Luận án đã làm rõ thế nào là thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản và nghiên cứu các học thuyết cho thấy sự ra đời của quy
định bắt đầu từ việc miễn trách nhiệm thực hiện lời hứa liên quan đến vấn
đề đạo đức và phát triển thành vấn đề pháp lý. Việc ghi nhận xuất phát từ
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, đó là nguyên tắc công bằng, nguyên
tắc pacta sunt survanda, nguyên tắc thiện chí, trung thực. Nội dung của
điều khoản đề cập đến điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, đàm
phán lại, cơ chế giải quyết khi đàm phán không thành và việc sửa đổi,
chấm dứt hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm
quyền bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể khi tham
gia hợp đồng.
Ngoài ra, Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo chuyên sâu cho
nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho những người làm công tác pháp luật,
giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật hợp đồng.
7. Kết cấu luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận án gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
cần nghiên cứu về đề tài luận án
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về hoàn cảnh thay đổi cơ bản và
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành pháp
luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận của đề tài luận án
- Về hoàn cảnh thay đổi và thực hiện hợp đồng khi hoàn ảnh thay đổi
cơ bản, các nghiên cứu ở Việt Nam chưa nhiều, chủ yếu dừng lại ở các bài
viết trên các tạp chí chứ chưa có tác phẩm chuyên khảo. Các nghiên cứu
trong nước cũng mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định sự cần thiết phải đưa
điều khoản hoàn cảnh thay đổi vào luật hợp đồng. Một số bài viết gần đây
đã có đề cập đến một số khía cạnh của điều luật về hoàn cảnh thay đổi như
khái niệm, các điều kiện để hoàn cảnh được coi là thay đổi cơ bản là căn
cứ để các bên đàm phán lại hợp đồng, phân biệt với bất khả kháng, dự kiến
những khó khăn, vướng mắc sẽ gặp phải trong quá trình thi hành luật. Tuy
nhiên, những bài viết này cũng chưa nghiên cứu một cách toàn diện và sâu
sắc, chủ yếu là nêu vấn đề.
Về các nghiên cứu nước ngoài, “hardship” hay “changes of
circumstance” là chủ đề được nhiều học giả nghiên cứu. Các tài liệu cung
cấp các vấn đề lý luận như về nguồn gốc điều khoản hardship, các thuật
ngữ khác nhau mang bản chất của hardship. Các tác phẩm chủ yếu nhắc
đến 2 nguyên tắc pacta sunt survanda (hiệu lực bất biến) và rebus sic
statibus (nguyên trạng bất biến) chứ chưa có tác phẩm nghiên cứu đầy đủ
về các học thuyết ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản cũng như cơ sở lý luận về sự công bằng, về thiện chí trong
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi.
1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
7
- Về thực trạng quy định pháp luật: Ở Việt Nam, điều khoản thực
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản lần đầu tiên được ghi nhận
trong BLDS năm 2015. Các bài viết về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản cũng mới chỉ phân tích rất sơ lược quy định của luật chứ
chưa có những diễn giải điều luật. Các nghiên cứu này cũng chủ yếu dự
kiến vướng mắc sẽ gặp phải khi áp dụng pháp luật chứ chưa giải quyết xử
lý vướng mắc đó thế nào. Các nhà nghiên cứu nước ngoài lại tập trung
nghiên cứu pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế như Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa
(CIGS), Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế
(PICC), Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu (PECL) và pháp luật của
một số quốc gia như Pháp, Đức, Anh, Mỹ Nội dung chủ yếu của các
nghiên cứu này là đưa ra các án lệ để đánh giá xem các hoàn cảnh đó có
phải là hardship không, nếu có thì nghĩa vụ của các bên thế nào và hậu quả
của việc đàm phán không thành ra sao. Một số các tác phẩm có đề cập đến
các điều kiện của hoàn cảnh thay đổi và thông qua các cases cụ thể để làm
rõ các tiêu chí này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chủ yếu bình luận PICC
hoặc luật của một quốc gia cụ thể.
