Giải pháp về hoàn thiện khung pháp lý cho một vùng lãnh thổ
được trao những ưu đãi đặc biệt, khác với vùng lãnh thổ còn lại cấp tỉnh
Cần phải có văn bản mang tính luật hóa những loại khác nhau các
KKTĐB. Có thể Luật không kể hết, nhưng luật sẽ xây dựng nguyên tắc chung
để đặt tên cũng như các chế độ ưu đãi dành cho các KKTĐB. Luật về KKTĐB
sẽ tạo ra một cơ chế ổn định cho Ban Quản lý KKTĐB cấp tỉnh; xác định rõ
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ thể này. Đồng thời Luật về KKTĐB
sẽ hạn chế sự tác động, ảnh hưởng của những sự thay đổi của các đạo luật khác
đến KKTĐB.
28 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tổ chức bộ máy ban quản lý khu kinh tế đặc biệt cấp tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c
những hướng nghiên cứu thực tiễn chính, những số liệu cần tiếp cận, cũng
thông qua đây, tác giả có cơ sở để xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát địa bàn
nghiên cứu trong lĩnh vực tổ chức bộ máy Ban Quản lý KKTĐB Vùng
KTTĐPN.
Luận án sẽ kế thừa các quan điểm khác nhau về tổ chức bộ máy Ban
Quản lý KKTĐB, để từ đó đưa ra cách hiểu riêng về thuật ngữ này trong luận
án và luận án kế thừa các nghiên cứu đã có trước để luận giải riêng về tổ chức
bộ máy Ban Quản lý KKTĐB Vùng KTTĐPN.
1.2.2. Những vấn đề liên quan đến luận án chưa được đề cập
Có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có
liên quan đến tổ chức bộ máy KKTĐB khá đa dạng và phong phú. Đối với
nhóm công trình ngoài nước, các công trình nghiên cứu tương đối sâu và cụ thể
về tổ chức bộ máy quản lý ở KKTĐB. Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu chủ
yếu đối với các KKTĐB ở nước ngoài như Trung Quốc, Hồng Kông,
Singapore, v.v... Những mô hình tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của cơ
quan quản lý KKTĐB tại các quốc gia đó có thể vận dụng vào Việt Nam được
hay không. Và để vận dụng được cần những điều kiện gì thì cần phải tiếp tục
nghiên cứu làm rõ cho phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế xã hội, thể chế
chính trị, thể chế nhà nước của Việt Nam.
Những công trình trong nước mặc dù được công bố dưới các hình thức đa
7
dạng, gồm sách, bài báo, đề tài, đề án cấp bộ, luận án tiến sĩ... Tuy nhiên các
công trình chủ yếu đề cập đến KKTĐB nói chung và các chính sách để phát
triển KKTĐB. Những nội dung về tổ chức bộ máy quản lý chưa được nghiên
cứu.
Một số công trình dưới dạng đề tài khoa học như công trình của Thang
Văn Phúc và cộng sự (năm 1996), đề án cấp bộ (năm 2014) của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã có đề cập đến nội dung tổ chức bộ máy Ban Quản lý các KCN, KCX.
Tuy nhiên, đề tài cấp bộ của nhóm nghiên cứu về tổ chức QLNN đối với các
KKT, KCX và KCN nói chung từ trung ương đến địa phương (không nghiên
cứu chuyên sâu bộ máy quản lý KKTĐB cấp tỉnh).
Một số luận án tiến sĩ cũng nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính
sách công hoặc hoàn thiện công tác tổ chức QLNN đối với các KCN, KCX,
trong đó giải pháp về tổ chức bộ máy của Ban Quản lý được đề cập rất sơ sài.
Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào về tổ chức bộ máy cơ quan
quản lý KKTĐB cấp tỉnh phù hợp với chức năng QLNN trực tiếp các vấn đề
trên địa bàn KKTĐB theo sự phân cấp, ủy quyền.
