Biến số thể chế có tác động âm và có ý nghĩa thống kê, điều này chỉ ra
rằng mức độ cao hơn của thể chế hay chất lượng thể chế tốt hơn sẽ liên quan đến
mức độ nghèo đa chiều thấp hơn, hay nói cách khác, khi thể chế tốt hơn thì xác
suất nghèo đa chiều giảm đi. Như vậy, có thể thấy tác động tích cực của thể chế
đến nghèo đa chiều.
Khi phân tích tác động trung hạn của thể chế đến nghèo đa chiều, luận án
có sử dụng thêm biến trễ của PAPI là 3 năm. Biến tác động trung hạn của thể
chế đến xác suất rơi vào nghèo đa chiều cũng có dấu âm và giá trị có thấp hơn
với tác động trễ 1 năm, tức là thể chế tốt vẫn có tác động tích cực đến nghèo đa
chiều trong trung hạn nhưng mức độ tác động ít hơn. Như vậy, với các địa
phương mà có thể chế tốt và được duy trì trong một thời gian tương đối dài
cũng như ngày một cải thiện thì có tác động tích cực đến việc giúp làm giảm
xác suất rơi vào tình trạng nghèo đa chiều đối với những hộ gia đình sống ở địa
phương đó.
Khi thể chế tốt hơn thì lợi thế sống ở khu vực thành thị sẽ giảm đi, hay
nói cách khác là thể chế của địa phương được cải thiện thì mức độ chênh lệch
trong xác suất rơi vào tình trạng nghèo ở nông thôn và thành thị sẽ được thu hẹp
lại: (i) khi thể chế được cải thiện thì xác suất nghèo đa chiều của những hộ gia
đình sống ở khu vực thành thị lại có xu hướng tăng lên. (ii) khi thể chế tốt hơn thì
tình trạng nghèo đa chiều của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn là giảm đi,
nhưng đối với khu vực thành thị thì lại có xu hướng tăng lên, đây có thể coi là
một kết luận mới của luận án
13 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là khác nhau giữa
các địa phương; (ii) Thể chế có tác động “ngược” đến giảm nghèo đa chiều ở
khu vực thành thị và những địa phương có mức thu nhập cao; (iii) Các khía
cạnh thể chế, bao gồm minh bạch và trách nhiệm giải trình có tác động “ngược”
đến giảm nghèo đa chiều.
Thứ năm, dựa trên những phát hiện thực nghiệm, luận án đề xuất giải
pháp mới liên quan tới việc hoàn thiện thể chế nhằm giảm nghèo đa chiều: (i)
Đẩy mạnh cải cách thể thế một cách toàn diện gắn với mục tiêu giảm nghèo bền
vững, có chú trọng đến tính đặc thù của từng địa phương; (ii) Hoàn thiện chính
sách liên quan đến giảm nghèo đa chiều, không nên chỉ tập trung vào những
vùng “lõi nghèo” như hiện nay (đó là các vùng nghèo và khu vực nông thôn),
mà cần xét tới chính sách giảm nghèo đa chiều ở các địa phương không thuộc
diện khó khăn và khu vực đô thị, nơi cần có những thể chế đặc biệt.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu
tham khảo, luận án được trình bày thành 5 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của thể chế đến nghèo đa chiều
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam
Chương 5: Giải pháp tăng cường tác động của thể chế đến nghèo đa
chiều ở Việt Nam
8
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về nghèo đa chiều
Luận án đã tổng quan các nghiên cứu ngoài nước và trong nước theo từng
nhóm vấn đề sau: thứ nhất, sự hoàn thiện về khái niệm của nghèo đa chiều; thứ
hai, các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và nghèo đa chiều. Nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng thể chế và các thước đo cụ thể của thể chế, nhân tố hoạch định
chính sách, tổ chức triển khai thực hiện chính sách có ảnh hưởng đến nghèo
khổ. Phần lớn các nghiên cứu này đều cho rằng, thể chế tốt có tác động tốt đến
giảm nghèo, còn các khía cạnh cụ thể của thể chế (thông qua các chỉ số đo
lường thể chế) có những tác động khác nhau đến giảm nghèo.
1.2. Các nghiên cứu về thể chế
Có nhiều nghiên cứu về nội hàm của thể chế được tổng quan trong
nghiên cứu của luận án. Có 3 dòng lịch sử nghiên cứu về thể chế bao gồm:
(1) Thể chế được xem như là các quy tắc và luật lệ; (2) Thể chế được xem
xét dưới góc độ các tổ chức; và (3) Thể chế bao gồm hai yếu tố trên; cả
những luật lệ, quy tắc và các tổ chức (“luật chơi” và “người chơi”). Có thể
thấy các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho rằng thể chế bao gồm
“luật chơi - những luật lệ”, “người chơi - các tổ chức” và thêm vào đó là
“cách chơi”.
1.3. Các nghiên cứu về tác động của thể chế đến nghèo đa chiều
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu tranh luận tìm ra câu
trả lời liệu thể chế có tác động đến giảm nghèo hay không và nếu có thì tác
động là thuận chiều hay ngược chiều, trực tiếp hay gián tiếp. Có những
nghiên cứu cho rằng thể chế đóng vai trò quan trọng trong kết quả giảm
nghèo của các quốc gia. Nhiều nghiên cứu sử dụng các thước đo thể chế khác
nhau và các thước đo này là có những tác động khác nhau đến giảm nghèo.
Cuối cùng, cũng đã có những nghiên cứu cho rằng thể chế tốt không có tác
động đến giảm nghèo trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn thì có thể có tác
động tích cực.
Như vậy, với sự đa dạng trong thước đo đánh giá thể chế cũng như
phương pháp đánh giá tác động, những kết quả rút ra lại khá tương đồng khi
9
cho rằng về tổng thể, thể chế tốt sẽ góp phần giảm nghèo. Nhưng với những
điều kiện và bối cảnh phát triển khác nhau thì các khía cạnh cụ thể của một
thể chế tốt sẽ tác động khác nhau đến mục tiêu giảm nghèo. Từ đó đặt ra
một yêu cầu cần kiểm chứng tác động cụ thể của thể chế đến nghèo trong
điều kiện một nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam hiện nay.
1.4. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu
1.4.1. Các vấn đề chính được đề cập tới trong các nghiên cứu
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đều hướng và giải quyết tốt các vấn
đề lý luận về thể chế và đói nghèo. Về nghèo khổ, tất cả các nghiên cứu đều chỉ
ra rằng vấn đề nghèo khổ và giảm nghèo, tiến tới xoá bỏ nghèo là một trong
những mục tiêu cần hướng đến trong sự phát triển của các quốc gia. Về khía
cạnh thể chế, khái niệm về thể chế đều được thống nhất chỉ ra là những quy tắc,
những luật lệ “của một trò chơi” mà thông qua con người và bộ máy đóng vai
trò là “người chơi”, các luật lệ này được thực thi. Xa hơn nữa, các nghiên cứu
đã chỉ ra được vai trò của thể chế trong việc điều chỉnh những hành vi của con
người và cộng đồng, do vậy sự phối hợp diễn ra dễ dàng hơn. Thể chế cũng góp
phần vào bảo vệ “vùng an toàn” của cá nhân và ngăn ngừa, giải quyết những
xung đột kinh tế và xã hội.
Thứ hai, các nghiên cứu này đều đã đưa ra được những thước đo cụ thể
đánh giá thể chế hay chất lượng thể chế. Xét ở góc độ tổng quát, những thước
đo này được xây dựng một cách khoa học và được tổng hợp từ những nguồn dữ
liệu đáng tin cậy, điều này đã mang lại những kết quả tốt trong nghiên cứu. Bên
cạnh đó, trong từng điều kiện cụ thể, các nghiên cứu đã sử dụng bộ thước đo
này khá linh hoạt trong phân tích tác động của thể chế đến nghèo khổ hay một
số khía cạnh khác như tăng trưởng.
