CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT, TƯỚNG ĐÁ CỔ ĐỊA
LÝ CÁC TRẦM TÍCH KAINOZOI BỒN TRŨNG CỬU LONG
4.1. Phức tập Eocen - Oligocen sớm (S1)
Phức tập Eocen - Oligocen sớm tương ứng với với tập F và tập
E. Trên tài liệu địa chấn khu vực 2D, phức tập này nằm giữa ranh
giới móng và nóc tập E (nóc Oliogcen sớm) có phần dưới phản xạ
không liên tục và phần trên phản xạ song xong liên tục kém. Trên tài
liệu địa vật lý giếng khoan, trầm tích thường được đặc trưng bởi giá
GR độ phân dị nhanh và mạnh đặc trưng cho môi trường có năng
lượng cao, không ổn định.
Đối với Olgiocen sớm (tập E) trong kết quả phân tích cổ sinh
đều tồn tại môi trường hồ nước ngọt, có sự xen kẹp giữa môi trường
đầm lầy ven biển và môi trường hồ nước ngọt theo chu kỳ. Trong địa
hóa dầu khí, tỷ số Pr/Ph (Pristane/Phytane) thể hiện môi trường tích
tụ trầm tích có tính oxy hóa yếu đến khử đặc trưng cho môi trường
vùng đầm hồ, cửa sông, ven bờ nước lợ có tính khử
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tiến hóa trầm tích kainozoi khu vực bồn trũng Cửu Long trong mối quan hệ với hoạt động địa động lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Bản đồ và hệ thống mặt cắt phục hồi của 44 mặt cắt ngang và 22
mặt cắt dọc theo các giai đoạn Oligocen sớm, Oligocen muộn,
Miocen sớm, Miocen giữa, Miocen muộn và Pliocen-Đệ tứ (462
mặt cắt phục hồi).
Ngoài ra, luận án còn sử dụng các tài liệu, số liệu đã được
công bố trong các các bài báo và công trình nghiên cứu khoa học tin
cậy bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có liên quan đến luận án.
Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Từ Oligocen đến Pliocen - Đệ tứ số lượng tướng
trầm tích phát triển phong phú dần và biến thiên theo chu kỳ bắt đầu
từ môi trường lục địa và kết thúc là môi trường châu thổ, biển:
- Oligocen : Tướng cát đa khoáng lòng sông, nón quạt cửa sông
và sét đầm hồ, vũng vịnh.
- Miocen : Tướng cát đa khoáng đến ít khoáng cửa sông, biển
ven bờ, tướng sét biển nông, tướng bùn vôi vũng vịnh.
- Pliocen - Đệ tứ: Tướng cát sạn lòng sông, tướng cát bột aluvi,
tướng sét bãi bồi, tướng sét đầm lầy ven biển, tướng cát cồn
chắn cửa sống, tướng sét vũng vịnh, tướng bột - sét biển nông
với đặc trưng cá kết từ ít khoáng đến đơn khoáng.
Luận điểm 2: Thành tạo trầm tích Kanozoi bồn trũng Cửu
Long được hình thành trong mối quan hệ nhân quả với hoạt động
kiến tạo, phát triển theo chiều thẳng đứng (từ dưới lên) :
1. Trầm tích Oligocen được lắng trong ba trung tâm tích tụ
trầm tích phát triển mở rộng dần về phía tây nam trong điều
kiện môi trường lục địa và vũng vịnh trong bối cảnh vỏ lục
4địa sụt lún thành các địa hào dạng tuyến, hình thành nên tổ
hợp thạch - kiến tạo Oligocen đặc trưng bởi trầm tích tích
cát kết đa khoáng có nguồn cung cấp vật liệu từ các khối
nâng móng và kế cận.
2. Trầm tích Miocen được tích tụ trong một trung tâm tích tụ
trầm tích phát triển dần về phía tây, tây nam rộng ra toàn
vùng nghiên cứu trong điều kiện môi trường biển chiếm ưu
thế dưới sự ảnh hưởng của hoạt động sụt lún nhiệt, hình
thành tổ hợp thạch - kiến tạo Miocen được đặc trưng bởi
trầm tích cát kết đa khoáng đến ít khoáng có nguồn gốc lấy
từ sông Mekong.
3. Trầm tích Pliocen - Đệ tứ được tích tụ dưới ảnh hưởng chủ
đạo của châu thổ sông Mekong mở rộng ra toàn thềm đặc
trưng bởi trầm tích cát ít khoáng và đơn khoáng thạch anh
lấp của tổ hợp thạch - kiến tạo Pliocen-Đệ tứ.
