Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.1. QUAN NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG
2.1.1. Quan niệm về thị trường và thị trường lao động
2.1.1.1. Quan niệm về thị trường: Tác giả luận án cho rằng: Thị trường
theo nghĩa rộng là lĩnh vực trao đổi, mua - bán hàng hoá; còn theo nghĩa hẹp,
thị trường là không gian, nơi trao đổi, mua - bán hàng hoá.
2.1.1.2. Quan niệm về thị trường lao động
Luận án đã đưa ra một số quan niệm về thị trường và TTLĐ của các nhà
nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng: Thị
trường lao động theo nghĩa rộng là lĩnh vực mua - bán sức lao động; theo
nghĩa hẹp là nơi (không gian) diễn ra các quan hệ cung - cầu lao động, giữa
người bán sức lao động và người mua sức lao động, dưới sự tác động của cơ
chế thị trường và vai trò điều tiết của Nhà nước, nhằm xác định giá cả sức lao
động (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp
đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng
hay thỏa thuận khác.
2.1.2. Đặc điểm của thị trường lao động
2.1.2.1. Hàng hóa trên thị trường lao động là loại hàng hóa đặc biệt
2.1.2.2. Giá cả hàng hóa sức lao động được quyết định bởi quan hệ
cung - cầu lao động trên thị trường lao động
2.1.2.3. Hàng hóa sức lao động trên thị trường không đồng nhất về
chủng loại, chất lượng
2.1.2.4. Người lao động thường có vị thế yếu hơn trong đàm phán trên
thị trường lao động
2.1.2.5. Người sử dụng lao động có thể xây dựng được mối quan hệ tích
cực đối với người lao động
2.1.3. Vai trò của thị trường lao động đối với phát triển kinh tế - xã hội
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TTLĐ.
Thứ năm: Cần khảo sát nhu cầu về lao động và dự báo cung - cầu về lao
động về số lượng, chất lượng, ngành nghề, lĩnh vực trong từng giai đoạn.
Thứ sáu: Cần tiếp tục nâng cao chất lượng lao động, gắn bó chặt chẽ giữa
quá trình tư vấn, tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động gắn với nhu cầu TTLĐ.
Thứ bảy: Cần tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các
trung gian TTLĐ.
8
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.1. QUAN NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG
2.1.1. Quan niệm về thị trường và thị trường lao động
2.1.1.1. Quan niệm về thị trường: Tác giả luận án cho rằng: Thị trường
theo nghĩa rộng là lĩnh vực trao đổi, mua - bán hàng hoá; còn theo nghĩa hẹp,
thị trường là không gian, nơi trao đổi, mua - bán hàng hoá.
2.1.1.2. Quan niệm về thị trường lao động
Luận án đã đưa ra một số quan niệm về thị trường và TTLĐ của các nhà
nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng: Thị
trường lao động theo nghĩa rộng là lĩnh vực mua - bán sức lao động; theo
nghĩa hẹp là nơi (không gian) diễn ra các quan hệ cung - cầu lao động, giữa
người bán sức lao động và người mua sức lao động, dưới sự tác động của cơ
chế thị trường và vai trò điều tiết của Nhà nước, nhằm xác định giá cả sức lao
động (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp
đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng
hay thỏa thuận khác.
2.1.2. Đặc điểm của thị trường lao động
2.1.2.1. Hàng hóa trên thị trường lao động là loại hàng hóa đặc biệt
2.1.2.2. Giá cả hàng hóa sức lao động được quyết định bởi quan hệ
cung - cầu lao động trên thị trường lao động
2.1.2.3. Hàng hóa sức lao động trên thị trường không đồng nhất về
chủng loại, chất lượng
2.1.2.4. Người lao động thường có vị thế yếu hơn trong đàm phán trên
thị trường lao động
2.1.2.5. Người sử dụng lao động có thể xây dựng được mối quan hệ tích
cực đối với người lao động
2.1.3. Vai trò của thị trường lao động đối với phát triển kinh tế - xã hội
2.2. CÁC YẾU TỐ, NỘI DUNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.2.1. Các yếu tố cấu thành thị trường lao động
2.2.1.1. Cầu về lao động
2.2.1.2. Cung về lao động
2.2.1.3. Mối quan hệ giữa cung - cầu và giá cả sức lao động
9
2.2.1.4. Các chủ thể tham gia vào thị trường lao động
2.2.2. Nội dung phát triển thị trường lao động
2.2.2.1. Điều tiết tăng mức cầu về lao động
- Nhà nước đảm bảo giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đồng thời phải
thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
- Nhà nước cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tăng
năng suất lao động sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư.
