Chương 2
THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. Thông tin chính trị - xã hội – bản chất, đặc điểm
2.1.1. Thông tin và phân loại thông tin
Thông tin là một hiện tượng khách quan, đóng vai trò quan trọng
trong đời sống của thế giới sinh vật nói chung nhất là con người nói riêng.
Với ý nghĩa đó, các nghành khoa khác nhau đều đi nghiên cứu về thông
tin, tuy nhiên dưới nghiên cứu của khoa học triết học có lẽ bản chất của
thông tin được hiểu đầy đủ nhất: “thông tin là cái đa dạng được phản ánh”.
Thông tin và phản ánh có những nét giống nhau. Đó là, trong quá trình
tương tác của hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác, cả thông
tin và phản ánh đều biểu hiện sự tái tạo lại những đặc điểm của chúng.
Song, thông tin khác với phản ánh ở chỗ, phản ánh tập trung vào toàn bộ
nội dung của quá trình tương tác, thông tin chỉ tập trung ở cái đa dạng, cái khác nhau.
Từ đây, chúng tôi cho rằng: thông tin chính là sự phản ánh cái đa
dạng giữa hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác khi giữa chúng
diễn ra quá trình tương tác lẫn nhau.
Phân loại thông tin: dựa trên cơ sở xem xét trình độ phản ánh, cấu
trúc của thông tin người ta có thể phân thông tin thành 3 loại cơ bản:
Thông tin trong thế giới vô sinh, thông tin trong thế giới hữu sinh, và
thông tin trong xã hội con người. Trong đó, thông tin xã hội là dạng thông
tin cao nhất, phức tạp nhất. Thông tin trong xã hội được xem là cơ sở cho
quản lý và cải tạo xã hội.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thông tin chính trị - xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt lý luận, luận án góp phần xác định và luận giải vai trò của
thông tin chính trị - xã hội đối với việc ra quyết định của đội ngũ CBCC
cấp cơ sở.
6Về mặt thực tiễn, trong chừng mực nhất định, luận án có thể được
dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu khoa học và hoạt
động thực tiễn của đội ngũ CBCC cấp cơ sở.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chương, 10 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình đề cập đến thông tin, thông tin chính trị -
xã hội, vai trò của thông tin, ra quyết định quản lý
1.1.1. Nhóm các công trình dưới góc độ là cơ sở lý luận, phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành
Công trình liên quan đến thông tin của các tác giả nước ngoài, luận
án tham khảo chủ yếu hai công trình sau: Công trình nghiên cứu của tác
giả V.G.Afanaxep trong tác phẩm “Thông tin xã hội và quản lý xã hội”
(1979), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; A.L.Levin với bài viết “Phát triển
bền vững và xã hội thông tin, xu thế, vấn đề, mâu thuẫn”, (đăng trên tạp
chí Thông tin Khoa học xã hội, số 1 năm 2005).
Cùng với hướng nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, các
nhà khoa học trong nước cũng bàn đến thông tin dưới góc độ là cơ sở lý
luận và phương pháp nghiên cứu, bao gồm các công trình như: Luận án
tiến sĩ của tác giả Lê Thị Duy Hoa, Thông tin và vấn đề tiếp nhận xử lý
thông tin của tư duy người Việt Nam. Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội,
2001. Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, Công
7nghệ thông tin và tác động của nó đối với xã hội hiện đại, Luận án tiến sĩ
triết học - Viện Hàn Lâm Khoa Học xã hội, H 2008, chuyên nghành
CNDVBC và CNDVLS.
1.1.2. Nhóm các công trình đề cập đến ra quyết định trong quản lý
dưới góc độ là cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Với các công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài, có các công
trình nghiên cứu sau:
Jonathan Baron với tác phẩm “suy nghĩ và quyết định” (1994). Tác
giả A.I. KiTốp, Những đặc điểm tâm lý của việc thông qua những quyết
định quản lý, Nxb. Thông tin lý luận, HN, 1985. Cuốn sách “Management”
(quản lý), xuất bản năm 1994,của nhà khoa học Stephen P.Robbins nghiên
cứu việc ra quyết định theo cách xác định tình huống. Cuốn sách “Tâm lý
học tiêu dùng” của Học viện tài chính mậu dịch Bắc Kinh (Trung Quốc),
do Mã Nghĩa Hiệp chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998..
