LỜI CẢM ƠN . i
LỜI CAM ĐOAN.ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .vii
DANH MỤC BẢNG. ix
DANH MỤC KÝ HIỆU. x
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .xii
MỞ ĐẦU. 1
1. Dặt vấn đề. 1
2. Mục tiêu. 2
3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu. 2
4. Nội dung đồ án . 2
5. Ý nghĩa khoa học. 2
6. Ý nghĩa thực tiễn. 3
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN. 4
1.1 . Nguyên liệu. 4
1.1.1. Giới thiệu chung về xoài .4
1.1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng .9
1.1.3. Các phương pháp chế biến và bảo quản xoài.9
1.1.5. Tiêu chuẩn chất lượng của xoài sấy khô.11
1.2. Cơ sở khoa học về sấy. 11
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản.11
1.2.2. Quá trình sấy .13
1.2.3. Lý thuyết về khử trùng bằng tia cực tím.27
122 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tính toán thiết kế hệ thống sấy đối lưu thông minh tiệt trùng bằng tia cực tím để sấy xoài lát năng suất 12 Kg / mẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này tương tự như ảnh hưởng của bước sóng dài hơn (UVB) tạo ra cháy
nắng ở người. Các vi sinh vật có ít khả năng bảo vệ chống lại tia cực tím và không thể
tồn tại khi tiếp xúc trong thời gian nhất định [23].
Hình 1.19. AND trước và sau khi chiếu tia cực tím.
Khi năng lượng tia cực tím được hấp thụ vào các tế bào vi khuẩn và virus, các vật
liệu di truyền (ADN / ARN) được sắp xếp lại, phá vỡ cấu trúc bình thường của chúng
và làm mất khả năng sinh sản. Do đó, chúng được coi là đã chết và nguy cơ mắc bệnh
đã được loại bỏ.
1.3. Công nghệ sấy
1.3.1. Sấy tự nhiên
Sấy tự nhiên là một phương pháp sử dụng nhiệt bức xạ từ mặt trời để nung nóng
không khí và ẩm trong vật liệu thoát ra ngoài môi trường.
Ưu điểm:
- Công nghệ đơn giản
- Chi phí đầu tư và vận hành thấp
- Không đòi hỏi cung cấp năng lượng lớn và công nhân lành nghề
- Có thể sấy lượng lớn mùa vụ với chi phí thấp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 29
Nhược điểm:
- Kiểm soát điều kiện sấy rất kém, phụ thuộc thời tiết.
- Tốc độ sấy chậm hơn nhiều so với việc sấy bằng thiết bị sấy.
- Chất lượng sản phẩm kém.
- Tốn nhiều nhân công.
1.3.2. Sấy bằng thiết bị.
Để bảo được hoặc dùng để chế biến các sản phẩm có chất lượng cao, các loại
nông sản cần được sấy khô xuống độ ẩm bảo quản hoặc độ ẩm chế biến. Để thực hiện
quá trình sấy, có thể dùng nhiều hệ thống sấy khác nhau : hầm sấy, buồng sấy, sấy
chân không, sấy lạnh,Mỗi chế độ công nghệ sấy khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác
nhau đến chất lượng của sản phẩm.
Ưu điểm;
- Kiểm soát được nhiệt độ.
- Tốc độ sấy nhanh hơn sấy tự nhiên.
- Tốn ít nhân công.
- Sản phẩm đạt chất lượng cao (giữ được màu sắc và mùi vị như ban đầu).
- Sản phẩm đảm bảo vệ sinh.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư hơi cao so với sấy tự nhiên.
- Chi phí vận hành cao.
- Không sấy được số lượng lớn cùng lúc như sấy tự nhiên.
1.3.2.1. Sấy đối lưu
Sấy đối lưu được thực hiện nhờ vào sự chuyển động của luồng không khí dùng
làm tác nhân sấy. Không khí nóng được tạo ra chuyển động tuần hoàn trong buồng
sấy, tiếp xúc với bề mặt vật cần sấy và làm cho hơi ẩm có trong vật bốc hơi, rồi
chuyển động ra ngoài theo chính đường không khí nóng. Luồng khí nóng này có
thể chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc vuông góc với chiều chuyển động của
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 30
sản phẩm trong buồng sấy. Sấy đối lưu có thể được thực hiện từng phần hoặc thực
hiện liên tục tùy vào nhu cầu sử dụng. Do đó, các thành phẩm sau sấy cũng có thể
được chuyển ra khỏi buồng sấy theo từng đợt (mẻ), hoặc đưa vào bằng hệ thống
băng chuyền chuyển động liên tục.