Các điểm mới của luận án
- Làm sáng tỏ được được mối quan hệ nhân quả giữa trầm tích
Kainozoivới hoạt động địa động lực của bồn trũng Cửu Long.
- Khôi phục được đặc điểm cổ địa hình trong các giai đoạn
Oligocen, Miocen và Pliocen - Đệ tứ của bồn trũng Cửu Long
phát triển từ môi trường lục địa, cửa sông sang vũng vịnh, biển
nông.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn trong nghiên cứu các bồn trầm tích Kainozoi của Việt
Nam và tìm kiếm khoáng sản trên thềm lục địa Việt Nam .
Bố cục luận án gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan lịch sử nghiên cứu bồn trũng Cửu Long
5Chương 2: Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Địa tầng, magma và cấu trúc kiến tạo bồn trũng
Cửu Long
Chương 4: Đặc điểm thành phần vật chất, tướng đá cổ địa lý
trầm tích Kainozoi khu vực bồn trũng Cửu Long
Chương 5: Tiến hóa trầm tích Kainozoi bồn trũng Cửu Long
trong mối quan hệ với hoạt động địa động lực
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
BỒN TRŨNG CỬU LONG
1.1. Giai đoạn trước 1975
Trước năm 1975, hoạt động điều tra nghiên cứu biển chủ yếu
do nước ngoài thức hiện hợp tác với chính quyền miền Nam.
1.2. Giai đoạn 1975 đến nay
Các công trình nghiên cứu trong khu vực nghiên cứu đã làm
sáng tỏ cấu trúc địa chất, địa tầng, trầm tích, kiến tạo, cổ sinh, địa
hóa của khu vực. Tuy nhiên, về nghiên cứu tướng đá cổ địa lý và
trầm tích luận khu vực bồn trũng Cửu Long chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ quá trình phát triển trầm tích với đặc
điểm địa động lực để làm rõ hơn lịch sử tiến hóa của bồn trũng trong
Kainozoi.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
Để nghiên cứu lịch sử tiến hóa trầm tích Kainozoi khu vực bồn
trũng Cửu Long cần phải nhận thức rõ về mối quan hệ nhân quả giữa
sự thay đổi mực nước cơ sở với các thành tạo trầm tích. Mực cơ sở
6thay đổi làm cho môi trường lắng đọng trầm tích thay đổi kết hợp với
ảnh hưởng của nguồn cung cấp trầm tích dẫn đến làm cho các thành
tạo trầm tích (thành phần, cấu tạo) thay đổi.
2.2. Nguyên lý của địa tầng phân tập
2.2.1. Khái niệm về địa tầng phân tập
Trên cơ sở tiếp cận địa tầng phân tập từ quan điểm phân tích
tướng, Trần Nghi (2013) định nghĩa “địa tầng phân tập là sự sắp xếp
có quy luật của các tướng và nhóm tướng trầm tích trong khung địa
tầng theo không gian và thời gian trong mối quan hệ với sự thay đổi
mực nước biển chân tĩnh và chuyển động kiến tạo”.
Ranh giới tập là bất chỉnh hợp (trong phần lục địa) và các
chỉnh hợp tương quan của chúng liên quan đến giai đoạn biển thoái
trong mô hình địa tầng phân tập. Bề mặt ngập lụt cực đại tương ứng
với thời gian ngập lụt cực đại (Van Wagoner, 1988), thể hiện thời
gian đường bờ tiến về phía lục địa nhiều nhất. Bề mặt biển tiến được
thể hiện bằng bề mặt mài mòn bởi hoạt động của sóng trong quá
trình biển tiến. Các bề mặt ranh giới cơ bản phân chia một phức tập
đầy đủ thành ba miền hệ thống: miền hệ thống trầm tích biển thấp
(lowstand systems tract), miền hệ thống trầm tích biển tiến
(transgressive systems tract), và miền hệ thống trầm tích biển cao
(highstand systems tract).
2.2.2. Mối quan hệ giữa tướng trầm tích và địa tầng phân tập
Một phức tập trầm tích được tích tụ trong một chu kỳ thay đổi
mực nước biển tương đối có thể được phân chia thành các miền hệ
thống. Mỗi miền hệ thống là một thành tạo liên tục với sự phân bố
trầm tích theo hướng từ lục địa ra biển sẽ chuyển từ các tướng lục
địa, sang các tướng môi trường ven bờ rồi đến các tướng môi trường
biển.
72.3. Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
phương pháp địa chấn địa tầng, phương pháp phân tích tài liệu địa
vật lý giếng khoan, phương pháp phân tích thạch học, phương pháp
xây dựng mặt cắt phục hồi và phục hồi bồn trầm tích, phương pháp
xây dựng bản đồ cổ địa hình và phương pháp xây dựng bản đồ tướng
đá - cổ địa lý.
