Tóm tắt Luận án Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam

Thực trạng tuân thủ pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh

vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

- Tuân thủ các quy định pháp luật về quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai của

các cá nhân, tổ chức sử dụng đất

Các chủ thể sử dụng đất đã tuân thủ thực hiện nghiêm các quyền KNHC theo

quy định của Luật khiếu nại, Luật Đai đai đối với các QĐHC và HVHC của cơ quan

QLHCNN về Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép

chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái

định cư; cấp hoặc thu hồi giấy CNQSDĐ; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất, đã

không để xảy ra các vi phạm pháp luật về khiếu nại. Tuy nhiên, một bộ phận nhân

dân trong quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đã không tuân thủ nghiêm

các quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật, không thực hiện

đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của người khiếu nại.

- Tuân thủ các quy định pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai của cơ

quan QLHCNN

Việc nắm bắt, tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ của CB,CC, nhất là cán

bộ lãnh đạo chủ chốt có chuyển biến tích cực, phong cách làm việc gần dân, sát dân,

hiểu được tâm tư, nguyện vọng của dân trong quá trình thụ lý và giải quyết các

QĐHC, HVHC bị khiếu nại.

- Tuân thủ các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực

đất đai

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc khiếu nại và giải quyết KNHC trong

lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều hạn chế cần khắc phục

như việc tuân thủ pháp luật về giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai của một số cá

nhân tổ chức cũng như cơ quan HCNN, người có thẩm quyền chưa nghiêm, những

VPPL về khiếu nại chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, gây bức xúc cho công dân,

ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào hoạt động QLNN về đất đai.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trong lĩnh vực đất đai là thực quyền chính trị - pháp lý giữa người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan liên quan đến sử dụng đất THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai thực chất là quan hệ giữa người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất với Nhà nước. Người sử dụng đất thực hiện quyền khiếu nại các QĐHC hoặc HVHC về đất đai đối với các cơ quan QLHCNN là thực hiện quyền chính trị - pháp lý của mình theo quy định của pháp luật. 2.2.2.4. Thực hiện pháp luật khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai phát sinh chủ yếu từ các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai phát sinh chủ yếu từ các QĐHC, HVHC của cơ quan HCNN, người có thẩm quyền trong QLHCNN về đất đai, nên giải quyết là trách nhiệm của cơ quan HCNN, vì vậy ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền trong các cơ quan HCNN là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. 9 2.2.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai 2.2.3.1. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất Thông qua việc sử dụng quyền khiếu nại và ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai, không chỉ giúp cho pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, mà còn giúp cho Đảng và Nhà nước kiểm tra được tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai đã ban hành. Đồng thời, ngày càng có cơ sở thực tiễn hơn trong việc hoạch định đường lối chính sách, hoàn thiện chính sách, pháp luật về khiếu nại, đất đai 2.2.3.2. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai góp phần xây dựng chính quyền nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, một mặt nhằm bảo đảm các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất được thực hiện nghiêm chỉnh, phát hiện những sai sót, hạn chế, biết được năng lực, trình độ của cán bộ, đảng viên để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. Mặt khác, qua đó Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đã ban hành, qua đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực QLNN trong lĩnh vực đất đai. 2.2.3.3. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai góp phần ổn kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai một cách tích cực, kịp thời, hiệu quả, ADPL giải quyết tốt các khiếu nại liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai sẽ góp phần ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng 2.2.3.4. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai góp phần đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai không chỉ làm cho nhân dân từng bước thể hiện quyền làm chủ mà còn làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn về quyền làm chủ của nhân dân cũng như ý thức được trách nhiệm phục vụ nhân dân, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, phép nước. THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, cũng đòi hỏi bộ máy nhà nước phải đẩy mạnh CCHC để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn theo hướng gần dân, thân dân. 2.3. HÌNH THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 2.3.1. Hình thức hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai Thứ nhất, tuân thủ pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai Căn cứ vào tính chất của hình thức tuân thủ pháp luật nói chung, tuân thủ pháp luật trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là hình thức THPL, trong đó, các 10 chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để không thực hiện những hành vi, hoạt động mà pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai nghiêm cấm, không cho phép thực hiện. Các QPPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai mang tính chất nghiêm cấm chủ yếu được quy định trong Luật Khiếu nại, Luật Đất đai, Luật Tiếp công dân, Luật Hòa giải ở cơ sở... Thứ hai, chấp hành pháp luật về KNHCtrong lĩnh vực đất đai Chấp hành pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai là một hình thức THPL, trong đó, các chủ thể pháp luật thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hành động tích cực được quy định trong luật chung như: Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Phòng, Chống tham nhũng, Luật Hình sự và luật chuyên ngành (Luật Đất đai). Thứ ba, sử dụng pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai Sử dụng pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai là hình thức của THPL. Theo đó, các chủ thể pháp luật thực hiện quyền KNHC về đất đai của mình một cách tự giác và tích cực, nghĩa là thực hiện các hành vi mà pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai cho phép. Các chủ thể sử dụng hình thức pháp luật này chủ yếu là đối tượng sử dụng đất đai, có quyền khiếu nại các QĐHC và HVHC của cơ quan HCNN nước liên quan tới quyền và lợi ích của mình về sử dụng đất đai, Thứ tư, áp dụng pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai Áp dụng pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai là một hình thức THPL đặc biệt. Theo đó, Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật khiếu nại để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. 2.3.2. Điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai 2.3.2.1. Điều kiện bảo đảm về chính trị Đảm bảo chính trị cho việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là sự bảo đảm về định hướng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với pháp luật và THPL về KNHC. Đảm bảo về chính trị là hết sức cần thiết đối với việc thực hiện có hiệu quả pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng. Đặc biệt là ở địa bàn các tỉnh miền núi. Đây cũng là tiền đề cần thiết để các chủ thể nhận thức, hiểu biết đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. 