Tóm tắt Luận án Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Tây Nguyên

Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố tác động chưa tích cực dẫn đến kết

quả đạt được chưa như mong đợi: Thứ nhất, số lượng chính sách ban

hành nhiều, khó kiểm soát dẫn đến sự chồng chéo của hệ thống chính

sách giảm nghèo; Thứ hai, sự chồng chéo về chính sách tuy không

trùng chéo về nguồn lực nhưng đã dẫn đến sự dàn trải nguồn lực; thiếu

sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong tổ chức thực hiện; Thứ ba, cơ

sở hạ tầng kém phát triển; Thứ tư, mức hỗ trợ chưa đủ mạnh để thúc

đẩy hộ vươn lên thoát nghèo, phong tục tập quán canh tác nhỏ lẻ,

manh mún, tự cung, tự cấp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên,bị ảnh

hưởng lớn của cộng đồng, dòng họ, người nghèo còn trông chờ, ỷ lại,

thiếu tinh thần vươn lên; Thứ năm, dân di cư tự do luôn tăng.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ đạo – phối hợp – tự chủ” trong xây dựng và thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên, đề xuất áp dụng tương tự cho các khu vực khác. Kết luận chương 1 7 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI 2.1. Lý luận chung về an sinh xã hội và chính sách ASXH 2.1.1. An sinh xã hội và hệ thống an sinh xã hội hiện nay 2.1.1.1. Một số quan niệm về an sinh xã hội ASXH dưới cách tiếp cận và diễn đạt thế nào chăng nữa đều có những điểm chung: + Bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn (rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, trẻ em, tàn tật) dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tối thiểu đủ sống. + Tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ ASXH do nhà nước là chính, ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường. Các chính sách ASXH hướng đến mọi thành viên trong xã hội, bảo đảm cho mọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận và chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, nhấn mạnh đến nhóm đối tượng yếu thế. + Phạm vi của ASXH là bao phủ toàn dân và toàn diện (cơ bản đáp ứng được nhu cầu ASXH của người dân một cách toàn diện). Việc có quá nhiều khái niệm và cách hiểu về ASXH gây ra hậu quả tất yếu là sự nhầm lẫn: khó có thể thống nhất các hợp phần và ranh giới chính của ASXH và mỗi tổ chức hiện tại lại nhận thức khác nhau về ASXH với các mục tiêu của chính sách ASXH hướng đến là nhằm phân phối lại thu nhập, cung cấp dịch vụ xã hội, bảo vệ cuộc sống bình thường cho nhóm dân có thu nhập thấp, có những điều kiện sống tối thiểu. 2.1.1.2. Cấu trúc an sinh xã hội cơ bản - Nhóm chính sách thị trường lao động chủ động. - Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội - Các chính sách trợ giúp xã hội và hỗ trợ giảm nghèo. - Dịch vụ xã hội cơ bản. 2.1.2. Chính sách an sinh xã hội, vai trò và chức năng của chính sách an sinh xã hội 2.1.2.1. Quan niệm về chính sách an sinh xã hội Qua sự kế thừa của các nghiên cứu đi trước, luận án cho rằng: 8 Chính sách ASXH là những chính sách về BHXH, BHYT, ƯĐXH và TGXH. do nhà nước thiết lập nhằm bảo vệ người dân của mình trước những rủi ro có thể gặp phải trong đời sống như bị mất hoặc giảm thu nhập do các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác. 2.1.2.2. Vai trò của chính sách an sinh xã hội 2.1.2.3. Chức năng của chính sách an sinh xã hội: Chức năng chủ động và phòng ngừa rủi ro; Chức năng giảm thiểu rủi ro; Chức năng khắc phục rủi ro. 2.1.3. Sự cần thiết và vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo thực thi an sinh hội 2.1.3.1.Sự cần thiết phải thực hiện chính sách ASXH Một là, yêu cầu thực hiện chức năng xã hội của nhà nước. Hai là, nhà nước thực hiện chính sách ASXH nhằmkhắc phục những hạn chế của nền KTTT. Ba là, xuất phát từ đặc điểm và tính chất của