Từ những đánh giá, có thể nhận thấy một số khoảng trống cần làm rõ hơn
về mặt lý luận và thực tiễn. Đó là:
- Cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy Ban Quản lý KKTĐB đối với vùng
kinh tế trọng điểm nói riêng và cả nước nói chung, bao gồm cả việc xác định vị
trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ phối hợp cho
cơ quan quản lý KKTĐB cấp tỉnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức bộ máy Ban Quản lý KKTĐB
Vùng KTTĐPN để chỉ ra những ưu điểm, các kết quả đạt được, các hạn chế cần
khắc phục trong quá trình hoạt động của các cơ quan quản lý này.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy Ban KKTĐB cấp tỉnh
theo hướng QLNN trực tiếp tất cả các vấn đề trên KKTĐB.
Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY BAN QUẢN LÝ
KHU KINH TẾ ĐẶC BIỆT CẤP TỈNH
2.1. Khu Kinh tế đặc biệt
2.1.1. Quan niệm về Khu Kinh tế đặc biệt
Từ nhiều cách hiểu khác nhau của cụm từ KKTĐB, và để tránh nhầm với
8
đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, tác giả luận án quan niệm rằng: “Khu kinh
tế đặc biệt là không gian lãnh thổ xác định nằm trong lãnh thổ quốc gia (nếu
là khu kinh tế đặc biệt cấp quốc gia); lãnh thổ vùng (khu kinh tế đặc biệt cấp
vùng) hoặc lãnh thổ cấp tỉnh được quản lý theo quy chế đặc biệt cho các hoạt
động kinh tế - xã hội nhằm thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư sản xuất, kinh
doanh, cung cấp dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội quốc
gia, vùng hoặc tỉnh”. Đây cũng là cơ sở để luận án nghiên cứu các nội dung
liên quan đến tổ chức bộ máy Ban Quản lý KKTĐB.
2.1.2. Phân loại Khu Kinh tế đặc biệt
Phân loại theo tên gọi: Vùng thương mại tự do- Free trade zones; Vùng
chế biến xuất khẩu - Export-processing zones (EPZ); Khu Công nghiệp hay
công viên công nghiệp - Industrial parks; Vùng phát triển công nghệ và kinh tế
- Economic and technology development zones; Khu công nghệ cao - High-tech
zones; Công viên hay khu khoa học và đổi mới - Science and innovation parks;
Cảng tự do- Free ports; Khu Công nghiệp - Enterprise zones; Khu Công nghiệp
sinh thái (Eco-industrial Zone).
Phân loại theo quy mô vùng: KKTĐB quốc gia; KKTĐB nằm ở vùng
biên giới các quốc gia (vùng biên); Vùng xuyên quốc gia; Vùng hải quan ưu
đãi; Vùng thương mại tự do (cả khu vực hay một số nước); Liên minh hải quan;
Thị trường chung; Liên minh kinh tế tiền tệ; Liên minh kinh tế - chính trị,v.v.
Phân loại theo chủ thể thành lập: Chủ thể quyết định đồng ý thành lập
KKTĐB (Trung ương, địa phương,v.v.); Chủ thể quyết định các chính sách ưu
đãi cho KKTĐB (trên các lĩnh vực); Chủ thể quản lý KKTĐB sau khi được
phép thành lập (chủ sở hữu KKTĐB); Người đầu tư phát triển KKTĐB (nhà
nước hay tư nhân hay liên doanh giữa nhà nước và tư nhân PPP,v.v.); Chủ thể
quyết định cấp phép cho các chủ thể hoạt động sản xuất đầu tư vào KKTĐB
(doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ,v.v.); Cộng đồng
dân cư trong địa giới của KKTĐB;
Phân loại theo hình thức sở hữu: Với các KKTĐB thuộc nhà nước sở hữu
(Trung ương hay địa phương) gắn với quyền quyết định thành lập cơ quan quản
lý KKTĐB đó thuộc về nhà nước; KKTĐB do tư nhân chủ sở hữu.
