Kết quả phân tích các giả thuyết cho thấy cả ba giả thuyết dựa trên lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp
(SCCT) (tức là, H1, H2 và H3) đều có ý nghĩa. Cả hai tiền đề của lý thuyết này bao gồm niềm tin vào năng
lực KSKDXH và kết quả kỳ vọng từ KSKDXH đều có tác động trực tiếp và tích cực đến YĐKSKDXH (H1:
β = 0.429, p < 0.001, H2: β = 0.135, p < 0.001), trong khi niềm tin vào năng lực KSKDXH lại có tương quan
mạnh kết quả kỳ vọng từ KSKDXH (H3: β = 0.829, p < 0.001). So với kết quả kỳ vọng từ KSKDXH, niềm
tin vào năng lực KSKDXH được phát hiện có tác động mạnh mẽ hơn đến YĐKSKDXH. Phát hiện này tương
tự như các nghiên cứu trước đây đã xác định năng lực bản thân là yếu tố dự báo mạnh nhất cho YĐKSKD của
cá nhân (Akar and Ustuner, 2017; Bacq and Alt, 2018; Liguori và cộng sự, 2018). Đối với giả thuyết H3, kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng những cá nhân có niềm tin vào năng lực KSKDXH cao có thể đánh giá kết quả
kỳ vọng từ KSKDXH một cách toàn diện hơn, trong khi những người thiếu niềm tin vào năng lực KSKDXH
có thể không nhận ra lợi ích của việc KSKDXH. Nói tóm lại, kết quả cho thấy rằng nếu các cá nhân tin tưởng
nhiều hơn vào khả năng của họ trong KSKDXH và có kỳ vọng kết quả tích cực vào KSKDXH, họ sẽ có nhiều
khả năng thành lập một DNXH trong tương lai. Các giả thuyết được chấp nhận giúp xác nhận khả năng áp
dụng lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (SCCT) trong bối cảnh kinh doanh xã hội, từ đó bổ sung thêm
khả năng áp dụng lý thuyết này trong những lĩnh vực khác nhau
29 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh nghiệm làm việc với các
tổ chức xã hội. Cuối cùng, luận án này tập trung vào bối cảnh tại Việt Nam được đặc trưng bởi các kỹ năng
và giáo dục về KSKDXH đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, mức độ hoạt động KDXH thấp, nhiều
tiềm năng nhưng thiếu nguồn lực để khai thác (CSIP, 2016). Kết quả từ nghiên cứu này có thể đóng góp vào
cơ sở lý thuyết bằng cách cung cấp những hiểu biết về KSKDXH tại những nước đang phát triển.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
9
Luận án thực hiện lược khảo YĐKSKDXH, lược khảo này giúp những nhà nghiên cứu mới khi tìm hiểu về
các chủ đề này sẽ có được cái nhìn tổng quát về những cấu trúc chính, những hướng nghiên cứu chính trong
YĐKSKDXH. Các nhà hoạch định chính sách, những người vốn rất ít tiếp xúc với các vấn đề học thuật cũng
có thể tiếp cận chủ đề về KSKDXH một cách dễ dàng hơn để tìm hiểu và xây dựng chiến lược phát triển
KDXH. Ví dụ, các công cụ để đo lường và phát hiện những cá nhân tiềm năng để tập trung nguồn lực giúp họ
trở thành doanh nhân xã hội thay vì đầu tư đại trà gây tổn thất và lãng phí. Việc gia tăng số lượng DNXH tại
Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung luôn là vấn đề được quan tâm. Việc tìm hiểu
YĐKSKDXH sẽ giúp chính phủ xây dựng các chiến lược phù hợp để phát triển KDXH nói chung và DNXH
nói riêng. Các đại học lớn trên thế giới đều có những chương trình giảng dạy về KSKDXH. Tại Việt Nam, các
chương trình giáo dục vẫn chưa có sự quan tâm dành cho KSKDXH. Do đó, từ những yếu tố dưới góc độ cá
nhân mà nghiên cứu xác định được như tính cách, giáo dục, kinh nghiệm sẽ là cơ sở để các trường Đại học
xây dựng và phát triển chương trình đào tạo về KSKDXH.
