Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Theo đó, một số doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được vay vốn với lãi suất ưu đãi, do
Chính phủ quy định. Ở Bắc Ninh, Thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP, UBND
tỉnh đã nhanh chóng chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện. Hệ thống các
ngân hàng trên địa bàn đã tích cực triển khai chính sách này của Chính phủ, tập
trung nguồn vốn ưu tiên phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xây
dựng nông thôn mới. Dư nợ cho vay lĩnh vực này tăng trưởng khá và tăng liên tục.
Năm 2010, tổng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 6.356,8 tỷ
đồng, năm 2011 đạt 9.185,3 tỷ đồng, năm 2012 đạt 9.948,9 tỷ đồng và đến 2013 đạt
9.685,9 tỷ đồng, chiếm 30,6% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng ở tỉnh, với
141.402 khách hàng còn dư nợ.
Tuy vậy, có thể thấy rằng, tỷ trọng cho vay của các thể chế tín dụng đối với doanh
nghiệp hoạt động trong nông nghiệp còn rất hạn chế. Qua 5 năm, xét về số tuyệt đối,
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Bắc Ninh có nguồn vốn huy
động từ khu vực tài chính phi chính thức cao gấp 6,5 lần vay từ các tổ chức tín dụng.
Bình quân, tỷ trọng vốn doanh nghiệp huy động từ khu vực phi chính thức chiếm trên
22% tổng vốn của doanh nghiệp, trong khi vốn vay từ các tổ chức tín dụng chỉ chiếm
gần 4% tổng vốn. Đáng lưu ý là doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn tín
dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Tỷ trọng vốn vay từ các tổ chức tín dụng trên tổng
vốn thấp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ khu vực chính
thức. Do đó, có thể nói rằng doanh nghiệp nông nghiệp ở Bắc Ninh gặp khó khăn trong
việc tiếp cận nguồn vốn vay thương mại thông thường và cũng không được hưởng ưu
đãi về tín dụng từ nguồn vốn ưu đãi của nhà nước cấp thông qua vốn tín dụng đầu tư
phát triển.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết
định số 30/2012/QĐ-UBND. Theo các quyết định này, có 3 nhóm chương trình lớn
được hưởng ưu đãi, hỗ trợ về tài chính. Một là, Chương trình sản xuất giống cây trồng
có năng suất, chất lượng cao theo quy mô sản xuất tập trung; Dự án xây dựng kho lạnh
bảo quản giống cây trồng và nông sản; Dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; Các
hoạt động tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Hai là, các chương trình phát triển chăn nuôi
gia súc, gia cầm và thủy sản theo hướng phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động. Ba là, các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn,
nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng. Các ưu đãi, hỗ trợ về tài chính tập trung vào hỗ
trợ lãi suất, giá giống, đầu tư phát triển hạ tầng cho sản xuất.
3.2.2.2 Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Theo đó, một số doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được vay vốn với lãi suất ưu đãi, do
Chính phủ quy định. Ở Bắc Ninh, Thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP, UBND
tỉnh đã nhanh chóng chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện. Hệ thống các
ngân hàng trên địa bàn đã tích cực triển khai chính sách này của Chính phủ, tập
trung nguồn vốn ưu tiên phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xây
dựng nông thôn mới. Dư nợ cho vay lĩnh vực này tăng trưởng khá và tăng liên tục.
Năm 2010, tổng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 6.356,8 tỷ
đồng, năm 2011 đạt 9.185,3 tỷ đồng, năm 2012 đạt 9.948,9 tỷ đồng và đến 2013 đạt
9.685,9 tỷ đồng, chiếm 30,6% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng ở tỉnh, với
141.402 khách hàng còn dư nợ.
Tuy vậy, có thể thấy rằng, tỷ trọng cho vay của các thể chế tín dụng đối với doanh
nghiệp hoạt động trong nông nghiệp còn rất hạn chế. Qua 5 năm, xét về số tuyệt đối,
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Bắc Ninh có nguồn vốn huy
động từ khu vực tài chính phi chính thức cao gấp 6,5 lần vay từ các tổ chức tín dụng.