Thứ ba, các nghiên cứu đã chỉ ra thể chế có tác động đến nghèo khổ ở các
khía cạnh cụ thể: (1) thể chế tác động đến nghèo thông qua chỉ số tổng hợp đo
lường thể chế; (2) từng khía cạnh của thể chế chính thức tác động đến nghèo và
(3) thể chế tác động đến từng khía cạnh của nghèo đa chiều như giáo dục và y
tế.
Thứ tư, để đánh giá tác động của thể chế đến nghèo, nhiều nghiên cứu đã
sử dụng các phương pháp ước lượng như bình phương bé nhất, phương pháp
hồi quy phân vị hay GMM để đánh giá tác động của thể chế đến nghèo, và kết
10
quả từ các mô hình ước lượng đều cho thấy, xét về tổng thể thì thể chế tốt sẽ
giúp giảm nghèo. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu phân rã các tác
động của từng khía cạnh của thể chế đến giảm nghèo, tuy nhiên với những điều
kiện và bối phát triển khác nhau thì tác động của từng khía cạnh của thể chế đến
giảm nghèo cũng khác nhau ở các quốc gia, hay ở quốc gia trong từng giai đoạn
phát triển khác nhau.
1.4.2. Những vấn đề chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu và
khoảng trống nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều vấn đề được đề cập đến trong tổng quan nghiên
cứu, nhưng dưới góc độ nghiên cứu của luận án, vẫn còn tồn tại nhiều
điểm chưa được đề cập đến, từ đó xác định được những khoảng trống trong
nghiên cứu. Cụ thể đó là:
Một là, những tác động của thể chế đến nghèo khổ còn nhiều mâu thuẫn.
Như đã được chỉ ra trong tổng quan, có những nghiên cứu đã chỉ ra được thể
chế đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo, nhưng cũng có nhiều nghiên cứu
mà vai trò của thể chế còn tương đối mờ nhạt trong việc thực hiện mục tiêu
giảm nghèo, thậm chí còn làm cho tình trạng nghèo thêm gay gắt hơn.
Hai là, mặc dù có nhiều nghiên cứu về tác động của thể chế đến nghèo
nhưng những nghiên cứu ở Việt Nam còn ít, đặc biệt hơn khi lại dùng tiêu chí
đo lường nghèo dưới góc độ tiếp cận đa chiều. Hầu hết những nghiên cứu
trên đều tập trung vào đo lường tác động của thể chế đến nghèo nhưng theo
góc độ tiếp cận từ thu nhập. Nhưng thước đo nghèo này không phản ánh rõ
nét bức tranh của tình trạng nghèo, mà bản chất nghèo khổ được khẳng định
là đa chiều (NHTG, 2000; UNDP, 2010).
Ba là, nhiều chỉ số đo lường thể chế đã được đưa ra nhưng chưa chỉ ra
được chỉ số nào là phù hợp khi đo lường tác động của thể chế đến nghèo đa
chiều trong điều kiện một quốc gia ở giai đoạn chuyển đổi nhanh về thể chế như
Việt Nam, hay Acemoglu và cộng sự (2013) gọi là hiện tượng “trôi dạt thể
chế”.