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI, Ý ĐỊNH
KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Khởi sự kinh doanh xã hội (KSKDXH)
Mặc dù có nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau, nhưng nhìn chung KSKDXH được xác định là
một quá trình bắt đầu với việc hình thành ý tưởng xã hội, nhận dạng các cơ hội, xây dựng các giải pháp hướng
đến phát triển bền vững (Salamzadeh và cộng sự, 2013; Shane, 2003). Tạo ra giá trị xã hội hoặc giải quyết các
vấn đề xã hội bằng các giải pháp đổi mới sáng tạo là mục tiêu trọng tâm của KDXH và đó là sự khác biệt giữa
KDXH với các hình thức kinh doanh khác (Martin và Osberg, 2007; Zahra và cộng sự, 2008; Alvord và cộng
sự, 2004).
2.2 Ý định khởi sự kinh doanh xã hội (YĐKSKDXH)
Bird (1988) định nghĩa ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện hành vi, hướng tới mục tiêu
cụ thể. Ý định thể hiện niềm tin cá nhân để thực hiện một hành vi tương lai (Krueger và cộng sự, 2000).
Davidsson và Honig (2003) định nghĩa YĐKSKD liên quan đến định hướng thành lập một doanh nghiệp trong
tương lai. YĐKSKD được cho là tiền đề cho mối liên hệ giữa cá nhân và việc thành lập các doanh nghiệp mới
(Ozyilmaz, 2011; DeGeorge và Fayolle, 2008). YĐKSKDXH đề cập đến ý định thành lập một DNXH (Mair
và Noboa, 2006). YĐKSKDXH được coi là hành vi tâm lý của một cá nhân, thuyết phục họ tiếp thu tri thức,
nhận thức ý tưởng và thực hiện kế hoạch KDXH để trở thành một doanh nhân xã hội (Mair và cộng sự, 2006).
YĐKSKDXH có thể được định nghĩa là mong muốn và quyết tâm của một người để thành lập một DNXH mới
(Tran và cộng sự, 2016).
2.3 Lược khảo các lý thuyết nền về ý định KSKD
Qua tổng kết những nghiên cứu về ý định KSKDXH, có thể thấy được các nghiên cứu về ý định KSKDXH
sử dụng các lý thuyết nền theo ba hướng chính.
Hướng thứ nhất kế thừa và sử dụng các lý thuyết từ các nghiên cứu về KSKD thương mại truyền thống như
mô hình sự kiện KSKD của Shapero và Sokol (1982), lý thuyết tiềm năng KSKD của Krueger và Brazeal
(1994) và nổi bật nhất chính là thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991).
Hướng thứ hai sử dụng các mô hình được xây dựng hoàn toàn mới và được thiết kế chuyên biệt cho
KSKDXH điển hình là mô hình của mô hình của Mair and Noboa (2006) và Nga và Shamuganathan (2010).
10
Hướng nghiên cứu thứ ba, các mô hình mới cũng nổi lên thông qua sự phát triển các mô hình cũ như lý
thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (Social cognitive career theory) phát triển từ lý thuyết nhận thức hay mô
hình của Hockert (2017) được thay đổi và bổ sung các yếu tố mới từ mô hình gốc của Mair và Noboa (2006).
2.4 Khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định KSKDXH
Thứ nhất, các nghiên cứu tiếp cận theo Năm tính cách lớn (hướng thứ nhất) rất khó để phân biệt đâu là tính
cách của doanh nhân thương mại và của doanh nhân xã hội. Thứ hai, các nghiên cứu về tính cách cụ thể đa số
vẫn dựa trên các tính cách thường thấy ở các doanh nhân thương mại, nếu chỉ xem xét tính cách của doanh
nhân xã hội giống như tính cách của doanh nhân thương mại thì sẽ thiếu đi sự xem xét tính cách xã hội của
doanh nhân xã hội. Thứ ba, tính cách xã hội mới chỉ được phát triển để xem xét nhiều ở ý định tham gia các
hoạt động xã hội và tình nguyện mà chưa được xem xét trong KSKDXH. Thứ tư, việc xem xét đồng thời vai
trò của các tính cách doanh nhân truyền thống và tính cách xã hội cũng là vô cùng cần thiết khi tìm hiểu những
tính cách chung giữa doanh nhân xã hội và doanh nhân thương mại vì những nghiên cứu so sánh như thế này
vẫn còn rất hạn chế (Smith và cộng sự, 2014). Thứ năm, nghiên cứu này sẽ khám phá những tác động trung
gian và sử dụng hai tiền đề của Mair và Noboa (2006) bao gồm nhận thức về sự mong muốn và nhận thức về
tính khả thi làm trung gian tác động giữa tính cách và ý định KSKDXH. Cuối cùng, tác động của nền văn hóa
Á Đông đến ý định KSKDXH chưa được nghiên cứu sâu. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết về mối
quan hệ giữa tính cách và ý định KSKDXH.