CHƯƠNG 3
ĐỊA TẦNG, MAGMA VÀ CẤU TRÚC KIẾN TẠO
BỒN TRŨNG CỬU LONG
3.1. Địa tầng
Địa tầng trầm tích Kainozoi của bồn trũng Cửu Long trong các
tài liệu nghiên cứu về địa tầng được xếp vào các hệ tầng: hệ tầng Cà
Cối (E2 cc); hệ tầng Trà Cú (E31 tc); hệ tầng Trà Tân (E32 tt); hệ tầng
Bạch Hổ (N11 bh); hệ tầng Côn Sơn (N12 cs); hệ tầng Đồng Nai (N13
đn); hệ tầng Biển Đông (N2-Q bđ).
3.2. Các thành tạo magma
3.2.1. Các thành tạo magma trước Kainozoi
3.2.2. Các thành tạo magma phun trào Kainozoi
3.3. Cấu trúc - kiến tạo bồn trũng Cửu Long
3.3.1. Phân tầng cấu trúc
Cấu trúc theo chiều thẳng đứng của bồn trũng Cửu Long được
chia thành: tầng cấu trúc dưới và tầng cấu trúc trên.
3.3.2. Phân vùng cấu trúc
Bên trong bể Cửu Long có 9 đơn vị cấu trúc thuộc bồn trũng
gồm 3 trũng, 4 đới nâng và 2 đơn nghiêng.
û
83.3.3. Các hệ thống đứt gãy
Các hệ thống đứt gãy tạo bồn trũng Cửu Long chủ yếu là các
đứt gãy thuận đồng trầm tích: hệ thống đông bắc - tây nam (ĐB-TN),
hệ thống đông nam - tây bắc (ĐN-TB), hệ thống á kinh tuyến và hệ
thống á vĩ tuyến dựa trên phương của các đứt gãy.
3.3.4. Lịch sử phát triển kiến tạo khu vực Đông Nam Á
Lịch sử phát triển kiến tạo Kainozoi khu vực Biển Đông có thể
được chia thành ba giai đoạn tương ứng với chu kỳ phát triển của các
bồn rift chứa dầu khí: giai đoạn trước Eocen giữa (trước rift), giai
đoạn tạo Eocen giữa - Miocen sớm (tạo rift) và giai đoạn sau rift
Miocen giữa - Pliocen - Đệ tứ (sau rift).
3.3.5. Đặc điểm kiến tạo Kainozoi bồn trũng Cửu Long
Trước Eocen, đặc biệt là giai đoạn từ Jura muộn đến là giai
đoạn tồn tại pha nâng lên mạnh mẽ làm cho bề mặt địa hình khu vực
nghiên cứu phân dị kèm theo bóc mòn mạnh tạo nên bề mặt san bằng
và làm lộ ra các đá xâm nhập được tạo thành dưới sâu thuộc các
phức hệ Định Quán, Đèo Cả, Cà Ná. Vào cuối Eocen - Oligocen, bồn
trũng Cửu Long phát triển sụt lún mở rộng: vào Oligocen sớm phát
triển các bán địa hào, địa lũy phương đông bắc - tây nam, vào
Oligocen muộn quá trình sụt lún vừa mang tính chất kế thừa do nhiệt
vừa sinh mới phương vĩ tuyến dạng gàu xúc (listric). Vào Miocen
sớm quá trình sụt lún vẫn tiếp tục và mở rộng do nhiệt là chủ yếu
nhưng sự căng giãn mở rộng yếu đi. Vào Miocen giữa - Pliocen - Đệ
tứ, khu vực nghiên cứu có chế độ rìa lục địa thụ động, bình ổn sụt
lún nhiệt nhấn chìm các thành tạo cổ hơn tạo các đứt gãy thuận
phương đông tây, bồn trũng trầm tích và các chuỗi họng núi lửa theo
phương bắc nam.
9CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT, TƯỚNG ĐÁ CỔ ĐỊA
LÝ CÁC TRẦM TÍCH KAINOZOI BỒN TRŨNG CỬU LONG
4.1. Phức tập Eocen - Oligocen sớm (S1)
Phức tập Eocen - Oligocen sớm tương ứng với với tập F và tập
E. Trên tài liệu địa chấn khu vực 2D, phức tập này nằm giữa ranh
giới móng và nóc tập E (nóc Oliogcen sớm) có phần dưới phản xạ
không liên tục và phần trên phản xạ song xong liên tục kém. Trên tài
liệu địa vật lý giếng khoan, trầm tích thường được đặc trưng bởi giá
GR độ phân dị nhanh và mạnh đặc trưng cho môi trường có năng
lượng cao, không ổn định.