- Nhà nước cần có chính sách ưu đãi để mở rộng thu hút đầu tư nước
ngoài, nhất là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Đồng thời, khuyến khích
đầu tư phát triển SXKD trong nước.
- Thay đổi chính sách, chương trình quốc gia về việc làm, nhất là khu vực
nông nghiệp nông thôn. Đào tạo lao động để tăng cơ hội việc làm, từ đó sẽ tăng
cầu về lao động.
2.2.2.2. Điều tiết đảm bảo mức cung về các loại lao động
Nhà nước cần có chính sách điều tiết mức tăng dân số như chính sách dân
số và kế hoạch hóa gia đình, chính sách di chuyển lao động, chính sách
GD&ĐT, chính sách y tế... hợp lý gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
2.2.2.3. Điều tiết mối quan hệ giữa cung - cầu và giá cả sức lao động
Muốn điều tiết quan hệ cung - cầu và giá cả SLĐ đạt hiệu quả. Bên cạnh
quá trình tự điều tiết TTLĐ thông qua các quy luật kinh tế thì Nhà nước cần
tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện Bộ Luật lao động, chính sách tiền
lương, hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm y tế, xã hội, thất nghiệp, đào tạo và đào tạo lại
lao động, chính sách di chuyển lao động.
2.2.2.4. Tăng cường vai trò của Nhà nước và các trung gian thị trường
lao động
Nhà nước phải có cơ chế chính sách phát triển TTLĐ phù hợp tùy theo
từng hoàn cảnh cụ thể, quản lý hoạt động của các trung gian TTLĐ.
2.2.3. Xu hướng phát triển thị trường lao động trong thời kỳ chuyển
sang kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế
2.2.3.1. Đặc điểm của kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế có tác động
đến thị trường lao động
2.2.3.2. Xu hướng phát triển thị trường lao động trong điều kiện mới
2.3. KINH NGHIỆM MỘT SỐ TỈNH CỦA VIỆT NAM VỀ PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CÓ THỂ VẬN DỤNG VÀO PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
10
2.3.2. Kinh nghiệm một số tỉnh của Việt Nam về phát triển thị trường
lao động
2.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng
2.3.2.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động ở tỉnh Bình Dương
2.3.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của các tỉnh có thể vận
dụng vào phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên
- Một là: Cần nhận thức đầy đủ hơn nữa vai trò, tầm quan trọng của
TTLĐ trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ
động hội nhập quốc tế.
- Hai là: Tiếp tục phát huy thế mạnh của tỉnh là một trung tâm GD&ĐT
lớn của cả nước.
- Ba là: Chính sách thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cần
phải mở rộng, nới lỏng hơn, tạo sự thông thoáng về cơ chế, chính sách.
- Bốn là: Cần phải liên kết chặt chẽ hơn giữa người lao động, các doanh
nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và Sở Lao động Thương binh và Xã hội
(SLĐTB&XH) tỉnh Thái Nguyên; các Sở, Ban ngành và tổ chức chính trị xã hội
trên địa bàn tỉnh với các tỉnh lân cận và trên cả nước.
- Năm là: Cần coi trọng công tác phát hiện, thu hút, bồi dưỡng và bố trí
sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhân tài. Cần xây dựng cơ chế trả lương linh hoạt,
đúng năng lực thực tế của người lao động.
- Sáu là: Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, kỹ
năng của các cán bộ trực tiếp làm công tác mở rộng, phát triển TTLĐ.
- Bảy là: Cần quan tâm đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng của
tỉnh sẽ mang lại kiện thuận lợi cho TTLĐ phát triển.
