm việc
tại thành phố.
3.3.1. Tác động tích cực
3.3.1.1. Về kinh tế
Bổ sung lực lượng lao động cho thành phố
Đóng góp đầu tiên của người nhập cư đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố Đà Nẵng đó là bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
Điều tra khảo sát của Sở LĐ-TB &XH thành phố Đà Nẵng, đến cuối
năm 2016, có 45% công nhân lao động tại Đà Nẵng là dân nhập cư. Trong
đó có 49% trong tổng số 72.239 công nhân tại 6 KCN, khu chế xuất tại Đà
Nẵng là người đến từ địa phương khác.
Kết quả điều tra 20 doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN trên
địa bàn thành phố cho thấy có 85% doanh nghiệp cho rằng lao động ngoại
tỉnh chiếm từ 50 - 75% số lao động của toàn doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trong số dân nhập cư, có một bộ phận là sinh viên đã tốt
nghiệp các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố và ở lại thành
phố tìm việc. Đây chính là bộ phận nhập cư hàng năm, là nguồn bổ sung lực
lượng lao động có chất lượng cao cho thành phố.
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố
Phần đóng góp không nhỏ của người nhập cư cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của thành đó là góp phần tăng sản lượng của thành phố.
Trước hết, thu nhập của người nhập cư được tính vào GRDP (tổng
sản phẩm nội địa) của thành phố. Nếu tính trung bình mức lương hàng
tháng của một lao động nhập cư là 4,0 triệu đồng thì thu nhập một năm mà
số lao động nhập cư tạo ra là 9.170,448 tỷ đồng, chiếm khoảng 12,83%
GRDP toàn thành phố năm 2016.
Theo cách tiếp cận chi tiêu, đóng góp của lao động nhập cư chính là
từ hoạt động chi tiêu của họ trên thị trường thành phố Đà Nẵng. Với mức
16
chi tiêu trung bình của lao động nhập cư là 3,0 triệu đồng thì lao động
nhập cư chi tiêu khoảng 7.102 tỷ đồng/năm.
Hơn nữa, có 0,75% người nhập cư được điều tra là chủ doanh
nghiệp, điều này chắc chắn sẽ đóng góp cho ngân sách thành phố và góp
phần tạo công ăn việc làm cho người lao động của thành phố nói chung và
người lao động nhập cư nói riêng.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động
Phần lớn dân cư từ các vùng lân cận di chuyển đến Đà Nẵng đã thay
đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Sự thay đổi
nghề nghiệp của người nhập cư góp phần thay đổi cuộc sống sinh hoạt sản
xuất và thu nhập cho bản thân họ nhưng cũng đồng thời góp phần chuyển
dịch cơ cấu lao động của thành phố.
Góp phần đa dạng hóa các hoạt động kinh tế
Theo kết quả điều tra có 36,92% lao động nhập cư làm việc trong
khu vực phi chính thức, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng khu vực kinh tế này ở Đà Nẵng.
Trong quá trình chuyển cư vào thành phố, người nhập cư từ nhiều làng
nghề ở các tỉnh, thành lân cận đã đem đến thành phố Đà Nẵng các ngành,
nghề truyền thống như: làm bún, làm hủ tiếu, trồng rau, chế biến lương thực
thực phẩm đã góp phần làm đa dạng hóa ngành nghề ở Đà Nẵng.
3.3.1.2. Về văn hóa, xã hội, môi trường
Làm phong phú thêm đời sống văn hoá của đô thị
Theo kết quả khảo sát của NCS, phần lớn người nhập cư đến Đà
Nẵng thường từ những tỉnh thành có cự li gần với thành phố Đà Nẵng,
đông nhất là Quảng Nam; Huế; Quảng Bình, một số lượng lớn dân nhập
cư còn đến từ Quảng Ngãi, Quảng Trị và Bình Định. Ngoài ra, còn có một
số ít dân từ các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải Bắc Trung Bộ, một số tỉnh
miền Bắc và Tây Nam bộ nhập cư vào Đà Nẵng. Các tỉnh, thành này trong
cùng khu vực miền Trung nên mang đậm dấu ấn văn hóa làng xã, tính cách
con người, phong cách, lối sống có những nét tương đồng nhau như giản
dị, chịu khó, cần cù, tính cộng đồng cao, tiết kiệm vừa góp phần nâng
cao chất lượng lao động của thành phố vừa góp phần làm phong phú đời
sống văn hóa của đô thị.
Góp phần mở rộng và phát triển không gian đô thị
Theo số liệu thống kê, trong vòng 30 năm (1979 - 2009), dân số Đà
Nẵng đã tăng gấp đôi. Trong giai đoạn 10 năm (1999 - 2009), dân số Đà
Nẵng tăng 1,3 lần. Tính bình quân tăng 20.200 người mỗi năm, trong đó số
tăng cơ học khoảng 10.000 người/năm. Và đây là một trong những nguyên
nhân dẫn đến diện tích đô thị ngày càng mở rộng.
Từ chỗ chỉ có 3 quận, đến nay, Đà Nẵng được mở rộng thành 6 quận
nội thành và 2 huyện Hòa Vang, Hoàng Sa với tổng diện tích 128.543ha.