2.1.3. Mục tiêu thành lập Khu Kinh tế đặc biệt
- Tạo việc làm, đặc biệt là việc làm cho phụ nữ (gắn với các lĩnh vực đầu
9
tư vào KKTĐB); Gia tăng xuất khẩu;- Chuyển giao công nghệ và kỹ năng điều
hành, quản lý của doanh nghiệp nước ngoài; Thu hút đầu tư nước ngoài ở giai
đoạn đầu và thu hút đầu tư nói chung cả trong nước và nước ngoài.
2.2. Quản lý Khu Kinh tế đặc biệt
2.2.1. Quản lý nhà nước đối với Khu Kinh tế đặc biệt
QLNN đối với KKTĐB là quản lý các vấn đề ngành, lĩnh vực trên địa bàn
lãnh thổ đặc biệt với những chính sách, pháp luật của nhà nước khác với các
vùng còn lại. QLNN các KKTĐB gắn liền với các nội dung cụ thể:
2.2.1.1. Ban hành hệ thống pháp luật về Khu Kinh tế đặc biệt
Văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý để thành lập KKTĐB; Văn bản pháp
luật xác định quyền quyết định thành lập cơ quan quản lý từng KKTĐB cụ thể;
Văn bản pháp luật xác lập chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan
quản lý KKTĐB; Văn bản pháp luật xác lập về nguồn lực của cơ quan QLNN
KKTĐB; Văn bản pháp luật xác lập mối quan hệ của cơ quan QLNN KKTĐB
với các cơ quan khác trong quản lý ngành và lãnh thổ
2.2.1.2. Thực hiện quản lý nhà nước đối với Khu Kinh tế đặc biệt theo
nguyên tắc “quản lý ngành, lĩnh vực kết hợp với lãnh thổ”
Trên nguyên tắc quản lý ngành, lĩnh vực gắn liền với lãnh thổ nhất định,
quản lý KKTĐB là quản lý những vấn đề thuộc về ngành, lĩnh vực trên địa bàn
ranh giới KKTĐB.
2.2.2. Quản lý hoạt động đầu tư, phát triển, vận hành khai thác và cung
cấp dịch vụ trên địa bàn Khu Kinh tế đặc biệt
Nội dung này có thể chia thành hai phần: Nhóm các hoạt động liên quan
đến cấp phép; Nhóm hoạt động thứ hai gắn liền với các hoạt động đầu tư phát
triển hạ tầng KKTĐB;
2.2.2.1. Quản lý hoạt động cấp phép cho các chủ đầu tư phát triển hạ
tầng, vận hành khai thác, cung cấp dịch vụ : Đây là công việc của cơ quan
QLNN KKTĐB. Như trên đã nêu, tên gọi có thể là Ban Quản lý KKTĐB.
2.2.2.2. Quản lý hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng Khu Kinh tế đặc biệt
và cung cấp dịch vụ
Đây là những hoạt động mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ nhằm tạo
ra điều kiện để các nhà sản xuất, kinh doanh có thể thực hiện hiệu quả hoạt
động của mình trên địa bàn KKTĐB.
10
2.2.2.3. Chủ thể khai thác, vận hành Khu Kinh tế đặc biệt
Mỗi một KKTĐB sẽ chọn một nhà khai thác, vận hành khu đó. Nhà khai
thác vận hành có thể cùng đồng thời là nhà đầu tư phát triển; hoặc có một chủ
thể khác được nhà đầu tư phát triển ký thỏa thuận để khai thác vận hành
KKTĐB sau khi đã hoàn thành đầu tư phát triển hạ tầng. Nhà khai thác có
nhiệm vụ: cho các nhà đầu tư sản xuất thuê đất; ký thỏa thuận cho thuê; duy trì
và cung cấp dịch vụ như điện, nước, khí,v.v. Họ có thể tự thực hiện hoặc cũng
có thể hợp đồng với bên ngoài cung cấp. Cung cấp các dịch vụ khác như: đào
tạo, chăm sóc y tế; trẻ và vận chuyển hoặc tuyển lao động cho nhà đầu tư; tiếp
thị để thu hút các nhà đầu tư để lấp đầy theo kế hoạch tổng thể đã quy hoạch.