Đối với Olgiocen sớm (tập E) trong kết quả phân tích cổ sinh
đều tồn tại môi trường hồ nước ngọt, có sự xen kẹp giữa môi trường
đầm lầy ven biển và môi trường hồ nước ngọt theo chu kỳ. Trong địa
hóa dầu khí, tỷ số Pr/Ph (Pristane/Phytane) thể hiện môi trường tích
tụ trầm tích có tính oxy hóa yếu đến khử đặc trưng cho môi trường
vùng đầm hồ, cửa sông, ven bờ nước lợ có tính khử.
Hình 4.12. Sơ đồ tướng đá cổ địa lý khu vực bồn trũng Cửu
Long thời kỳ đầu Eocen-Oligocen sớm
10
Trầm tích Eocen được phát hiện trong giếng khoan CL-1X ở
phần đất liền có đặc trưng là trầm tích vụn thô màu đỏ, đỏ tím, tím
lục sặc sỡ chọn lọc rất kém gồm cuội sạn kết, cát kết đa khoáng, xem
các lớp mỏng bột kết và sét kết hydromica, clorit, sericit. Thành phần
chính của cuội sạn là đá phun trào (andesit, tuff andesit, dacit, ryolit),
đá biến chất (quarzit, đá phiến mica), đá vôi và ít mảnh granitoid.
Trầm tích của phần trên của phức tập Eocen-Oligocen sớm (tương
ứng với TST/HST) gồm cát kết acko, acko litic, grauvac hạt mịn đến
thô, đôi chỗ sạn, cuội kết, xen sét kết nâu đậm, nâu đen, bột kết, tỷ lệ
cát/sét dao động trong khoảng rộng từ 20 đến 50%.
Hình 4.13. . Sơ đồ tướng đá cổ địa lý khu vực bồn trũng Cửu
Long thời kỳ cuối Eocen-Oligocen sớm
Môi trường tích tụ có sự xem kẽ luân chuyển nhau giữa đầm
hồ và vũng vịnh. Đặc điểm vùng xâm thực xung quanh rất cao cho
thấy nguồn cung cấp vật liệu nằm ngay xung quanh các vùng trũng
tích tụ trầm tích cũng như các vùng nhô cao giữa các vùng tích tụ
này. Do vậy, đặc điểm tướng đá cổ địa lý giai đoạn này gồm các
tướng sau: tướng cuội tảng deluvi, tướng cát sạn aluvi, tướng cát bột
11
sét nón quạt cửa sông, tướng sét bột vũng vịnh (hồ), tướng sét vũng
vịnh (hồ), tướng sét đầm lầy ven vũng vịnh (hồ).
4.2. Phức tập Oligocen muộn (S2)
Phức tập Oligocen muộn trên tài liệu địa chấn gồm phần dưới
có các ranh giới phản xạ liên tục khá, biên độ phản xạ trung bình tới
cao, phần trên cũng có các ranh giới phản xạ liên tục tốt và biên độ
cao nhưng có biên độ phản xạ cao đặc trưng cho trầm tích có thành
phần cấp hạt thô hơn nhưng cũng trong môi trường có năng lượng ổn
định.
Môi trường trầm tích Oligocen muộn theo các tài liệu cổ sinh
là môi trường đầm hồ, vũng vịnh và ít nhiều chịu ảnh hưởng của biển
nông. Theo tài liệu địa hóa, đá mẹ sinh dầu Oligocen muộn bồn trũng
Cửu Long nằm trong điều kiện vùng đầm hồ, cửa sông, vũng vịnh
(ven bờ nước lợ).
Đặc điểm chung của trầm tích Oligocen muộn là cát kết acko,
acko litic, grauvac litic hạt mịn đến thô màu xám trắng đa khoáng, xi
măng gắn kết chứa nhiều cacbonat chuyển dần lên trên có nhiều lớp
bột và sét kết màu nâu, nâu đen, xen các lớp than mỏng, có chỗ chứa
glauconit. Sét kết màu nâu, nâu đen của trầm Oligocen muộn có hàm
lượng hữu cơ cao đến rất cao.