hàng hoá ASXH. Bốn là, hưởng ASXH là một quyền cơ bản của con người. Quyền hưởng ASXH là một quyền con người và nhà nước thực thi các quyền này trên thực tế bằng chính sách ASXH. Năm là, nhà nước thực hiện chính sách ASXHnhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế 2.1.3.2. Vai trò của Nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH Thứ nhất, đối với chức năng xây dựng và hoạch định chính sách ASXHlà cơ sở để phát triển, cụ thể hoá thành những kế hoạch, pháp luật về ASXH. Thứ hai, đối với chức năng triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ASXH.Nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm trong quá trình thực hiện chính sách ASXH để xử lý và giúp Nhà nước phát hiện, đánh giá tính đúng đắn, những bất cập, chưa phù hợp của chính sách, từ đó, có những điều chỉnh kịp thời, nhằm nâng cao hiệu quả tác động của chính sách trong thực tế. Thứ ba, đối với chức năng đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách ASXH. Là chủ thể chịu trách nhiệm chính, nhà nước phải tìm kiếm những cách thức để huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của cộng đồng xã hội nhằm chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng ngân sách đối với nhà nước. Đồng thời, phải thực hiện chức năng quản lý 9 nhà nước đối với việc sử dụng quỹ ASXH. 2.1.3.3. Yêu cầu của Nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH Một là, nhà nước phải xây dựng chính sách ASXH ổn định, nhất quán và "bao phủ" tối đa thành viên trong xã hội. Để mọi thành viên trong xã hội khi rơi vào hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh,...đều được trợ giúp và bảo vệ không có sự loại trừ về giới tính, tuổi tác, thành phần dân tộc, địa vị xã hội, tôn giáo, v.v Tuy nhiên, việc nhà nước thực hiện chính sách ASXH cho mọi công dân phải đảm bảo sự công bằng và phát triển bền vững của xã hội. Hai là, nhà nước phải thống nhất quản lý thực hiện chính sách ASXH. Vì: Thứ nhất, nếu không có sự quản lý thống nhất của nhà nước thì việc thực hiện chính sách ASXH sẽ chỉ đơn thuần là những phương thức bảo vệ truyền thống và dựa trên tình cảm mà không có bất kỳ một sự bảo đảm chắc chắn nào. Thứ hai, xuất phát từ chức năng quản lý xã hội của nhà nước, nhà nước phải thực hiện trách nhiệm với công dân của mình, thống nhất quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống KT-XH, trong đó có lĩnh vực ASXH. Ba là, nhà nước tạo sự thống nhất giữa chính sách ASXH với chính sách KT-XH. Bốn là, nhà nước phải đề cao phương châm "tương trợ cộng đồng" và "xã hội hoá" trong thực hiện chính sách ASXH. Năm là, đảm bảo sự bền vững về tài chính và ổn định về tổ chức trong thực hiện chính sách ASXH. Năm là, đảm bảo sự bền vững về tài chính và ổn định về tổ chức trong thực hiện chính sách ASXH. Nhà nước phải cân đối thu, chi, khả năng chống chịu của quỹ ASXH, ngân sách của nhà nước khi đưa một vào chính sách vận hành. Nhà nước huy động nguồn lực, tính toán việc phân bổ cho hợp lý và hài hòa từng chính sách ASXH, có cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn tài chính đảm bảo thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng, 2.2. Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội 2.2.1. Quan niệm về thực thi chính sách công Luận án cho rằng: Thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước, nhằm hiện thực hoá những mục tiêu mà chính sách đã đề ra. 2.2.2. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách ASXH 10 2.2.2.1. Nhà nước 2.2.2.2. Các chủ thể khác tham gia thực hiện chính sách ASXH 2.2.2.3. Đối tượng thụ hưởng 2.2.3. Các hình thức tổ chức thực thi chính sách ASXH 2.2.3.1. Hình thức thực hiện chính sách từ trên - xuống 2.2.3.2. Hình thức thực hiện chính sách từ dưới lên 2.2.3.3. Hình thức kết hợp 2.