“Những sai lầm khi ra quyết định” (Think twice) tác giả Michael J.
Mauboussin, dịch bởi Yến Phương, Tiểu Vân, Nxb Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí
Minh, 2012.
Khi nghiên cứu về việc ra quyết định, các nhà nghiên cứu trong
nước, đều khẳng định việc ra quyết định trong lãnh đạo, quản lý là sự cần
thiết. Đồng thời theo họ, ra quyết định chất lượng hay không phụ thuộc
vào tâm lý của chủ thể lãnh đạo, quản lý; phẩm chất; việc xử lý thông tin
của chủ thể Chẳng hạn: Các tác giả Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Hải
Khoát, trong cuốn sách “Cơ sở tâm lý học của công tác quản lý trường
học”, Nxb. Giáo dục, H1981. Đỗ Hoàng Toàn, nhìn nhận quyết định dưới
góc độ khoa học quản lý, với các bài viết “Quản trị kinh doanh” (1991); sách
tham khảo “Lý thuyết quản trị kinh doanh” Nxb. Thống kê, H1994. Luận án
phó tiến sĩ khoa học kinh tế, chuyên ngành tổ chức và quản lý sản xuất của
8tác giả Phan Kim Chiến, “Giám đốc doanh nghiệp với việc ra quyết định
quản lý kinh doanh”, Trường đại học kinh tế quốc dân 1992.
1.2. Những công trình đề cập đến tác động của thông tin trong
quản lý, về thực trạng môi trường thông tin và đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở
1.2.1. Nhóm công trình đề cập đến tác động của thông tin trong
quản lý, thực trạng môi trường thông tin.
Tác phẩm “Điều tra và xử lý thông tin trong quản lý”của tác giả Lê
Xuân Hoa, Nxb. Thống kê H,1999. Luận án tiến sĩ khoa học chuyên ngành
báo chí của tác giả Phạm Thị Thanh Tịnh, Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận
thông tin phát thanh của công chúng nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng hiện nay, HVBC và TT, chuyên ngành báo chí học, H 2012.
1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Tiêu biểu có các công trình sau:
Sách chuyên khảo của tác giả Trần Xuân Sầm (chủ biên), Xác định
cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi
mới, Nxb. Chính trị quốc gia, H1998. Đề tài khoa học cấp nhà nước 1996 -
2000 (KHXH.05.03), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, do tác giả Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm.
Sách tham khảo “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống
chính trị cấp huyện ở đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay”, chủ biên
Huỳnh Thị Gấm, Nxb Lý luận chính trị, H 2007. Xây dựng đội ngũ cán bộ
cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay, tác
giả Phạm Công Khâm, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, H2002. Nâng
cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số tỉnh
đồng bằng sông Hồng trong điều kiện hiện nay. Đây là đề tài nghiên cứu
9khoa học xã hội cấp Bộ năm 2004 của Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh do tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai làm chủ nhiệm. Vai trò
cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã
hội ở nông thôn nước ta hiện nay (Qua thực tế vùng đồng bằng sông Hồng),
Tác giả Mai Đức Ngọc, Luận án tiến sỹ Chính trị học, năm 2007.
Điểm qua các công trình của các nhà khoa học cho thấy họ đã bàn
đến những nội dung nghiên cứu sau: Một là, thông tin, quyết định, vai trò
của thông tin đối với việc ra quyết định dưới nhiều lát cắt khác nhau. Hai
là, các nhà khoa học đã đề cập tới cán bộ và việc ra quyết định của cán bộ.