Ở giai đoạn mức thấp, các khu vực trũng vẫn là điều kiện vũng
vịnh ở phần trung tâm và phía bắc bồn trũng cùng đặc điểm địa hình
bao quanh vẫn là núi cao trung bình trên 1000m. Đặc điểm tướng đá
cổ địa lý giai đoạn Oligocen muộn phần sớm chủ yếu vẫn là các
tướng tương tự như giai đoạn Olgiocen sớm với các nhóm tướng:
nhóm tướng cuội sạn deluvi, cát sạn aluvi, nhóm tướng cát bột sét
nón quạt cửa sông, ven bờ và nhóm tướng sét bột hồ (vũng vịnh)
(Hình 4.20).
12
Hình 4.20. Sơ đồ tướng đá cổ địa lý khu vực bồn trũng Cửu Long
thời kỳ đầu Oligocen muộn
Hình 4.21. Sơ đồ tướng đá cổ địa lý khu vực bồn trũng Cửu
Long thời kỳ cuối Oligocen muộn
Giai đoạn cuối Oligocen muộn (mức cao) môi trường tích tụ
trầm tích vũng vịnh được phát triển rộng trong toàn bộ bồn trũng
13
nằm giữa địa hình núi có độ cao trung bình từ 400-1000m bao quanh.
Các khối nhô giữa vũng vịnh gần như bị nhấn chìm hoàn toàn.
4.3. Phức tập Miocen sớm (S3)
Phức tập Miocen sớm tương ứng với tập địa chấn BI trên tài
liệu địa chấn phân bố rộng khắp bồn trũng với đặc trưng phản xạ
song song đến gần song song, độ liên tục từ khá đến tốt, biên độ
phản xạ trung bình; phần dưới đặc trưng bởi phản xạ có biên độ cao,
độ liên tục tốt và gần song song.
Môi trường trầm tích Miocen sớm được xác định dựa trên các
hóa thạch bào tử phấn hoa chỉ thị cho môi trường trầm tích từ môi
trường aluvi chuyển dần sang môi trường biển nông.
Hình 4.28. Sơ đồ tướng đá cổ địa lý khu vực bồn trũng Cửu Long
thời kỳ đầu Miocen sớm
Môi trường trầm tích trong Miocen sớm thay đổi từ môi
trường aluvi, cửa sông năng lượng cao đến vũng vịnh, biển nông.
Phần dưới trầm tích cát kết hạt mịn đến trung và bột kết (chiếm trên
14
60%) dày, chọn lọc trung bình đến trung bình tốt ở dưới và lớp sét
kết màu nâu hơi đỏ với những lớp mỏng cát kết, bột kết xen kẹp ở
trên đặc trưng cho nhóm tướng cát aluvi và tướng cát bột sét châu
thổ. Phần trên sét kết màu xám, xám xanh xen kẽ với cát kết và bột
kết đặc trưng cho nhóm tướng sét biển nông và tướng cát bột sét cửa
sông (Hình 4.28, Hình 4.29).
Hình 4.29. Sơ đồ tướng đá cổ địa lý khu vực bồn trũng Cửu
Long thời kỳ cuối Miocen sớm
4.4. Phức tập Miocen giữa (S4)
Theo tài liệu địa chấn, các phức tập trầm tích từ Miocen giữa
ứng với tập địa chấn BII có biên độ phản xạ từ trung bình đến cao,
phản xạ gần song song, có sự xen kẹp giữa các phần có biên độ phản
xạ cao hơn kém liên tục hơn với biên độ phản xạ thấp hơn liên tục
hơn. Theo tài liệu cổ sinh, trầm tích Miocen giữa và muộn được xác
định có môi trường ven bờ, cửa sông, biển nông. Theo tài liệu địa
15
hóa dầu khí, tầng đá mẹ Miocen sớm bồn trũng Cửu Long thể hiện
môi trường trầm tích có tính khử yếu, môi trường gần bờ và nước lợ
Hình 4.32. Sơ đồ tướng đá cổ địa lý khu vực bồn trũng Cửu Long
thời kỳ đầu Miocen giữa
Trầm tích phức tập Miocen giữa giai đoạn biển thấp có thành
phần cát kết hạt mịn đến thô màu xám, xám trắng, ở khu vực nam và
đông nam có gặp cuội sạn, sét kết màu xám sẫm, xám nâu gắn kết
yếu, bột kết màu nâu, nâu nhạt gắn kết yếu thuộc tướng cát sạn aluvi
và tướng cát bột sét cửa sông. Phần trên là cát hạt mịn dần, xen kẽ
các lớp sét kết chứa vôi, sét chứa than dạng thấu kính hoặc lớp than
nâu đen thuộc tướng cát bột sét châu thổ, bột sét biển nông, sét biển
nông. Trầm tích giai đoạn biển cao thành tạo trong môi trường cửa
sông, biển nông nên cũng gồm các tướng cát aluvi, tướng cát bột sét
cửa sông, tướng bột sét biển nông, tướng sét biển nông (Hình 4.).