Về thực tiễn thi hành: Đã có một số nghiên cứu phân tích thực tiễn
pháp lý ở Việt Nam khi phát sinh nhiều vụ tranh chấp có liên quan tới yêu
cầu cần áp dụng điều khoản điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cành thay đổi
nhưng trước đó chưa có luật áp dụng. Sau khi BLDS 2015 có hiệu lực, đã
xuất hiện các nghiên cứu chỉ ra một số các hạn chế của pháp luật và dự
kiến các vướng mắc, khó khăn khi áp dụng điều luật này trên thực tế. Tuy
nhiên, các nghiên cứu cũng mới chỉ nhắc đến một số hạn chế chứ chưa có
sự phân tích thấu đáo.
1.1.2.3 Về phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật
Một số công trình khoa học đã đưa ra các đề xuất như cần phổ biến
điều luật, đề xuất diễn giải điều luật nhưng chưa trả lời diễn giải thế nào.
8
Các nghiên cứu cũng đã đưa ra các khuyến nghị cho các đối tượng, từ Tòa
án đến các bên trong hợp đồng, đến sinh viên luật cần nghiên cứu và bổ
sung điều khoản này vào hợp đồng ngay khi giao kết. Một số tác giả cũng
đã nhận định rằng, việc xác định điều kiện của hoàn cảnh thay đổi nên sử
dụng nhiều tiêu chí khác nhau tuy nhiên cũng chưa làm rõ được các tiêu
chí đó là gì. Và các nghiên cứu này cũng chủ yếu bình luận PICC và có
đánh giá hạn chế cũng như diễn giải một số tiêu chí trong đó.
Như vậy, mặc dù có nhiều vấn đề liên quan đến luận án đã được
nghiên cứu nhưng vẫn còn nhiều “khoảng trống” cần khai thác hoặc có
nghiên cứu nhưng ở mức độ mờ nhạt, chung nhất, hoặc mới chỉ nghiên
cứu ở một khía cạnh nhất định nào đó.
1.1.2.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Để đáp ứng nhiệm vụ này, NCS rút ra những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu trong luận án của mình, cụ thể như sau:
Một là, Luận án sẽ bổ sung và làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận như
đưa ra khái niệm về hoàn cảnh thay đổi, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản, phân biệt hoàn cảnh thay đổi với sự kiện kiện bất khả kháng.
Luận án cũng sẽ làm rõ hơn điều khoản hoàn cảnh thay đổi trong mối quan hệ
với nguyên tắc pacta sunt survanda và nguyên tắc rebus sic statibus. Ngoài
ra, luận án sẽ bổ sung nguyên tắc về sự công bằng, nguyên tắc thiện chí nhằm
làm rõ hơn cơ sở lý luận của việc bổ sung điều khoản thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản vào luật hợp đồng.
Hai là, Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về
điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các
bên trong việc đàm phán lại hợp đồng và hệ quả pháp lý khi đàm phán lại
không thành. Luận án phân tích điều luật một cách sâu sắc, toàn diện và rõ
ràng, trên cơ sở so sánh với hai bộ nguyên tắc luật hợp đồng và pháp luật
của một số quốc gia, diễn giải điều luật nhằm thống nhất nhận thức trên cơ
sở đó thống nhất áp dụng pháp luật.
9
Ba là, Luận án phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn liên quan thực
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Bốn là, Luận án phân tích, bổ sung và đánh giá về các hạn chế,
vướng mắc, khó khăn trong các quy định của pháp luật và trong thực tiễn
pháp lý để từ đó làm cơ sở cho những kiến nghị, giải pháp tiếp theo.
Năm là, luận án đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản.