Để thực hiện quá trình sấy đối lưu, có thể dùng nhiều hệ thống sấy khác nhau với
chung một nguyên tắc như : phòng sấy, hầm sấy, buồng sấy, thiết bị sấy tháp, thiết bị
sấy thùng quay, thiết bị sấy phunMỗi chế độ công nghệ sấy khác nhau sẽ có ảnh
hưởng khác nhau đến chất lượng của sản phẩm và phù hợp với từng loại vật liệu sấy
khác nhau.
Phòng sấy: trong phòng sấy vật liệu được sấy gián đoạn ở áp suất khí quyển, vật
liệu được xếp trên những khay hoặc xe đẩy. Việc nạp liệu và tháo liệu được thực
hiện ở ngoài phòng sấy. Phòng sấy loại này có một số nhược điểm như thời gian sấy
dài vì vật liệu không được đảo trộn, sấy không đều, khi nạp và tháo liệu bị mất nhiệt
qua cửa, khó kiểm tra quá trình sấy
Hầm sấy: được dung khá rộng rãi trong công nghiệp, dung để sấy các vật liệu
dạng hạt, cục, lát,với năng suất cao, dễ dàng cơ giới hóa, vật liệu được đưa vào liên
tục. Hầm sấy làm việc ở áp suất khí quyển và dùng tác nhân sấy là không khí hay khói
lò.
Hầm sấy thường dài 10 – 15m hoặc lớn hơn, chiều cao và chiều ngang phụ thuộc
vào xe goong và khay tải vật liệu sấy.
Hình 1.20. Thiết bị sấy hầm
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 31
Thiết bị sấy băng tải: dung để sấy các vật liệu như rau quả, ngũ cốc, than
đá,Cấu tạo gồm một phòng hình chữ nhật, trong đó có một vài băng tải chuyển
động nhờ tay quay, các băng tải này tựa trên các con lăn để không bị võng xuống.
Hình 1.21. Thiết bị sấy băng tải
Thiết bị sấy buồng: dung sấy các vật liệu dạng hạt, cục, tấm, Cấu tạo chủ yếu
của hệ thống là buồng sấy, trong buồng sấy có bố trí các thiết bị giá đỡ gọi chung là
thiết bị chuyên tải. Nhược điểm là năng xuất nhỏ.
Hình 1.22. Thiết bị sấy buồng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 32
Thiết bị sấy tháp: là thiết bị chuyên dụng để sấy các loại hạt cứng như thóc, ngô,
đậu, có độ ẩm không lớn lắm và có thể tự dịch chuyển từ trên đỉnh tháp xuống dưới
nhờ trọng lượng của chúng. Đặc điểm của thiết bị là có kênh gió nóng và kênh gió
thải ẩm được bố trí xen kẽ ngay trong lớp vật liệu. Tác nhân sấy đi qua kênh gió nóng
thực hiện quá trình sấy rồi nhận thêm ẩm đi vào các kênh thải và đi ra ngoài.
Thiết bị sấy thùng quay: là thiết bị chuyên dung để sấy các vật liệu có dạng hạt
hoặc bột nhão, cục có độ ẩm ban đầu lớn. Khi thùng quay, vật liệu sấy được mang lên
cao tới góc rơi rồi rơi xuống, cùng lúc đó tác nhân sấy là lớp không khí nóng thổi
xuyên qua lớp vật liệu và làm khô. Ưu điểm của loại thiết bị này là quá trình sấy đều
đặn và mãnh liệt nhờ có sự tiếp xúc tốt giữa vật liệu và tác nhân sấy, cường độ sấy
tính theo lượng ẩm đạt được cao, tuy nhiên do vật liệu bị đảo trộn nhiều nên dễ bị gãy
vụn, tạo ra bụi, do đó trong một số trường hợp làm giảm phẩm chất của sản phẩm.