11
Chương 3
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI Ở TỈNH THÁI
NGUYÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1.Vị trí địa lý
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn
3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Dân số và lao động
Năm 2013 dân số toàn tỉnh là 1.155.991 người, chiếm 9,34% tổng dân số
vùng trung du miền núi phía Bắc và 1,29% dân số cả nước.
Trong đó, dân số sống ở thành thị là 344.210 người (chiếm 29,78%) và
nông thôn là 811.781 người (chiếm 70,22%); nam giới là 569.818 người (chiếm
49,29%) và nữ giới là 586.173 người (chiếm 50,71%).
8 dân tộc (Trong đó, kinh: 73,1%, Tày: 11%, Nùng: 5,7%, Sán Dìu:
4,41%, Sán Chay: 3,9%, Dao: 2,4%...)
3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế
3.1.2.3. Kết cấu hạ tầng giao thông
3.1.2.4. Văn hóa - xã hội
3.1.3. Đánh giá những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng
đến sự phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên
3.1.3.1. Những thuận lợi
Một là: Thái Nguyên có vị trí địa lý và hệ thống đường giao thông rất
thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hai là: Thái Nguyên có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm,
tiền năng phát triển du lịch đa dạng, phong phú trên các lĩnh vực như: du lịch
sinh thái, văn hóa, đặc biệt là du lịch thăm di tích, căn cứ địa cách mạng Việt
Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (An toàn khu - viết tắt là ATK).
Ba là: Lực lượng lao động trẻ rất lớn và được đào tạo với nhiều ngành
nghề khác nhau.
Bốn là: Thái Nguyên cũng đã và đang tiếp tục quan tâm đến xây dựng,
ban hành cơ chế, chính sách theo hướng cởi mở, thông thoáng hơn.
Năm là: Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên khá dồi dào, với nhiều loại
đất khác nhau.
3.1.3.2. Những khó khăn
Thứ nhất: Do đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh miền núi, nên gặp rất nhiều khó
khăn trong việc quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các xã đặc biệt khó khăn.
Thứ hai: Nhìn chung, tỉnh còn thiếu vốn đầu tư phát triển SXKD, trình độ
kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao động còn thấp, chưa đầu tư phát
12
triển kinh tế theo chiều sâu mà chủ yếu còn theo chiều rộng.
Thứ ba: Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhưng chưa quy hoạch, dự báo,
thăm dò, khai thác, sử dụng một cách hợp lý, còn lãng phí, không hiệu quả,
công tác quản lý, xử lý còn chưa chặt chẽ, nghiêm minh.
Thứ tư: Dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố;
trình độ dân trí thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các huyện trong tỉnh.
Thứ năm: Nhìn chung, trình độ LLLĐ trong tỉnh còn thấp, thiếu hụt đội
ngũ lao động có năng lực chuyên môn, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi.
Thứ sáu: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong tỉnh vẫn còn cao (chiếm 22%).
3.2. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI
NGUYÊN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2013
3.2.1. Những chủ trương và biện pháp của các cấp ủy Đảng, Chính
quyền về phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên
3.2.2. Diễn biến tình hình cung, cầu lao động và mối quan hệ tác động
giữa cung - cầu và giá cả sức lao động, trung gian thị trường lao động ở
tỉnh Thái Nguyên từ năm 2004 đến năm 2013
3.2.2.1. Thực trạng cầu về lao động
Thực trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động đến cầu về lao động.
Năm 2013 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 3.826 tỷ đồng,
(tăng 8% so với năm 2012) và 2014 đạt 4.492 tỷ đồng. Đã tạo việc làm mới cho
22.600 lao động, năm 2013 là 22.000 lao động (kế hoạch đề ra là 16.000 lao động)
Thu nhập bình quân/người là 22,3 triệu đồng (2011) lên 25,6 triệu đồng
(2012) và 28,1 triệu đồng (2013), do đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống từ
16,69% (2011) xuống 13,76%(2012); 11,66% (2013) và 9,17% (2014) nhưng
vẫn cao so cả nước.