Ngoài các giả thuyết về tác động trực tiếp như hình 2.7, 4 giả thuyết về tác động trung gian được kiểm định
như sau:
Giả thuyết H9a: Nhận thức về sự mong muốn KSKDXH trung gian tác động cho mối quan hệ từ các tính
cách thương mại truyền thống (xu hướng chấp nhận rủi ro, nhu cần thành tích, tính chủ động và sự sáng tạo)
đến ý định KSKDXH.
Giả thuyết H9b: Nhận thức về tính khả thi KSKDXH trung gian tác động cho mối quan hệ từ các tính cách
thương mại truyền thống (xu hướng chấp nhận rủi ro, nhu cần thành tích, tính chủ động và sự sáng tạo) đến ý
định KSKDXH.
Giả thuyết H9c: Nhận thức về sự mong muốn KSKDXH trung gian tác động cho mối quan hệ từ các tính
cách xã hội (sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức) đến ý định KSKDXH.
Giả thuyết H9d: Nhận thức về tính khả thi KSKDXH trung gian tác động cho mối quan hệ từ các tính cách
xã hội (sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức) đến ý định KSKDXH.
11
Nguồn: tác giả đề xuất
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất mối quan hệ giữa tính cách và ý định KSKDXH
2.5 Khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm và giáo dục đến ý định KSKDXH
Thứ nhất, vai trò của giáo dục kinh và kinh nghiệm vẫn mới mẻ trong KDXH và vẫn tồn tại những mâu
thuẫn trong các nghiên cứu đi trước. Thứ hai, các nghiên cứu trước chỉ xem kinh nghiệm và giáo dục là biến
kiểm soát trong nhóm biến nhân khẩu học và chưa chỉ ra tác động rõ ràng của kinh nghiệm và giáo dục đến
quá trình hình thành ý định KSKDXH. Thứ ba, giáo dục và kinh nghiệm là hai cấu trúc quan trọng trong nguồn
vốn con người nhận thức. Tuy nhiên, các yếu tố này lại được nghiên cứu riêng lẻ mà chưa có sự tích hợp chung
với nhau để xem xét tác động đồng thời. Thứ tư, những tác động gián tiếp thông qua các tiền đề của ý định
chưa nhận được nhiều sự quan tâm so với những tác động trực tiếp, do đó trong nghiên cứu này, tác động của
giáo dục và kinh nghiệm sẽ được xem xét tác động đến ý định thông qua hai tiền đề của thuyết nhận thức xã
hội nghề nghiệp (sự tự tin vào KSKDXH và kết quả mong đợi từ KSKDXH). Thứ năm, nghiên cứu này sẽ
tiếp cận kinh nghiệm và giáo dục theo cách hoàn toàn mới. Theo đó, kinh nghiệm được tiếp cận là kinh nghiệm
thực tế của một cá nhân làm việc với các tổ chức xã hội. Trong khi đó, giáo dục được đo lường bởi mô hình
của Lanero và cộng sự (2011) thông qua cảm nhận của các cá nhân về giáo dục KSKDXH sau khi được trải
qua các khóa học. Cuối cùng, luận án này tập trung vào nền kinh tế phát với bối cảnh tại Việt Nam được đặc
trưng bởi các kỹ năng và giáo dục về KSKD và KSKDXH kém, mức độ hoạt động KDXH thấp, nhiều tiềm
năng nhưng thiếu nguồn lực để khai thác. Ngoài các giả thuyết về tác động trực tiếp như hình 2.8, 2 giả thuyết
về tác động trung gian được kiểm định như sau:
Giả thuyết H8a: Niềm tin vào năng lực bản thân và kết quả mong đợi trung gian mối quan hệ từ giáo dục
KSKDXH đến YĐKSKDXH.