1.3. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Cơ sở lý thuyết
Khi nghiên cứu về hoàn cảnh thay đổi cơ bản và pháp luật về hoàn
cảnh thay đổi cơ bản, NCS sử dụng một số cơ sở lý thuyết điển hình như:
Một là, lý thuyết về hợp đồng được sử dụng xuyên suốt trong luận
án, là cơ sở để phân tích các vấn đề lý luận cũng như pháp luật về hoàn
cảnh thay đổi cơ bản;
Hai là, lý thuyết về tự do ý chí và hạn chế tự do ý chí được sử dụng
chủ yếu khi phân tích quá trình đàm phán lại của các bên trong hợp đồng
và hệ quả của đàm phán không thành. Tự do hợp đồng cũng có nghĩa là tự
do quyết định ràng buộc việc thực hiện nghĩa vụ. Pháp luật chỉ can thiệp
trong trường hợp ngoại lệ nhưng vẫn trên cơ sở tôn trọng tự do ý chí của
các bên thông qua quá trình đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
cơ bản.
Ba là, lý thuyết về cân bằng lợi ích với nền tảng là nguyên tắc thiện
chí, trung thực và nguyên tắc công bằng. Lý thuyết này có thể hiểu là: sau
khi hợp đồng phát sinh hiệu lực, nếu có sự thay đổi lớn và không lường
trước được về hoàn cảnh thực tế so với thời điểm xác lập hợp đồng, thì các
bên có thể đàm phán lại để điều chỉnh các nội dung có liên quan của hợp
đồng cho phù hợp với mong muốn của các bên và lẽ công bằng, thậm chí
chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng. Lý thuyết này được NCS sử dụng để phân
10
tích cơ sở lý luận, nội dung thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản,
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
1.3.2.1 Câu hỏi nghiên cứu:
- Hệ thống lý luận về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản nghiên cứu gì? Thế nào là hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Hoàn cảnh thay
đổi cơ bản khác gì với sự kiện bất khả kháng?
- Thực trạng quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
được quy định thế nào? Thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam trước và sau
khi Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực ra sao? Những hạn chế, khó khăn,
vướng mắc trong quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành là gì?
-Với những tồn tại, bất cập nêu trên cần phải có những giải pháp
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật như thế nào?
1.3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Cho đến nay chưa có hệ thống lý luận về thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Chưa có khái niệm thống nhất về hoàn cảnh thay đổi cơ bản, về thực
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, chưa có sự phân biệt rõ ràng
giữa hoàn cảnh thay đổi cơ bản với sự kiện bất khả kháng. Việc nhận diện
hoàn cảnh thay đổi cơ bản còn chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia cũng
như trên phương diện luật pháp quốc tế. Các học thuyết, nguyên tắc cơ bản
của hợp đồng định hướng cho việc xây dựng các quy định về thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản chưa được nghiên cứu đầy đủ.
-Các quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản quy định chưa rõ ràng, gây ra nhiều khó khăn khi áp dụng thực
tiễn, chưa phát huy hiệu quả, cần có hướng dẫn cụ thể hơn. Kể cả trước và
sau khi có quy định pháp luật thì việc nhận thức và áp dụng điều luật cũng
chưa đầy đủ và thống nhất.
11
- Hiện nay, chưa có giải pháp hợp lý để sửa đổi, bổ sung, khắc phục
những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành.
1.2.2.3 Kết quả nghiên cứu:
- Từ thiếu sót về cơ sở lý luận như đã nêu trên, kết quả nghiên cứu sẽ
xây dựng khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản, thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản, làm rõ sự khác nhau giữa hoàn cảnh thay đổi
cơ bản với bất khả kháng, từ đó nhận diện hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Xuất
phát từ các học thuyết, từ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nói chung
và luật dân sự nói riêng để khẳng định việc đưa quy định hoàn cảnh thay
đổi cơ bản vào luật hợp đồng là cần thiết.