Thực trạng năng suất lao động tác động đến cầu về lao động.
Thực trạng tiền công, tiền lương và thu nhập của người lao động tác
động cầu về lao động.
Năm 2004 là 396.800 đồng/người/tháng tăng lên 1.391.000 đồng/người/tháng
(2010) gấp 3,5 lần. Riêng thu nhập ở khu vực thành thị tăng từ 636.200
đồng/người/tháng (2004) lên 1,997.000 đồng/người/tháng (2010) gấp 3,5 lần.
Thực trạng cầu lao động ở khu vực thành thị trên địa bàn tỉnh.
Lao động ở thành thị: 13.320 người (2004); 16.250 người (2008); 22.612
người (2012) và 233.832 người (2013).
Thực trạng cầu về lao động ở các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh
Hiện có 40 hợp tác xã với khoảng 15 nghìn hộ dân hoạt động tổ chức
SXKD trong các làng nghề. Tỉnh có 173 làng nghề, bình quân thu hút 4-6 lao
động/cơ sở, thu nhập bình quân từ 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở tỉnh Thái Nguyên
Thị trường lao động nước ngoài: Nhật Bản, Hàn Quốc; Đài Loan;
Malaysia, Trung Đông xuất khẩu lao động đạt 2.620 người (2006), nhưng
13
năm 2012 giảm xuống còn 1.200 người.
3.2.2.2. Thực trạng cung về lao động
Thực trạng quy mô và cơ cấu dân số.
Thực trạng lực lượng lao động.
- Số lượng cung về lao động.
Theo số liệu 2013 cho biết: LLLĐ từ 15 tuổi trở lên là 716.300 người
(chiếm 61,96% so với dân số toàn tỉnh). Trong đó, lao động nam là 360.700
người (chiếm 50,4%) và lao động nữ là 355.600 người (chiếm 49,6%); thành thị
là 181.200 người (chiếm 25,3%) và nông thôn là 535.100 người (chiếm 74,7%).
+ Cung về lao động trong các ngành kinh tế
Bảng 3.7: Cơ cấu lao động phân chia theo nhóm tuổi ở tỉnh Thái Nguyên
Nhóm tuổi
Tổng số Thành thị Nông thôn
Lao động % Lao động % Lao động %
Tổng số 716.300 100 181.200 100 535.100 100
15-19 106.850 14,91 24.196 13,35 82.654 15,4
20-24 116.642 16,28 28.823 15,9 87.819 16,41
25-29 103.247 14,41 32.991 18,2 70.256 13,12
30-34 82.116 11,46 26.192 14,45 55.924 10,45
35-39 74.187 10,35 18.279 10,08 55.908 10,44
40-44 65.859 9,1 13.466 7,43 52.393 9,8
45-49 63.679 8,88 12.321 6,8 51.358 9,6
50-54 42.763 5,96 9.205 5.08 33.558 6,3
55-59 28.652 4,0 5.617 3,1 23.035 4,3
60+ 32.305 4,5 10.110 5,58 22.195 4,14
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2013).
+ Cung về lao động trong các khu vực kinh tế
Bảng 3.8: Lao động đang làm việc trong các ngành phân theo
thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Người
Năm Tổng số
Thành phần kinh tế
Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2004 593.105 69.185 523.013 907
2005 603.575 69.773 532.907 895
2006 616.961 70.450 545.453 1.058
2007 631.217 70.961 558.209 2.047
2008 648.499 71.685 573.927 2.887
2009 665.652 72.396 589.813 3.443
2010 679.623 74.024 600.315 5.284
2011 686.317 71.200 609.130 5.987
2012 698.140 71.285 620.182 6.673
2013 709.393 72.336 620.649 16.408
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013.
14
- Chất lượng cung về lao động
Bảng 3.10: Cơ cấu lao động phân chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đơn vị tính: %
Trình độ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Không có trình độ CMKT 74,84 73,98 71,43 70,52 69,58 64,32 56,76 45,89
Dạy nghề 11,31 12,41 13,47 15,80 17,98 23,86 27,61 32,77
Trung cấp chuyên nghiệp 11,04 10,49 11,59 9,6 7,29 5,8 9,06 13,00
Cao đẳng 1,25 1,32 1,60 1,74 1,97 2,2 2,31 2,56
Đại học trở lên 1,56 1,8 1,91 2,34 3,18 3,82 4,26 5,78
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013.