Giả thuyết H8b: Niềm tin vào năng lực bản thân và kết quả mong đợi trung gian mối quan hệ từ kinh nghiệm
với các tổ chức xã hội đến YĐKSKDXH.
12
Nguồn: tác giả đề xuất
Hình 2.8 Mô hình đề xuất mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và YĐKSKDXH
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu của hai nghiên cứu thực nghiệm
Từ các khe hổng nghiên cứu được xác định từ việc thực hiện lược khảo. Hai nghiên cứu thực nghiệm được
tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức.
3.2 Nghiên cứu sơ bộ
Từ lược khảo về YĐKSKDXH, mô hình nghiên cứu và thang đo nháp thứ nhất cho từng nghiên cứu được
hình thành. Mô hình nghiên cứu và các thang đo nghiên cứu nháp được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và bối
cảnh quốc tế. Bên cạnh đó, những khái niệm về KDXH vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam do đó việc đánh giá
lại mô hình và các thang đo là cần thiết để xem mức độ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
Bảng câu hỏi được chuyển thể theo quy trình back-translation từ tiếng Anh sang tiếng Việt và dịch ngược
lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh để đối chiếu và điều chỉnh. Mục tiêu của quy trình này để giải thích rõ các
khái niệm và diễn giải các biến trong thang đo từ góc độ quan điểm của người được khảo sát. Từ đó, các biến
quan sát được điều chỉnh, diễn giải để người được phỏng vấn hiểu rõ các câu hỏi và làm tăng giá trị thang đo.
Từ những khoảng trống nghiên cứu xác định được trong quá trình thực hiện lược khảo tài liệu ở các giai đoạn
trước. Mô hình nghiên cứu và thang đo nháp thứ nhất cho từng nghiên cứu được hình thành. Sau đó, tác giả
thực hiện thảo luận nhóm các chuyên gia là những doanh nhân xã hội hoặc những người có kinh nghiệm trong
KSKDXH để hoàn thiện mô hình, khám phá các yếu tố mới, điều chỉnh thang đo cho rõ ràng, phù hợp bối
cảnh Việt Nam. Từ đó, thang đo nháp thứ hai được hình thành để phục vụ cho nghiên cứu sơ bộ định lượng.
Định lượng sơ bộ (n = 100). Thang đo nháp thứ hai được dùng để phỏng vấn thử với mẫu gồm 100 cá nhân
theo phương pháp thuận tiện khi họ tham gia các hoạt động do cộng đồng hỗ trợ DNXH (SSEC - Supporting
Social Enterprise Community) tổ chức. Phương pháp đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu.
Kết quả, các thang đo được hoàn chỉnh.
Định lượng chính thức (n=503).
13
Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập dữ liệu:
Trong thập kỷ qua, sự quan tâm đến các DNXH và tinh thần KSKDXH đã tăng lên đáng kể tại Việt Nam
(Hội đồng Anh, 2019). Năm 2014, DNXH chính thức được công nhận là một loại hình tổ chức riêng biệt trong
Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một cột mốc quan trọng, cho phép các DNXH phát triển hơn nữa với sự
hỗ trợ của một loạt các bên liên quan. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (Hội đồng
Anh, 2019), số DNXH Việt Nam khoảng 200, đăng ký chính thức với chính phủ là 80. Các DNXH này đã giúp
hơn 100.000 người có hoàn cảnh đặc biệt và cải thiện sinh kế của hơn 600.000 người, chủ yếu là phụ nữ, trẻ
em, dân tộc thiểu số, lao động khuyết tật và lao động thu nhập thấp trong các lĩnh vực khác nhau như nông
nghiệp, giáo dục, môi trường, y tế và công nghệ. Tại Việt Nam, đã hình thành một số tổ chức trung gian chuyên
hỗ trợ phát triển DNXH. Các tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong KSKDXH tại Việt Nam như Cộng đồng
DNXH Việt Nam (SSEC), Seed Planters, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), HATCH!
và Evergreen Labs. Ngoài ra, một số cơ sở ươm tạo DNXH cũng được chính phủ thành lập như Trung tâm đổi
mới Sài Gòn (SiHUB), Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên (sYs), BKHUP và Chương trình Quốc
gia khởi nghiệp cũng góp phần phát triển tinh thần kinh KSKDXH tại Việt Nam. Những đặc điểm này đã khiến
Việt Nam trở thành một khu vực phù hợp để thực hiện nghiên cứu về YĐKSKDXH.