- Làm rõ các quy định pháp luật về điều kiện hoàn cảnh thay đổi cơ
bản, nghĩa vụ đàm phán lại và hậu quả pháp lý khi đàm phán lại không
thành.Tìm ra được những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong việc nhận
thức và áp dụng pháp luật từ việc dựa trên những phân tích từ cả góc độ
pháp lý từ thực tiễn thực thi pháp luật và kinh nghiệm điều chỉnh trong
pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả
thi hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam và thông lệ
quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOÀN CẢNH THAY ĐỔI
CƠ BẢN VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH
THAY ĐỔI CƠ BẢN
2.1 Những vấn đề lý luận về hoàn cảnh thay đổi cơ bản
2.1.1 Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Qua các nghiên cứu về pháp luật quốc tế và pháp luật của một số
quốc gia, tác giả nhận thấy, hoàn cảnh thay đổi cơ bản mặc dù có nhiều tên
12
gọi khác nhau nhưng đều chỉ một hoàn cảnh không mong đợi xảy ra một
cách khách quan, không lường trước làm mất cân bằng nghĩa vụ hợp đồng
(PICC) hoặc làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn quá mức
(PECL) hoặc làm cho hợp đồng trở nên vô ích (Anh - Mỹ).
Các bộ luật “mềm” và luật của các quốc gia đều không đưa ra khái niệm
“hoàn cảnh thay đổi cơ bản” mà chỉ đề cập đến các điều kiện xác định thế
nào là hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Theo đó, hoàn cảnh thay đổi cơ bản phải
có ít nhất các đặc điểm sau:
Một là, hợp đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hoàn cảnh thay đổi một cách
cơ bản hay đáng kể.
Hai là, sự kiện tạo ra hoàn cảnh thay đổi phải xảy ra hoặc chỉ được biết
đến sau khi giao kết hợp đồng. Nếu sự kiện đã xảy ra hoặc đã được biết
trước nghĩa là các bên đã chấp nhận hậu quả có thể xảy ra và phải chấp
nhận những bất lợi do hoàn cảnh mang lại.
Ba là, các bên không thể lường trước được sự thay đổi hoàn cảnh ở thời
điểm giao kết hợp đồng một cách hợp lý.
Bốn là, hậu quả lớn đến mức mà nếu biết trước thì hợp đồng đã không
được giao kết hoặc sẽ được giao kết với nội dung hoàn toàn khác.
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là yếu tố nền tảng của hợp đồng mà các bên
dựa vào đó để giao kết đã bị thay đổi đáng kể trong quá trình thực hiện
hợp đồng làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên vô cùng khó khăn hoặc
làm mất cân bằng nghiêm trọng về lợi ích của một bên hoặc không còn ý
nghĩa nếu hợp đồng tiếp tục thực hiện như cam kết ban đầu.
2.1.2 Các học thuyết về hoàn cảnh thay đổi cơ bản
2.1.2.1.Học thuyết điều kiện ngụ ý (Clausula rebus sic stantibus)
Hoc thuyết này có nguồn gốc từ triết học La Mã Cổ đại. Học thuyết
này nói rằng, để yêu cầu một người phải thực hiện lời hứa của mình khi
những điều kiện vào thời điểm họ hứa vẫn giữ nguyên.
2.1.2.2 Học thuyết giả định (Voraussetzungslehre)
13
Học thuyết này nhấn mạnh đến sự thay đổi xuất phát từ ý định của
các bên vào thời điểm ký kết hợp đồng. Nếu mục đích nền tảng không đạt
được kể cả nhầm lẫn từ hai phía về hoàn cảnh ban đầu của hợp đồng thì
vẫn được coi là sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh.
2.1.2.3 Học thuyết về sự vô ích của hợp đồng (frustration of contract)
Học thuyết này được tạo ra bởi Tòa án Anh trong quá trình xét xử.
Học thuyết này nói rằng, khi mục đích cơ bản của hợp đồng không đạt
được do có sự thay đổi của hoàn cảnh thì các bên có thể được giải phóng
khỏi nghĩa vụ hợp đồng. Lúc đầu học thuyết này chỉ áp dụng khi đối tượng
của hợp đồng không còn, sau đó áp dụng cả những trường hợp mục đích
hợp đồng trở nên vô ích và ngày nay áp dụng cả trong trường hợp có sự
biến động lớn của tình hình.