Hình 1.23. Thiết bị sấy thùng quay
Thiết bị sấy phun: chuyên dung để sấy các dịch thể. Sản phẩm sấy dạng bột hòa
tan như sữa bò, sữa đậu nành, bột trứng, cafe tan,
Dung dịch lỏng được phun thành dạng sương vào trong phòng sấy, quá trình
sấy diễn ra rất nhanh đến mức không kịp đốt nóng vật liệu quá giới hạn cho phép do
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 33
đó có thể sử dụng tác nhân sấy ở nhiệt độ cao. Ưu điểm của thiết bị sấy phun là
sấy nhanh, sản phẩm thu được ở dạng bột mịn, nhiệt độ vật liệu không tăng cao nên
có thể sử dụng để sấy loại vật liệu không chịu được nhiệt độ cao. Chi phí điều hành
tương đối thấp, đặc biệt tháp sấy có năng suất lớn hơn. Nhược điểm là vitamin dễ bị
phá hủy dưới tác dụng của nhiệt độ, kích thước của phòng sấy lớn mà vận tốc của tác
nhân sấy lại nhỏ nên cường độ sấy nhỏ, tốn năng lượng, thiết bị phức tạp nhất là ở cơ
cấu phun bụi, hệ thống thu hồi bụi sản phẩm
Hình 1.24. Thiết bị sấy phun
1.3.2.2. Sấy bức xạ hồng ngoại
Sấy bức xạ hồng ngoại là phương pháp sấy vật liệu ẩm sử dụng nguồn phát ra tia
hồng ngoại là tác nhân chính để làm bay hơi nước có trong thực phẩm
Hầu hết các loại vật liệu ẩm đều được cấu tạo từ nước và các hợp chất hữ cơ. Bên
cạnh đó ở cùng một điều kiện giống nhau thì nước và các loại hợp chất hữu cơ này
hấp thụ năng lượng cực đại của bức xạ hồng ngoại do nguồn phát phát ra, ở những
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 34
bước sóng khác nhau. Đây là đặc điểm quan trọng để điều chỉnh năng lượng bức xạ về
bước sóng thích hợp mà tại đó nước ở trong vật liệu ẩm bay hơi càng nhiều càng tốt
Khi cấp điện cho bóng đèn hồng ngoại thì đèn sẽ phát sáng và sản sinh ra các tia
hồng ngoại chiếu tới vật liệu ẩm trong phòng sấy. Do đó khi nhận được nguồn năng
lượng bức xạ mà đèn hồng ngoại chiếu tới, nội năng của nước trong vật liệu ẩm sẽ
tăng lên nhanh chóng, vì thế ma sát giữa các phân tử nước sẽ tăng lên dẫn đến nhiệt
độ của nước tăng lên dần tới nhiệt độ sôi, cắt đứt các liên kết giữa các phân tử nước
với phân tử nước, giữa các phân tử nước với các cấu trúc hữu cơ. Kết quả nước sẽ
chuyển pha từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi và bốc hơi theo chiều ly tâm bên
trong vật liệu ẩm ra ngoài môi trường sấy. Trong khi đó các hợp chất hữu cơ cấu
thành nên các vật liệu ẩm đó giống như những vật trong suốt và hấp thụ không đáng
kể bức xạ hồng ngoại chiếu tới. Vì thế nếu các hợp chất hữu cơ cấu tạo nên vật liệu
ẩm đó là các loại thực phẩm thì chúng cũng không bị ảnh hưởng của bước sóng hồng
ngoại.
Bên cạnh khả năng làm bay hơi nước tự do bằng bước sóng thì nhiệt độ cũng
đóng vai trò quan trọng vào quá trình làm khô vật liệu ẩm, do tính chất nhiệt mà tia
hồng ngoại sinh ra. Vậy chúng ta có thể thấy rõ ràng là có hai tác nhân chính để làm
khô vật liệu ẩm đó là: bước sóng và nhiệt độ do tia hồng ngoại phát ra
Hình 1.25. Hệ thống sấy hông ngoại
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 35
Ưu điểm:
- Sấy vật liệu mỏng rất nhanh.
