Tóm tắt Luận án Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: cảm hứng và giọng điệu

Hình tượng nhân dân trong thơ trẻ thời chống Mỹ là một phần chân dung thế hệ họ.

Nếu những nhà thơ lớp trước có xu hướng liên tưởng, triết lí về cuộc hành trình về với

nhân dân; thì các nhà thơ trẻ lại viết theo cách khác: “Ta sống giữa nhân dân chết giữa

nhân dân/ rất yên ổn mầm cây thở chìm trong đất/ những định nghĩa cao xa xin dành cho

người khác” (Thanh Thảo). Một cuộc chiến tranh tổng lực, sức dân được huy động tối đa,

tất cả mọi người, đủ các tầng lớp, lứa tuổi, giới tính đều tham gia đánh giặc. Thơ trẻ thời

chống Mỹ tái hiện hình tượng nhân dân một cách sinh động, đầy ám gợi. Đối với thơ trẻ

yêu nước tiến bộ vùng đô thị, hình tượng nhân dân được tiếp cận từ phương diện nạn nhân

chiến tranh. Viết về họ, các nhà thơ muốn gửi thông điệp lên án chiến tranh; chiến tranh dù

nhìn phía nào, người dân cũng bất hạnh.

Ở góc độ nghiên cứu, có thể khẳng định, xây dựng thành công hình tượng Tổ quốc,

hình tượng nhân dân là những giá trị rất đáng ghi nhận của thơ trẻ thời chống Mỹ.

pdf21 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: cảm hứng và giọng điệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chỉ dừng lại ở có vần hay không vần, thơ văn xuôi còn phá vỡ cả việc ngắt dòng, xuống dòng; có thể nói, đó là thể tự do nhất về hình thức. - Trường ca Trường ca là tác phẩm thơ dài hơi, có hay không có cốt truyện. Đặc điểm nổi bật của nó là tính phức hợp. Đặc điểm này mở ra cho trường ca khả năng nới rộng phạm vi phản ánh, chuyển tải được nhiều trạng thái cảm xúc của chủ thể mà các thể thơ khác khó đáp ứng được. Ở Việt Nam, trường ca xuất hiện từ thời chống Pháp. Nhưng phải đến thời chống Mỹ nó mới thực sự khởi sắc. Sự “sinh sôi” của trường ca đáp ứng nhu cầu được lí giải, thể hiện những nội dung lớn về thời đại, lịch sử, nhân dân trong sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Nhìn vào diễn trình thơ chống Mỹ, thể trường ca có sự vận động khá rõ. Ở chặng đầu, dạng thức chủ yếu vẫn là trường ca có cốt truyện. Đến chặng cuối, kết cấu trường ca theo hướng tổng hợp tự sự - trữ tình - chính luận xuất hiện, tiêu biểu là Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Đó là bước chuẩn bị để đến thập niên đầu sau 1975 thể loại này thoát hẳn cách dựng cốt truyện truyền thống, mang tính tổng hợp đúng nghĩa. Đối với thơ vùng đô thị miền Nam, Ngô Kha là nhà thơ duy nhất sáng tác trường ca theo khuynh hướng siêu thực. Ngụ ngôn của người đãng trí là cuộc hành trình dài trong mộng ảo. Những vấn đề về nhân sinh, về thế cuộc cứ chập chờn trong cõi hư vô; nó không chỉ ám thị nhà thơ mà còn ám ảnh chung cho cả thế hệ thanh niên trí thức lúc bấy giờ. Như vậy, sự biến đổi nội dung đòi hỏi phải biến đổi hình thức, hình thức phù hợp nội dung. Trên nền tảng thành tựu đã gây dựng, thơ chống Mỹ có một số đặc điểm riêng, tương hợp với bối cảnh lịch sử và diễn trình vận động của nó. 1.2. Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Khái niệm, diễn trình vận động 1.2.1. Khái niệm Theo chúng tôi, khái niệm “thơ trẻ” bao gồm trẻ về tuổi đời, trẻ về “tuổi” xuất hiện trên thi đàn và “trẻ” về hồn thơ. Cụ thể, về tuổi tác, đó là thơ của những người bước vào chặng thứ hai của cuộc kháng chiến (1965 - 1975), họ xê dịch ở độ tuổi đôi, ba mươi hoặc trên đôi chút. Về tiêu chí “tuổi” xuất hiện trên thi đàn, thơ trẻ bao gồm sáng tác của những người mà lần đầu, phải đến cuộc kháng chiến chống Mỹ mới ra mắt công chúng, được công chúng nồng nhiệt đón nhận. Còn “trẻ” về hồn thơ, trước hết là “trẻ” trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của cả một lớp nhà thơ. Nó phải được nhận diện và phân biệt bởi những dấu hiệu riêng, khó lẫn. Trẻ về hồn thơ được phát lộ qua thi phẩm bằng các phương thức biểu đạt thẩm mỹ. Sau cùng, cũng cần phân biệt tên gọi “lớp” (hay thế hệ) nhà thơ chống Mỹ và “thơ trẻ thời chống Mỹ”. Đối tượng của tên gọi thứ nhất rộng hơn đối tượng của tên gọi thứ hai; 7 trong lớp nhà thơ thời chống Mỹ có thế hệ thơ trẻ. Và cũng có nhiều tác giả thuộc lớp nhà thơ thời chống Mỹ nhưng không nằm trong đội ngũ thơ trẻ do “vượt khung” tuổi tác. 1.2.2. Diễn trình vận động Nhìn tổng thể, thơ trẻ thời chống Mỹ có thể chia thành ba chặng. Mỗi chặng có những nét riêng, gắn với diễn biến chiến sự và bước chuyển của thơ ca. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ tương đối. ● Chặng thứ nhất: Từ 1960 đến 1964 Đây là chặng mở đầu có ý nghĩa quyết định để đến giữa thập niên 60, thơ trẻ tập hợp thành đội ngũ, “đăng quang” trên thi đàn với tư cách là hiện tượng nghệ thuật nổi bật. Nhìn chung, ở chặng đầu, hòa trong âm hưởng ngợi ca của nền thơ miền Bắc, thơ trẻ một mặt bùng cháy khát vọng lên đường dựng xây đất nước (Lên miền Tây - Bùi Minh Quốc); mặt khác, có thể nói, chưa bao giờ nỗi đau đất nước cắt chia lại đau đáu thổn thức như trong thơ trẻ như ở chặng này (Nhớ mưa quê hương - Ca Lê Hiến). Cuộc thi thơ của Tạp chí Văn nghệ 1961, báo Lao động 1964, đã phát hiện và ghi nhận tài năng một số nhà thơ trẻ (Thái Giang, Ca Lê Hiến, Nguyễn Xuân Thâm,...); sáng tác của Xuân Quỳnh (Thuyền và biển), Bằng Việt (Bếp lửa), Thu Bồn (Bài ca chim chơ rao), thực sự gây được tiếng vang trên thi đàn. Ở vùng đô thị miền Nam, Trần Quang Long năm 1960 đã có Nghiêng nón” nổi tiếng, Ngô Kha năm 1961 có tập Hoa cô độc ấn tượng. ● Chặng thứ hai: Từ 1965 đến 1969 Năm 1965 đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, chiến sự ngày càng ác liệt. Trong bối cảnh như vậy, thơ trẻ xuất hiện và khởi động trước đó, nay chuyển sang chặng bùng phát; nhiều nhà thơ tự nguyện vào miền Nam chiến đấu. Được tăng cường nguồn lực từ miền Bắc, đội ngũ thơ trẻ vùng giải phóng ngày càng lớn mạnh. Ngay cả thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, trong sáng tác của họ cũng biểu lộ tinh thần chống Mỹ quyết liệt hơn trước: Trần Quang Long Thưa mẹ trái tim, Trần Vàng Sao Bài thơ của người yêu nước mình; rõ nhất là trong tập Tiếng hát của những người đi tới, xuất bản công khai ở Sài Gòn 1967. Sang chặng thứ hai, đội ngũ nhà thơ trẻ khá hùng hậu, sáng tác của họ khá đồng đều. Cảm hứng ra trận với các mô típ chia li, hành quân, hoài niệm, nhớ nhung trở nên phổ biến. Hai cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ (1966 và 1969) đã tạo cơ hội để những cây bút trẻ bộc lộ tài năng, tích cực sáng tác. Những nhà thơ đạt giải (Phạm Tiến Duật, Phan Thị Thanh Nhàn, Bế Kiến Quốc) góp phần khẳng định sự trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ thơ trẻ. ● Chặng thứ ba: Từ 1970 Đây là chặng cuối