Bình quân, tỷ trọng vốn doanh nghiệp huy động từ khu vực phi chính thức chiếm trên
22% tổng vốn của doanh nghiệp, trong khi vốn vay từ các tổ chức tín dụng chỉ chiếm
gần 4% tổng vốn. Đáng lưu ý là doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn tín
dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Tỷ trọng vốn vay từ các tổ chức tín dụng trên tổng
vốn thấp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ khu vực chính
thức. Do đó, có thể nói rằng doanh nghiệp nông nghiệp ở Bắc Ninh gặp khó khăn trong
việc tiếp cận nguồn vốn vay thương mại thông thường và cũng không được hưởng ưu
đãi về tín dụng từ nguồn vốn ưu đãi của nhà nước cấp thông qua vốn tín dụng đầu tư
phát triển.
10
Trong những năm qua, vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp trong
lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, trong khi không có doanh nghiệp nào trong lĩnh vực
thuỷ sản nhận được hỗ trợ từ nguồn vốn này. Giai đoạn 2009 – 2013, tổng vốn đầu tư
từ ngân sách cho các doanh nghiệp nông nghiệp là 273,226 tỷ đồng. Trong đó 100%
dành cho doanh nghiệp trong ngành trồng trọt và chăn nuôi. Vốn của tỉnh cấp chiếm
78% tổng số vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, còn lại là vốn của ngân sách
trung ương.
Việc hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư được thực hiện hàng năm và áp dụng đối
với các khoản vay trung, dài hạn (trên 12 tháng) thực hiện giải ngân từ 01/01/2011 trở
đi. Mức lăi suất hỗ trợ là 0,2%/tháng (2,4%/năm), tính trên số tiền vay và thời hạn cho
vay thực tế nhưng không quá 500 triệu đồng/doanh nghiệp.
Bắc Ninh còn hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng. Tuy
nhiên, so với tổng dư nợ bảo lãnh của Quỹ Bảo lãnh tín dụng (trên 139 tỷ đồng), bảo
lãnh dành cho doanh nghiệp nông nghiệp chỉ đạt 4,3%. Mức bảo lãnh này quá thấp so
với nhu cầu của doanh nghiệp nông nghiệp cũng như so với bảo lãnh cho các ngành
nghề khác.
3.2.2.3 Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai
Theo quy định của UBND tỉnh Bắc Ninh, doanh nghiệp khi đầu tư vào nông
nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi. Một là, doanh nghiệp được miễn, giảm tiền sử dụng
đất. Hai là, doanh nghiệp được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước.
Ba là, doanh nghiệp được hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân. Bốn
là, doanh nghiệp được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.
3.2.2.4 Thực trạng đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp
Chính quyền tỉnh thực hiện hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề trong nước, mức kinh phí
đào tạo phải phù hợp với các quy định hiện hành cho các doanh nghiệp có dự án nông
nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp
khuyến khích đầu tư. Mức hỗ trợ đối với doanh nghiệp siêu nhỏ là 100%, 70% là mức
hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ, 50% cho các doanh nghiệp vừa. Mỗi lao động chỉ được
đào tạo tối đa một lần/năm và thời gian đào tạo được hỗ trợ kinh phí không quá 6
tháng. Khoản tiền hỗ trợ được ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở dạy nghề của tỉnh
để đào tạo cho các doanh nghiệp có nhu cầu hoặc trực tiếp cấp cho doanh nghiệp trong
trường hợp đào tạo tại chỗ.
Thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, các địa phương trong tỉnh
đã xác định, lựa chọn nghề phù hợp điều kiện thực tế với hình thức đào tạo tập trung
ngay tại thôn, xã. Bắc Ninh chú trọng thực hiện thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao
động nông thôn và đánh giá hiệu quả, kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình như kỹ
thuật trồng nấm và nuôi gà thương phẩm ở Gia Bình với 70 học viên tham gia. Tính
đến hết năm 2012, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho gần 25.500 lao động nông
thôn; trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp 10.972 người (43%). nghề phi nông nghiệp
11
11.006 người (43,2%), làng nghề 3.520 người (13,8%). Chính sách này góp phần gia
tăng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo ở Bắc Ninh.