Bốn là, các mô hình hay các phương pháp ước lượng tác động của thể
chế đến nghèo ngoài việc mới chỉ dừng ở tiếp cận nghèo đơn chiều như trình
bày ở trên, thì các mô hình cũng mới đang chủ yếu nghiên cứu ở cấp độ quốc
gia. Từ tổng quan nghiên cứu có thể thấy có rất ít công trình nghiên cứu ở
11
góc độ địa phương trong phạm vi một quốc gia. Luận án là một trong những
nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu ở phạm vi này. Bên cạnh đó, hầu hết các mô
hình nghiên cứu có được từ tổng quan đòi hỏi bộ dữ liệu tương đối lớn với số
liệu qua nhiều năm, tuy nhiên, do mới đưa cách tiếp cận đánh giá nghèo đa
chiều ở Việt Nam từ năm 2016 nên các kết quả về nghèo đa chiều ở quốc gia
còn tương đối ít, chính vì vậy, các mô hình đó khó áp dụng trong đánh giá tác
động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận án đã tìm
được một cách tiếp cận mới và phù hợp trong bối cảnh dữ liệu của Việt Nam
theo thời gian còn hạn chế.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu (chủ yếu từ nước ngoài), nghiên
cứu về vấn đề tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam tập trung
theo hướng: (i) tìm ra các “kênh truyền dẫn” tác động của thể chế đến nghèo đa
chiều ở Việt Nam, (ii) tìm ra tác động cụ thể của thể chế đến nghèo đa chiều.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng giúp Việt Nam giải quyết tốt mối
quan hệ này, từ đó hướng đến việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Từ những khoảng trống nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ giải quyết các
vấn đề sau:
Hoàn thiện cơ sở lý luận về đánh giá tác động của thể chế đến nghèo đa
chiều bao gồm: tổng hợp kênh truyền dẫn tác động của thể chế đến nghèo đa
chiều cũng như xác định được nhân tố ảnh hưởng và mô hình đánh giá tác động
của thể chế đến nghèo đa chiều.
Phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng tác động của thể chế đến nghèo
đa chiều ở Việt Nam theo các nội dung: Thực trạng thể chế, thực trạng nghèo
đa chiều, thực trạng tác động và nhân tố ảnh hưởng đến tác động của thể chế
đến nghèo đa chiều. Từ đó rút ra được những kết quả đạt được và những vấn đề
tồn tại về tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam trong thời gian
vừa qua. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân gây ra các vấn đề tồn tại,
luận án sẽ đề xuất các giải pháp tăng cường tác động của thể chế đến nghèo đa
chiều ở Việt Nam, để hướng đến mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững hơn
trong giai đoạn tới.
12
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA THỂ CHẾ ĐẾN NGHÈO ĐA CHIỀU
2.1. Nghèo đa chiều
2.1.1. Khái niệm nghèo đa chiều
Quan điểm về nội hàm nghèo đa chiều ngày càng hoàn thiện phù hợp với
điều kiện hiện nay: (i) Quan điểm của UNDP năm 1997, nghèo đa chiều không
đề cập đến chiều về vật chất; (ii) Quan điểm của WB vào năm 2000, bổ sung
thêm khía cạnh về chất lượng cuộc sống nhưng lại chưa cụ thể trong việc phân
biệt giữa khía cạnh giáo dục và y tế (2 khía cạnh rất quan trọng trong việc phát
triển toàn diện con người); (iii) Quan điểm của Việt Nam năm 2015, đã kế thừa
được đầy đủ các khía cạnh từ các quan điểm trước và đã bổ sung được khía
cạnh còn thiếu, đó là khía cạnh về thu nhập trong nội hàm nghèo đa chiều.
Với định nghĩa và cách tiếp cận thực chất về nghèo đa chiều được nêu ra
ở trên, luận án sử dụng nội hàm nghèo khổ đa chiều theo quan niệm của Việt
Nam vì đây là quan niệm thể hiện được nhiều chiều nhất khi nói về nghèo khổ.
2.1.2. Thước đo nghèo đa chiều
Có nhiều thước đo đánh giá nghèo đa chiều được sử dụng ở nhiều quốc
gia khác nhau, nhưng các thước đo này đều được xây dựng dựa trên Chỉ số
nghèo đa chiều quốc tế (MPI) do Tổ chức sáng kiến phát triển con người
và nghèo (OPHI) thuộc trường Đại học Oxford, Anh quốc xây dựng theo
phương pháp Alkire và Foster.
Việt Nam chính thức áp dụng đánh giá nghèo theo tiếp cận đa chiều từ
giai đoạn 2016 – 2020. Đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam áp dụng
phương pháp Alkire và Foster vì tính đơn giản và phổ biến của phương pháp
này. Theo đó, Việt Nam sử dụng 5 chiều đo lường nghèo, gồm: Giáo dục, Y
tế, Nhà ở, Điều kiện sống và Tiếp cận thông tin.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sử dụng cách tiếp cận của Việt
Nam trong đánh giá nghèo đa chiều, cũng như sử dụng trong phân tích tác
động của thể chế đến nghèo đa chiều bởi tính phù hợp của các chỉ số đo
lường với tình hình thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi từ đo
lường nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều.