của thơ trẻ thời chống Mỹ. Đội ngũ sáng tác đã đông đảo vào chặng thứ hai, nay được bổ sung thêm nhiều cây bút mới, trong đó xuất hiện không ít tài năng: Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Hoàng Nhuận Cầm, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nét đáng chú ý là, phần đa những nhà thơ trẻ bổ sung ở chặng cuối đều là những nhà thơ - chiến sĩ. Họ là những người cầm súng và cầm bút, nếm trải cuộc đời chinh chiến nơi tuyến đầu. Do vậy trong thơ họ, hiện thực được khám phá với tất cả những gì bề bộn, nóng bỏng nhất. Cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ năm 1972 - 1973 và 1975 8 - 1976 đã góp phần nâng cao chất lượng thơ, phát hiện nhân tố mới, khẳng định vị trí của thơ trẻ thời chống Mỹ trên thi đàn. Qua ba chặng vận động của diễn trình thơ trẻ thời chống Mỹ, có thể khẳng định, đó là dòng thơ như đường bay của viên đạn thẳng đầu, đủ sức trường tồn trong lịch sử thơ ca dân tộc. CHƢƠNG 2 CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 2.1. Cảm hứng nghệ thuật: Khái niệm, hƣớng phân loại 2.1.1. Khái niệm: Cảm hứng nghệ thuật có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (pathos - tức tình cảm sâu sắc, nồng nàn, quen gọi là “nhiệt hứng”). Nó bao giờ cũng đậm đà, lắng lọc hơn cảm hứng thông thường, luôn gắn với tư tưởng, mang tính khuynh hướng rõ rệt. 2.1.2. Hƣớng phân loại cảm hứng nghệ thuật Căn cứ vào khuynh hướng tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm, các tác giả Giáo trình Dẫn luận nghiên cứu văn học (G.N. Pôxpêlôp chủ biên) phân cảm hứng thành 7 biến thể, và cho rằng, giữa các “biến thể” (tức “dạng thức” cảm hứng theo cách gọi của chúng tôi) thường “gắn bó với nhau, có thể chuyển hóa lẫn nhau, thâm nhập vào nhau” (tr.143). Đó là định hướng để chúng tôi nghiên cứu cảm hứng nghệ thuật trong thơ trẻ thời chống Mỹ. Tuy nhiên, cách phân loại như trên là bao quát chung cho văn học của mọi dân tộc. Còn khi vận dụng vào khảo sát một hiện tượng nghệ thuật cụ thể, nảy sinh trong một thời đại cụ thể; ở một đất nước có bản sắc, thì tất phải có sự linh hoạt. Nghĩa là, bảy biến thể cảm hứng theo đề xuất của các nhà biên soạn giáo trình Dẫn luận nghiên cứu văn học, khi vận dụng, chúng tôi đã rút gọn, chuyển tên gọi, số lượng cũng ít hơn. 2.2. Những dạng thức cảm hứng trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ 2.2.1. Cảm hứng lãng mạn - sử thi Thơ chống Mỹ nói chung, dòng thơ trẻ thời ấy nói riêng nảy sinh trong trạng huống chiến tranh, cảm hứng lãng mạn - sử thi giữ vai trò chủ đạo. Sản phẩm của cảm hứng này là cái tôi sử thi hướng vào ba trung tâm hình tượng: Tổ quốc - Nhân dân - Đảng và lãnh tụ. Có thể nói, đây là “hồn cốt” của thời thơ sử thi, vận động liên tục trong cuộc chiến tranh giữ nước. ● Hình tượng Tổ quốc Nhìn tổng quan, hình tượng Tổ quốc trong thơ trẻ thời chống Mỹ luôn giữ vị trí trang trọng, tôn nghiêm, được chiếm lĩnh bằng cảm hứng lãng mạn - sử thi, ngân lên âm điệu hào sảng. Dấu ấn của dòng thơ này là khám phá Tổ quốc bằng cái nhìn tươi trẻ, sát thực với tất cả sự nồng thắm, hồn nhiên. Khám phá Tổ quốc từ góc nhìn thời gian - không gian, thơ trẻ thời chống Mỹ kết nối “hoàn hảo” giữa truyền thống và hiện đại. Ở họ không phải “nhận đường”, “lột xác”, “sang bờ tư tưởng ta lìa ta”; càng không vướng bận, “ăn