16
4.5. Phức tập Miocen muộn (S5)
Sự phát triển trầm tích Miocen muộn thể hiện sự phát triển
xen kẹp giữa hai môi trường châu thổ và biển nông (Hình 4.34).
Miocen muộn chứa vi cổ sinh và các hóa thạch bào tử phấn hoa được
xác định thuộc môi trường ven bờ châu thổ, biển nông.
Hình 4.34. Sơ đồ tướng đá cổ địa lý khu vực bồn trũng Cửu
Long thời kỳ đầu Miocen muộn
Thành phần trầm tích chủ yếu cát hạt trung đến thô ít khoáng
xen kẽ với bột và các lớp mỏng sét màu xám hay nhiều màu, đôi khi
gặp các vỉa carbonat hoặc than mỏng. Nhìn chung, trầm tích Miocen
muộn được chia thành hai phần. Phần dưới là cát hạt trung đến thô,
chọn lọc trung bình đến kém, mài tròn trung bình - kém ở dưới, cát
kết hạt mịn màu xám sáng, xám phớt nâu, bột-bột kết, sét-sét kết xen
kẽ những vỉa than nâu hoặc sét chứa di tích thực vật hóa than ở trên
thuộc tướng cát sạn aluvi và tướng cát bột sét châu thổ. Phần trên,
trầm tích gồm cát hạt mịn, bột và sét chứa nhiều hóa thạch động vật
nhóm tướng cát bột sét châu thổ và tướng bột sét biển nông, đến
tướng sét biển nông. Với sự tồn giá trị nền thấp ổn định trong giếng
17
khoan GK17 vào cuối Miocen muộn đến Đệ tứ chứng tỏ nguồn cung
cấp vật liệu trầm tích đến từ sông Mekong.
4.6. Phức tập Pliocen - Đệ tứ (S6)
Trên cơ sở tài liệu địa chấn 2D khu vực bể Cửu Long, phức
tập Pliocen - Đệ tứ được phân chia thành 8 tập địa chấn địa tầng
tương ứng với 8 nhịp địa tầng phân tập (với 3 nhịp trong Pliocen và 5
nhịp trong Đệ tứ) phù hợp với 8 chu kỳ thăng giáng mực nước biển
trong Pliocen-Đệ tứ. Đặc điểm hình thái cổ địa hình của Pliocen-Đệ
tứ trong khu vực nghiên cứu là sự phân dị độ cao không đáng kể
trung bình chỉ 10-20 mét thể hiện khu vực đã được san bằng và phát
triển đặc trưng của một vùng đồng bằng châu thổ. Xu thế phân bố địa
hình trũng tích tụ trầm tích có hướng đông tây phù hợp với xu thế
phát triển của châu thổ sông Mekong trong giai đoạn này.
CHƯƠNG 5
TIẾN HÓA TRẦM TÍCH KAINOZOI BỒN TRŨNG CỬU
LONG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỊA
ĐỘNG LỰC
5.1. Đặc điểm địa động lực khu vực bồn trũng Cửu Long
Khu vực bồn trũng Cửu Long nằm trong khu vực chịu ảnh
hưởng của hai yếu tố xô húc Ấn Úc-Âu Á và tách giãn Biển Đông
(sự hút chìm Kainozoi về phía nam xuống dưới Borneo).
Trước Eocen, khu vực nghiên cứu nằm trong giai đoạn nâng
lên mạnh mẽ làm cho bề mặt địa hình khu vực nghiên cứu phân dị
kèm theo hoạt động phong hóa, bóc mòn mạnh và làm lộ ra các đá
xâm nhập được tạo thành dưới sâu thuộc các phức hệ Định Quán,
Đèo Cả, Cà Ná. Giai đoạn Eocen - Oligocen, bồn trũng Cửu Long
tách giãn sụt lún với đặc điểm vào Oligocen sớm phát triển các bán
địa hào, địa lũy phương đông bắc - tây nam, vào Oligocen muộn quá
18
trình sụt lún vừa mang tính chất kế thừa do nhiệt vừa sinh mới
phương vĩ tuyến dạng gàu xúc (listric). Miocen sớm thể hiện quá
trình chuyển tiếp từ tách giãn và sụt lún do nhiệt sang sụt lún do
nhiệt. Giai đoạn Miocen giữa đến Pliocen - Đệ tứ: Khu vực nghiên
cứu giai đoạn này đã có chế độ rìa lục địa thụ động, bình ổn sụt lún
nhấn chìm các thành tạo cổ hơn tạo các đứt gãy thuận phương đông
tây, bồn trũng trầm tích và các chuỗi họng núi lửa theo phương bắc
nam. Tuy nhiên trong chế độ bình ổn sụt lún có pha gia tăng nhiệt
ngắn dẫn đến hoạt động phun trào rộng rãi trong Miocen muộn -
Pliocen, đạt đỉnh vào Pliocen.