Ba là, các nhà khoa học đã đề xuất một số các giải pháp nâng cao chất
lượng, vai trò của người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Điều này cũng cho
chúng ta thấy rằng, nghiên cứu thông tin chính trị - xã hội với việc ra quyết
định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng
dưới góc độ triết học chưa trở thành đối tượng nghiên cứu trực tiếp, cụ thể
của một công trình nào. Và đây cũng là lý do khiến nghiên cứu sinh chọn
nghiên cứu đề tài này trong luận án.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tầm quan trọng cả về mặt lý luận
và thực tiễn của vấn đề trên, chúng tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề: “Thông
tin chính trị - xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay”, trên bình diện
triết học xã hội. Luận án này mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả việc
ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông
Hồng, thực hiện chủ trương của Đảng trong việc đổi mới hệ thống chính trị
cấp cơ sở. Trong quá trình triển khai, luận án trân trọng kế thừa và tiếp thu
có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố có liên
quan để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
10
Chương 2
THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ - MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. Thông tin chính trị - xã hội – bản chất, đặc điểm
2.1.1. Thông tin và phân loại thông tin
Thông tin là một hiện tượng khách quan, đóng vai trò quan trọng
trong đời sống của thế giới sinh vật nói chung nhất là con người nói riêng.
Với ý nghĩa đó, các nghành khoa khác nhau đều đi nghiên cứu về thông
tin, tuy nhiên dưới nghiên cứu của khoa học triết học có lẽ bản chất của
thông tin được hiểu đầy đủ nhất: “thông tin là cái đa dạng được phản ánh”.
Thông tin và phản ánh có những nét giống nhau. Đó là, trong quá trình
tương tác của hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác, cả thông
tin và phản ánh đều biểu hiện sự tái tạo lại những đặc điểm của chúng.
Song, thông tin khác với phản ánh ở chỗ, phản ánh tập trung vào toàn bộ
nội dung của quá trình tương tác, thông tin chỉ tập trung ở cái đa dạng, cái
khác nhau.
Từ đây, chúng tôi cho rằng: thông tin chính là sự phản ánh cái đa
dạng giữa hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác khi giữa chúng
diễn ra quá trình tương tác lẫn nhau.
Phân loại thông tin: dựa trên cơ sở xem xét trình độ phản ánh, cấu
trúc của thông tin người ta có thể phân thông tin thành 3 loại cơ bản:
Thông tin trong thế giới vô sinh, thông tin trong thế giới hữu sinh, và
thông tin trong xã hội con người. Trong đó, thông tin xã hội là dạng thông
tin cao nhất, phức tạp nhất. Thông tin trong xã hội được xem là cơ sở cho
quản lý và cải tạo xã hội.
11
2.1.2. Bản chất, đặc trưng cơ bản của thông tin chính trị - xã hội
Thông tin chính trị - xã hội là một bộ phận quan trọng, giữ vị trí
trung tâm của thông tin xã hội. Nó không chỉ có ý nghĩa là sự phản ánh các
lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội, mà còn góp phần cải tạo các lĩnh
vực đó trên cơ sở phản ánh đúng hiện thực phát triển của chỉnh thể xã hội.
Theo chúng tôi có thể hiểu: thông tin chính trị - xã hội là sự phản ánh
đa dạng các hoạt động chính trị - xã hội; các quan hệ chính trị - xã hội; các
quá trình diễn ra trong mọi lĩnh vực chính trị - xã hội của các giai cấp, tầng
lớp xã hội.
Thông tin chính trị - xã hội có các đặc điểm như sau:
Một là, thông tin chính trị - xã hội luôn mang tính chính trị - xã hội,
phản ánh đời sống chính trị, xã hội.
Hai là, thông tin chính trị - xã hội luôn gắn với lợi ích của chủ thể sử
dụng thông tin.
Ba là, thông tin chính trị - xã hội là loại hình thông tin tự giác, vì chủ
thể thông tin chính trị - xã hội là các giai cấp, tập đoàn xã hội, con người.
Bốn là, thông tin chính trị - xã hội luôn có tính thời sự cao, luôn chứa
đựng những dữ liệu mới, kịp thời.
Năm là, hiệu quả của thông tin chính trị - xã hội có sự khác nhau,
phụ thuộc vào ý thức, năng lực và trình độ của chủ thể tiếp nhận, xử lý
thông tin.