13
2.2. Thể chế
2.2.1. Khái niệm thể chế
It nhất ba khái niệm về thể chế được dùng một cách phổ biết cả về mặt
học thuật và thực tiễn. Nhìn chung các khái niệm đều xác định thể chế là một
yếu tố để tổ chức và sắp xếp các tương tác xã hội, tuy nhiên, mỗi một khái niệm
sẽ nhấn mạnh đến một khía cạnh khác nhau của thể chế. Một khái niệm nhấn
mạnh đến các “quy tắc và luật lệ”, một khái niệm nhấn mạnh đến “vai trò của
các tổ chức trong việc sắp xếp các hành vi của con người”; khái niệm cuối cùng
và cũng là khái niệm được sử dụng phổ biến nhất thì nhấn mạnh vào cả hai khía
cạnh trên như là “luật chơi” (quy tắc) và “người chơi” (các tổ chức).
2.2.2. Thước đo thể chế
Các chỉ số đo lường thể chế ở phương diện quốc tế (chỉ số quản trị toàn
cầu; Chỉ số nhận thức tham nhũng), chủ yếu đánh giá thể chế ở cấp độ quốc
gia, và rất ít thước đo đánh giá thể chế ở phạm vi địa phương trong một quốc
gia. Nhìn ở một góc độ thực tế hơn, các chỉ số này không mấy ý nghĩa đối
với một quốc gia bởi không thể nhìn vào các vấn đề thể chế ở một cấp độ duy
nhất khi mà nhiều vấn đề xảy ra do sự tương tác giữa các cấp chính quyền.
Chính vì vậy, trong phạm vi tiếp cận thể chế, luận án lựa chọn đo lường thể
chế ở cấp độ địa phương.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây bên cạnh việc được các tổ chức
quốc tế đánh giá, so sánh và xếp loại thể chế theo các tiêu chí quốc tế, Việt
Nam cũng đã chủ động xây dựng và sử dụng một số chỉ số để đánh giá, xếp
hạng thể chế đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như: chỉ số
PCI (Provincial Competitiveness Index – Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh),
chỉ số PAPI (The Viet Nam Provincial Governance and Public Administration
Performance Index - Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở
Việt Nam), chỉ số PAR INDEX (Public Administration Reform Index - Chỉ số
cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương), chỉ số SIPAS (Satisfaction Index of Public
Administrative Services - Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính). Trong
các chỉ số đánh giá thể chế ở trên, luận án lựa chọn chỉ số PAPI để đánh giá
thể chế ở Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu.
14
2.3. Kênh truyền dẫn tác động của thể chế đến nghèo đa chiều
Có thể thấy, nghèo khổ là kết quả không chỉ của các hiện tượng kinh tế
mà nó còn là kết quả của các hiện tượng xã hội và chính trị, cũng như các mối
quan hệ tương tác giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị với nhau. Tổng
hoà mối quan hệ giữa các yếu tố này đó là thể chế, yếu tố quan trọng góp phần
giảm nghèo khổ ở các quốc gia. Thể chế ảnh hưởng đến nghèo khổ theo 2
“kênh truyền dẫn” cả trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một số yếu tố trung
gian. Thể chế tác động đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế và sau đó
tăng trưởng kinh tế tác động đến nghèo khổ, đây là một “kênh truyền dẫn” gián
tiếp thông qua yếu tố tăng trưởng và phân phối thu nhập. Bên cạnh đó, thể chế -
thông qua các khía cạnh thể chế chính thức (sự tham gia của cộng đồng, hệ
thống khung pháp lý, cải cách hành chính công, kiểm soát tham nhũng khu vực
công) có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nghèo khổ (theo cả khía cạnh thu nhập và
đa chiều).