2.2.2.4. Các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh vào Khu Kinh tế đặc biệt
Các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh là đối tượng thu hút đối với các
KKTĐB và họ thực sự là nhân tố quyết định sự thành công của các kỳ vọng đã
nêu.
2.3. Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước Khu Kinh tế đặc biệt
cấp tỉnh
2.3.1. Khái niệm về tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước Khu
Kinh tế đặc biệt cấp tỉnh
Từ những phân tích và luận giải về KKTĐB và tổ chức bộ máy, có thể
hiểu: tổ chức bộ máy quản lý nhà nước Khu Kinh tế đặc biệt cấp tỉnh là xác
định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ phối hợp
bên trong và bên ngoài, đồng thời đảm bảo các điều kiện để bộ máy quản lý
đó thực hiện quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả đối với tất cả vấn đề
ngành, lĩnh vực trên địa bàn lãnh thổ Khu Kinh tế đặc biệt.
2.3.2. Nguyên tắc tổ chức bộ máy Ban Quản lý Khu kinh tế đặc biệt cấp tỉnh
Có thể căn cứ vào cách tiếp cận của Max Weber hay của Fayol về lý
thuyết tổ chức để xem xét nguyên tắc tổ chức. Đó là: Chuyên môn hóa; Xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận; Phạm vi kiểm soát; Quan hệ
quản lý; Thống nhất mệnh lệnh.
2.3.2.1. Nguyên tắc Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc biệt cấp tỉnh quản lý
nhà nước trực tiếp tất cả các vấn đề của Khu Kinh tế đặc biệt một cách hiệu lực
và hiệu quả.
Tính hiệu lực được xác định trên cơ sở: phải làm được tất cả những gì
11
pháp luật nhà nước trao trên lĩnh vực QLNN các vấn đề thuộc KKTĐB. Đây là
một trong những thách thức của nhiều cơ quan QLNN. Họ không làm hết và
không làm được những gì pháp luật nhà nước trao. Hiện tượng bỏ sót, làm
không đến kết quả cuối cùng hoặc làm theo “hình thức, phong trào” đã và đang
xảy ra ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Hiệu lực không có (hay còn gọi là hiệu
lực thấp). Hiệu quả là một vấn đề sống còn của hoạt động quản lý nói chung,
đặc biệt trong các tổ chức nhà nước. Hiệu quả đồng nghĩa với việc thực hiện
đúng, đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhưng với chi phí thấp nhất, trong
đó chi ngân sách nhà nước một cách hợp lý nhất. Điều này đồng nghĩa với việc
càng tiết kiệm hay chi phí ngân sách thấp có thể coi hiệu quả cao.
2.3.2.2. Nguyên tắc Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc biệt cấp tỉnh là cơ quan
quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực.
QLNN KKTĐB trên địa bàn lãnh thổ các KKTĐB bao gồm: quy hoạch,
xây dựng, đầu tư, môi trường, lao động, xuất nhập khẩu, an ninh, trật tự, thương
mại, v.v..., nên có thể nói QLNN KKTĐB là quản lý các vấn đề của các ngành,
lĩnh vực xảy ra trên địa bàn lãnh thổ KKTĐB.
2.3.2.3. Nguyên tắc phân định rõ vai trò trách nhiệm của từng chủ thể
quản lý nhà nước Khu Kinh tế đặc biệt: Chính phủ, chính quyền địa phương và
Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc biệt.
Để quản lý KKTĐB có hiệu lực, hiệu quả cần xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của các chủ thể có liên quan đến quản lý các vấn đề
thuộc KKTĐB.
2.3.2.4. Nguyên tắc phối hợp giữa Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc biệt cấp
tỉnh với các chủ thể quản lý khác có liên quan đến quản lý nhà nước các vấn đề
trên địa bàn lãnh thổ nói chung.
Ban Quản lý KKTĐB là chủ thể QLNN trực tiếp các vấn đề ngành, lĩnh
vực trên địa bàn lãnh thổ KKTĐB. Tuy nhiên, có thể có những vấn đề, đặc biệt
là những vấn đề liên quan đến đất đai, môi trường, nguồn nhân lực làm việc
trong các KKTĐB, có thể không chỉ xảy ra trên địa bàn lãnh thổ KKTĐB mà có
thể ảnh hưởng, lan tỏa ra cả bên ngoài lãnh thổ KKTĐB.