5.2. Tiến hóa trầm tích Kainzoi khu vực bồn trũng Cửu Long
trong mối quan hệ với hoạt động địa động lực
Khu vực bồn trũng Cửu Long trước Kainozoi thuộc một khu
vực có địa hình núi cao được nâng lên mạnh mẽ bởi hoạt động hút
chìm và xô húc trong Mesozoi. Đặc điểm địa hình khu vực nghiên
cứu trước sụt lún tạo bể là đới địa hình núi cao có độ cao trung bình
đạt đến trên 3000m đặc trưng cho vùng có hoạt động kiến tạo hội tụ
mạnh. Địa hình thoải dần về phía đông bắc xuống đến độ cao vào
trăm mét.
Vào Kainozoi, trong Eocen - Oligocen sớm, hoạt động sụt lún
diễn ra mạnh ở khu vực trung tâm và phía đông bắc hình thành nên
môi trường đầm hồ giữa núi phát triển dần liên thông với biển
chuyển sang môi trường vũng vịnh thông qua một cửa hẹp ở phía
đông bắc. Sự phân bố phát triển của môi trường đầm hồ, vũng vịnh
theo hướng đông bắc - tây nam phù hợp với các sụt lún địa hào hình
thành dọc theo các đứt gãy có phương đông bắc - tây nam. Đặc điểm
địa hình núi cao phân dị mạnh bao quanh khu vực đầm hồ, vũng vịnh
quy định đặc điểm trầm tích có thành phần đa khoáng, gần gũi với đá
19
gốc. Thành tạo trầm tích được tích tụ trong khu vực địa hình thấp
với ba trũng tích tụ trầm tích tương ứng vơi trũng Đông Bạch Hổ,
trũng Tây Bạch Hổ và trũng Trung Tâm. Môi trường tích tụ là đầm
hồ, vũng vịnh chủ yếu là tướng cuội sạn, cát sát proluvi, cát sạn
aluvi, cát bột sét cửa sông, bột sét đầm hồ, sét đầm lầy và sét vũng
vịnh. Khu vực tiếp tục sụt xuống hạ thấp độ cao và môi trường đầm
hồ vũng vịnh được mở rộng ra về phía tây nam. Đến cuối Olgiocen
thì mở rộng ra gần hầu khắp vùng nghiên cứu. Đặc điểm địa hình
cuối Olgiocen vẫn là các trũng đầm hồ, vũng vịnh phát triển giữa
một địa hình núi cao bao quanh có độ cao trung bình lên đến trên
1000m. Đặc trưng nổi bật của trầm tích vấn là tính đa khoáng của
thành tạo cát kết acko, acko litic, grauvac thuộc trầm tích lục địa có
sự phân dị địa hình cao.
Các pha nén ép cuối Oligocen sớm và Oligocen muộn thể hiện
qua sự nâng lên của các khối nhô trong bồn trũng làm cho trầm tích
Oligocen biến dạng và bào mòn trở thành nguồn cung cấp vật liệu
cho các bồn thứ cấp.
Trong Miocen, địa hình tiếp tục bị nhấn chìm làm độ cao địa
hình được hạ thấp xuống. Vào Micoen sớm vẫn là địa hình nổi cao
có độ trên 600m xung quanh phía tây bắc, đông nam của khu vực
bao quanh môi trường vũng vịnh có diện liên thông với biển mở rộng
nhiều ở phía đông bắc thể hiện giai đoạn chuyển tiếp từ sụt lún nhiệt
sinh đứt gãy chiếm ưu thế sang sụt lún oằn võng không sinh đứt gãy
chiếm ưu thế. Sang Miocen giữa và Miocen muộn do sự sụt lún nhiệt
địa hình hạ thấp xuống địa hình được san bằng chỉ còn độ chênh cao
100-200m, yếu tố biển nông chi phối tăng dần lên. Đặc biệt phía tây
tây nam địa hình được sụt lún hạ thấp mạnh mở rộng liên hệ dần với
sông Mekong về phía tây nam. Khu vực nguồn cung cấp vật liệu
20
trầm tích từ Miocen sớm cho đến Miocen muộn có đặc điểm là độ
phân dị địa hình giảm dần và đã có nguồn cung cấp vật liệu từ xa
mang đến. Vật liệu trầm tích được vận chuyển quãng đường xa hơn
được trưởng thành hơn nên đặc trưng của trầm tích ở giai đoạn là
thành phần trầm tích của thành tạo cát chuyển từ đa khoáng trong
Miocen sớm sang ít khoáng trong Miocen muộn. Đặc trưng phát
triển tướng trầm tích mang đặc trưng của vùng cửa sông ven vũng
vịnh, biển nông với các tướng cát sạn aluvi, biển ven bờ, cát bột nón
quạt cửa sông, bột sét vũng vịnh, biển nông, tướng sét vôi vũng vịnh,
tướng sét biển nông. Sụt lún do nhiệt sinh tạo ra đứt gãy kiến tạo gây
giảm xuống còn không đáng kể ở Miocen giữa nhưng sụt lún do oằn
võng địa hình lại chiếm ưu thế.