năn” với quá khứ theo kiểu “xưa 9 phù du nay phù sa”, hạ thấp xưa để đề cao nay,... Trong thơ trẻ, các chiều kích của Tổ quốc được cảm nhận theo một mạch thẳng; quá khứ soi bóng xuống hiện tại, hiện tại kế thừa tinh hoa quá khứ. So với thời chống Pháp, bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thế giới. Nhờ thế mà tầm vóc Tổ quốc trong thơ trẻ thời chống Mỹ được mở rộng, nhân lên. Nhà thơ mới có thể viết “Em mơ một phiên tòa”,“Thư gửi một bạn gái Mỹ” (Lý Phương Liên), “Khuôn mặt ẩn kín” (Phan Thị Thanh Nhàn), Từ những thông điệp như vậy mà biểu tượng Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế không chỉ tỏa sáng ở chủ nghĩa anh hùng mà còn thấm đậm tinh thần nhân văn; không chỉ bất khuất kiên cường mà còn hòa hiếu, bao dung. Theo chúng tôi, đó là cái mới, cái khác trong thơ trẻ thời chống Mỹ khi viết về Tổ quốc. Xa hơn, có thể xem những sáng tác ấy như “tín hiệu” bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngay khi chiến tranh chưa kết thúc. ● Hình tượng nhân dân Hình tượng nhân dân trong thơ trẻ thời chống Mỹ là một phần chân dung thế hệ họ. Nếu những nhà thơ lớp trước có xu hướng liên tưởng, triết lí về cuộc hành trình về với nhân dân; thì các nhà thơ trẻ lại viết theo cách khác: “Ta sống giữa nhân dân chết giữa nhân dân/ rất yên ổn mầm cây thở chìm trong đất/ những định nghĩa cao xa xin dành cho người khác” (Thanh Thảo). Một cuộc chiến tranh tổng lực, sức dân được huy động tối đa, tất cả mọi người, đủ các tầng lớp, lứa tuổi, giới tính đều tham gia đánh giặc. Thơ trẻ thời chống Mỹ tái hiện hình tượng nhân dân một cách sinh động, đầy ám gợi. Đối với thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, hình tượng nhân dân được tiếp cận từ phương diện nạn nhân chiến tranh. Viết về họ, các nhà thơ muốn gửi thông điệp lên án chiến tranh; chiến tranh dù nhìn phía nào, người dân cũng bất hạnh. Ở góc độ nghiên cứu, có thể khẳng định, xây dựng thành công hình tượng Tổ quốc, hình tượng nhân dân là những giá trị rất đáng ghi nhận của thơ trẻ thời chống Mỹ. ● Hình tượng Đảng và lãnh tụ * Hình tượng Đảng trong thơ trẻ thời chống Mỹ không chệch ra ngoài “khung tư tưởng” chung. Tuy vậy, thơ trẻ vẫn có dấu ấn riêng, cũng trong mạch cảm hứng ngợi ca, nhưng khác nhà thơ lớp trước, thơ trẻ hầu như không ai triết luận về Đảng, ngợi ca Đảng theo hướng thần thánh, tuyệt đối hóa. Có lẽ vị thế của những nhà thơ trẻ thời ấy đã không cho phép họ viết về Đảng như các nhà thơ bậc “tiền bối” ở vị thế cấp cao. * Hình tượng lãnh tụ: Nhìn chung, hầu hết các nhà thơ viết về Hồ Chí Minh đều theo khuynh hướng lãng mạn - sử thi, ngợi ca tôn kính. So với một số nhà thơ lớp trước, thơ trẻ thời chống Mỹ khắc họa hình tượng lãnh tụ nghiêng về biểu cảm hơn triết luận, lấy biểu tượng từ cái cụ thể, có thực hơn là cái ảo, cái suy diễn. 2.2.2. Cảm hứng dấn thân - nhập cuộc Thời chống Mỹ, dấn thân - nhập cuộc là cả một thế hệ nhà thơ trẻ “dàn hàng gánh đất nước trên vai”, tràn đầy nhiệt hứng. Từ sự dấn thân ở ngoài đời (quan niệm/thái độ sống) đến cảm hứng dấn thân - nhập cuộc trong sáng tạo nghệ thuật, với họ là hoàn toàn tự nguyện, tự giác. Điểm nổi bật, không thể thay thế thơ trẻ, đó là việc mở rộng biên độ, tiếp xúc nhiều chiều kích khác nhau về đời sống, đặc biệt là đời sống chiến trường. Cái “tôi” 10 