2.3.2.5. Nguyên tắc phân định rõ hoạt động quản lý nhà nước các vấn đề
trên địa bàn lãnh thổ Khu Kinh tế đặc biệt với hoạt động khác.
Đây là một nguyên tắc đã được đề ra trong hoạt động QLNN nói chung,
12
hành chính nhà nước nói riêng ở Việt Nam cũng như nhiều nước chuyển đổi từ
nền kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh
tế tham gia [42].
2.3.3. Căn cứ để tổ chức bộ máy Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc biệt cấp
tỉnh
Để tổ chức bộ máy Ban Quản lý KKTĐB cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu quản
lý KKTĐB, cần căn cứ vào một số yếu tố sau: Hệ thống văn bản pháp luật liên
quan đến Khu Kinh tế đặc biệt; Chủ thể thành lập Khu Kinh tế đặc biệt; Loại
Khu Kinh tế đặc biệt; Quy mô của Khu Kinh tế đặc biệt.
2.3.4. Nội dung tổ chức bộ máy Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc biệt cấp
tỉnh
2.3.4.1. Xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ Ban Quản lý Khu Kinh tế
đặc biệt cấp tỉnh
- Vị trí: Khách thể KKTĐB là một loại khách thể đặc biệt, có những tính
chất đặc biệt. Tuy nhiên, tính đặc biệt đó phải được quy định mang tính thống
nhất chung của cả nước.
2.3.4.2. Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Khu Kinh tế
đặc biệt cấp tỉnh
Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy của bất cứ tổ chức nào đều phải tuân thủ
một số quy định [31]: Thứ nhất, phân chia chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn
được giao thành các bộ phận mang tính chuyên môn hóa; Thứ hai, tùy theo điều
kiện cụ thể lựa chọn một cơ cấu tổ chức thích hợp như phòng ban, bộ phận, ma
trận, hay lãnh thổ; hoặc một cơ cấu tổng hợp từ các cơ cấu trên; Thứ ba, xác
định mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Xác định quan hệ là trực tuyến, quan hệ
là tham mưu.
2.3.4.3. Xác lập mối quan hệ giữa Ban Quản lý KKTĐB với các cơ quan,
tổ chức khác
Để thực hiện cơ chế phối hợp giữa Ban Quản lý KKTĐB cấp tỉnh với các
chủ thể quản lý khác có liên quan đến QLNN các vấn đề trên địa bàn lãnh thổ
KKTĐB, cần phải xác định được mối quan hệ giữa Ban Quản lý KKTĐB với
các cơ quan, tổ chức khác cụ thể, rõ ràng.
2.4. Kinh nghiệm Tổ chức bộ máy quản lý Khu Kinh tế đặc biệt của
một số quốc gia và các giá trị tham khảo cho Việt Nam
13
2.4.1. Kinh nghiệm tổ chức bộ máy quản lý Khu Kinh tế đặc biệt của
các nước
Các quốc gia được lựa chọn mang tính khu vực; lịch sử phát triển cũng
như loại hình và có những nét đặc trưng riêng. Mặt khác, mỗi quốc gia có một
thể chế chính trị, nhà nước khác nhau nên cách thức tổ chức bộ máy QLNN
KKTĐB cũng khác nhau. Tác giả chọn 7 nước để xem xét cách tổ chức bộ máy
QLNN KKTĐB, trong đó có những nước đi đầu trong phát triển KKTĐB như
Trung Quốc, Ấn Độ. Có những nước mới nổi lên như Lào, Cộng hòa Nam Phi.
Hàn Quốc, Philippine và Mỹ có cách tổ chức bộ máy khác với các nước cả
truyền thống lẫn mới nổi.