2.3.2.2. Điều kiện bảo đảm về kinh tế Các điều kiện bảo đảm về kinh tế là yếu tố quan trong đối với giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, bởi một nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định là điều kiện quan trọng bậc nhất cho hiệu quả hoạt động pháp luật, trong đó có hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và ngược lại; đường lối đổi mới của Đảng 11 đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho cá nhân sống trong xã hội phát triển. Đây là điều kiện bảo đảm về kinh tế và là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho pháp luật khiếu nại nói chung, pháp luật KNHC về đất đai nói riêng được hoàn thiện. 2.3.2.3. Điều kiện bảo đảm về văn hoá - xã hội Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai sẽ góp phần làm cho cuộc sống của dân cư ở thôn, buôn, tổ dân phố ổn định, đoàn kết. Thực hiện quyền khiếu nại của công dân là biểu hiện của trình độ văn hoá chính trị, có quan hệ mật thiết với trình độ dân trí, văn hoá nói chung. Chỉ khi người dân tự giác nhận thức được quyền hạn và nghĩa vụ của mình, tự giác tham gia vào công việc nhà nước, công việc xã hội, hoạt động với tư cách là công dân có tri thức văn hoá mới thực sự có điều kiện nói chung, pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng. 2.3.2.4. Điều kiện bảo đảm về pháp luật Để đưa pháp luật vào cuộc sống, phát huy hiệu quả điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình xây dựng và triển khai THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, cần phải đảm bảo tốt các điều kiện: trước hết phải hoàn thiện hệ thống các văn bản QPPL về KNHC và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật; Thứ hai: quy trình, thủ tục khiếu nại và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai phải được pháp luật quy định cụ thể, chặt chẽ, chính xác, phù hợp với thực tiễn quản lý và sử dụng đất đai; Thứ ba: ý thức pháp luật của các cơ quan HCNN, người có thẩm quyền được coi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc ADPL vào giải quyết các KNHC trong lĩnh vực đất đai 2.4. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở CÁC TỈNH TÂY BẮC VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM 2.4.1. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc Ở các tỉnh Tây Bắc những năm gần đây, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn về các vụ việc KNHC đất đai có phần giảm về mặt số lượng nhưng về tính chất và mức độ vẫn còn gay gắt, phức tạp. Các vụ khiếu nại xảy ra trong thực tế của các địa phương ở các tỉnh Tây Bắc nước ta thường gặp là các khiếu nại các QĐHC, HVHC liên quan đến vấn đề quy hoạch, đền bù, giải toả khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các công trình công cộng, lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng, v.v.. Tình trạng khiếu nại đông người, vượt cấp vẫn còn xảy ra. Tuy vậy, nhờ chủ động phối hợp chặt chẽ của ngành chức năng và cơ quan hữu trách, hầu hết đơn thư KNHC về đất đai đều được giải quyết đảm bảo khách quan, chính xác, đúng pháp luật với tỷ lệ đạt trên 85%. 2.4.2. Giá trị tham khảo từ thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam Từ thực tiễn những kết quả đạt được của các tỉnh Tây Bắc rút ra 5 bài học kinh nghiệm trong việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đa, những kinh nghiệm này là bài học bổ ích có thể tham khảo áp dụng cho Tây Nguyên. Một là, các tỉnh Tây Bắc 12 trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai luôn làm tốt công tác tiếp dân, mở rộng việc đối thoại với công dân để khi giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai, điển hình như tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai. Hai là, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc luôn nêu cao tính chủ động ADPL để giải quyết KNHC cho công dân. Ba là, các địa phương ở Tây Bắc trong THPL về KNHC về đất đai đã đề ra nhiều biện pháp triển khai thực hiện . Bốn là, Việc giải quyết KNHC luôn đảm bảo trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Năm là, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc đã thường xuyên tổ chức thực hiện tốt công tác dân vận trong giải quyết các tranh chấp đất đai. Kết luận chương 2 Trên cơ sở lý luận về nhà nước và pháp luật nói chung và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng; kết hợp với những kiến thức trong lĩnh vực THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, chương 2 của luận án đã tập trung luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể: Phân tích và đưa ra các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai , đặc biệt là khái niệm thực THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Luận án đã chỉ ra đặc điểm của THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; phân tích được sự khác biệt của các hình thực THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai như tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật, từ đó đã khẳng định vai trò của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Luận án chỉ ra và phân tích các điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai của một số tỉnh có thể vận dụng cho các tỉnh vùng miền núi Tây Nguyên. Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM 3.1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN THPLvề KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên do nhiều yếu tố tác động như: yếu tố vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; Yếu tố kinh tế và văn hoá tác động đến THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên; Di dân tự do và trình độ dân trí tác động đến THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên; Chính sách quản lý và sử dụng đất đai tác động đến thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên. Tất cả những yếu tố mang 13 tính đặc thù này đã tác động không nhỏ tới quá trình triểu khai THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. 3.