2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới tác động của thể chế đến nghèo đa chiều
2.4.1. Nhân tố thuộc về năng lực thể chế
Nhân tố thuộc về năng lực thể chế bao gồm: (1) Nhận thức, tư duy và năng
lực của người lãnh đạo và bộ máy quản lý hành chính nhà nước; (2) Sự phân cấp,
phân quyền trong quản lý hành chính nhà nước và tài chính; (3) Nhân tố về hệ
thống các chính sách liên quan đến giải quyết mối quan hệ giữa thể chế và nghèo
đa chiều; (4) Nhân tố về năng lực của cán bộ giảm nghèo; và (5) Nhân tố về nguồn
lực
2.4.2. Nhân tố thuộc về năng lực của người nghèo
Nhận thức của người nghèo về các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói
chung và các chính sách xoá đói giảm nghèo của nhà nước còn nhiều hạn chế.
Điều này thường xuất phát từ mức độ minh bạch, đầy đủ và phù hợp trong việc
cung cấp thông tin của nhà nước và từ khả năng tiếp cận thông tin của người
nghèo. Về khả năng tiếp cận thông tin của người nghèo về các vấn đề chính
sách, kế hoạch giảm nghèo của nhà nước thường khá bị động.
Bên cạnh đó, năng lực của người nghèo cũng khá hạn chế, thiếu sự hiểu
biết xã hội, khả năng phát hiện, xử lý vấn đề và tiếp cận thông tin, tri thức mới rất
hạn chế, thiếu tự tin. Vị thế xã hội của họ thường thấp kém, tiếng nói ít được lắng
nghe, dễ bị bỏ qua lợi ích; khả năng tiếp cận nguồn lực thấp, thiếu hoặc không có
15
đầy đủ thông tin. Do vậy sẽ gây ra ảnh hưởng tích cực hay hạn chế hoặc thậm chí
là tiêu cực của thể chế đến các khía cạnh thuộc về nghèo đa chiều của hộ.
CHƯƠNG 3:
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phù hợp
là rất quan trọng. Chương này tập trung mô tả phương pháp nghiên cứu được sử
dụng trong luận án để trả lời các câu hỏi nghiên cứu bao gồm các phương
pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu, số liệu và phương pháp phân tích dữ liệu.
Khung phân tích của luận án là tiền đề cho các phương pháp nghiên cứu và
phân tích dữ liệu được sử dụng.
3.1. Khung phân tích
Xuất phát từ những nội dung lý luận được tổng quan luận án sử dụng
khung phân tích sau để đạt được các mục tiêu nghiên cứu
Thể chế
- Nội hàm
- Tiêu chí đánh giá
Nghèo đa
chiều
- Nội hàm
- Tiêu chí đánh giá
Nhân tố ảnh hưởng
đến tác động của thể
chế đến nghèo đa
chiều ở Việt Nam
Thực trạng thể
chế ở Việt Nam
Thực trạng
nghèo đa chiều ở
Việt Nam
Đánh giá tổng hợp kết quả tác động của thể chế đến nghèo đa
chiều ở Việt Nam
Phân tích tác động trực tiếp thông
qua phương pháp định lượng
Đề xuất định hướng chính sách và giải pháp tăng cường tác
động của thể chế đến nghèo đa chiều trên cơ sở những nguyên nhân
được rút ra
16
Hình 3.1. Khung phân tích của nghiên cứu
Nguồn: NCS
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và khung phân tích của luận án đã được
đề cập tới ở trên, để thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, luận án sử
dụng các phương pháp chủ yếu sau đây: (i) phương pháp phân tích và tổng hợp;
(ii) Phương pháp nghiên cứu tại bàn; (iii) phương pháp phân tích thống kê mô
tả; và (iv) phương pháp nghiên cứu định lượng.
3.2.2. Mô hình nghiên cứu
Luận án kế thừa mô hình được nêu ra trong nghiên cứu của Massimo
Baldini và Cộng sự (2017) và nghiên cứu của Christoph Jindra và Ana Vaz
(2019). Mô hình đánh giá tác động của thể chế đến nghèo đa chiều có dạng sau:
mpia=P nghèo đa chiều= β0+ β1LogLPAPI+ β2Xia+ β3Za+year dummy+ εit 1
3.2.3. Phương pháp ước lượng mô hình
Luận án sử dụng mô hình Probit đa tầng để đánh giá tác động của thể
chế đến nghèo đa chiều.