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi chính sách ASXH 2.2.4.1. Yếu tố khách quan + Tính chất của vấn đề chính sách. + Môi trường thực thi chính sách là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường tự nhiên và quốc tế. + Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách thể hiện sự thống nhất hay không về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách. + Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách được hiểu là thực lực và tiềm năng mà mỗi nhóm có được trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác. + Đặc tính của đối tượng chính sách là những tính chất đặc trưng mà các đối tượng có được từ bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nên qua quá trình vận động mang tính lịch sử. 2.2.4.2. Yếu tố chủ quan + Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong qui trình tổ chức thực thi chính sách. + Năng lực thực thi chính sách của cán bộ - công chức + Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực thi chính sách. 2.2.4.3. Sự đồng tình ủng hộ của người dân 2.2.5. Quy trình tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội Thực thi chính sách ASXH là quá trình đưa chính sách ASXH vào thực tiễn đời sống xã hội nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của chính sách. Quy trình thực thi chính sách ASXH: 2.2.5.1. Xây dựng, lập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách 2.2.5.2. Tuyên truyền, phổ biến về nội dung chính sách 2.2.5.3. Việc phân công và phối hợp thực hiện chính sách 11 2.2.5.4. Huy động nguồn lực để thực hiện chính sách 2.2.5.5. Kiểm tra, tổng kết và đánh giá thực hiện chính sách 2.3. Kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và bài học cho Tây Nguyênvề thực hiện chính sách ASXH 2.3.1. Thực hiện chính sách ASXH một số quốc gia 2.3.1.1. Singapore 2.3.1.2. Philippin 2.3.1.3. Ấn Độ 2.3.2. Thực hiện chính sách ASXH của một số vùng ở Việt Nam 2.3.2.1. Vùng Tây Bắc 2.3.2.2. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 2.3.2.3. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2.3.3. Bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách ASXH đối với Tây Nguyên Thứ nhất, cần triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách ASXH. Thứ hai,việc tập trung thực thi chính sách cần trọng tâm và trọng điểm, xác định rõ đối tượng thụ hưởng và phạm vi triển khai thực hiện chính sách ASXH nhằm đảm bảo không bị dàn trãi nguồn lực, đồng thời, thực hiện được đến cùng mục tiêu đề ra. Thứ ba,cần thiết lập các môi trường thuận lợi để kêu gọi, vận động mọi thành phần trong xã hội, mở rộng chủ thể tham gia vào quá trình thực thi chính sách dưới nhiều hình thức khác nhau. Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động để đối tượng thụ hưởng chính sách ASXH nắm bắt và hiểu được các lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ khi được thụ hưởng các chính sách ASXH. Thứ năm, cần thiết phải xây dựng được cơ chế tài chính, thiết lập các hành lang pháp lý phù hợp, tạo thế chủ động cho các cấp chính quyền địa phương nhằm tạo sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, thiết lập các hình thức triển khai thực hiện. Thứ sáu, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thiết lập cơ chế phối hợp tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát giữa các cấp chính quyền địa phương. Kết luận chương 2 12 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC THI MỘT SỐ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 3.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hành chính có ảnh hưởng đến thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên 3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hành chính-dân số 3.