2.2. Vai trò của thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết
định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
2.2.1. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và việc ra quyết định của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
CBCC cấp cơ sở là những người đứng đầu, nắm giữ những vị trí
trọng yếu của HTCT ở cơ sở, có nhiệm vụ tiếp nhận, triển khai đường lối
12
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có quyền quyết định
những vấn đề liên quan đến sự phát triển về mọi mặt của đời sống chính trị
- xã hội trên địa bàn mà họ phụ trách.
Quy trình hoạt động lãnh đạo, quản lý của CBCC ở cấp cơ sở về thực
chất là quá trình bao gồm các khâu: Nắm bắt, xử lý thông tin; Ra quyết
định; Tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết định;
Tổng kết rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các quyết định và vận dụng
bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định tiếp theo. Trong các khâu
đó, ra quyết định được xem là khâu giữ vị trí trung tâm.
Quyết định là sản phẩm của quá trình nhận thức được nảy sinh trong
quá trình hoạt động thực tiễn của đội ngũ CBCC cấp cơ sở. Nó bị quy định
bởi hoạt động thực tiễn, luôn được bổ sung và phát triển thông qua hoạt
động thực tiễn.
2.2.2. Những yêu cầu trong quy trình ra quyết định của cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở
Để ra được quyết định đúng đắn, kịp thời phù hợp với thực tiễn địa
phương, CBCC cấp cơ sở phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Một là, CBCC cấp cơ sở phải biết thu thập, phân tích và xử lý thông
tin. Vì thông tin là “chìa khóa” dẫn đến quyết định đúng.
Hai là, để có quyết định đúng, đội ngũ CBCC cấp cơ sở phải có kỹ
năng ra quyết định. Vì, kỹ năng ra quyết định là điều kiện cần thiết để có
một quyết định đáp ứng được yêu cầu của hiện thực khách quan. Đó chính
là sự vận dụng thành thạo các phương pháp khoa học theo quy trình ra
quyết định để đề ra các quyết định hiệu quả trong quản lý.
Ba là, đội ngũ CBCC cấp cơ sở phải phân biệt được các loại
quyết định.
13
2.2.3. Vai trò của thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết
định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
Thông tin chính trị - xã hội là một trong những “dữ liệu”không thể
thiếu để CBCC cấp cơ sở ra được các quyết định phù hợp với tình hình
thực tiễn địa phương tránh giáo điều, chủ quan.
Thông tin chính trị - xã hội góp phần giúp cho đội ngũ CBCC cấp cơ
sở ra được các quyết định đúng, phù hợp với chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thông tin chính trị - xã hội giúp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở ra được các quyết định kịp thời, đúng lúc.
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của
thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở
2.3.1. Môi trường thông tin chính trị - xã hội
Việc tiếp nhận, xử lý thông tin chính trị - xã hội phục vụ cho việc ra
quyết định của đội ngũ CBCC cấp cơ sở chịu ảnh hưởng của các nhân tố
sau: Môi trường thông tin; cơ chế quản lý thông tin; môi trường dân chủ ở
cơ sở; điều kiện kinh tế địa phương; trình độ dân trí
Các nhân tố trên không tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, tác động, hỗ trợ nhau, tạo thành một hệ thống cùng ảnh
hưởng tới quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin chính trị - xã hội của CBCC
cấp cơ sở.
2.3.2. Năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin chính trị - xã hội của
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
Năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin chính trị - xã hội của đội ngũ
CBCC cấp cơ sở là khả năng thu thập, tiếp nhận, phân tích, xử lý thông tin
một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất ở đội ngũ này.
14
Năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin quan hệ biện chứng với nhau
trong chu trình nhận thức của chủ thể quản lý. Năng lực tiếp nhận thông
tin là điều kiện cần, còn năng lực xử lý thông tin là điều kiện đủ để chủ thể
có thông tin đầy đủ, chính xác. Trong năng lực tiếp nhận thông tin cũng đã
bao hàm năng lực xử lý thông tin và ngược lại.