Giai đoạn Pliocen - Đệ tứ là giai đoạn sụt lún nhiệt trên toàn
bộ thềm lục địa Việt Nam kế thừa từ giai đoạn Miocen giữa và
Miocen muộn sau khi rift Biển Đông ngừng tách giãn. Địa hình của
bồn trũng Cửu Long giờ đã được san bằng trở thành vùng đồng bằng
châu thổ rộng lớn của sông Mekong đã vươn tới đây từ Miocen
muộn. Đặc trưng của trầm tích Pliocen - Đệ tứ giai đoạn này là đặc
trưng cho sự phát triển theo chu kỳ thăng giáng mực nước biển của
chân tính với 8 nhịp tương ứng với 8 chu kỳ thay đổi mực nước biển
trong Pliocen - Đệ tứ. Mỗi nhịp phát triển đều thể hiện tính phức tạp
của trầm tích châu thổ với các tướng là tướng cát bột aluvi, tướng sét
bãi bồi, tướng sét đầm lầy ven biển, tướng cát cồn chắn cửa sông,
tướng sét vũng vịnh, tướng bột sét biển nông. Đặc trưng của trầm
tích là sản phẩm vận chuyển từ xa đến của sông Mekong là chủ yếu
nên thành phần trầm tích đặc trưng là ít khoáng và đơn khoáng (cát
thạch anh bở rời).
21
Bảng 5.2. Bảng tổng hợp đặc điểm trầm tích, tướng và địa
động lực bồn trũng Cửu Long trong Kainozoi
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nghiên cứu tiến hóa trầm tích bồn trũng Cửu Long theo cách
tiếp cận địa tầng phân tập dựa trên quan điểm phân tích tướng
đã làm sáng tỏ được sự tiến hóa trầm tích của bồn trũng trong
Kainozoi trong 06 phức tập Oligocen sớm, Oligocen muộn,
Miocen sớm, Miocen giữa, Miocen muộn và Pliocen - Đệ
- Trầm tích đặc trưng cho giai đoạn đầu Eocen-Oligoen là các
tướng cát sạn đa khoáng có thành phần gần gũi với móng như
granodiorit, granit, diorit thạch anh và các đá phun trào tương
ứng với thành hệ molas lục địa điển hình.
22
- Trầm tích đặc trưng cho giai đoạn Oligocen sớm chính là
tướng sạn cát, cát bột acko, acko litic có độ chọn lọc từ trung
bình đến kém; độ mài tròn từ kém đến tốt nón quạt cửa sông,
thành phần khoáng vật đa khoáng và tướng bột sét đầm hồ, vũng
vịnh. Giai đoạn Olgiocen muộn đặc trưng bởi trầm tích cát, cát
bột acko, acko litic, grauvac litic thuộc tướng nón quạt cửa sông
và bột sét, sét đầm hồ, vũng vịnh chịu ảnh hưởng của biển mạnh
hơn.
- Trong giai đoạn Miocen, trầm tích đặc trưng là tướng cát ít
khoáng nón quạt cửa sông, tướng sét, sét vôi vũng vịnh và sét
biển nông.
- Trong giai đoạn Pliocen - Đệ tứ, rầm tích mang đặc điểm
phát triển rõ nét của châu thổ sông lớn chịu ảnh hưởng của sự
thay đổi mực nước toàn cầu với 8 nhịp (03 trong Pliocen, 05
trong Đệ tứ) tương ứng với 8 chu kỳ thay đổi mực nước biển
trong giai đoạn này. Mỗi nhịp trầm tích có gồm tướng cát sạn
lòng sông, tướng cát bột aluvi, tướng sé
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_tien_hoa_tram_tich_kainozoi_khu_vuc_bon_trung_cuu_long_trong_moi_quan_he_voi_hoat_dong_dia_dong_l.pdf