trong thơ trẻ là cái “tôi” dấn thân, cái “tôi” thấu hiểu sâu sắc trách nhiệm của mình trước Tổ quốc. Nhiều nhà nghiên cứu gọi đó là “cái tôi thế hệ”. Không như thơ trẻ miền Bắc và thơ trẻ vùng giải phóng; thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị là hiện tượng nghệ thuật nảy sinh trong hoàn cảnh bất lợi, đối mặt với bắt bớ tù đày, các nhà thơ chủ yếu tự tập hợp lại với nhau. Tuyển tập Tiếng hát những người đi tới, Quê hương ta anh hùng, Thơ máu,... là những sản phẩm nghệ thuật lưu giữ một thời dấn thân của họ. Rõ là, đã có một khoảng cách đáng kể giữa các thế hệ nhà thơ khi viết về chiến tranh. Dấn thân - nhập cuộc khác nhau, nhìn chiến tranh cũng khác nhau. Điểm mạnh của thơ thế hệ trước là năng lực tổng hợp, bình luận chiến tranh. Điểm mạnh của thơ trẻ là tái hiện tất cả những gì trần trụi, tàn khốc như bản chất cuộc chiến, thiên về mô tả chiến tranh. Và ở đây đã có sự cân bằng “tự nhiên” giữa các thế hệ nhà thơ. Những gì không (hoặc ít) tìm thấy trong thơ thế hệ này thì đã có ở thơ thế hệ kia; mỗi thế hệ có “sự sinh” riêng của họ. Thơ bình luận chiến tranh hay mô tả chiến tranh, nếu là thơ hay, không bị “ô xi hóa” bởi thời gian thì đều giá trị như nhau. 2.2.3. Cảm hứng bi tráng Nhìn từ góc độ mỹ học, “bi ai” (hay “bi thương) được hiểu như “cái bi”; “hùng tráng” được hiểu là “cái hùng”; cả hai đều xoay quanh cái đẹp, cái cao cả. Thơ trẻ thời chống Mỹ có cả “bi” và “tráng”; có cái được - cái mất, có tự hào, có nỗi đau. Ở chặng đầu, thơ họ ít đề cập đến mất mát hi sinh. Nhưng khi cuộc chiến bước vào hồi kết, sự khốc liệt tăng lên, tính chất thi vị, réo rắt trong thơ giảm hẳn, thay vào đó là những suy tư về về thân phận con người. Một hướng biểu đạt khác của cảm hứng bi tráng là nghiêng về mô tả cái bi thương. Tập trung nhiều nhất vẫn trong sáng tác của những nhà thơ nếm trải, quăng quật với đời, trực diện với chiến tranh. Đối với họ, cảm hứng bi thương không chỉ tập trung ở người lính, mà còn được mở ra nhiều mặt trong đời sống. Chiến tranh kéo dài, đất nước bên bờ vực của sự kiệt quệ; những dấu tích bi thảm, nếu mờ nhạt trong sáng tác của những nhà thơ lớp trước thì lại nổi lên khá đậm trong thơ trẻ (phải sau 1986 mới lưu hành rộng rãi). Đáng lưu ý là, cảm hứng bi thương trong thơ trẻ còn mở rộng sang cả “phía bên kia” - những con người chung cội nguồn Lạc Việt, đều là nạn nhân chiến tranh. Nguyễn Duy viết Đứng lại, Hai lần chết của một người lính Cộng hòa như tín hiệu sớm về tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc. Riêng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, cảm hứng bi thương được thể hiện đậm nét, với nhiều mức độ và bút pháp khác nhau, chủ yếu xoáy vào nỗi đau chiến tranh hơn là lãng mạn, sử thi hóa chết chóc. Đây là “cái khác” của mảng thơ này so với thơ trẻ miền Bắc và thơ trẻ vùng giải phóng. 