3.2.2.5 Thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp
Trong giai đoạn 2009-2013, Bắc Ninh được Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp khá
lớn. Có thể thấy rằng, trong 5 năm, Nhà nước hỗ trợ nhiều nhất cho thuỷ lợi. Đầu tư
của Nhà nước cho thuỷ lợi gấp gần 10 lần so với đầu tư cho trợ giá các đầu vào các chi
phí khác của người sản xuất và gấp rất nhiều lần so với các lĩnh vực còn lại là khuyến
nông và hoạt động thú y, bảo vệ thực vật. Số vốn đầu tư cụ thể cho thuỷ lợi được thể
hiện ở hình dưới đây.
3.2.2.6. Thực trạng chính sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công
nghệ
Tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng
dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Một là, đối với chuyển giao khoa học
công nghệ, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí để tập huấn, đào tạo, chuyển giao khoa
học kỹ thuật nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) cho nông dân. Tỉnh hỗ trợ
70% kinh phí mua giống mới, vật tư thiết bị mới để xây dựng mô hình trình diễn các
tiến bộ kỹ thuật.
Hai là, cung cấp tài chính cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công
nghệ vào sản xuất. Kinh phí giao cho doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ
thuật vào nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn so với tổng nguồn kinh phí
nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2009-
2013, kinh phí giao cho doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào
nông nghiệp trung bình chiếm 30% so với tổng nguồn kinh phí nghiên cứu, ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2011, kinh phí khu vực doanh
nghiệp được hưởng chỉ chiếm 20% tổng kinh phí. Với việc hỗ trợ kinh phí, nhà nước
đã huy động được doanh nghiệp đầu tư thêm gần 7,9 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đầu tư
thêm chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản. Trong giai đoạn 2009 – 2013, có 10
doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật
vào sản xuất. Trong đó, có 3 doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực
trồng trọt. Các doanh nghiệp này đầu tư ở quy mô nhỏ, nguồn tiền đầu tư thêm từ
nguồn tài chính của doanh nghiệp cũng hạn chế, các dự án nghiên cứu đều được tài trợ
với tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ tài trợ của tỉnh cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân. Chẳng
hạn, tài trợ từ kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh cho doanh nghiệp có vốn nhà nước
thường từ trên 30%, đến 50%, cá biệt có dự án lên tới 100% giá trị dự án. Tài trợ của
tỉnh cho các dự án của doanh nghiệp tư nhân ở mức rất thấp. Trong khi đó, các doanh
nghiệp khu vực tư nhân đều bỏ thêm ra một khoản đầu tư lớn hơn khá nhiều so với
khoản hỗ trợ của nhà nước.
Ba là, tỉnh Bắc Ninh chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Kể từ năm
2002, mỗi năm, Sở KHCN Bắc Ninh đã tổ chức triển khai hàng chục đề tài trong lĩnh
vực nông nghiệp để khảo nghiệm, chọn tạo, nhân giống cây trồng có năng suất và chất
lượng cao Tất cả các mô hình đều có sự hỗ trợ một phần vốn, vật tư của nhà nước và
hỗ trợ 100% về kỹ thuật.
12
3.2.2.7. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro
Theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 1-3-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 tại 21 tỉnh,
thành phố, Bắc Ninh là địa phương được thí điểm bảo hiểm cho đàn lợn, gà và vịt. Bắc
Ninh đã thành lập Ban chỉ đạo về BHNN. Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch và các
văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện BHNN trên địa bàn, tổ chức tập huấn cho Ban
chỉ đạo các cấp. Theo đó, Bắc Ninh đã lựa chọn 9 xã thuộc 3 huyện triển khai thí điểm
BHNN. Thời gian bắt đầu triển khai ký kết hợp đồng bảo hiểm từ cuối tháng 12-2011
này và thực hiện trong 2 năm 2012 và 2013 (tùy thuộc từng loại vật nuôi có thời hạn
bảo hiểm khác nhau).
Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo; 80%
cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo, 60% cho hộ nông dân không thuộc hộ nghèo. Các
tổ chức sản xuất nông nghiệp sẽ được hỗ trợ 20% phí bảo hiểmNăm 2012, Trung
ương hỗ trợ cho Bắc Ninh 500 triệu đồng để thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm
nông nghiệp. Tuy nhiên, tiến độ triển khai BHNN vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra,
nhất là việc thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức tập huấn, tuyên truyền, thực hiện chính sách
của Nhà nước. Hầu hết cán bộ cơ sở ở thôn, xã đều chưa nắm vững chính sách và gặp
rất nhiều lúng túng trong quá trình tổ chức thực hiện. Đối với người chăn nuôi, tham
gia BHNN là hình thức tự nguyện, có đóng góp một phần phí và phải tuân thủ nghiêm
ngặt những quy trình kỹ thuật nên việc tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, tự
giác tham gia cũng là điều rất khó khăn.
3.2.3 Thực trạng thực hiện các thủ tục hành chính và hỗ trợ khác cho doanh
nghiệp
Chính quyền tỉnh đã có nhiều văn bản hướng dẫn doanh nghiệp về các thủ tục
liên quan đến đầu tư vào nông nghiệp địa phương. Trong giai đoạn 2009-2013, tỉnh
Bắc Ninh đã ban hành nhiều quyết định điều chỉnh các hoạt động liên quan đến đầu tư
của doanh nghiệp vào địa bàn Tỉnh. Các quyết định này là căn cứ pháp lý cho hoạt
động của cơ quan quản lý nhà nước cũng như quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp khi hoạt động trên địa bàn tỉnh. Các văn bản của tỉnh đều quy định rõ
quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Nhìn chung
các văn bản ban hành đã góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư.
Về tổ chức xúc tiến đầu tư, Bắc Ninh đã thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, quảng
bá hình ảnh nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh như biên soạn, phát hành nhiều tài liệu giới
thiệu môi trường đầu tư kinh doanh, quảng bá hình ảnh địa phương; Chủ động xây
dựng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước; Tổ chức các đoàn
công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại nhằm vận động thu hút đầu tư, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường cho các sản phẩm
của địa phương.
13
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO
NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
3.3.1. Những thành công trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông
nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Một là, Bắc Ninh đã tạo được một một trường đầu tư khá thuận lợi, có tác động
thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh. Hai là, các chính sách và tổ
chức thực thi chính sách của Bắc Ninh đã có tác động tích cực trong việc khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp địa phương. Số doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp Bác Ninh tăng lên liên tục qua các năm. Đến đầu năm 2013, số lượng
doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc
Ninh chỉ đứng sau thành phố Hà Nội, cao hơn mức bình quân của cả nước và cao hơn
bình quân của tất các các vùng kinh tế trong cả nước.
3.3.2. Những hạn chế trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông
nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Một là, Bắc Ninh chưa có chiến lược thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông
nghiệp. Điều này khiến cho việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp chưa được định
hướng rõ. Theo đó, trong dài hạn, việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông
nghiệp khó ổn định, vững chắc.
Hai là, việc xây dựng chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông
nghiệp Bắc Ninh chưa được chú trọng đúng mức, chưa hình thành đồng bộ một hệ
thống chính sách dành riêng cho thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp.
Các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Ninh hiện tại vẫn tập trung cho các doanh
nghiệp trong các ngành sản xuất phi nông nghiệp. Chính vì thiếu một hệ thống chính
sách đồng bộ và cụ thể thu hút, định hướng, điều tiết đầu tư của doanh nghiệp vào nông
nghiệp đảm bảo sự cân đối về lĩnh vực được đầu tư, các loại hình doanh nghiệp được
thu hút. Điều đó dẫn tới một số hạn chế trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
nông nghiệp ở Bắc Ninh.
Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản năm 2012 chỉ chiếm
20% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong tỉnh, thấp hơn mức bình quân chung
(30%) của cả nước. Mặt khác, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Bắc Ninh chủ
yếu là các HTX. Nếu loại trừ các HTX ra thì số lượng doanh nghiệp nông nghiệp ở Bắc
Ninh lại thuộc diện thấp nhất trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng
Về lĩnh vực thu hút đầu tư, doanh nghiệp nông nghiệp Bắc Ninh chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Số doanh nghiệp này chiếm tới trên 98% tổng số
doanh nghiệp nông nghiệp trong tỉnh
Trong nông nghiệp, lĩnh vực thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư nhất là chăn
nuôi, thuỷ sản, trong đó tập trung vào sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi,sản xuất
giống cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 doanh nghiệp
sản xuất giống vật nuôi, 07 cơ sở sản xuất giống thủy sản. Trong đó, doanh nghiệp sản
xuất giống cá tương đối phát triển.
Về các nhà đầu tư, ở Bắc Ninh chủ yếu là nhà đầu tư trong nước. Đến nay, mới chỉ
có một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Bắc
14
Ninh. Trong số các nhà đầu tư trong nước, doanh nghiệp nông nghiệp ở Bắc Ninh chủ
yếu được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tập thể. Tỷ trọng doanh nghiệp tư
nhân còn rất khiêm tốn.
Như vậy, có thể thấy rằng, doanh nghiệp tập thể chiếm khoảng 95% tổng số
doanh nghiệp nông nghiệp của toàn tỉnh. Chỉ có 5% trong tổng số doanh nghiệp của
tỉnh là doanh nghiệp nhà nước, có vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Trong số các doanh nghiệp nông nghiệp thuộc khối tư nhân trong nước, hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn là chủ yếu. Trung bình có tới gần 65% doanh nghiệp
thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, 35% doanh nghiệp còn lại thành
lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần.
Như vậy, có thể thấy rằng hình thức tổ chức doanh nghiệp trong ngành nông
nghiệp ở Bắc Ninh chủ yếu dưới hình thức doanh nghiệp tập thể, hay HTX. Doanh
nghiệp thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều hơn số lượng doanh
nghiệp thành lập dưới hình thức công ty cổ phần cho thấy quy mô hoạt động của doanh
nghiệp rất nhỏ bé.
Về số vốn đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, có thể thấy rằng, con số này
ở Bắc Ninh, qua các năm, thường thấp hơn rất nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo. Năm 2013, tổng vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
tạo, cao gấp trên 50 lần ngành nông nghiệp. Thêm vào đó, sự phân bổ nguồn vốn đầu
tư trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng không đồng đều. Trong khi đó, nhiều lĩnh vực
có tiềm năng lớn lại chưa được chú trọng và có ít vốn đầu tư như chế biến nông sản và
thủy sản.
Số vốn đầu tư của doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp thuỷ sản và các dịch vụ
liên quan liên tục gia tăng qua các năm, với mức độ khá cao.
Trong đó, doanh nghiệp nông nghiệp có xu hướng tăng vốn đầu tư rất rõ ràng với
mức tăng trưởng nhanh. Năm 2013, vốn đầu tư của doanh nghiệp nông nghiệp đã tăng
gần 10 lần so với năm 2009. Tuy nhiên, xu hướng tăng, giảm trong đầu tư không thể
hiện rõ rệt ở doanh nghiệp lâm nghiệp và thuỷ sản. Thậm chí, vốn đầu tư của doanh
nghiệp khai thác, nuôi thuỷ sản còn có xu hướng giảm qua các năm. Mặt khác, hiệu quả
sử dụng nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp chưa cao. Trong ngành trồng trọt và chế
biến nông sản, thủy sản, doanh nghiệp có xu hướng tập trung vào việc khai thác tiềm
năng, nguồn lực sẵn có về đất đai, lao động..., chưa có nhiều dự án tạo giống cây mới
và sản xuất, chế biến các loại rau, quả, hải sản xuất khẩu có hàm lượng kỹ thuật cao,
chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của tỉnh. Trong lĩnh vực thuỷ sản, trình độ công
nghệ trong chế biến và nuôi trồng thuỷ sản đã đạt được trình độ nhất định nhưng lại
thiếu các dự án đầu tư công nghệ cao, nâng giá trị gia tăng, thiếu công nghệ sản xuất
con giống chất lượng.