- Thiết bị rất gọn.
- Dễ điều chỉnh nhiệt độ.
- Tổn thất nhiệt ít.
Nhược điểm:
- Thiêu tốn nhiều năng lượng.
- Vật liệu được đốt nóng không đều, dễ bị cháy bề mặt.
- Không sấy được các loại vật liệu dày.
1.3.2.3. Sấy chân không
Sấy chân không là quá trình sấy mà trong đó ẩm tách khỏi vật liệu sấy được thực
hiện trong môi trường chân không. Sấy chân không gồm hai loại: sấy chân không
nhiệt độ thường và sấy chân không nhiệt độ thấp.
Hình 1.26. Sơ đồ hệ thống sấy chân không
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 36
Nguyên lý cơ bản của phương pháp sấy chân không là sự phụ thuộc nhiệt độ sôi
của nước vào áp suất mặt thoáng. Nếu làm giảm áp suất môi trường trong thiết bị sấy
xuống đến một áp suất mà ở đó nước trong vật liệu cần sấy bắt đầu sôi, sẽ tạo ra một
chênh lệch áp suất rất lớn trong lòng vật liệu sấy và qua đó hình thành dòng ẩm
chuyển động từ trong lòng vật liệu sấy ra ngoài bề mặt. Ở điều kiện áp suất này, nước
trong vật liệu sẽ sôi. Khi nước trong vật liệu sấy sôi, hóa hơi và làm tăng áp suất
trong vật liệu thúc đẩy quá trình di chuyển ẩm từ trong ra ngòai bề mặt vật liệu sấy.
Chính vì vậy, ở điều kiện chân không vật liệu sẽ khô rất nhanh rút ngắn thời gian sấy
và cải thiện được chất lượng sấy.
Nhờ quá trình hút chân không mà nhiệt độ sấy thấp hơn rất nhiều so với các
phương pháp sấy khác.
Ưu điểm:
- Có thể sấy ở nhiệt độ thấp
- Sản phẩm giữ được hầu hết các tính chất đặc trưng ban đầu của vật liệu sấy
(tính chất sinh học, hương vị, màu sắc,).
- Sản phẩm bảo quản được lâu, ít bị tác động bởi môi trường.
Nhược điểm:
- Giá thành thiết bị cao.
- Vận hành phức tạp.
- Chỉ làm được ở quy mô nhỏ do khó đảm bảo độ kín cho hệ thống lớn.
1.3.2.4. Sấy thăng hoa
Sấy thăng hoa là quá trình tách nước ra khỏi sản phẩm từ thể rắn (lạnh đông)
sang thể hơi trong điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất, dưới điểm ba thể O (0,0098 oC;
4,58 mmHg), tức là nhiệt độ dưới điểm kết tinh của độ ẩm trong sản phẩm (Tk< 0 oC,
áp suất dưới 4,58 mmHg). Nhờ vậy, sản phẩm sau khi sấy gần như vẫn giữ nguyên
được chất lượng tự nhiên ban đầu của nguyên liệu: protein không bị biến tính và
thủy phân, glucid không bị hồ hóa, lipid không bị oxi hóa, vitamin và các hoạt chất
sinh học không bị phá hủy, màu sắc và mùi vị không thay đổi, các chất xơ và
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 37
chất khoáng được bảo toàn,Sản phẩm có cấu trúc xốp, đặc biệt khi ngâm vào nước
sẽ hoàn nguyên trở lại trạng thái ban đầu, điều mà các phương pháp khác
không thể thực hiện được.
Hình 1.27. . Sơ đồ hệ thống sấy thăng hoa tự cấp đông DS – 7 [7].
Ưu điểm:
- Sản phẩm chất lượng cao (giữ nguyên màu sắc, cấu trúc, hương vị, tính thủy
hóa,)
- Giữ được hoạt tính sinh học, không làm mất các chất dinh dưỡng, vitamin của
thực phẩm
- Năng lượng dùng để làm bay hơi ẩm thấp.
Nhược điểm:
- Giá thành thiết bị cao.
- Người vận hành đòi hỏi có trình độ kỹ thuật cao.