3.2.4. Cảm hứng đời tƣ, thế sự Xét phương diện hưng phấn cao độ (nhiệt hứng), rung cảm sâu sắc, thống thiết của nhà văn trước những vấn đề về đời sống riêng tư, về thân phận con người và thực trạng xã hội, nổi lên trong tác phẩm như một khuynh hướng tư tưởng rõ nét; chúng tôi gọi đó là cảm hứng đời tư, thế sự. Chiết nghĩa, cảm hứng đời tư, thế sự là khái niệm ghép của hai thành 11 tố có nghĩa tự thân: “đời tư” và “thế sự”, giữa chúng liên quan gần chứ không nhập làm một, cũng không phải thành tố này quy định thành tố kia. * Cảm hứng đời tư được coi là dạng cảm hứng giàu tính nhân bản. Ngay từ khi mới xuất hiện, thơ trẻ đã tạo được dấu ấn qua những sáng tác về tình yêu lứa đôi - bình diện điển hình nhất của “cái tôi đời tư” (dĩ nhiên khác cái tôi đời tư trong Thơ mới): Ấy là Em đẹp nhất- Ca Lê Hiến, Thuyền và biển- Xuân Quỳnh, Hoa cúc tím- Nguyễn Mỹ, Nhật kí yêu đương - Phạm Tiến Duật,Trong thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, nhìn chung, mấy năm đầu thập niên 60, tình lứa đôi có vẻ còn bình yên, êm ả (Mùa thu ở Huế - Lê Nghiêm Vũ, Nghiêng nón - Trần Quang Long), Khi cuộc chiến chuyển sang giai đoạn khốc liệt, xã hội biến động dữ dội (từ 1965), cảm hứng đời tư mức này mức khác đều nhuốm màu sắc sử thi, tình lứa đôi nhập sâu vào tình đất nước. Và thời nào cũng vậy, tình yêu luôn đi liền với trăn trở; có cái trăn trở do chính nó, có cái trăn trở do tác động của bối cảnh chiến tranh. Đó là sự trở lại của cái tôi đời tư hướng nội trong thơ trẻ thời chống Mỹ xuất hiện vào những năm cuối cuộc chiến. Rõ nhất là thơ Lưu Quang Vũ, thơ ông chạm đến tận cùng tâm trạng xót xa, hẫng hụt; cái tôi đời tư trĩu nặng cảm thức cô đơn, nỗi buồn thấm thía. * Cảm hứng thế sự hướng về thân phận con người trước “những điều trông thấy”. Sự thực là, ở mức này mức khác, cảm hứng thế sự đã “ló dạng” trong một số sáng tác của những nhà thơ trẻ miền Bắc lúc bấy giờ; tập trung nhiều vẫn phải nói đến sáng tác của Lưu Quang Vũ. Tiếp đến là thơ Xuân Quỳnh trong Gió Lào cát trắng (1974); Lý Phương Liên trong Trò chuyện với Thúy Kiều,... Ở mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, Đông Trình, Tần Hoài Dạ Vũ, Trần Quang Long là nhà thơ đã đưa tất cả những điều ngụy trá của xã hội thời chiến vào sáng tác của mình. 2.3. Một số phƣơng thức biểu đạt cảm hứng nghệ thuật trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ Thuộc phương diện nội dung, cảm hứng nghệ thuật phải tìm đến các phương thức biểu đạt phù hợp. Có nhiều phương thức được sử dụng, ở đây chúng tôi chỉ khảo sát một số phương thức mà bản thân cho là nổi bật trong thơ trẻ thời chống Mỹ. 2.3.1. Sáng tạo hình ảnh giàu nghĩa biểu tƣợng Sáng tạo nghệ thuật là sáng tạo giá trị biểu tượng. Về phương diện này, thơ trẻ thời chống Mỹ lưu lại không ít dấu ấn được coi là độc đáo, sinh động: ● Màn đêm, con đường Cảm quan lãng mạn- sử thi trong thơ trẻ thời chống Mỹ không thiếu vắng màn đêm. Màn đêm như biểu tượng của ẩn số Việt Nam, Tổ quốc trở mình, vươn dậy trong đêm, lớn mạnh trong đêm: “Bóng đêm ở Việt Nam / Là khoảng tối giữa hai màn kịch / Chứa bao điều thay đổi lớn lao” (Lửa đèn - Phạm Tiến Duật). Nếu màn đêm là hình ảnh thời gian trở thành ẩn số Việt Nam thì con đường lại là hình ảnh không gian, biểu tượng của hướng đi, của những cuộc chuyển xoay lịch sử:“Ba mươi triệu tấm lòng xông ra tuyến lửa” (Phạm Ngọc Cảnh). Con đường và người đi là hai mặt của không gian, con đường trong tư tưởng dẫn dắt cuộc hành trình trên con đường vũ trụ. Trong thơ Ngô Kha, con đường là biểu tượng của khát vọng hòa bình, lòng người tụ 12 họp (Mai có hòa bình); với Trần Quang Long là sự lựa chọn dứt khoát hướng đi của tuổi trẻ (Chúng ta bước đi). ● Lửa, dòng sông và đất Thơ trẻ thời chống Mỹ nảy sinh trong lửa, dồi