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM (TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2016) 3.2.1. Thực trạng tuân thủ pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên - Tuân thủ các quy định pháp luật về quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai của các cá nhân, tổ chức sử dụng đất Các chủ thể sử dụng đất đã tuân thủ thực hiện nghiêm các quyền KNHC theo quy định của Luật khiếu nại, Luật Đai đai đối với các QĐHC và HVHC của cơ quan QLHCNN về Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy CNQSDĐ; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất, đã không để xảy ra các vi phạm pháp luật về khiếu nại. Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân trong quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đã không tuân thủ nghiêm các quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của người khiếu nại. - Tuân thủ các quy định pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai của cơ quan QLHCNN Việc nắm bắt, tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ của CB,CC, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt có chuyển biến tích cực, phong cách làm việc gần dân, sát dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của dân trong quá trình thụ lý và giải quyết các QĐHC, HVHC bị khiếu nại. - Tuân thủ các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai Bên cạnh những kết quả đạt được, việc khiếu nại và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều hạn chế cần khắc phục như việc tuân thủ pháp luật về giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai của một số cá nhân tổ chức cũng như cơ quan HCNN, người có thẩm quyền chưa nghiêm, những VPPL về khiếu nại chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, gây bức xúc cho công dân, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào hoạt động QLNN về đất đai. 3.2.2. Thực trạng chấp hành pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam Quyền làm chủ của nhân dân chỉ có thể được thực hiện trong thực tiễn cuộc sống khi các CQNN, CB,CC và mọi cá nhân công dân thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hoạt động tích cực . Theo đó, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, các CB,CC và công dân phải thực hiện nghiêm túc các trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hoạt động tích cực mà pháp luật về KNHC trong lĩnh vực 14 đất đai quy định. Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện quyền khiếu nại của mình, vẫn còn nhiều chủ thể thực hiện quyền KNHC về đất đai chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Một số vụ việc KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua, mặc dù các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương đã nỗ lực cố gắng vận dụng chính sách giải quyết có lý, có tình, phù hợp với tình hình thực tế và đúng với quy định của pháp luật, đã được đối thoại trực tiếp nhiều lần nhưng do nhiều động cơ khác nhau người khiếu nại vẫn cố tình đeo bám khiếu nại và làm cho tình hình trở lên phức tạp hơn. 3.2.3. Thực trạng sử dụng pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có những đặc thù khác với THPL một số lĩnh vực như hình sự, hành chính, do vậy trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai chủ yếu tập trung nhiều vào hình thức sử dụng và ADPL. Các cá nhân, tổ chức sử dụng đất có quyền KNHC đối với các QĐHC và HVHC của cơ quan HCNN đã ban hành trong quá trình quản lý đất đai, theo đó cơ quan HCNN ra QĐHC về giao đất, cấp đất, thu hồi, cưỡng chế thu hồi đất, xử lý hành chính về hành vi VPPL trong lĩnh vực đất đai... có trách nhiệm tôn trọng và phải tạo mọi điều kiện giải quyết các KNHC trong lĩnh vực đất đai cho người khiếu nại. Tuy nhiên, trong thực tiễn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, người sử dụng đất vẫn chưa ý thức được hết trách nhiệm của mình trong thực hiện quyền khiếu nại cũng như nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 3.2.4. Thực trạng áp dụng pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên Do nhận thức đúng tầm quan trọng của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trong thời gian qua trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên các chủ thể đã có một số hoạt động ADPL trong giải quyết KNHC về đất đai của cơ quan QLHCNN như: Hoạt động xâ Các QĐHC, HVHC về đất đai của các cơ quan QLHCNN bị khiếu nại; xây dựng, ban hành văn bản áp dụng pháp luật giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai; - Thời hạn ADPL giải quyết KNHC về đất đai của cơ quan QLHCNN; THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên gắn với giải quyết tốt chính sách đất đai, đặc biệt là các hộ đồng bào DTTS. 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM 3.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm 3.3.1.1. Ưu điểm và hạn chế Nghiên cứu thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh các tỉnh Tây Nguyên cho thấy thực hiện việc tuân thủ, chấp hành và sử dụng 15 pháp luật về KNHC của người sử dụng đất ngày càng được nâng cao. Tỉnh ủy, UBND các tỉnh Tây Nguyên quan tâm lãnh, chỉ đạo với nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, có sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể CT-XH, các cơ quan nội chính và các cấp, các ngành, đồng thời kiên quyết trong theo dõi thực hiện các quyết định giải quyết KNHC về đất đai có hiệu lực pháp luật nên tỷ lệ thực hiện các quyết định này hàng năm luôn ở mức cao. Từ năm 2012 đến năm 2016, tổng số quyết định giải quyết KNHC về đất đai có hiệu lực pháp luật phải tổ chức thực hiện đạt 98,8%. Đồng thời, những quyết định có hiệu lực pháp luật tồn đọng chưa thực hiện được trong thời gian trước đây cũng được rà soát và tháo gỡ vướng mắc kịp thời, do đó đảm bảo tính nghiêm túc của pháp luật KNHC về đất đai, tăng lòng tin của nhân dân vào các cấp chính quyền. Là điều kiện thuận lợi để các tỉnh Tây Nguyên tập trung nguồn lực, trí tuệ phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 3.3.1.2. Nguyên nhân của những ưu điểm Quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam đã đạt được những kết quả nêu trên do các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên nhận thức một cách đúng đắn tầm quan trọng của THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; việc thụ lý giải quyết KNHC các QĐHC và HVHC của cơ quan QLHCNN trong lĩnh vực đất đai cơ bản được thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Đất đai và các văn bản UBND cấp tỉnh trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam luôn quan tâm, trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, các đoàn công tác để tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc KNHC trong lĩnh vực đất đai kéo dài có tính chất gay gắt, phức tạpản hướng dẫn thi hành; Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về KNHC đất đai được các cấp chính quyền trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên quan tâm, tạo sự chuyển biến về nhận thức pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai từ cơ sở. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tiếp dân, ADPL giải quyết KNHC về đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ngày càng được chú trọng; vai trò hạt nhân của cán bộ, đảng viên trong THPL về KNHC lĩnh vực đất đai đã được phát huy tích cực. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 3.3.2.1. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai vào thực tiễn cuộc sống đã bộc lộ không ít hạn chế. Ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân và tổ chức chưa cao. Một số cơ quan có thẩm quyền trong ADPL chưa ban hành quyết định thụ lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền; thời hạn giải quyết KNHC đất đai còn kéo dài, chưa tổ chức đối thoại với công dân khi giải quyết KNHC lần đầu theo 16 quy định của pháp luật về KNHC. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại (cụ thể là Luật Khiếu nại năm 2011) có nhiều bất cập khi áp dụng trong giải quyết KNHC về đất đai. Công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập. Theo điều tra 500 ý kiến của người KNHC về đất đai cho thấy, có 204/500 (40,8%) số lượng ý kiến cho rằng được góp ý phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trên 34,6% nói là chỉ được thông báo về phương án và 24,6% cho rằng không được biết gì về phương án này. Đối với ý kiến góp ý về giá đất, có 81/500 (chiếm 16,2%) cho rằng ý kiến của mình được chấp nhận và có điều chỉnh; có 155/500 (31%) cho rằng được chấp nhận để tham khảo; có 259/500 (51,8%) cho rằng không được chấp nhận và còn 2% không muốn góp ý. Công tác tiếp dân, đối thoại trong giải quyết KNHC về đất đai ở một số nơi chưa được coi trọng. Đội ngũ CB,CC có thẩm quyền ADPL giải quyết KNHC về đất đai còn yếu kém về năng lực, chưa ngang tầm với những đòi hỏi của nhiệm vụ. 3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế * Nguyên nhân khá ch quan: Hệ thống các văn bản pháp luật về dân chủ còn thiếu đồng bộ, chưa nhất quán; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại giữa Luật Khiếu nại và Luật Đất đai hiện nay còn có mâu thuẫn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các CQNN đùn đấy, né tránh trách nhiệm hoặc hướng dẫn thiếu thống nhất làm cho công dân phải gửi đơn, đi lại nhiều nơi, nhiều lần để khiếu nại với thái độ bức xúc; Các cơ quan HCNN đã áp dụng các quy định giải quyết không hợp tình, hợp lý công tác đền bù nên đã phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài, ảnh hưởng tới THPL về KNHC. * Nguyên nhân chủ quan: Chủ thể thực hiện quyền KNHC các QĐHC và HVHC trong lĩnh vực đất đai còn thiếu năng lực hiểu biết về pháp luật, chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng nội dung của pháp luật về khiếu nại nói chung, KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng; Cấp ủy, chính quyền đôi lúc còn coi nhẹ việc ADPL giải quyết KNHC về đất đai, chưa huy động được vai trò của cả HTCT trong việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai;THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, trong quá trình giải quyết các vụ việc KNHC liên quan tới các QĐHC và HVHC về đất đai còn có sự bất cập trong công tác giải quyết; đội ngũ CB,CC khi ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai, nhất là ở cơ sở năng lực chuyên môn còn hạn chế; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động thuyết phục, giải thích, hòa giải ngay từ cơ sở, chưa thật sự coi trọng công tác tiếp công dân, đối thoại gắn tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại. 3.3.3. Bài học kinh nghiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam Từ thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, rút ra một số kinh nghiệm sau: Một là, cần tạo được sự chuyển biến trong nhận thức về tầm quan trọng của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đối với việc ổn định an ninh, chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên. Hai là, công tác tuyên truyền, 17 vận động, giáo dục, thuyết phục là khâu phải được coi trọng trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai . Ba là, tập trung giải quyết tốt vấn đề di dân tự do; chính sách về đất đai cho đồng bào DTTS Tây Nguyên. Bốn là, ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai phải tuân thủ đúng các quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Năm là, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các CQNN với các tổ chức đoàn thể trong HTCT, tổ chức thanh tra nhân dân ở cơ sở. Sáu là, thường xuyên nâng cao năng lưc cho CB,CC làm công tác tiếp dân, giải quyết hiệu quả KNHC về đất đai. Kết luận chương 3 Để đánh giá đúng thực trạng quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên, luận án đã chỉ ra những điều kiện đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội tác động tới THPLvề KNHC trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên. Những yếu tố này có tác động không nhỏ và đã góp phần làm phong phú thêm cơ sở giúp tác giả luận án phân tích, đánh giá thực trạng THPL về KNHC trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_thuc_hien_phap_luat_ve_khieu_nai_hanh_chinh.pdf
Tài liệu liên quan