Do đặc thù của KDXH còn rất mới tại Việt Nam, do đó đòi hỏi những cá nhân thực hiện trả lời khảo sát
phải có kiến thức về KSKDXH, vì vậy, mẫu trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào những cá nhân có sự quan
tâm và hiểu biết về KDXH tại Việt Nam. Khung mẫu bao gồm những cá nhân đã tham gia các khóa học khác
nhau trong các chương trình như Gọi vốn dành cho doanh nhân xã hội ở Việt Nam, Green our World, Xây
dựng môi trường gắn kết tích cực (Building a Positive Public Engagement Environment), Chương trình hòa
nhập xã hội (Social Immersion Program), Phát triển quan điểm trở thành doanh nhân xã hội (Developing
Perspectives as social entrepreneurs: training program), Quản lý chất lượng cho dự án phát triển cộng đồng
(Quality Management for Community Development Project), Hội thảo đổi mới xã hội và doanh nghiệp
(Workshop Social Innovation and Enterprise), Đào tạo Khởi nghiệp Tạo tác động NEUrON, Đào tạo Khởi
nghiệp tạo tác động khu vực đồng bằng Sông Hồng, Impact Space - Không gian khởi nghiệp tạo tác động, tọa
đàm Sáng kiến Kinh doanh vì Cộng đồng – Én xanh HCMC, Đào tạo kỹ năng điều phối, hỗ trợ đổi mới sáng
tạo khởi nghiệp xã hội. Các chương trình này được tổ chức bởi Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC), Seed
Planters, Saigon Innovation Hub và CSIP. Để thu thập dữ liệu, một bảng câu hỏi được tạo trên Google Form
được gửi cho các cá nhân đã tham gia ít nhất hai khóa học.
Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
Như đã trình bày về sự hạn chế của KDXH tại Việt Nam, nghiên cứu này chọn mẫu theo phương pháp
thuận tiện cho nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Mẫu dự kiến cho nghiên cứu chính thức trong luận
này là 500: Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đòi hỏi cỡ mẫu lớn để đảm bảo ước lượng độ tin cậy cần thiết
của mô hình (Raykov và Widaman, 1995). Hair và cộng sự (2010), cho rằng tỷ lệ cần thiết để thiết kế cỡ mẫu
nghĩa là tối thiểu phải có năm quan sát trên mỗi thông số ước lượng (tỷ lệ 5:1). Tuy nhiên, cỡ mẫu càng lớn
hơn mức tối thiểu yêu cầu thì độ tin cậy của nghiên cứu càng cao (giảm những sai lệch do lấy mẫu). Ngoài ra,
phương pháp điều tra trong nghiên cứu này là khảo sát online do đó để đạt được mục tiêu kỳ vọng 500 phiếu
khảo sát, tác giả dự kiến gửi đi 800 phiếu điều tra.
Phương pháp phân tích dữ liệu
Mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính thông qua phần mềm hỗ trợ SMART-PLS được sử dụng
để đánh giá các thang đo. Cụ thể, tác giả thực hiện trình tự theo các bước sau:
14
Bước 1. Kiểm định mô hình đo lường. Mô hình đo lường được kiểm định thông qua các tiêu chí độ tin cậy
tổng hợp (Composite Reliability - CR), phương sai trích (Average Variance Extract - AVE), so sánh căn bậc
hai của phương sai trích (AVE) với hệ số tương quan để đánh giá độ phân biệt, hệ số tải nhân tố (Factor
Loading) và hệ số tải chéo (Cross Loading) và Heterotrait-Monotrait ratio (HTMT).