- Quá trình gia công thiết bị phức tạp và khá khó khăn để tạo buồng kín chân
không.
1.3.2.5. Lựa chọn công nghệ sấy vầ hệ thống sấy
Để sấy xoài lát, người ta có thể dùng thiết bị sấy chân không, hầm sấy, buồng
sấy,... Ở đây, chúng tôi dùng thiết bị sấy buồng, là thiết bị sấy đối lưu chuyên dụng để
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 38
sấy các vật liệu có dạng cục, hạt hoặc lát với năng xuất không lớn lắm. Thiết bị sấy
buồng là thiết bị làm việc theo chu kỳ. Do yêu cầu về an toàn thực phẩm, ta chọn
buồng sấy làm bằng thép có cách nhiệt.
1.4. Công nghệ sấy đối lưu kiểu buồng sấy
1.4.1. Nguyên lý phương pháp sấy đối lưu kiểu buồng sấy
Hình 1.28. Nguyên lý phương pháp sấy đối lưu kiểu buồng sấy
Tác nhân trong thiết bị buồng sấy ta dùng không khí nóng, không khí được đốt
nóng nhờ calorifer khí – khói, khói được tạo từ lò đốt than đá. Trong thiết bị buồng ta
tổ chức cho tác nhân sấy lưu động cưỡng bức nhờ hệ thống quạt gió.
Buồng sấy cần bố trí giá đỡ, khay, Sao cho tác nhân có thể dễ dàng đi qua vật
liệu sấy để truyền nhiệt cho vật liệu và nhận thêm ẩm thải ra ngoài. Vì vậy mật độ vật
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 39
liệu sấy trên khay, khe hở giữa thành khay với tường thiết bị sấy, kích thước và vị trí
lỗ thoát ẩm có ý nghĩa đặc biệt trong thiết bị sấy buồng. Khe hở giữa thành khay và
tường thiết bị được bố trí đủ cho thao tác được dễ dàng. Mật độ vật liệu sấy trên khay
cũng có một ý nghĩa đặc biệt. Nếu vật liệu có mật độ quá lớn thì tác nhân sấy khó lưu
chuyển dẫn đến thời gian sấy lớn và vật liệu khô không đều, do đó chất lượng và
năng suất có thể giảm. Ngược lại nếu mật độ vât liệu trên khay quá bé, điều kiện
truyền nhiệt truyền chất được tăng cường thì thời gian sấy sẽ giảm, chất lượng sản
phẩm sấy cao nhưng năng suất thiết bị không lớn. Do đó mật độ vật liệu trên khay có
một giá trị tối ưu. Giá trị tối ưu này phụ thuộc vào từng loại vật liệu và thường được
xát định bằng thực nghiệm.
Về kết cấu, phần trên của thiết bị sấy buồng được bố trí dạng chóp, đỉnh chop là
lỗ thoát ẩm. kích thước lỗ thoát ẩm cân xứng với thiết bị và có cơ cấu điều chỉnh
lượng tác nhân thoát ra bằng van con bướm. Thiết bị sấy buồng có kết cấu đơn giản,
dễ vận hành, không yêu cầu mặt bằng lớn nhưng năng suất không cao, khó cơ giới
hoá, vốn đầu tư không đáng kể. Do đó thiết bị buồng sấy thích hợp cho các xí nghiệp
vừa và nhỏ, lao động thủ công là chính.
1.4.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp sấy buồng
Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ chế tạo.
- Dễ vận hành.
- Giá thành thấp.
- Việc sấy theo mẻ giúp việc lấy sản phẩm dễ dàng.
Nhược điểm:
- Năng suất thấp.
- Tốn nhiều năng lượng vận hành.
- Mức độ cơ giới hóa và tự động hóa thấp.
- Quá trình sấy không đồng đều trong buồng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 40
1.4.3. Quy trình công nghệ sấy đối lưu xoài
1.4.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ
Hình 1.29. Sơ đồ quy trình công nghệ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 41
1.4.3.2. Mô tả quy trình
Chuẩn bị nguyên liệu :
Chọn xoài còn ương, dày quả, không mềm nát, không thối rửa.