Bảng 3.12: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo
Đơn vị tính: %
Năm Tổng số
Phân theo
giới tính
Phân theo khu vực
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2009 18,5 21,0 16,0 52,4 9,9
2010 18,7 21,0 16,7 45,1 10,3
2011 18,9 20,2 17,6 45,4 11,4
2012 20,4 21,5 19,2 45,2 13,0
2013 21,5 23,7 19,2 45,3 13,5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013.
3.2.2.3. Thực trạng quan hệ cung - cầu và giá cả sức lao động trên thị
trường lao động
Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành toàn tỉnh chỉ
đạt 1.747.100 đồng (2012), trong đó nguồn thu chủ yếu bằng tiền lương, tiền
công là 868.000 đồng.
Hiện nay, lao động qua đào tạo ở tỉnh vẫn còn thấp, chỉ đạt 20,4%/LLLĐ.
3.2.2.4. Thực trạng các chính sách của tỉnh và các trung gian thị
trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên
Thứ nhất: Hệ thống cơ chế, chính sách và các văn bản pháp lý liên quan
đến TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên
- Quyết định số 2797/QĐ-UBND ngày 14/12/2006 về Xây dựng Đề án
XKLĐ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010.
- Quyết định 836/QĐ-UBND, ngày 23/4/2012 về Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 04/NQ-HĐND, ngày 19/7/2012 về quy hoạch phát triển
nhân lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2020.
- Quyết định 03/2014/QĐ-UBND, ngày 25/1/2014 về quy định chính sách
thu hút nguồn nhân lực và chính sách luân chuyển cán bộ, công chức của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
Thứ hai: Hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh
Tính đến 01/11/2014 toàn tỉnh có 56 cơ sở dạy nghề, gồm: 04 trường cao
15
đẳng nghề (02 trường tư thục), 09 trường trung cấp nghề (05 trường tư thục), 22
trung tâm dạy nghề (09 trung tâm tư thục) và 21 cơ sở có tham gia hoạt động
dạy nghề (09 cơ sở tư thục).
Thứ ba: Hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, hội chợ việc làm ở tỉnh
Thứ tư: Hệ thống thông tin về thị trường lao động
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH
THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2013
3.3.1. Những kết quả đã đạt được
- Số lượng và chất lượng SLĐ ở tỉnh đã được nâng cao rõ rệt. Trình độ
học vấn, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng của người lao động đã từng bước
được cải thiện đáng kể.
- Các chương trình, đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động,
nhất là lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa trong tỉnh từng bước
phù hợp đáp ứng nhu cầu lao động.
- Mức tiền lương, tiền công cũng có sự phân hóa, khác nhau ngày càng rõ rệt.
- Về quy mô, chất lượng đào tạo nghề đã được nâng lên, góp phần chuyển
dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Về cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở tỉnh đã bước đầu được
quan tâm đầu tư xây dựng.
- Về XKLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đã được mở rộng và số lao động đi xuất
khẩu đã được đào tạo chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ nhất định.
3.3.2. Những hạn chế của thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên
3.3.2.1. Hạn chế
Hạn chế cầu về lao động
Thứ nhất: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn tương đối thấp và có
xu hướng giảm gây ảnh hưởng hạn chế sức cầu về lao động.
Thứ hai: Các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
về quy mô còn nhỏ lẻ, làm cho sức cầu về lao động thấp.
Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa tương xứng với tiềm
lực phát triển kinh tế của tỉnh.
Thứ tư: Xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn, bất cập, số lao động
không được giải quyết việc làm tăng lên.
Hạn chế cung về lao động
Thứ nhất: Cung về số lượng lao động không ổn định do sự biến động thất
thường của di chuyển lao động trong và ngoài tỉnh, gây ra tình trạng lúc thì
thiếu hụt, lúc lại dư thừa mức cung về lao động.