Chúng ta có thể sơ đồ hóa cơ chế về năng lực tiếp nhận và xử lý thông
tin chính trị - xã hội của đội ngũ CBCC cấp cơ sở như sau:
Tiểu kết chương 2
Có thể nói rằng, ngày nay thông tin và thông tin chính trị - xã hội là
một khái niệm phổ biến và nó tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Dưới góc độ triết học, có thể khẳng định thông tin nói chung
là một thuộc tính vốn có của thế giới vật chất ở nhiều cấp độ phát triển.
Đối việc ra quyết định của CBCC cấp cơ sở thì thông tin chính trị -
xã hội có vai trò khá quan trọng: Nó là “dữ liệu” không thể thiếu để CBCC
cấp cơ sở ra được các quyết định phù hợp với tình hình thực tiễn địa
phương tránh giáo điều, chủ quan; Thông tin chính trị - xã hội giúp cho
CBCC cấp cơ sở ra được các quyết định đúng, đầy đủ và phù hợp với chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Thông tin
chính trị - xã hội giúp cho CBCC cấp cơ sở ra các quyết định kịp thời,
đúng lúc.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của
nước ta hôm nay thành công hay không phụ thuộc phần nhiều vào việc
nâng cao chất lượng các quyết định của người CBCC cấp cơ sở, trong đó
Dữ liệu Thông tin chính
trị - xã hội
Tri thức chính
trị - xã hội
15
vai trò thông tin chính trị - xã hội giữ vị trí chủ đạo trong xây dựng nội
dung quyết định. Trên bình diện triết học, chúng tôi cho rằng, thông tin
chính trị - xã hội là chìa khóa quan trọng giúp cho CBCC cấp cơ sở đưa ra
các quyết định đúng với yêu cầu thực tiễn nơi cơ sở, không chệch hướng
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy
nhiên việc sử dụng tính hiệu dụng loại hình thông tin này lại phụ thuộc vào
năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin chính trị - xã hội của đội ngũ CBCC
cấp cơ sở. Năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin chính trị - xã hội của
CBCC cấp cơ sở sẽ là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh của loại hình thông
tin này đối với việc ra quyết định của họ.
Chương 3
MÔI TRƯỜNG THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ VIỆC
PHÁT HUY VAI TRÒ THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI ĐỂ RA
QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Thực trạng môi trường thông tin chính trị - xã hội vùng
đồng bằng sông Hồng
3.1.2. Khái lược về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của môi trường thông tin
chính trị - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều ưu thế trong phát triển cơ sở
hạ tầng kỹ thuật thông tin hơn so với các vùng khác trong cả nước. Đây là
một lợi thế cho đội ngũ CBCC cấp cơ sở có điều kiện tiếp nhận, xử lý
thông tin chính trị - xã hội một cách nhanh nhạy, kịp thời để phục vụ
cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật môi trường thông tin
chính trị - xã hội của vùng hiện nay phát triển không đồng đều, tính hiện
16
đại chưa cao, ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của đội
ngũ này.
3.1.1. Môi trường xã hội của thông tin chính trị - xã hội vùng đồng
bằng sông Hồng
Môi trường xã hội với các yếu tố cơ bản như, điều kiện kinh tế; môi
trường dân chủ; trình độ dân chủ; cơ chế sử dụng thông tin, thông tin chính
trị - xã hội; trình độ của đội ngũ CBCC cấp cơ sở... đã và đang tạo ra
những thuận lợi và khó khăn cho việc khai thác, sử dụng hiệu quả loại hình
thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết định của đội ngũ CBCC cấp
cơ sở vùng ĐBSH.
3.2. Thực trạng phát huy vai trò thông tin chính trị - xã hội với
việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng
bằng sông Hồng hiện nay
Thứ nhất, nhìn chung CBCC cấp cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng
đều chú trọng tới việc khai thác tốt loại hình thông tin chính trị - xã hội với
ý nghĩa là “dữ liệu” không thể thiếu trong việc ra quyết định.
Thứ hai, với việc khai thác tốt loại hình thông tin chính trị - xã hội
nhìn chung CBCC cấp cơ sở ĐBSH đã đưa ra được những quyết định
đúng, phù hợp với thực tế ở địa phương.