Rửa sạch, để ráo nước, gọt vỏ bằng dao không rỉ, thái lát mỏng theo chiều dọc quả với
kích thước yêu cầu 2 mm – 3 mm
Xử lý nhiệt độ : 80 – 900C trong 5 – 9 phút.
Các bước thẩm thấu :
- Tạo dung dịch đường (sirô) có nồng độ 40 % : cho 0,6 lít nước sạch với 0,4 kg
đường, đung cho chảy đường ở nhiệt độ 80 - 850C.
- Cho xoài đã thái lát vào ngâm trong thời gian 28 – 20 giờ .
- Kết thúc thẩm thấu : vớt xoài ra khỏi dung dịch đường, để ráo.
Rửa : đun nước sôi, thả xoài vào chần 30 giấy – 1 phút, vớt ra để ráo. Mục đích
công đoạn này để loại bớt dịch đường còn dính trên bề mặt đường.
Sấy và bao gói :
- Xếp các miếng xoài vào khay sấy và đưa vào buồng sấy. sấy ở nhiệt độ 50 – 600C cho
đến khi lát xoài đủ độ ẩm yêu cầu, trong thời gian 12– 18 giờ. Lấy xoài ra khỏi tủ sấy,
để nguội hoàn toàn.
- Bao gói sản phẩm trong bao PE, PP hoặc hộp mica.
- Lưu trữ khoảng 9 tháng
Chất lượng sản phẩm cần đạt :
- Sản phẩm phải có độ ẩm 14 – 18% .
- Thịt xoài hơi co lại, khô, màu vàng nhạt, vị ngọt, hương vị đặc trưng của sản phẩm.
Dụng cụng, thiết bị :
- Dao inox.
- Nồi bằng inox.
- Tủ sấy.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 42
1.4.3.3. Các biện pháp dùng trong quy trình công nghệ
Chần.
Chần là phương pháp xử lý nhiệt độ cao khoảng 90 – 1000C trong thời gian vài
phút nhằm vô hoạt các enzyme oxy hóa (polyphenoloxydase, peroxydase) để hạn chế
tối đa khả năng biến màu tong khi sấy và diệt một phần vi sinh vật. Ngoài ra chần còn
làm thay đổi thể tích khối lượng của nguyên liệu có lợi cho quá trình tiếp theo nhờ tác
dụng bài khí trong gian bào và làm cho độ thấm hút của màng tế bào tăng lên giúp rút
ngắn thời gian sấy.
Tách nước thẩm thấu bằng phương pháp ngâm. (Dewatering And
Impregnation Soaking Process – DIS)
Khi ngâm xoài trong dung dịch đường có nồng độ cao (40 – 50Bx), bằng quy luật
thẩm thấu, nước trong sản phẩm sẽ đi ra dung dịch và chất hòa tan sẽ chuyển dịch
theo chiều ngược lại từ dung dịch vào trong sản phẩm. Sau quá trình này sản phẩm sẽ
khô hơn do mất nước và hấp thu nhiều chất hòa tan. Sản phẩm sau DIS thường không
ổn định ở điều kiện thông thường nên cần phải sấy.
Quá trình sấy.
Sấy là quá trình bốc hơi nước trong sản phẩm bằng nhiệt, là quá trình khuếch tán
ẩm do chênh lệch ẩm ở bề mặt và bên trong vật liệu. Hay nói cách khác do chênh lệch
áp suất hơi riêng phần ở bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh
1.5. Hệ thống thiết bị sấy đối lưu
Hệ thống sấy đối lưu dạng buồng sấy có các bộ phận như sau:
Hệ thống quạt
Để tăng lưu lượng tác nhân sấy, người ta sử dụng quạt ly tâm. Quạt được đặt
trước thiết bị gia nhiệt không khí trước khi vào buồng sấy.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 43
Hình 1.30. Cấu tạo quạt ly tâm điển hình
Buồng sấy
Là nơi diễn ra quá trình sấy, vật liệu sấy và tác nhân sấy trao đổi nhiệt và độ ẩm
với nhau.