2.1.3 Phân biệt hoàn cảnh thay đổi cơ bản với bất khả kháng
Thứ nhất, về điều kiện xác định
Thứ hai, về mức độ của hoàn cảnh
Thứ ba, về mục đích
Thứ tư, về phạm vi áp dụng,
Thứ năm, về hậu quả pháp lý
2.2 Những vấn đề lý luận về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản
2.2.1 Khái niệm thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Khái niệm thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản không
phải được hiểu theo nghĩa thông thường là một giai đoạn của quá trình
thực hiện hợp đồng mà được hiểu tương tự khái niệm “hardship” (khó
khăn), “unexpected circumstance” (Hoàn cảnh bất ngờ) hay“change of
circumstances” (hoàn cảnh thay đổi) hoặc một số các thuật ngữ tương tự
khác.
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được hiểu là sự
ảnh hưởng của hoàn cảnh bị thay đổi tới việc thực hiện nghĩa vụ hợp
14
đồng. Sự ảnh hưởng này bao gồm hợp đồng có thể bị sửa đổi hoặc chấm
dứt nếu các bên đàm phán lại không thành công.
2.2.2 Cơ sở ghi nhận điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn
cảnh thay đổi cơ bản
2.2.1.1 Xuất phát từ nguyên tắc công bằng
2.2.1.2 Xuất phát từ nguyên tắc hiệu lực bất biến (pacta sunt
survanda)
2.2.1.3 Xuất phát từ nguyên tắc thiện chí, trung thực
2.3 Nội dung thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
2.3.1 Điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Thứ nhất, các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị bất lợi biết đến
sau khi giao kết hợp đồng;
Thứ hai, bên bị bất lợi đã không thể tính đến một cách hợp lí các sự
kiện đó khi giao kết hợp đồng;
Thứ ba, các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát (control) của bên bị
bất lợi
Thứ tư, rủi ro về các sự kiện này bên bị bất lợi không đáng phải gánh chịu.
2.3.2 Về đàm phán lại hợp đồng
Đàm phán lại là giai đoạn rất quan trọng nhằm đạt được thỏa thuận
của các bên. Tuy nhiên, tham gia đàm phán không có nghĩa là phải thành
công. Trường hợp các bên đàm phán thành công, tức là đồng ý sửa đổi
hoặc chấm dứt hợp đồng thì các bên sẽ thực hiện hợp đồng theo nội dng
đã được sửa đổi.
2.3.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp và hệ quả khi đàm phán
không thành
Trong trường hợp đàm phán không thành, một trong các bên có thể
yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết. Trên thế giới, đã có 3 phương án
giải quyết vấn đề này: Thứ nhất, tuân thủ nguyên tắc pacta sunt survanda
(hiệu lực bất biến của hợp đồng); thứ hai, trao quyền cho Tòa án hoặc
15
Trọng tài sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng; thứ ba, giải phóng nghĩa vụ
hợp đồng chứ không sửa đổi hợp đồng (các nước theo truyền thống
common law).
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN
THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI
HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN
3.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản
3.1.1 Khái quát quy định pháp luật về hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản sau khi các bên giao kết hợp đồng không
phải bây giờ mới xuất hiện. Cả luật thực định và án lệ trong pháp luật
trước năm 1975 đều không công nhận thay đổi hợp đồng trong trường hợp
có “biến cố bất tiên liệu” hay chính là trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ
bản. BLDS năm 1995 cũng không có điều khoản nào quy định về hoàn
cảnh thay đổi cơ bản. Đến BLDS năm 2005 cũng không có quy định nào
điều chỉnh về hoàn cảnh thay đổi. Tuy nhiên, trong một số văn bản luật
chuyên ngành, việc cho phép điều chỉnh nội dung hợp đồng khi xảy ra
những hoàn cảnh nhất định đã được đề cập nhưng không được gọi là hoàn
cảnh thay đổi cơ bản. Đây là những trường hợp mà hợp đồng mang tính
đặc thù do bản chất hợp đồng hoặc do tính rủi ro cao và mang tính chất dài
hạn như hợp đồng bảo hiểm hay đấu thầu. BLDS năm 2015 lần đầu tiên
ghi nhận một cách minh thị tại Điều 420: Thực hiện hợp đồng khi hoàn
cảnh thay đổi cơ bản.