Thứ ba, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng đã ra
được các quyết định kịp thời, chính xác nhờ việc tiếp nhận, xử lý thông tin
chính trị - xã hội đúng đắn.
Thứ tư, trong những năm qua đa phần CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH
đã đưa ra được các quyết định đúng, sát thực với thực tiễn ở địa phương,
song vẫn còn có những quyết định biểu hiện nhiều hạn chế, bất cập. Điều
này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng là chưa phát
huy tốt vai trò thông tin chính trị - xã hội cho việc ra quyết định..
17
3.3. Một số vấn đề đặt ra từ hiện trạng môi trường thông tin và
thực trạng phát huy thông tin chính trị - xã hội đối với việc ra quyết
định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng sông
Hồng hiện nay
3.3.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu có môi trường thông tin chính trị -
xã hội thuận lợi cho việc ra quyết định của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
với thực tế môi trường thông tin chính trị - xã hội ở cấp cơ sở vùng
ĐBSH còn bất cập chưa đáp ứng yêu cầu
Trong những năm qua, môi trường thông tin chính trị - xã hội vùng
ĐBSH không ngừng được các cấp chính quyền quan tâm, chú trọng đầu tư
và đã có những biến đổi tiến bộ. Tuy nhiên, trên thực tế hạ tầng kỹ thuật
thông tin chưa đồng bộ; môi trường xã hội của thông tin chính trị - xã hội
của vùng vẫn còn nhiều bất cập... Do vậy, chưa đáp ứng nhu cầu khai thác
sử dụng nguồn thông tin chính trị - xã hội của CBCC cấp cơ sở ĐBSH nói
riêng và nhân dân trong vùng nói chung.
3.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu khách quan trong việc tiếp nhận,
xử lý thông tin chính trị - xã hội để ra quyết định của đội ngũ CBCC cấp
cơ sở vùng ĐBSH với việc tiếp nhận, xử lý thông tin chính trị - xã hội
của họ còn chủ quan
Tính khách quan, tính chân thực của thông tin chính trị - xã hội được
đảm bảo bằng mối liên hệ mật thiết của nó đối với các lĩnh vực của đời
sống chính trị - xã hội, với thực tiễn công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế
- xã hội ở cơ sở. Nó không chỉ phản ánh chân thực diễn biến đời sống
chính trị - xã hội cơ sở cả về những thuận lợi mà còn cả những khó khăn,
thậm chí, thông qua phản ánh cho chúng ta thấy được khuynh hướng mâu
thuẫn của các sự kiện.... song quá trình tiếp nhận, phân tích, lựa chọn, xử
lý thông tin đó phục vụ cho việc ra quyết định có khách quan không phụ
thuộc vào chủ thể lãnh đạo, quản lý.
18
Trên thực tế, khi ra quyết định, CBCC cấp cơ sở một số nơi trong
vùng đã không chú trọng tới việc tiếp nhận các nguồn thông tin chính trị -
xã hội, đặc biệt là thông tin từ trong dân dẫn đến việc nắm bắt thông tin
chính trị - xã hội không khách quan, thiếu trung thực đưa đến các quyết
định không hiệu quả.
3.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tiếp nhận, xử lý thông tin chính trị -
xã hội nhanh nhạy, kịp thời của đội ngũ CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH
trong việc ra quyết định với việc tiếp nhận, xử lý thông tin chính trị - xã
hội của họ còn chậm, chưa kịp thời
Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước,
năng lực tư duy biện chứng sẽ giúp CBCC cơ sở tiếp nhận xử lý thông tin
một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác. Song trên thực tế, yêu cầu tiếp
nhận xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác lại mâu thuẫn với
năng lực, trình độ, tiếp nhận và xử lý thông tin của CBCC cấp cơ sở vùng
ĐBSH còn hạn chế, thiếu kịp thời, chưa nhanh nhạy.
Tiểu kết chương 3
Phát huy vai trò thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết định
của đội ngũ CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH hiện nay, bên cạnh những ưu
điểm cơ bản cần được giữ vững và phát huy hơn nữa, cũng còn không ít
những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục. Những ưu điểm, hạn chế đã
có và đang tồn tại đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả về khách quan,
chủ quan của chủ thể ra quyết định, cả về môi trường thông tin chung của
cả nước và tính đặc thù của vùng, của địa phương.