Tỷ trọng đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp thấp, thiếu ổn định. So với các lĩnh
vực khác, số dự án ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp vào tỉnh còn chiếm tỷ trọng rất
thấp, chiếm chưa tới 6% tổng số dự án đầu tư.
Ba là, thiếu cơ chế phối hợp trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông
nghiệp. Theo cách quản lý truyền thống, hầu hết các vấn đề chính sách liên quan đến
15
khu vực nông nghiệp đều do ngành nông nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện. Trong
khi đó, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp không phải là vấn đề của
riêng ngành nông nghiệp mà đòi hỏi cần có sự phối hợp của các ngành khác như kế
hoạch đầu tư, tài chính, công thương, tài nguyên môi trườngỞ Bắc Ninh, việc phối
hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng chính sách thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào nông nghiệp chưa tốt do đó chưa tạo ra các chính sách thật sự hấp
dẫn, thực sự tạo ra động lực mạnh để thu hút nhà đầu tư.
Bốn là, việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của doanh nghiệp
vào nông nghiệp còn nhiều hạn chế như thủ tục để được hưởng ưu đãi phức tạp, nhiều
chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đã được ban hành, triển
khai nhưng hiệu quả thực tế không được như mong muốn, địa phương còn lúng túng,
chưa có chế tài phù hợp để hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh giữa doanh nghiệp và
người sản xuất, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn rất nghèo nàn do đó
chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư, tính ổn định của quy hoạch trong từng lĩnh vực nông
lâm ngư nghiệp chưa được đảm bảo, khả năng tiếp cận các nguồn lực đất đai, tín dụng
cho sản xuất còn hạn chế.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào nông nghiệp
Một là, nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, thời
tiết, thiên tai và dịch bệnh. Đây là khó khăn lớn nhất và rủi ro cao nhất mà hoạt động
đầu tư vào nông nghiệp khó có thể đoán trước được. Hai là, các chính sách của Trung
ương trong những năm qua vẫn ủng hộ sự phát triển của các ngành công nghiệp thay
thế nhập khẩu hoặc tạo ra cơ hội lợi nhuận lớn cho các ngành phi sản xuất như tài
chính, chứng khoán, bất động sản nên các doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam cũng
như các tập đoàn nước ngoài đều có mặt trong các ngành này, nhưng lại rất ít đơn vị
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Do đó, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách
khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và phát triển nông thôn còn
nhiều bất cập, chưa thật sự “đủ mạnh” để hấp dẫn các nhà đầu tư. Ba là, trong sản xuất
nông nghiêp, doanh nghiệp đòi hỏi có vùng nguyên liệu lớn thì đất đai ở khu vực nông
thôn lại phân tán nhỏ lẻ, khó tích tụ... Quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp còn
nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tập trung, dàn trải. Bốn là, doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư
cho những dự án lớn về nông thôn là do phần lớn nông dân hiện nay chủ yếu sản xuất
theo tập quán, quy mô hộ gia đình nên không thể sản xuất ra lượng hàng hoá lớn. Năm
là, liên kết trong sản xuất, tuy bước đầu đạt kết quả khả quan, nhưng nhận thức của
người nông dân trong việc liên kết cùng doanh nghiệp, ở nhiều nơi vẫn còn hạn chế.