2.4.2. Các giá trị tham khảo cho Việt Nam khi thành lập tổ chức bộ máy
quản lý Khu Kinh tế đặc biệt
Một là, cần một thể chế QLNN chung cho tất cả các KKTĐB; Hai là, Cần
xác định chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của Chính phủ, chính quyền địa
phương cấp tỉnh và Ban Quản lý KKTĐB trong QLNN đối với KKTĐB hiệu
lực, hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả
nước; Ba là, Cần xác định cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, đủ đầu mối đáp ứng
yêu cầu quản lý và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa không dừng; Bốn là, thể
chế quản lý KKTĐB thành công không phải là độc quyền nhà nước mà là mô
hình đối tác công – tư (PPP).
Chương 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY BAN QUẢN LÝ KHU
KINH TẾ ĐẶC BIỆT CẤP TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA
NAM
3.1. Khu Kinh tế đặc biệt Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
3.1.1. Tổng quan về Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
Vùng KTTĐPN hiện nay là tên gọi để chỉ các tỉnh: TP. Hồ Chí Minh;
Đồng Nai; Bình Dương; Bà Rịa - Vũng Tàu; Tây Ninh; Bình Phước; Long An
và Tiền Giang. Vùng KTTĐPN là vùng xét mức độ bình quân về GDP, cũng
như mức độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất của cả nước, nhưng không
đồng đều. Trong đó tập trung chủ yếu vào TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai,
tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng thời, Vùng KTTĐPN cũng
là vùng có sức thu hút đầu tư lớn nhất cả nước [54].
14
3.1.2. Các loại Khu Kinh tế đặc biệt trên Vùng Kinh tế trọng điểm phía
Nam
3.1.2.1. Khu Chế xuất
Quy chế KCX đã được ban hành kèm theo Nghị định số 322/HĐBT ngày
18/10/1991 và KCX Tân Thuận - KCX đầu tiên của cả nước đã được thành lập
theo Quyết định số 394/CT ngày 25/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
3.1.2.2. Khu Công nghiệp
KCN là một dạng của KKTĐB khá phổ biến ở Việt Nam nói chung và
Vùng KTTĐPN nói riêng. Hiện nay (2016) số lượng KKTĐB có tên gọi KCN
là 143 [35]. Nhìn chung, tỉnh nào cũng có KCN, tuy nhiên số lượng khác nhau
và cũng khác nhau cả về quy mô KCN. Riêng Đồng Nai có KCN với quy mô
lớn nhất chiếm 21% số lượng KCN trên địa bàn Vùng KTTĐPN. Xu hướng
phát triển các KCN đang được quan tâm của các tỉnh Vùng KTTĐPN.
3.1.2.3. Khu Kinh tế
KKT là một dạng khác của KKTĐB ở Việt Nam cũng như ở Vùng
KTTĐPN. Theo văn bản hiện hành, trên địa bàn Vùng KTTĐPN chưa có KKT
nào được thành lập. Hiện nay cả nước có 18 KKT đã được bàn đến và một số đã
đi vào hoạt động. Các KKT tập trung ở Miền Trung.
3.1.2.4. Khu Kinh tế cửa khẩu
Loại thứ 4 của KKTĐB ở Việt Nam và trên địa bàn Vùng KTTĐPN là
KKT cửa khẩu. Đây là một loại hình KKTĐB được thành lập ở những tỉnh có
biên giới với các quốc gia láng giềng.
3.1.2.5. Khu Công nghệ cao
KCNC là dạng thứ 5 KKTĐB trên địa bàn Vùng KTTĐPN, được thành
lập để tập trung thu hút công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
đạt chất lượng cao tạo ra nền tảng kinh tế trí thức. KCNC trên địa bàn Vùng
KTTĐPN chưa có điều kiện phát triển như KCN.
3.1.2.6. Khu Nông nghiệp công nghệ cao
KNNCNC được quan tâm phát triển đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh. Đây
cũng là một dạng đặc biệt của KCNC, khi tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp.