dào ngọn lửa. Biểu tượng lửa trong thơ họ gắn với sáng tạo của từng chủ thể: Ấy là biểu tượng của tâm hồn, cốt cách Việt Nam (Lửa đèn - Phạm Tiến Duật); biểu tượng của tinh thần cách mạng sục sôi, của đoàn kết cộng đồng vùng lên chống giặc (Rông chiêng - Nguyễn Xuân Thâm); biểu tượng của tấm lòng nhân hậu, thủy chung (Bếp lửa - Bằng Việt),... Trong thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, “lửa” còn là biểu tượng của chiến tranh hủy diệt, của oán trách và hoài nghi cuộc chiến: “Đất nước lầm than mẹ khóc bên đèn / Ánh lửa tương lai vẫn còn xa ngái” (Chúng ta bước đi - Trần Quang Long) Bên cạnh lửa, con sông trong thơ trẻ là con sông tinh thần, biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của đất nước, cho nhuệ khí một thế hệ dấn thân: “đừng viết về chúng tôi như cốc chén đứng trên bàn; xin hãy viết như dòng sông chảy xiết” (Hữu Thỉnh); Cùng dòng sông là đất. Đối với người dân Việt Nam, đất là vấn đề cốt tử, giữ nước là giữ đất, mất đất là mất tất cả, mọi cuộc quật khởi cũng từ đất nổ ra: “Người của đất lại bật lên từ đất” (Vương Trọng). Đất nước lớn lên từ bùn đất, tầm vóc của dân tộc cũng từ bùn đất mà “đứng dậy sáng lòa”. Trong thơ trẻ thời chống Mỹ, đất trở thành biểu tượng cho sức sống và tinh thần quật khởi của nhân dân. 2.3.2. Đa dạng các màu sắc nghệ thuật Nghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ, chúng tôi thấy các nhà thơ sử dụng đa dạng các màu sắc, nhằm mục đích “mã hóa” các dạng thức cảm hứng, nhất là cảm hứng lãng mạn - sử thi. ● Màu của sự sống, sức sống, tình yêu và khát vọng Trong thơ trẻ, màu xanh xuất hiện với tần số cao nhất. Nhiều tác giả tỏ ra ưa sử dụng màu sắc này (Hoa cúc xanh - Xuân Quỳnh, Kỉ niệm màu xanh - Quang Huy, Tháng năm xanh - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đêm tình xanh - Trần Quang Long,...). Màu xanh tương hợp tuổi xuân căng đầy khát vọng, biểu tượng cho sức sống của người Việt Nam, sự tái sinh của quê hương đất nước: “Hàng dừa vẫn trổ lá xanh /Vết thương cũ đã lại lành thịt da” (Lê Anh Xuân). Riêng Ngô Kha, nhà thơ sáng tác theo khuynh hướng siêu thực, màu xanh vẫn hàm nghĩa tuổi trẻ, nhưng là tuổi trẻ đổ máu, tuổi trẻ bị cuốn vào cơn lốc chiến tranh: “gió có về linh thiêng /như lòng ta hằng réo gọi / như tuổi đời ta chảy giọt máu xanh” (Gió). ● Màu của niềm lạc quan, tin tưởng, tự hào Nét chung của các thơ trẻ thời chống Mỹ là đều lấy màu hồng làm biểu tượng cho niềm tin yêu cuộc đời, ấm nồng sự sống: “Hạnh phúc nhen theo mỗi bếp lửa hồng” (Vũ Quần Phương) “bài thơ thế hệ vẫn hồng tươi” (Ngô Kha). Xung quanh nghĩa biểu tượng này, nhiều tổ hợp màu hồng được xác lập:“mùi tóc hồng” (Nguyễn Khoa Điềm),“trái tim hồng” (Thu Bồn),“buổi trưa hồng” (Quang Huy),“máu hồng” (Chim Trắng), “hồng tuổi thơ” (Xuân Quỳnh), “nước mắt hồng” (Trần Quang Long),“mùi tóc hồng” (Ngô Kha),... Đó là những sáng tạo rất đáng ghi nhận. 13 Bên cạnh màu hồng, trong thơ trẻ, màu vàng cũng là màu tươi sáng, lộng lẫy, gợi sự tươi vui, rộn rã, hào hứng: “Chiều Ba Tri vàng mơ / Trăng nhô lên sáng rực (Lê Anh Xuân), “Vàng mơ nắng sớm đỏ hoàng hôn” (Chim Trắng). Đối với thơ trẻ miền Bắc, màu vàng thường gắn với mô típ ra đi, sắc độ thường là “vàng rực”, “vàng hoe”: “Cả cánh đồng vàng rực buổi chiều đi” (Bằng Việt); “Chiều ấy các anh đi / Nắng vàng hoe gốc rạ” (Lưu Quang Vũ). ● Màu của lí tưởng, lòng thủy chung và phẩm chất cao đẹp Như một quy ước hiển nhiên, màu đỏ được coi là màu của lý tưởng, màu của đấu tranh cách mạng. Trong thơ trẻ thời chống Mỹ, màu đỏ xuất hiện với tần số khá cao, được biểu đạt bằng nhiều sắc độ. Có thể nói, chưa bao giờ màu đỏ lại trở thành biểu tượng sinh động như trong thơ trẻ thời chống Mỹ. Những bài thơ mang sắc đỏ một thời: Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ, Thời hoa đỏ - Thanh Tùng, Màu hoa đỏ - Nguyễn Đức Mậu đi qua gần nửa thế kỉ mà vẫn ám ảnh không nguôi. Tất cả đều là sắc đỏ, biểu tượng cho lí tưởng giải phóng dân tộc, đậm chất trữ tình và bi tráng. Như vậy, nhìn tổng thể, thơ trẻ thời chống Mỹ hiện hữu bốn dạng thức cảm hứng, giữa các dạng thức đã có sự gắn bó, đan cài, thâm nhập vào nhau. Trong đó, cảm hứng lãng mạn - sử thi giữ vai trò chủ đạo, chi phối nhưng không triệt tiêu các dạng thức cảm hứng khác. Cảm hứng được biểu đạt bằng nhiều phương thức nghệ thuật, trong đó có xây dựng biểu tượng. Mỗi thời đại thường nảy sinh khuynh hướng xây dựng biểu tượng riêng, phù hợp với cảm hứng chủ đạo của thời đại đó. Xác lập được hệ thống biểu tượng từ những hình ảnh, màu sắc đặc trưng, thơ trẻ thời chống Mỹ đã góp vào thơ ca dân tộc dấu ấn riêng, khá nổi bật. CHƢƠNG 3 GIỌNG ĐIỆU THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 3.1. Giọng điệu và giọng điệu nghệ thuật 3.1.1. Giọng điệu trong đời sống Giọng điệu trong đời sống là giọng điệu được thể hiện qua diễn ngôn hàng ngày, ngoài nghệ thuật, dễ tan biến sau giao tiếp. 3.1.2. Giọng điệu nghệ thuật Xét cấu trúc, chúng tôi hiểu “giọng điệu” là thuật ngữ hợp nhất về nghĩa, tức “Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm,” (Từ điển thuật ngữ văn học, tr.134). Trong nghiên cứu, “giọng” được hiểu là giọng điệu - một yếu tố của thi pháp học. Giọng điệu toát ra từ lời văn nghệ thuật nhưng không phải phép cộng giản đơn các phương tiện ngôn ngữ. Nó bao giờ cũng thống nhất trong chỉnh thể tác phẩm, gắn với sắc thái biểu cảm, quan niệm thẩm mỹ của chủ thể. Thực tế đời sống văn học cho thấy tính đa dạng và phức tạp của giọng điệu. Trong một thời đại thơ ca (chẳng hạn thơ ca thời chống Mỹ), hiện tượng phổ biến là, các dạng 14 thức cảm hứng thường đan xen, thâm nhập vào nhau, dẫn đến giọng điệu cũng có sự “pha trộn”, thống nhất trong đa dạng, bên cạnh giọng điệu chính còn có nhiều giọng điệu khác. 3.2. Những kiểu giọng điệu trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ Từ cơ sở lí luận trên, coi giọng điệu tự nó là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố; dựa vào tiêu chí “cùng mang một âm hưởng, chung một khuynh hướng” (Lê Ngọc Trà), chúng tôi nghiên cứu thơ giọng điệu trẻ thời chống Mỹ theo hướng quy về từng kiểu giọng. 3.2.1. Giọng hào sảng, lạc quan Thơ trẻ thời chống Mỹ lấy cảm hứng lãng mạn - sử thi làm chủ đạo. Nó là sản phẩm tất yếu của thời đại cả nước ra trận. Tương ứng với khuynh hướng cảm hứng này là giọng điệu hào, sảng lạc quan, giàu âm hưởng hùng ca. Trong thơ trẻ, kiểu giọng hào sảng, lạc quan vừa có sự dội vào của âm hưởng thời đại, vừ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftho_tre_viet_nam_thoi_khang_chien_chong_my_cam_hung_va_giong_dieu_4478_1934803.pdf
Tài liệu liên quan