Thứ hai: Cung về chất lượng lao động chưa bảo đảm được yêu cầu của
các bên sử dụng lao động, dẫn tới thiếu hụt cung về lao động ngày càng lớn.
Hạn chế về quan hệ cung - cầu và giá cả sức lao động
Thứ nhất: Mất cân đối giữa cung - cầu lao động trên thị trường lao động.
Thứ hai: Thu nhập của người lao động còn thấp, chính sách tiền lương
16
chưa linh hoạt, mềm dẻo, chưa kích thích, tạo động lực cho người lao động.
Hạn chế về chính sách của tỉnh và các trung gian thị trường lao động
Thứ nhất: Hệ thống cơ chế, chính sách còn thiếu, một số đề án về lao
động, việc làm, đào tạo nghề triển khai còn chậm, kém hiệu quả.
Thứ hai: Hệ thống cơ sở dạy nghề còn thiếu và hoạt động còn kém hiệu
quả, làm cho chất lượng lao động thấp, đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu
TTLĐ đặt ra.
Thứ ba: Hiệu quả hoạt động của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm,
sàn giao dịch, hội chợ việc làm ở tỉnh còn yếu, đầu tư kinh phí thấp.
Thứ tư: Hệ thống thông tin thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên còn
thiếu và hoạt động còn kém hiệu quả.
3.3.2.2. Khái quát những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế
Nguyên nhân khách quan
- Do ảnh hưởng bởi mặt trái của kinh tế thị trường, sự hình thành nền
kinh tế tri thức trên thế giới và quá trình chủ động hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng của Việt Nam hiện nay.
- Do tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở Việt
Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng diễn ra nhanh chóng.
- Do thực trạng những hạn chế, yếu kém của TTLĐ Việt nam nói chung,
điển hình là thiếu cơ chế chính sách pháp lý phù hợp.
- Do tình trạng di chuyển lao động mang tính tự phát từ trong tỉnh ra bên
ngoài đã xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động tại chỗ.
Nguyên nhân chủ quan
- Do nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của TTLĐ chưa đầy đủ,
thống nhất, hệ thống chính sách còn thiếu và chậm điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện.
- Do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và thực hiện tổng kết, đánh
giá, kiểm tra, giám sát Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban, Ngành chưa chặt chẽ
trong việc điều tiết cung - cầu lao động.
- Do khâu tổ chức thực hiện và quản lý các cá nhân, cơ sở đào tạo và giới
thiệu việc làm còn lỏng lẻo, năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức còn yếu kém, bất cập.
- Do trình độ quản lý lao động, năng lực chuyên môn về TTLĐ của cán
bộ tỉnh, huyện, địa phương một mặt còn hạn chế.
- Do tỉnh chưa chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chế độ tiền công,
tiền lương cho người lao động, nhất là đối với khu vực SXKD.
- Do chưa đưa ra được dự báo về TTLĐ đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030.
- Do chưa đưa ra được nội dung phát triển TTLĐ, thiếu căn cứ để đánh
giá TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên.
- Hệ thống thông tin TTLĐ, giới thiệu việc làm chưa phát triển đồng bộ,
chưa có sự gắn kết, hoạt động kém hiệu quả.