Hình 1.31. Buồng sấy
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 44
Thường buồng sấy có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật đứng hay nằm,
hình trụ đứng hoặc nằm, . Tùy theo yêu cầu công nghệ và người kĩ sư tính toán
thiết kế và lựa chọn hình dạng thích hợp.
Bộ phận cung cấp nhiệt: Calorifer
Trong kỹ thuật sấy, người ta sử dụng các loại calorifer khí – hơi, calorifer khí –
khói, calorifer khí – điện. Trong bài này chúng tôi chọn calorife điện trở, không khí
sẽ được gia nhiệt bằng dòng điện nhờ vào các thanh điện trở cánh tản nhiệt. Điện trở
sấy được chế tạo sao cho nhiệt tỏa ra nhanh nhất làm cho không khí khô và nóng; qua
đó cung cấp không khí nóng cho quy trình sấy. Điện trở có cánh có cấu tạo tương tự
điện trở trơn (gồm điện trở, chất cách điện và lớp vỏ thép không rỉ bảo vệ phía ngoài),
tuy nhiên phía ngoài có thêm cánh tản nhiệt với mật độ 1 đến 2 cánh trên 1 cm để
tăng cường diện tích trao đổi nhiệt, nhờ vậy giúp giảm thấp nhiệt độ bề mặt điện trở.
.
Hình 1.32. Điện trở cánh tản nhiệt
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 45
Đèn cực tím
Đèn UV diệt khuẩn hay còn gọi là đèn cực tím. UV là từ viết tắt bằng tiếng
Anh của từ Ultra Violet - nghĩa là tia cực tím.Đèn UV sử dụng bóng đèn phát ra tia
cực tím để tiêu diệt các vi khuẩn khi tiếp xúc với nó. Có cấu tạo gần giống như bóng
đèn huỳnh quang thông dụng. Tuy nhiên, thay vì cho ánh sáng đi qua là tia cực tím
(tia UV).
Khả năng diệt khuẩn này biến đèn UV tia cực tím trở nên:
- Thân thiện với môi trường.
- Không cần phải sử dụng hóa chất
- Hiệu quả cao trong việc khử trùng, diệt khuẩn.
Tuy nhiên cũng có nhiều nhược điểm:
- Diệt khuẩn, nhưng không loại trừ xác vi khuẩn được.
- Đèn cực UV diệt khuẩn khá đắt và hay vỡ.
Hình 1.33. Đèn cực tím
Bộ phận thông gió và tải ẩm
- Bộ phận thông gió và tải ẩm: dùng để thoát khí thải cùng với lượng ẩm trong
vật liệu sấy ra ngoài.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 46
1.6. Hệ thống tự động điều khiển
1.6.1. Thiết kế hệ thống tự động và nguyên lý hoạt động
Hình 1.34. Sơ đồ khối hệ thống tự động điều khiển máy sấy đối lưu.
Nguyên lý làm việc: theo sơ đồ hình như sau: Khi chạy chương trình phần
mềm được viết dưới dạng ngôn ngữ Assembler, C++, cài đặt vào bộ vi xử lý
(C.P.U) thì lập tức các thông tin cài đặt sẽ được vi xử lý truyền số liệu tới bộ biến đổi
D/A giải mã. Ở đây, bộ biến đổi D/A giải mã theo yêu cầu của chương trình, chuyển
đổi số liệu điều khiển từ dạng số sang dạng điện áp. Tín hiệu điện áp được giải mã sẽ
chuyển đến cơ cấu điều khiển ngoài. Cơ cấu điều khiển ngoài có nhiệm vụ truyền
những tác động để điều khiển đối tượng cần điều khiển (máy móc và thiết bị, dây
chuyền công nghệ, ) hoạt động. Khi đối tượng điều khiển hoạt động, sẽ làm thay
đổi các thông số trạng thái kỹ thuật, tức là tín hiệu điều khiển và tín hiệu này sẽ được
các cảm biến thu nhận dưới dạng analog, sau đó được đưa về bộ biến đổi A/D
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 47
(Analog/Digital). Tại đây tín hiệu đưa về được mã hóa từ dạng analog sang dạng
digital trước khi đưa về vi xử lý điều khiển theo chương trình. Sau khi tín hiệu được
xử lý xong, sẽ xuất ra các tín hiệu điều khiển ở dạng digital và trả về bộ biến đổi D/A
để thực hiện quá trình tiếp theo [7], [13], [14].