Bước 2. Kiểm tra mô hình cấu trúc. Mô hình cấu trúc được kiểm định thông qua các tiêu chí hệ số xác định
(R2) và mức độ phù hợp (Q2): Sử dụng Blindfolding.
Bước 3. Kiểm tra tác động trực tiếp của các biến trong mô hình.
Bước 4. Kiểm tra tác động trung gian (mediating effect) theo quy trình 4 bước được đề xuất bởi Baron và
Kenny (1986).
Bước 5 là Kiểm tra lại kết quả tác động trung gian thông qua hai giá trị: chỉ số CI (Confidence interval)
thông qua quy trình bootstrapp với số mẫu là 5,000 và chỉ số Variance accounted for (VAF).
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả nghiên cứu thứ nhất về tác động của tính cách đến ý định KSKDXH
4.1.1 Kiểm định mô hình đo lường
Độ tin cậy của các yếu tố được đo lường thông qua hệ số Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp. Kết quả
cho thấy các giá trị Cronbach’s alpha nằm trong khoảng 0.639 (sự đồng cảm) đến 0.93 (nhu cầu thành tích).
Các giá trị của độ tin cậy tổng hợp dao động trong khoảng 0.648 (sự đồng cảm) đến 0.73 (nhu cầu thành tích).
Các giá trị Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp đều rất gần hoặc trên ngưỡng 0.7 (Nunnally và Bernstein,
1978) cho thấy độ tin cậy của các cấu trúc trong mô hình. Giá trị phương sai trích (Average Variance Extracted
- AVE) cho tất cả các cấu trúc trong mô hình này đều lớn hơn 0.5, cho thấy sự phù hợp về tính hội tụ của từng
cấu trúc trong mô hình (Fornell và Larcker, 1981).
Giá trị phân biệt (discriminant validity) là mức độ mà các yếu tố khác biệt với nhau và không tương quan
với nhau (Fornell và Larcker, 1981). Nghiên cứu này sử dụng ba công cụ để đánh giá giá trị phân biệt bao gồm
so sánh căn bậc hai của AVE với hệ số tương quan giữa các cấu trúc (Fornell và Larcker, 1981), hệ số tải chéo
(cross loading) của các biến quan sát và chỉ số Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) (Henseler và cộng sự,
2015). Theo Fornell và Larcker (1981), hệ số tương quan giữa các cấu trúc được so sánh với căn bậc hai của
AVE. Kết quả cho thấy căn bậc hai của tất cả các AVE (từ 0.725 đến 0.854) đều lớn hơn các hệ số trong cùng
một cột. Do đó, các thang đo đều đạt giá trị phân biệt. Đối với hệ số tải chéo (cross loading), Chin (2010) cho
rằng mỗi hệ số tải phải lớn hơn tất cả các hệ số tải chéo của nó. Trong mô hình này, các hệ số tải nhân tố đều
lớn hơn 0.5 (từ 0.502 đến 0.980) và lớn hơn hệ số tải chéo. Tóm lại, hệ số tải và hệ số tải chéo đều xác nhận
các thang đo đều đạt giá trị phân biệt. Cuối cùng, chỉ số Heterotrait-Monotrait ratio of correlations (HTMT) là
một phương pháp mới để đánh giá tính phân biệt trong PLS-SEM và được coi là vượt trội hơn so với các
phương pháp đánh giá tính phân biệt truyền thống như của Fornell và Larcker (1981) hay sử dụng hệ số tải
chéo (Henseler và cộng sự, 2015). Kết quả cho thấy rằng không có giá trị nào thấp hơn hay cao hơn khoảng
tin cậy (CI0.9) hay bao gồm giá trị 1, cho thấy các thang đo cho nghiên cứu này đều đạt giá trị phân biệt. Như
vậy, các cấu trúc trong nghiên cứu này đều đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
15
4.1.2 Kiểm định mô hình cấu trúc