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng, có diện tích có diện tích tự nhiên 54.638,4 km2 (chiếm 16,8% diện tích cả nước). Đất đai, địa hình, mạng lưới sông suối dày, nhiều ghềnh thác. Tài nguyên khoáng sản khá đa dạng với trữ lượng lớn. Bên cạnh thuận lợi thì thiên nhiên với khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, núi rừng trùng điệp, giao thông đi lại khó khăn đã hạn chế sự trao đổi, giao lưu của dân cư với bên ngoài nên đời sống kinh tế, xã hội chậm phát triển. Điều đó đòi hỏi cần có những chính sách và cách tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo sự phát triển hài hòa, cân đối phù hợp điều kiện của vùng. 3.1.1.2. Hành chính – dân số Dân số Tây Nguyên đến cuối năm 2015 là 5.462.209 người (chiếm hơn 6% cả nước)với 47/54 thành phần dân tộc, trong đó 46 dân tộc thiểu số (DTTS) với 1,974 triệu người (chiếm 36%), có 12 DTTS tại chỗ chiếm 26,54% (so với dân số DTTS); DTTS nơi khác đến chiếm 8,75%; dân tộc Kinh chiếm 64,71%. Bảng 3.1. Diện tích, dân số các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2015 T T Đơn vị hành chính Diện tích (Km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/ km2) Thành thị Nông thôn Đơn vị hành chính (Thành phố (TP), Thị xã (TX), Huyện (H)) 1 Kon Tum 9.689,61 473.251 49,00 166.142 307.109 1 TP, 8 H 2. Gia Lai 15.536,93 1.359.877 87,5 399.343 960.534 1 TP, 2TX, 14 H 3. Đắk Lắk 13.125,37 1.827.786 139,26 440.443 1.387.343 1 TP, 1TX, 13 H 4. Đắk Nông 6.513,00 555.102 85,23 85.292 469.810 1 TP, 7 H 5. Lâm Đồng 9.773,54 1.246.193 128 485.131 761.062 2 TP, 10 H TOÀN VÙNG 54.638,45 5.462.209 100 1.576.351 3.885.858 6 TP, 3TX, 52H Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên năm 2015 13 Đặc điểm này là căn cứ để triển khai thực thi chính sách đặc thù Tây Nguyên trong phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng miền và giữa các dân tộc. 3.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Về kinh tế Tây Nguyên chuyển dần từ nông thôn thuần nông, độc canh cây lương thực, tự cung tự cấp sang nông thôn sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh đa dạng, tìm kiếm những lợi thế của vùng để khai thác và chuyển dịch. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế: trình đô ̣sản xuất nhỏ lẻ, ky ̃ thuâṭ lac̣ hâụ, năng suất thấp, chuyển dic̣h cơ cấu kinh tế châṃ, tiếp câṇ khó khan về vốn, thi ̣ trường, tiêu thu ̣sản phẩm và các dic̣h vu ̣xã hôị khác... Kết cấu hạ tầng KT-XH yếu kém: đường xá thiếu, chất lượng thấp, mật độ đường giao thông nông thôn còn rất thấp, hạ tầng công nghiệp, đô thị, dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu của đời sống dân cư cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế 3.1.2.2. Về văn hóa – xã hội Loại hình kinh tế nông nghiệp nương rẫy đã quy định cuộc sống, nếp sống và chất lượng cuộc sống của con người ở đây. Luật tục điều chỉnh mọi hoạt động của con người và cộng đồng. Tòa án phong tục còn được duy trì phổ biến và là nét văn hóa độc đáo ở đây. Về phương diện gia đình, ở Tây Nguyên tồn tại hình thức đại gia đình mẫu hệ và song hành xuất hiện hình thức phụ hệ. Cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở nông thôn còn nhiều khó khăn. Công tác dạy nghề chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu học nghề trong xã hội và chưa đóng góp đáng kể vào việc tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên. Sự chênh lệch mức sống, trình độ dân trí và điều kiện hưởng thụ văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe giữa thành thị với nông thôn, giữa đồng bào DTTS tại chỗ với các nhóm dân cư khác ngày càng cách xa, đã và đang trở thành vấn đề thách thức. 3.1.2.3. Về trình độ dân trí Chất lượng giáo dục vẫn còn thấp, giáo dục vùng dân tộc phát triển chậm do địa hình rừng núi phức tạp, địa bàn dân cư phân tán, cơ sở vật chất, kinh phí thiếu thốn, Do trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu còn phổ biến, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp thu cái mới bị nhiều 14 hạn chế. Đây chính là yếu tố kìm hãm đến sự phát triển KT-XH ở vùng dân tộc Tây Nguyên. Thêm vào đó, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ đội ngũ lao động thấp cụ thể: lao động qua đào tạo đạt khoảng 29,5% (chung cả nước là 37,5%), năng suất lao động chỉ bẳng 47,5% so với mức trung bình cả nước. 3.1.3. Ảnh hưởng từ đặc điểm tổ chức quản lý xã hội ở Tây Nguyên 3.1.3.1. Buôn, làng tự quản tại vùng các DTTS ở Tây Nguyên Làng ở Tây Nguyên là một tổ chức xã hội đặc biệt, được hình thành, tồn tại và phát triển trên nền tảng của luật tục truyền thống. Tại đây, các thôn trưởng đóng vai trò như là người truyền đạt ý kiến của xã, cùng dân làng thi hành những quyết định của xã. Tất nhiên đảng ủy và UBND xã là những cơ quan được bầu lên. Nhưng việc bầu cử ấy, một nét dễ thấy của nền dân chủ mới, lấy xã làm khung biểu hiện còn nếp sống dân chủ ở Tây Nguyên cổ truyền thì toát lên từ việc sinh hoạt làng, từ cuộc sống hàng ngày của người dân. Điều này nếu được khai thác khéo léo sẽ là thuận lợi trong việc thực hiện các chính sách ASXH ở vùng đồng bào DTTS Tây Nguyên. 3.1.3.2. Về vấn đề di dân tự do Có thể nói di dân (kinh tế mới và di cư tự do) đã đem lại một số hiệu quả nhất định nhưng cũng đã gây ra một số tác động tiêu cực do họ không hề có kiến thức để hiểu người dân tại chỗ, cũng như sở hữu cộng đồng, phong tục tập quán và họ đã hành xử như chưa hề có cộng đồng dân cư sinh sống bản địa. Đặc điểm của di cư tự do là “đi không báo, đến không trình”, “đi không biết, đến không hay” và họ tự chọn nơi cư trú nên gây khó khăn cho việc quản lý xã hội, xáo trộn về quản lý đất đai và đồng thời phá vỡ kế hoạch, qui hoạch cũng như các vấn đề về ASXH của địa phương nơi họ đến. 3.1.3.3. Về phương diện quản lý xã hội ở Tây Nguyên Tại Tây Nguyên, một số vùng chịu ảnh hưởng của các tổ chức tôn giáo. Tại các vùng tôn giáo phát triển, đồng bào nằm trong vòng quản lý của hệ thống thần quyền, hiện thân là các Cha xứ, câu biện, giáo phu, các mục sư, thầy giảng và tiếng nói của họ được dân nghe theo nhiều hơn mệnh lệnh của chính quyền xã, thôn. 3.1.4. Tác động từ sự chống phá của các thế lực thù địch Tây Nguyên không chỉ là vùng đất có tiềm năng phát triển kinh tế mà còn có tầm quan trọng về chiến lược an ninh quốc phòng. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi các thế lực thù địch vẫn tiếp tục nuôi dưỡng chỉ đạo các nhóm phản động lưu vong tìm cớ ly khai, tự trị, tự do tôn giáo, 15 gây bạo loại ở Tây Nguyên nhằm chống phá quyết liệt sự nghiệp xây dựng hòa bình của nhân dân ta. 3.1.5. Chính quyền địa phươngvùng Tây Nguyên Đứng trước yêu cầu mới, hoạt động của hệ thống chính quyền cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa ngang tầm với thực tế, nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, đặc biệt khả năng chỉ đạo giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực an ninh chính trị, tranh chấp đất đai, mối quan hệ đoàn kết dân tộc Nguyên nhân của vấn đề trên có nhiều, nhưng chủ yếu là do chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng còn hạn chế, hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân còn nhiều hình thức, chất lượng và khả năng tập hợp thu hút còn hạn chế. Đặc biệt là hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương còn nhiều bất cập, nhiều nơi chưa đủ sức giải quyết những vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở. 3.2. Thực thi một số chính sách ASXH vùng Tây Nguyên 3.2.1. Chính sách giảm nghèo và giải quyết việc làm 3.2.1.1. Một số kết quả thực hiện chính sách Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm được triển khai bằng nhiều giải pháp có hiệu quả.Từ năm 2010-2014, toàn vùng xóa được 94.664 hộ nghèo, giảm từ 22,85% tỷ lệ hộ nghèo (2010) xuống còn 11,22% (2014). Năm 2011, tổng số hộ nghèo còn 219.892 hộ, đã xóa được 42.987 hộ nghèo, giảm xuống còn 18,74%, năm 2012 đã xóa được 28.335 hộ, tổng số hộ nghèo còn 191.630 hộ, giảm xuống 15,59%, năm 2013 đã xóa được 33.611 hộ, tổng số hộ nghèo còn 157.964 hộ, giảm xuống còn 13,64%; năm 2014 đã xóa được 26.295 hộ, tổng số hộ nghèo còn 131.651 hộ, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng Tây Nguyên hiện nay giảm còn 11,22%. Hệ thống đường giao thông nông thôn nhiều nơi đã đến tận các buôn làng, kế cả vùng sâu, biên giới. Vùng DTTS có 81% số buôn, làng có điện lưới quốc gia, 86% số hộ được dùng điện, 57% hộ được dùng nước sạch, 82% số buôn làng có nhà trẻ, mẫu giáo. Mô hình liên kết giữa vùng DTTS với doanh nghiệp có hiệu quả (đất đai, lao động của dân và doanh nghiệp tạo nguồn vốn, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm). Từ 2006 đến 2010, nông trường cà phê, cao su tuyển duṇg 11.300 người, lao đôṇg DTTS tại các doanh nghiêp̣ lên 15.568 người. 3.2.1.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra Đạt được kết quả trên phải kể đến sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từng bước làm thay đổi nhận thức của mọi tầng lớp xã 16 hội về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với chương trình xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, nền kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ làm cho đời sống của vùng Tây Nguyên có nhiều thay đổi:nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp, từ bỏ dần tập quán canh tác lạc hậu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,... Và, công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, thông qua đó đã khắc phục được những tồn tại hạn chế, có các nhóm giải pháp điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm bám sát mục tiêu của chương trình để chỉ đạo, điều hành. Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố tác động chưa tích cực dẫn đến kết quả đạt được chưa như mong đợi: Thứ nhất, số lượng chính sách ban hành nhiều, khó kiểm soát dẫn đến sự chồng chéo của hệ thống chính sách giảm nghèo; Thứ hai, sự chồng chéo về chính sách tuy không trùng chéo về nguồn lực nhưng đã dẫn đến sự dàn trải nguồn lực; thiếu sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong tổ chức thực hiện; Thứ ba, cơ sở hạ tầng kém phát triển; Thứ tư, mức hỗ trợ chưa đủ mạnh để thúc đẩy hộ vươn lên thoát nghèo, phong tục tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún, tự cung, tự cấp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên,bị ảnh hưởng lớn của cộng đồng, dòng họ, người nghèo còn trông chờ, ỷ lại, thiếu tinh thần vươn lên; Thứ năm, dân di cư tự do luôn tăng. * Vấn đề cơ bản được đặt ra cần quan tâm giải quyết: - Đầu tư cho việc giảm nghèo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế (cả vốn tín dụng và đầu tư từ ngân sách nhà nước). Việc sử dụng các nguồn lực cần cân đối với mục tiêu và đảm bảo tiến độ thực hiện. - Cơ chế hỗ trợ người nghèo chưa hướng vào nâng cao nhận thức, năng lực và tính làm chủ, người nghèo chưa chủ động tham gia được vào thị trường để phát triển kinh tế. Chưa phát huy tính chủ động, tự lực của địa phương, cơ sở và của chính người nghèo để tự vươn lên. - Nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo ở một số cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở còn chậm. Đào tạo cán bộ còn hạn chế, dẫn đến tình trạng đội ngũ cán bộ ở cơ sở vừa thiếu vừa yếu. - Công tác tuyên tuyền, phổ biến chính sách còn hạn chế nhất định, hình thức chưa phong phú, đa dạng, cuốn hút. 3.2.2. Chính sách