Vi xử lý hiểu được tín hiệu đưa về khi tín hiệu đó là ở dạng số, chính vì vậy mà
tín hiệu đưa về luôn phải được mã hóa. Hệ thống điều khiển có làm việc logic và
khoa học hay không là tùy vào phần mềm được cài đặt ở phần cứng (vi xử lý). Do đó,
khi thiết kế hệ thống đo lường và điều khiển tự động bằng máy tính cần phải nắm rõ
thuật toán điều khiển hệ thống máy móc và thiết bị, dây chuyền và quy trình công
nghệ. Tín hiệu đưa về điều khiển có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào độ
chính xác của các cảm biến và độ phân giải mã hóa tín hiệu A/D [7], [13], [14].
Từ đó ta dựa vào nguyên lý làm việc của hệ thống sấy đối lưu và yêu cầu công
nghệ đặt ra để thiết kế hệ thống đo lường và tự động điều khiển cho hợp lý.
Hình 1.35. Sơ đồ hệ thống điều khiển tự động trong máy sấy đối lưu.
1.6.2. Yêu cầu công nghệ và tự động điều khiển
- An toàn cho người sử dụng.
- Đảm bảo an toàn thiết bị điện: Có khả năng dừng khẩn cấp khi có sự cố xãy ra.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 48
- Thuận lợi cho người sử dụng thiết bị: Dễ vận hành, sau khi thiết lập sẽ tự vận hành
cho đế hết quá trình sấy.
- Kéo dài tuổi thọ thiết bị hệ thống sấy: có khả năng tắt thiết bị điện trong trường hợp
không cần thiết vận hành.
1.6.3. Các thiết bị được sử dụng trong hệ thống
1.6.3.1. Nguồn xung
Nguồn xung hay thường gọi là nguồn tổ ong là là tên gọi thường dùng để phân
biệt giữa nguồn dùng biến áp xung và biến áp thường, là bộ nguồn có tác dụng biến
đổi từ nguồn điện xoay chiều sang nguồn điện một chiều bằng chế độ dao động xung
tạo bằng mạch điện tử kết hợp với một biến áp xung.
- Điện áp vào: AC110-240V
- Điện áp ra: DC24V.
- Dòng điện đầu ra Max: 10A
- Kích thước : 200mm*110mm*50mm
Hình 1.36. Nguồn xung
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 49
1.6.3.2. Màn hình HMI
HMI đơn giản chỉ là một thiết bị trung gian để giao tiếp giữa người vận hành và
máy móc thiết bị. Màn hình HMI hiện nay đã được sử dụng phổ biến và rộng rãi
trong công nghiệp, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong phần kết nối người vận
hành và các thiết bị máy móc.
Hình 1.37. Màn hình HMI kinco
1.6.3.3. Cảm biến nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị dùng để cảm nhận lượng nhiệt tại khu vực cần
đo. Mục đích sử dụng cảm biến nhiệt độ để báo cho người dùng biết lượng nhiệt hiện
tại trong khu vực cần đo là bao nhiêu.
Hình 1.38. Cảm biến nhiệt độ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 50
1.6.3.4. Biến tần
Biến tần là thiết bị biến đổi tần số dòng điện xoay chiều ở đầu vào thành dòng
điện xoay chiều ở tần số khác ở đầu ra có thể điều chỉnh được.
Nguyên lý hoạt động của biến tần:
Nguyên lý cơ bản làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn
điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng
phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ
vậy, hệ số công suất cos(φ) của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và
có giá trị ít nhất 0.96 Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp
xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ
IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng
xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay,
tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho
động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.
Hình 1.39. Nguyên lý hoạt đọng của biến tần
Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần
số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy
luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô-men không đổi, tỉ số điện
áp - tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4.
Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô-men là hàm bậc hai của
tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô-men cũng lại là hàm bậc
hai của điện áp.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS. Nguyễn Tấn Dũng 51
Hiệu suất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tinh_toan_thiet_ke_he_thong_say_doi_luu_thon.pdf