17
Trong đó, diện tích phần đất liền là 98.043ha, phần diện tích quần đảo
Hoàng Sa là 30.500ha. Từ chỗ chỉ có 360 đường phố cũ, nhỏ, hiện Đà
Nẵng đã có hơn 2.000 con đường hiện đại.
3.3.2. Tác động tiêu cực
3.3.2.1. Về kinh tế
Tạo sức ép về dân số, lao động, việc làm
Khi dân số tăng nhanh, nguồn lao động bổ sung ngày càng lớn, trong
khi một lượng lao động hiện thời vẫn chưa có việc làm. Bên cạnh đó, gia
tăng dân số quá nhanh còn khiến chất lượng nguồn lao động giảm sút khi
tỷ lệ lao động có tay nghề, lao động qua đào tạo còn thấp.
Số liệu điều tra cho thấy có 70,92% người nhập cư vào thành phố
không được qua đào tạo về chuyên môn và tay nghề, 8% đã tốt nghiệp
trung học chuyên nghiệp, 6,93% đã qua lớp công nhân kỹ thuật và số còn
lại có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 14,15%. Đây là một áp lực
rất lớn trong việc giải quyết việc làm vì sự bất cập giữa trình độ người lao
động và yêu cầu công việc.
Ở thành phố Đà Nẵng, tỷ lệ thất nghiệp thành thị hiện nay khoảng
4,9% trong tỷ lệ này chắc chắn có sự đóng góp của những người nhập cư.
Giá cả sức lao động có xu hướng giảm hơn so với giá trị của nó
Mức lương trung bình trong các khu công nghiệp ở thành phố Đà
Nẵng hiện nay khoảng 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, nguồn
lao động bổ sung vào thành phố quá nhiều do người nhập cư đông nên
mức lương ở một số doanh nghiệp theo điều tra của Sở LĐ-TB&XH thành
phố Đà Nẵng chỉ ở mức 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. So với mức chi
tiêu cho các nhu cầu tối thiểu để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động,
để nâng cao trình độ tay nghề thì rõ ràng mức thu nhập này còn thấp.
Theo số liệu khảo sát của NCS, có 45,69% phiếu cho rằng với mức
lương hiện tại họ không thể trang trải các chi phí sinh hoạt nhằm đáp ứng
các nhu cầu tối thiểu.
3.3.2.2. Về văn hóa, xã hội, môi trường
Ảnh hưởng đến việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên
địa bàn thành phố
Lao động nhập cư chủ yếu đến từ những làng quê còn nhiều khó
khăn về kinh tế, phần lớn sống ở khu vực nông thôn. Suy nghĩ và hành
động vẫn mang nặng tính tiểu nông nên khi nhập cư vào thành phố Đà
Nẵng, những đối tượng nhập cư này vì không sớm thích nghi với môi
trường đô thị đã gây nên các tiêu cực cho xã hội.
Trong số 650 người được hỏi “có bao giờ anh/chị chở hàng hóa
cồng kềnh hay chở quá số người qui định khi tham gia giao thông chưa?”,
kết quả thu được như sau: có 427/650 người trả lời “rất nhiều lần” chiếm
tỷ lệ 65,69%.
18
Đặc biệt, nhiều người nhập cư chưa quen với việc sử dụng nhà vệ
sinh công cộng đã tạo ra nhiều hình ảnh mất mỹ quan đối với thành phố có
nhiều khách du lịch.
Bên cạnh đó, do phải lam lũ suốt ngày, đầu tắt mặt tối để mưu sinh,
lại phải bận bịu trong việc chăm sóc con cái, họ không còn thời gian thụ
hưởng văn hóa tinh thần, không có thời gian để đọc một cuốn sách, nghe một
bản nhạc, xem một cuốn phim..., không có thời gian để lo chuyện phải
chuyện không, thậm chí không có thời gian để giao tiếp với láng giềng... Và
chính điều đó đã tạo thêm những mảng tối trong diện mạo văn hóa của thành
phố Đà Nẵng.
Tạo sức ép trong việc cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn người lao động nhập cư vào thành
phố Đà Nẵng đều phải ở nhà thuê (chiếm 79,69%); có 11,54% ở nhờ nhà
người thân, họ hàng; số còn lại thì có nhà thuộc sở hữu, ở tại nơi làm và “ở
đâu cũng được”. Thế nhưng chỉ có 25% doanh nghiệp được điều tra là có
hỗ trợ nhà ở cho công nhân là lao động nhập cư bằng hình thức hỗ trợ chi
phí thuê nhà vào tiền lương, còn lại 75% doanh nghiệp được hỏi trả lời
không có hỗ trợ chỗ ở cho công nhân là lao động nhập cư nên áp lực đè
nặng lên vai chính quyền thành phố Đà Nẵng.
Đường sá giao thông vốn đã chật hẹp đối với nhu cầu sản xuất, lưu
thông của dân cư Đà Nẵng, nay lại tăng thêm đội quân buôn bán lặt vặt lấn
chiếm lòng lề đường đã gây nên tình tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tac_dong_cua_nguoi_nhap_cu_den_phat_trien_ki.pdf