định canh, định cư, giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt 3.2.2.1. Một số kết quả thực hiện chính sách - Về chính sách định canh, định cư: Đến tháng 6/2014, khu vực Tây Nguyên đã hoàn thành 16/31 dự án tập trung đạt 51,61% với 5/5 điểm 17 dự án định canh, định cư xen ghép, bố trí ổn định cho 8.174 hộ/36.793 khẩu đạt 96,13% (trong đó: 2.033 hộ/9.235 khẩu là đối tượng ĐCĐC tập trung, 6.141 hộ/27.558 khẩu là đối tượng ĐCĐC xen ghép. Hiện tại,Tây Nguyên vẫn còn hơn 23.566 hộ dân di cư tự do (gần 10.000 hộ chưa có đất ở, đất sản xuất, chưa được nhập hộ khẩu). - Về giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt: Toàn vùng đã đầu tư xây dựng 19.226 công trình hạ tầng các loại, 72 trung tâm cụm xã, gần 100% số xã có trường tiểu học, 80% số xã có trường THCS kiên cố, trên 90% xã có trạm Bưu điện văn hoá, gần 70% xã có trạm truyền thanh, trên 60% xã có chợ, 100% số xã có đường giao thông nông thôn đến trung tâm xã, 245 công trình thuỷ lợi, 141 công trình điện sinh hoạt, 351 công trình nước sinh hoaṭ, hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vâṭ nuôi cho 278.676 lươṭ hộ, - Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Cuối năm 2012, đã hoàn thành hỗ trợ 42.332 căn nhà thuôc̣ diêṇ đối tươṇg đươc̣ hỗ trơ ̣ (98%) trong đó có 31.345 căn nhà cho hộ nghèo là đồng bào DTTS (99,7%) với tổng vốn đã huy động cho chương trình là 12.589 tỷ đồng, trong đó vốn huy động khoảng 958 tỷ đồng. Các địa phương vùng Tây Nguyên đã thực hiện đạt hiệu quả chính sách hỗ trơ ̣hô ̣nghèo về nhà ở. - Về thực hiện Quyết định số 755/2013/QĐ-TTg Với mục tiêu đến hết năm 2015 cơ bản hỗ trợ được 70% số hộ không có hoặc thiếu đất sản xuất, đối với những nơi không còn quỹ đất thì chuyển sang hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ mua sắm máy móc nông cụ để chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất, hỗ trợ xuất khẩu lao động, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng,.. để từng bước giải quyết khó khăn, cải thiện cuộc sống cho đồng bào. - Về Chương trình xây dưṇg Nông thôn mới Đến tháng 6/2014, bình quân các xã khu vưc̣ Tây Nguyên đaṭ 7,3 tiêu chí. Số xã đaṭ 19 tiêu chí của vùng Tây Nguyên là 13 xã (2,2%), còn 137 xã (tỷ lê ̣22,9%) đaṭ dưới 5 tiêu chí. 3.2.2.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra Thứ nhất, sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan: địa bàn rộng, địa hình chia cắt phức tap̣, dân cư phân tán đi laị khó khăn, thông tin kinh tế thi ̣trường.Phương thức sản xuất, tập quán canh tác còn lạc hậu, măṭ bằng dân trí thấp. Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng gây kích động đồng bào DTTS, Thứ hai, do sự ảnh hưởng của những tồn tại, bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước như: chồng chéo, công tác tham mưu, 18 hoạch định chính sách bị động, công tác rà soát, xác định đúng đối tượng thụ hưởng chính sách này còn hạn chế, Thứ ba, chính sách còn mang tính nhiệm kỳ, thời gian thực hiện ngắn, thiếu tính chiến lược lâu dài. Trình tự thủ tục rườm rà, chính sách còn chồng chéo về đối tượng, địa bàn thụ hưởng Thứ tư, các văn bản hướng dẫn thực hiện một số chính sách chưa hợp lý, công tác phối hơp̣ chưa chăṭ che,̃ công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đaọ và hướng dẫn còn lúng túng chưa thường xuyên. Thứ năm, việc bố trí nguồn lực, bảo đảm các điều kiện thực hiện chương trình còn rất hạn chế, định mức hỗ trợ thấp, * Một số vấn đề mang tính định hướng cần giải quyết: - Nâng cao hơn nữa vai trò chủ động của các cấp ủy, chính quyền địa phương. - Trình đô,̣ năng lưc̣ thưc̣ tiêñ của môṭ bô ̣phâṇ cán bô,̣ đảng viên cò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_thuc_thi_chinh_sach_an_sinh_xa_hoi_tren_dia.pdf
Tài liệu liên quan