3.1.2 Thực trạng pháp luật hiện hành về thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản
3.1.2.1 Điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản
- Nguyên nhân và thời điểm thay đổi hoàn cảnh
16
Điểm a Khoản 1 Điều 420 BLDS 2015 quy định: “Sự thay đổi hoàn
cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng”.
- Tính không thể lường trước sự thay đổi hoàn cảnh
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 420 BLDS 2015 quy định “Tại thời điểm
giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi
hoàn cảnh”.
Việc đánh giá sự thay đổi của hoàn cảnh có tính lường trước hay
không thì cần xem xét dựa trên bản chất hoàn cảnh, khả năng nhận thức
của các chủ thể trong hợp đồng và trường hợp không có căn cứ đánh giá
nhận thức của các bên thì còn phải dựa trên nhận thức của một người bình
thường ở hoàn cảnh tương tự.
- Hoàn cảnh thay đổi đáng kể
Điểm c và điểm d cùng một tiêu chí đánh giá thế nào là hoàn cảnh
thay đổi cơ bản hay cũng có thể nói là hoàn cảnh thay đổi đáng kể. Điểm c
đề cập đến mức độ thay đổi hoàn cảnh và điểm d là mức độ thiệt hại. Sự
thay đổi này phải ở mức nào mới được coi là điều kiện nhận diện hoàn
cảnh thay đổi cơ bản.
- Nghĩa vụ khắc phục thiệt hại
Điểm đ khoản 1 Điều 420 BLDS năm 2015 quy định: “Bên có lợi ích
bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho
phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm
thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích”.
3.1.2.2 Đàm phán lại
Một là, quyền yêu cầu đàm phán hay nghĩa vụ phải tham gia đàm
phán của phía bên kia
Hai là, thời hạn yêu cầu đàm phán lại
Ba là, Nội dung đàm phán lại
Bốn là, nghĩa vụ đưa ra căn cứ chứng minh
17
3.1.2.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp và hệ quả khi đàm phán
không thành
Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp
đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án
chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định hoặc sửa đổi hợp đồng
(Khoản 3 Điều 420).
Qua phân tích Điều 420 BLDS năm 2015 cho thấy Việt Nam theo xu
hướng học thuyết “Geschäftsgrundlage” của Đức, tức là thay đổi hoàn
cảnh nền tảng của hợp đồng nhưng lại chưa có sự giải thích cụ thể. Yếu tố
cốt lõi của hoàn cảnh thay đổi là nền tảng cơ bản mà các bên dựa vào để
giao kết hợp đồng bị phá vỡ. Điều 313 BLDS Đức sửa đổi năm 2002 đã
truyền cảm hứng cho pháp luật hợp đồng của nhiều nước trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
3.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn
cảnh thay đổi cơ bản
3.2.1 Thực tiễn thi hành pháp luật trước khi có Bộ luật dân sự năm 2015
Trước khi BLDS năm 2015 ra đời, pháp luật hiện hành còn thiếu
vắng các quy định điều chỉnh thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
cơ bản. Điều này dẫn đến khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết các
tranh chấp liên quan do không có căn cứ để áp dụng
3.2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật sau khi Bộ luật dân sự năm
2015 có hiệu lực
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành
pháp luật, NCS nhận thấy quy định pháp luật về cơ bản đã có sự tương
thích nhất định với quy định của Bộ nguyên tắc Undroitvà pháp luật một
số quốc gia tiên tiến. Tuy nhiên quy định tại Điều 420 còn một số bất cập,