3.2.4. Sự phù hợp của phương pháp ước lượng theo mô hình Probit nhị
phân đa tầng trong nghiên cứu của luận án
Từ tổng quan nghiên cứu, có thể thấy có khá nhiều phương pháp ước
lượng đã được sử dụng để đánh giá tác động của thể chế đến nghèo. Ngoài
phương pháp ước lượng theo mô hình hồi quy Probit nhị phân, còn có các
phương pháp ước lượng khác, cụ thể: (i) phương pháp ước lượng OLS; (ii)
phương pháp System GMM; (iii) Phương pháp hồi quy phân vị (quantile
regression)
Với ba phương pháp trên, đòi hỏi biến phụ thuộc là biến liên tục theo thời
gian. Hầu hết các nghiên cứu có sử dụng các phương pháp ước lượng trên đều
sử dụng thước đo nghèo là tỷ lệ nghèo (theo thu nhập) của từng quốc gia theo
từng năm khác nhau. Trong khi đó, biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên
cứu của luận án là biến giả với tình trạng nghèo đa chiều hay không nghèo đa
chiều của hộ. Luận án sử dụng bộ dữ liệu đa cấp (Khảo sát mức sống dân cư
17
Việt Nam (VHLSS)), trong đó hộ gia đình được lồng trong các địa phương/khu
vực. Với đặc điểm của biến phụ thuộc và dữ liệu nghiên cứu như vậy, và kế
thừa nghiên cứu của Massimo Baldini và Cộng sự (2017) và nghiên cứu của
Christoph Jindra và Ana Vaz (2019), luận án lựa chọn phương pháp ước lượng
hồi quy theo mô hình Probit nhị phân đa tầng.
3.2.5. Nguồn dữ liệu, số liệu
Để đáp ứng cho việc phân tích nội dung theo khung phân tích đã được đề ra
ở trên, luận án khai thác các nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các dữ liệu đã được
công bố và các dữ liệu thô từ kết quả của các cuộc điều tra. Dữ liệu chính được
khai thác sử dụng trong luận án là số liệu thô từ cuộc điều tra khảo sát mức sống
dân cư (VHLSS), ngoài ra luận án sử dụng thêm nguồn dữ liệu từ cuộc tra hiệu
quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh
giá và trải nghiệm của người dân ở Việt Nam (PAPI) và một số các nguồn dữ liệu
được công bố từ Niên giám thống kê cả nước cũng như của từng địa phương và
các cuộc điều tra khác.
CHƯƠNG 4:
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG
CỦA THỂ CHẾ ĐẾN NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM
4.1. Thực trạng thể chế và nghèo đa chiều ở Việt Nam
4.1.1. Thực trạng thể chế ở Việt Nam
Để phân tích về thực trạng thể chế ở Việt Nam, luận án sử dụng một số
chỉ số cơ bản đã được nhiều nghiên cứu thống nhất sử dụng đó là (1) bộ chỉ số
quản trị toàn cầu (WGI), do Ngân hàng Thế giới sử dụng; (2) Trụ cột thể chế
trong một số chỉ số như: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI), chỉ số đổi
mới sáng tạo toàn cầu (GII); (3) bộ chỉ số PAPI của Việt Nam.
Phân tích theo các chỉ số quốc tế cho thấy Việt Nam đang có một sự cải
thiện về khía cạnh thể chế tuy nhiên sự cải cách còn diễn ra khá chậm.