Sáu là, nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn tuy dồi dào nhưng lại thiếu kỹ
năng, nhân lực đã qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp và bị thu hút sang các lĩnh vực phi
nông nghiệp. Có tới 89,6% cán bộ HTX chưa qua đào tạo, còn hạn chế năng lực quản
lý. Bảy là, nguyên nhân về cán bộ quản lý. Đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách thu
hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh cũng còn nhiều hạn chế
về số lượng, năng lực, trình độ quản lý, trình độ xây dựng và thực thi chính sách. Tám
là, thực lực của chính quyền địa phương. Mặc dù chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã có
16
nhiều nỗ lực trong việc dành các nguồn lực cho thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
nông nghiệp, nhưng trên thực tế, nguồn NSNN của địa phương dành cho lĩnh vực này
còn hạn chế. Hiện nay, tỉnh chưa có nguồn kinh phí riêng dành cho thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào nông nghiệp. Tỉnh dành kinh phí cho xúc tiến đầu tư nói chung,
chưa có kinh phí riêng dành cho xúc tiến thu hút đầu tư vào nông nghiệp.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH
NGHIỆP VÀO NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ QUAN ĐIỂM THU HÚT
ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN
NĂM 2020
4.1.1 Bối cảnh trong nước, quốc tế ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Với bối cảnh trong nước và quốc tế cũng như thực tế hiện nay ở Bắc Ninh, có thể
thấy những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với tỉnh Bắc Ninh, thông qua
phân tích ma trận SWOT. Phân tích SWOT cho thấy, chiến lược và chính sách thu hút
đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiêp tỉnh Bắc Ninh không thể tập trung vào thu hút
theo chiều rộng mà phải định hướng thu hút theo chiều sâu, chú trọng năng suất, chất
lượng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sạch, bền vững, xây dựng mô hình nông
nghiệp đô thị hiện đại. Muốn thành công, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông
nghiệp tỉnh Bắc Ninh không thể thực hiện theo cách truyền thống, mà phải tạo ra những
bước đột phá về cơ chế, chính sách.
Từ thực trạng, bối cảnh và phân tích SWOT có thể dự báo 2 mô hình cho phát
triển nông nghiệp ở Bắc Ninh. Một là, trong giai đoạn từ nay đến 2025. Đây là giai
đoạn nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh chuyển từ sản xuất theo mô hình truyền thống sang
mô hình hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên
kết trong sản xuấtCác phân ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, chỉ điều chỉnh
về cơ cấu, tỷ trọng trong nội bộ ngành. Hai là, giai đoạn từ 2025 trở đi, khi Bắc Ninh
trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong giai đoạn này, nông nghiệp Tỉnh Bắc
Ninh có khả năng phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị. Khi đó, cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của Tỉnh sẽ tiếp tục chuyển dịch nhưng với tốc độ dịch chuyển tương đối
mạnh theo hướng giảm về quy mô ngành nghề, diện tích đất sử dụng, tập trung vào sản
xuất các sản phẩm nông nghiệp cao cấp, có giá trị gia tăng cao.
4.1.2 Quan điểm và mục tiêu tổng quát phát triển ngành nông nghiệp tỉnh
Bắc Ninh đến 2020
4.1.2.1 Quan điểm phát triển ngành nông nghiệp
Một là, phát triển nông nghiệp phải giải quyết đồng bộ gắn với công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Hai là, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Ba là, phát triển
ngành chủ lực. Bốn là, phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, tạo
dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Năm là, xây dựng các
khu nông nghiệp công nghệ cao.
17
4.1.2.2 Mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020
4.1.3 Quan điểm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp
Một là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp phải góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế, xã hội. Hai là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp
theo ngành nghề, lĩnh vực, đối tác phải phù hợp với lợi thế của Bắc Ninh. Ba là, thu hút
đầu tư phải đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững. Bốn là, để thu hút đầu tư, hệ
thống cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phải đảm bảo tính đồng bộ, khả thi. Năm là, thu
hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh cần đặt trong mối quan hệ
gắn bó với các tỉnh lân cận.
4.2 GIẢI PHÁPÐẨY MẠNH THU HÚT ÐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO
NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
4.2.1. Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp,
hoàn thiện quy hoạch phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_thu_hut_dau_tu_cua_doanh_nghiep_vao_nong_nghiep_tinh_bac_ninh_1896_1917167.pdf