Vấn đề đặt ra hiện nay là, làm thế nào tiếp tục phát huy những ưu
điểm, khắc phục những hạn chế đang đặt ra trong việc phát huy vai trò
thông tin chính trị - xã hội để ra quyết định của đội ngũ CBCC nơi đây. Vì
ĐBSH là địa bàn chiến lược kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả
nước. Ra quyết định của CBCC cấp cơ sở nơi đây không chỉ ảnh hưởng
19
trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng
mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nước. Do vậy, để nâng
cao chất lượng quyết định của CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH, sự cần thiết
phải nâng cao vai trò của thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết
định của đội ngũ này.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI
TRÒ CỦA THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG VIỆC RA
QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
4.1. Một số phương hướng cần thực hiện trong việc phát huy vai
trò của thông tin chính trị - xã hội đối với việc ra quyết định của đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
4.1.1. Phát huy vai trò thông tin chính trị - xã hội trong việc ra
quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải trên cơ sở định
hướng thông tin của Đảng, quản lý thông tin có hiệu quả của Nhà nước
Thông tin là khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người, do vậy, trong tính đa dạng của thông tin, có thể có những tác
động tích cực cũng như tác động tiêu cực tới việc ra quyết định của CBCC
nói chung, CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH nói riêng. Do vậy, cần phải có
định hướng tốt nguồn thông tin chính trị - xã hội phục vụ cho đội ngũ
CBCC cấp cơ sở. Đồng thời, Nhà nước phải quản lý thông tin một cách
hiệu quả nhất, tránh môi trường thông tin bị gây nhiễu.
4.1.2. Phát huy vai trò thông tin chính trị - xã hội trong việc ra
quyết định của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở không thể tách rời việc cố
gắng phấn đấu rèn luyện năng lực tư duy và phẩm chất đạo đức của đội
ngũ cán bộ này
20
Đạo đức cách mạng đòi hỏi người CBCC cấp cơ sở nói chung, CBCC
cấp cơ sở vùng Bắc Bộ nói riêng trong chu trình xây dựng quyết định, ban
hành quyết định phải quán triệt quan điểm khách quan của triết học mác
xít. Để đưa ra quyết định đúng, trúng vấn đề, đòi hỏi CBCC cấp cơ sở
tránh tô hồng, bôi đen sự việc, sự vụ trong suốt quá trình ra quyết định, từ
khâu xác định vấn đề đến khâu tiếp nhận, xử lý thông tin, phân tích đề ra
quyết định đến khâu thông qua quyết định.
Người CBCC cấp cơ sở phải có thái độ trung thực, tránh chủ nghĩa
chủ quan trong việc ra quyết định. Vì, người theo khuynh hướng chủ nghĩa
chủ quan thường coi thường hiện thực khách quan và ở mức độ nhất định
thường phủ nhận hoặc không tính đến những quy luật khách quan diễn ra
trong tự nhiên và xã hội.
4.1.3. Phát huy vai trò của thông tin chính trị - xã hội trong việc
ra quyết định của người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải gắn với việc
xây dựng môi trường thông tin và khai thác thông tin từ chính địa
phương mình
Quyết định của CBCC cấp cơ sở là quyết định xuất phát từ những
tình huống nảy sinh trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở. Do
vậy, bên cạnh nguồn thông tin chính trị - xã hội từ cấp trên, nguồn thông
tin chính trị - xã hội ở địa phương là chất liệu để xây dựng quyết định.
Nguồn thông tin từ địa phương sẽ là cơ sở đặt hàng cho sự ra đời các quyết
định của CBCC cơ sở.
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy có hiệu quả vai trò
của thông tin chính trị - xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tiếp nhận và xử lý thông
tin chính trị - xã hội của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_thong_tin_chinh_tri_xa_hoi_voi_viec_ra_quyet_dinh_cua_doi_ngu_can_bo_chu_chot_cap_co_so_vung_dong.pdf