hạn chế cần có sự sửa đổi, bổ sung để đảm bảo việc nhận thức và thực thi
pháp luật mang tính thống nhất và hiệu quả hơn. Các hạn chế đó là:
18
Một là, chưa làm rõ thế nào là hoàn cảnh thay đổi cơ bản, hay nói
cách khác yếu tố nào là yếu tố nền tảng của hợp đồng để nếu có sự thay
đổi hoàn cảnh thì đó mới là yếu tố để xem xét sự thay đổi là cơ bản;
Hai là, chưa đưa ra khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà mới chỉ
liệt kê các điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản;
Ba là, các điều kiện còn chung chung, khó xác định do quy định
mang tính định tính;
Bốn là, quy định về đàm phán lại hợp đồng của các bên không rõ
ràng, chưa đưa ra quy định là quyền hay nghĩa vụ đàm phán, không quy
định bên yêu cầu phải đưa căn cứ chứng minh hoàn cảnh thay đổi, thiếu
chế tài nếu không hợp tác hay từ chối đàm phán; chưa đề cập đến nội dung
và thời gian đàm phán.
Năm là, quy định về hệ quả khi đàm phán không thành còn gây nhiều
cách hiểu khác nhau về trường hợp hợp đồng được ưu tiên sửa đổi hay
chấm dứt, Tòa án có được quyền quyết định khác với yêu cầu của đương
sự không?
Sáu là, trường hợp Tòa án quyết định sửa đổi hợp đồng thì được sửa
đổi những nội dung nào?
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THI HÀNHPHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN
4.1 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
4.1.1 Tiếp thu có chọn lọc các quy định tiên tiến trên thế giới, đáp ứng
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thích ứng môi trường kinh doanh toàn cầu
4.1.2 Đảm bảo tính khả thi của pháp luật.
4.1.3 Đề cao nguyên tắc thiện chí trong quá trình giải quyết tranh chấp
19
4.1.4 Khắc phục những bất cập của pháp luật về thực hiện hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản
4.2.1 Bổ sung khái niệm hoàn cảnh của hợp đồng
Đề xuất bổ sung đoạn dẫn nhập vào Điều 420 định nghĩa về hoàn
cảnh, cụ thể như sau: “Hoàn cảnh của hợp đồng là những yếu tố mà hai
bên hợp đồng cùng nhận thức vào thời điểm giao kết hợp đồng và hợp
đồng được giao kết trên cơ sở những yếu tố đó”. Theo cách tiếp cận này,
tác giả nhấn mạnh hai đặc điểm của hoàn cảnh là các bên hợp đồng phải
có cùng chung nhận thức về hoàn cảnh và chỉ những yếu tố tạo nền tảng
cho việc ký kết hợp đồng mới được coi là hoàn cảnh
4.2.2 Giải thích thế nào là hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là yếu tố nền tảng của hợp đồng mà
các bên dựa vào đó để giao kết đã bị thay đổi đáng kể trong quá trình thực
hiện hợp đồng làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên vô cùng khó khăn
hoặc làm mất cân bằng nghiêm trọng về lợi ích của một bên hoặc không
còn ý nghĩa nếu hợp đồng tiếp tục thực hiện như cam kết ban đầu.
4.2.3 Hoàn thiện về điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản
a. Sửa đổi điều kiện a khoản 1 Điều 420:
“Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra hoặc
được biết đến sau khi giao kết hợp đồng”.
b. Sửa đổi điều kiện b Khoản 1 Điều 420:
“Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước
được một cách hợp lý về sự thay đổi hoàn cảnh”.
c. Nhập điểm c và d Khoản 1 Điều 420 thành một điều kiện
Sửa điều kiện c,d Kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_thuc_hien_hop_dong_khi_hoan_canh_thay_doi_co.pdf