17
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
4.1. DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐẾN NĂM 2020
4.1.1. Dự báo về thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.1: Dự báo quy mô dân số, lực lượng lao động ở tỉnh
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2020 2025 2030
1 Dân số Nghìn người 1.190,0 1.245,2 1.285,0 1.313,0
2 Lực lượng lao động Nghìn người 744,2 819,4 845,7 862,4
3 Tỷ lệ LLLĐ/dân số % 62,53 65,81 65,81 65,67
4 Tăng trưởng kinh tế % 12.6 12.5 11.5 11.0
Nguồn: Đề án quy hoạch tổng thể pháp triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu về lao động trong các ngành kinh tế ở Tỉnh
TT Ngành Đơn vị tính 2012 2015 2020 2025 2030
1 Tổng số Nghìn người 698,14 744,2 819,4 845,7 862,4
2 Nông, lâm, ngư nghiệp Nghìn người 438,86 369,56 305,20 278,90 182,90
3 Công nghiệp&xây
dựng
Nghìn người 120,59 181,69 272,45 355,20 376,65
4 Dịch vụ Nghìn người 138,68 192,95 241,75 280,85 302,85
5 Cơ cấu lao động % 100 100 100 100 100
6 Nông,lâm, ngư nghiệp % 62,86 49,65 37,24 32,97 21,2
7 Công nghiệp&xây dựng % 17,27 24,41 33,24 42,0 43,67
8 Dịch vụ % 19,86 25,92 29,5 33,2 35,11
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012, Đề án quy hoạch tổng
thể pháp triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn
2030 và theo tính toán của tác giả
4.1.2. Phương hướng phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020
- Tiếp tục tạo lập thúc đẩy cầu về lao động cho phù hợp với tốc độ tăng
dân số trong độ tuổi để dần cân bằng cung - cầu lao động trên TTLĐ.
- Tiếp tục phát triển và tạo lập nguồn cung về lao động phù hợp với yêu
cầu ngày càng cao của TTLĐ. Từ đó, sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
chi phí sản xuất và sức cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ.
- Phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên phải coi trọng cả số lượng và chất lượng
lao động, tạo sự liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận, trong nước và ngoài nước.
- Tiếp tục tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và phối hợp các đoàn
thể chính trị - xã hội trong tỉnh Thái Nguyên đối với TTLĐ.
- Tiếp tục cải cách tiền công, tiền lương, xác định giá cả SLĐ trên cơ sở
18
giá trị SLĐ và giá cả những tư liệu tiêu dùng cần thiết, đảm bảo người lao động
luôn được tái sản xuất SLĐ ngày càng tăng.
- Phát triển TTLĐ phải gắn với các thị trường khác nhằm tạo phát triển đa
dạng, cân bằng, ổn định và đảm bảo tính đồng bộ, gắn bó chặt chẽ với mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Hoàn thiện hệ thống trung gian kết nối TTLĐ, gắn bó chặt chẽ giữa các
chủ thể tham gia trực tiếp và gián tiếp vào TTLĐ.
- Coi XKLĐ là hướng đi chính, nhằm tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm
nghèo cho lao động ở nông thôn. Đồng thời, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề
hậu XKLĐ.
- Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, để tạo môi trường
thuận lợi nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
4.2.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy tăng cầu về lao động
4.2.1.1. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo môi trường
thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất kinh doanh tại tỉnh,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động
4.2.1.2. Chú trọng đầu tư khích thích các thành phần kinh tế phát triển,
nhất là kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động có
hiệu quả, để tăng cầu về lao động
4.2.1.3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu lao động,
phát huy tối đa các nguồn lực trong tỉnh, đồng thời tăng cường liên kết, hợp
tác với các địa phương khác, để tăng cầu về lao động trên thị trường lao động
4.2.1.4. Nâng cao chất lượng lao động và tiếp tục mở rộng thị trường
xuất khẩu lao động sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ
khoa học và công nghệ hiện đại, thu nhập cao và chính trị ổn định, rủi ro
thấp nhất. Từ đó, sẽ làm tăng cầu về lao động đi làm việc ở nước ngoài
4.2.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy đảm bảo mức cung về lao động
4.2.2.1. Chăm lo nâng cao sức khỏe của người lao động
- Tích cực tuyên truyền giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và kế hoạch
hóa gia đình cho những gia đình trẻ.
- Tăng cường huy động các nguồn lực, kinh phí để mua sắm trang thiết bị y tế và
có chính sách cử tuyển một số con em gia đình chính sách, hộ nghèo học khá giỏi...
4.2.2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
- Tiếp tục thể chế hóa và thực hiện đầy đủ, linh hoạt, hiệu quả Nghị quyết
29-NQ/TW (ngày 4/11/2013) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đào tạo người lao động cần chú ý quan tâm đến gắn lý thuyết với th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_thi_truong_lao_dong_o_tinh_thai_nguyen_4638_1917209.pdf