Giá trị R2 (the coefficient of determination) cho biến nhận thức về sự mong muốn KSKDXH, nhận thức về
tính khả thi KSKDXH và ý định KSKDXH lần lượt là 0.201, 0.187 và 0.226 được coi là có khả năng dự đoán
vừa và chấp nhận được (Cohen, 2013). Ngoài ra, tác giả đã sử dụng Q2 (cross-validated redundancy) để đánh
giá mức độ phù hợp mô hình (Chin, 2010). Dựa trên kỹ thuật Blindfolding, Q2 về nhận thức về sự mong muốn
KSKDXH, nhận thức về tính khả thi KSKDXH và ý định KSKDXH lần lượt là 0.084, 0.092 và 0.060, cho
thấy các mô hình nghiên cứu khả năng dự đoán ở mức vừa và phù hợp để đự đoán ý định KSKDXH (Chin,
2010). T-test với kỹ thuật Bootstrapping (N = 5,000) được áp dụng để kiểm tra các tác động trực tiếp. Giả
thuyết H1 (β = 0.122, p < 0.05) và H2 (β = 0.295, p < 0.001) kiểm tra tác động trực tiếp của nhận thức sự
mong muốn KSKDXH và nhận thức tính khả thi KSKDXH đến ý định KSKDXH. Kết quả cho thấy giả thuyết
H1 và H2 đều có ý nghĩa. Các giả thuyết còn lại trong mô hình nghiên cứu xem xét tác động trực tiếp từ các
tính cách (xu hướng rủi ro, nhu cầu thành tích, tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức)
đến nhận thức sự mong muốn KSKDXH và nhận thức tính khả thi KSKDXH. Kết quả kiểm định các giả thuyết
được trình bày trong hình 4.1. Các giả thuyết H3a, H3b, H4a, H5a, H5b, H6b, H7b, H8b, H8b được chấp
nhận và các giả thuyết còn lại như H4b, H6a, H7a bị bác bỏ.
Nguồn: tính toán của tác giả
Hình 4.1 Kết quả kiểm định các tác động trực tiếp
4.1.3 Kiểm tra tác động trung gian
Quy trình 4 bước của Baron và Kenny (1986) được áp dụng để kiểm tra tác động trung gian của nhận thức
tính khả thi và nhận thức sự mong muốn trong mối quan hệ từ các tính cách (xu hướng rủi ro - RT, nhu cầu
thành tích - NA, tính chủ động - PRO, tính sáng tạo - INN, sự đồng cảm - EMP và nghĩa vụ đạo đức - MO)
đến ý định KSKDXH (Bảng 4.1).
16
Tại bước 1, các biến độc lập (sáu tính cách bao gồm: xu hướng rủi ro, nhu cầu thành tích, tính chủ động,
tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức) được kiểm tra tác động trực tiếp đến ý định KSKDXH. Kết
quả, chỉ có bốn tính cách là tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức là có tác động đến
ý định KSKDXH. Vì xu hướng rủi ro và nhu cầu thành tích không có tác động đến ý định KSKDXH nên hai
tính cách này bị loại trong quá trình kiểm tra tác động trung gian trong các bước tiếp theo.
Tại bước 2, bốn tính cách có ý nghĩa tại bước 1 bao gồm tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa
vụ đạo đức được kiểm tra tác động đến hai biến trung gian là nhận thức về sự mong muốn và nhận thức về tính
khả thi. Kết quả cho thấy, ngoại trừ mối quan hệ từ tính sáng tạo và sự đồng cảm đến nhận thức về sự mong
muốn và mối quan hệ từ sự đồng cảm đến nhận thức về sự mong muốn là không có ý nghĩa, các mối quan hệ
còn lại đều có ý nghĩa. Hai mối quan hệ không có ý nghĩa kể trên sẽ bị loại khỏi quy trình kiểm tra tác động
trung gian trong các bước tiếp theo.
Bước 3 kiểm tra tác động từ hai biến trung gian là là nhận thức về sự mong muốn và nhận thức về tính khả
thi đến ý định KSKDXH. Kết quả cho thấy các mối quan hệ này đều có ý nghĩa.