Phân tích chỉ số PAPI ở Việt Nam cho thấy, sau khi giảm điểm vào năm
2015, chỉ số PAPI trung bình cấp tỉnh có xu hướng tăng ổn định, từ 34 điểm
năm 2015 tăng đến 37,4 điểm vào năm 2019. Như vậy, trong 10 năm (2011 -
2019), Việt Nam đã ghi nhận những tiến bộ cụ thể trong việc cải thiện hiệu quả
quản trị và hành chính công cấp tỉnh. Đặc biệt trong 5 năm cuối, điểm số ngày
18
một tăng lên, cho thấy những đổi mới thực chất trong công tác điều hành, quản
lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công ở chính quyền cấp Tỉnh tại Việt Nam.
Năm trong sáu chỉ số lĩnh vực nội dung có xu hướng tăng điểm trong cả
giai đoạn. Trong đó, điểm của hai chỉ số lĩnh vực nội dung là “Kiểm soát tham
nhũng trong khu vực công” và “Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định”
có mức gia tăng rõ nét nhất.
4.1.2. Thực trạng nghèo đa chiều ở Việt Nam
Luận án đã phân tích thực trạng nghèo đa chiều chung ở Việt Nam. Kết
quả cho thấy: (i) Tỷ lệ nghèo đa chiều đang có xu hướng giảm dần nhưng tốc
độ giảm nghèo còn chậm; (ii) Bức tranh nghèo trở nên rõ nét hơn nếu đánh giá
theo tiêu chí đa chiều
Về Mức độ thiếu hụt theo các chiều phúc lợi, kết quả luận án chỉ ra cho
thấy: (i) Tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số nghèo đa chiều quốc gia có sự giảm xuống
trong giai đoạn 2016 - 2018, ngoại trừ “tài sản tiếp cận thông tin”; (ii) Mức độ
thiếu hụt vẫn còn cao theo các chỉ tiêu về trình độ giáo dục ở người lớn, nguồn
nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh. Phân rã nguyên nhân của nghèo đa
chiều: kết quả phân tích cho thấy, các chỉ số về “bảo hiểm y tế”, “chất lượng
nhà ở” và “sử dụng dịch vụ viễn thông” của hộ có xu hướng giảm còn lại các
chỉ số khác đều có xu hướng tăng.
Như vậy, muốn giảm nhanh nghèo đa chiều ở Việt Nam, trong thời gian
tới cần phải giải có những giải pháp quyết liệt, xây dựng những chính sách,
hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao khả năng đi học, cải thiện hệ thống nhà ở,
chất lượng nguồn nước sinh hoạt và tăng việc sở hữu tài sản tiếp cận thông tin.
Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích thực trạng nghèo đa chiều ở các
nhóm dân cư, gồm có (i) nghèo theo giới tính và độ tuổi; (ii) nghèo theo dân
tộc; (iii) nghèo theo khu vực thành thị, nông thôn; (iv) nghèo đa chiều theo
vùng
4.2. Thực trạng tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam
Để phân tích tác động của thể chế đến nghèo đa chiều, luận án sử dụng 8
mô hình nghiên cứu và được ghép thành các nhóm mô hình như sau: Nhóm mô
hình 1: đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất nghèo đa
chiều của hộ. Nhóm mô hình 2: đánh giá tác động của thể chế và các biến đặc
điểm của địa phương đến xác suất nghèo đa chiều của hộ, nhóm mô hình này sẽ
19
trả lời câu hỏi nghiên cứu số 1 mà luận án đặt ra. Nhóm mô hình 3: Đánh giá tác
động tương tác của thể chế với việc sống ở khu vực thành thị, nông thôn và các
địa phương có trình độ phát triển khác nhau đến xác suất nghèo đa chiều của
hộ, nhóm mô hình này được xây dựng để trả lời câu hỏi nghiên cứu số 2 của
luận án. Nhóm mô hình 4: nhằm mục đích trả lời câu hỏi thứ 3 mà luận án đặt
ra. Nhóm mô hình này hướng đến đánh giá tác động của các khía cạnh cụ thể
của thể chế cũng như tương tác của các khía cạnh thể chế với việc sống ở thành
thị, nông thôn đến xác suất nghèo đa chiều của hộ.
Kết quả phân tích cho t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tac_dong_cua_the_che_den_ngheo_da_chieu_o_vi.pdf