Tại bước 4, khi kiểm tra đồng thời tác động của các tính cách (tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm
và nghĩa vụ đạo đức) và hai biến trung gian (nhận thức về sự mong muốn và nhận thức về tính khả thi) đến ý
định KSKDXH, kết qua cho thấy tất cả những mối quan hệ đã có ý nghĩa tại bước 2 và bước 3 đều có ý nghĩa
tại bước 4 này, đồng thời khi xem xét lại những mối quan hệ trực tiếp tại bước 1 (các tính cách đến ý định
KSKDXH) cho thấy chỉ có sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức là còn ý nghĩa, trong khi những mối quan hệ từ
tính chủ động và tính sáng tạo đến ý định KSKDXH lại không còn ý nghĩa. Vì vậy, có thể kết luận rằng, hai
biến trung gian (nhận thức về sự mong muốn và nhận thức về tính khả thi) trung gian hoàn toàn mối quan hệ
từ tính chủ động đến ý định KSKDXH và trung gian một phần mối quan hệ từ nghĩa vụ đạo đức đến ý định
KSKDXH. Ngoài ra, chỉ có nhận thức về tính khả thi trung gian hoàn toàn tác động từ tính sáng tạo đến ý định
KSKDXH và trung gian một phần mối quan hệ từ sự đồng cảm đến ý định KSKDXH. Kết quả này cho thấy
các giả thuyết H9d được chấp nhận trong khi H9a, H9b và H9c bị bác bỏ.
Bảng 4.1 Kết quả kiểm tra tác động trung gian
Các bước phân
tích
Biến nghiên cứu
Trung gian Biến phụ thuộc
PD PF SEI
Bước 1 Biến độc lập
RT -0.057
NA -0.037
PRO 0.146b
CRE 0.141b
EMP 0.215b
MO 0.153c
Bước 2
và Bước 3
Biến trung gian
PRO 0.303c 0.114a
CRE 0.054 0.193c
EMP 0.100 0.256c
MO 0.179b 0.155b
Biến trung gian
PD 0.123b
PF 0.294c
Bước 4 Biến độc lập PRO 0.323c 0.109a 0.090
17
Các bước phân
tích
Biến nghiên cứu
Trung gian Biến phụ thuộc
PD PF SEI
CRE 0.196c 0.106
EMP 0.257c 0.167a
MO 0.210c 0.157b 0.096a
Biến trung gian
PD 0.055c
PF 0.201c
Ghi chú. SEI: ý định khởi sự KDXD, RT: xu hướng rủi ro, NA: nhu cầu thành tích, PRO: tính chủ động, CRE:
tính sáng tạo, EMP: sự đồng cảm, MO: nghĩa vụ đạo đức.
a <.05, b <.01, c <.001
Nguồn: tính toán của tác giả
Chỉ số CI (Confidence interval) thông qua quy trình Bootstrapping với số mẫu là 5,000 được tính toán để
xác nhận các hiệu ứng trung gian đã được kiểm tra thông qua 4 bước của Baron và Kenny (1986). Quy trình
bootstrapping với 5.000 mẫu cho thấy tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức có ảnh
hưởng gián tiếp đến ý định KSKDXH. Ước lượng điểm (Point of estimate) của các mối quan hệ có tác động
trung gian luôn nằm trong khoảng độ tin cậy (Confidence interval) và không bao gồm giá trị 0. Tóm lại, hai
biến trung gian (nhận thức về sự mong muốn và nhận thức về tính khả thi) trung gian mối quan hệ từ tính chủ
động đến ý định KSKDXH và trung gian một phần mối quan hệ từ nghĩa vụ đạo đức đến ý định KSKDXH.
Ngoài ra, chỉ có nhận thức về tính khả thi trung gian hoàn toàn tác động từ tính sáng tạo đến ý định KSKDXH
và trung gian một phần mối quan hệ từ sự đồng cảm đến ý định KSKDXH. Kết quả này khẳng định lại lần nữa
các giả thuyết và H9d được chấp nhận trong khi H9a, H9b và H9c bị bác bỏ.
Bảng 4.2 Kiểm định bổ sung để kiểm tra tác động trung gian
Biến độc lập ‐ biến trung gian ‐ biến
phụ thuộc
Mức ý nghĩa 95%
Point of estimate Confidence interval
PRO - PD - SEI 0.016 0.006 – 0.041
PRO - PF - SEI 0.023 0.005 – 0.044
CRE - PF - SEI 0.032 0.013 – 0.057
EMP - PF - SE
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tac_dong_cua_tinh_cach_giao_duc_va_kinh_nghi.pdf