Trong bối cảnh là nước nông nghiệp như Việt Nam, Chính phủ quan tâm phát
triển loại KCNC này nhằm tập trung phát triển nông nghiệp [55]. Đến năm
2020 Việt Nam sẽ có 10 KNNCNC.
15
3.1.2.7. Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore
KCN Việt Nam – Singapore (VSIP - Vietnam Singapore Industrial Park)
là tên gọi để chỉ một loại hình KKTĐB được thành lập ở Việt Nam trên cơ sở
liên kết giữa Việt Nam và Singapore ở cấp Chính phủ. Mô hình này tương tự
như mô hình KCN Tô Châu của Trung Quốc cũng liên kết cấp Chính phủ giữa
hai quốc gia. Hiện nay Singapore đã thành lập ở Việt Nam 6 VSIP, trong đó
VSIP tại Bình Dương là mô hình tiên phong.
3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc biệt cấp
tỉnh trên địa bàn Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
3.2.1. Căn cứ pháp lý về tổ chức bộ máy “Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc
biệt”
3.2.1.1. Tổng quan chung về cơ sở pháp lý hình thành và hoạt động của
Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc biệt
Có những Ban Quản lý KKTĐB do Chính phủ thành lập; có những loại
KKTĐB, Chính phủ ủy quyền cho UBND cấp tỉnh thành lập, có những loại
KKTĐB Ban Quản lý do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập.
3.2.1.2. Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc biệt cấp tỉnh của từng địa phương
Ban Quản lý KKTĐB trên địa bàn Vùng KTTĐPN có lịch sử hình thành
gắn với các loại KKTĐB khác nhau nên cũng rất đa dạng; Dạng thứ nhất: Mỗi
một địa phương thành lập một chủ thể để QLNN tất cả các loại KKTĐB trên
từng địa bàn lãnh thổ cấp tỉnh. Dạng thứ hai: Căn cứ vào quyết định thành lập,
mỗi một KKTĐB sẽ có một chủ thể (Ban) quản lý riêng của mình.
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Khu Kinh tế
đặc biệt cấp tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
Về nguyên tắc, mô hình tổ chức Ban Quản lý theo dạng 1 thống nhất
chung cả nước về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức.
Đối với Ban Quản lý từng loại KKTĐB chuyên biệt, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được quy định bằng những quyết định riêng.
3.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Khu Kinh tế
đặc biệt theo dạng thứ nhất
Về vị trí và chức năng: (1) Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh)
thực hiện chức năng QLNN trực tiếp đối với KCN, KCX (sau đây gọi chung là
16
KCN), KKT ven biển, KKT cửa khẩu (sau đây gọi chung là KKT) và tổ chức
cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt
động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN, KKT; (2) Ban
Quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, công chức, viên chức,
chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND cấp tỉnh; chịu
sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành
quản lý về ngành, lĩnh vực trong công tác quản lý KCN, KKT; có trách nhiệm
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh trong
công tác quản lý KCN, KKT; (3) Ban Quản lý có tư cách pháp nhân; tài khoản;
con dấu mang hình quốc huy; sử dụng kinh phí quản lý hành chính nhà nước,
kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước
cấp theo kế hoạch hàng năm; nguồn kinh phí khác theo quy định pháp luật.
Về nhiệm vụ và quyền hạn:
Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật,
phân cấp, ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn
khác được UBND cấp tỉnh giao [7].
3.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý KKTĐB
theo dạng thứ 2
Trên địa bàn Vùng KTTĐPN có ba loại KKTĐB chưa đưa vào quy định
chung hay chưa chịu sự quản lý chung của Ban Quản lý theo quy định trong
Thông tư liên bộ: Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh; Khu Nông nghiệp
Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh; VSIP tại Bình Dương.
3.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc biệt
Cơ cấu tổ chức bộ máy Ban Quản lý các KKTĐB trên địa bàn lãnh thổ
Vùng KTTĐPN cũng được tiếp cận theo hai nhóm: Nhóm chung cho Ban để
chỉ chủ thể QLNN nhiều KKTĐB; Nhóm Ban Quản lý một loại KKĐB.
3.2.4. Phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước của Ban Quản lý Khu
Kinh tế đặc biệt cấp tỉnh với các cơ quan hành chính nhà nước khác
Phối hợp giữa Ban Quản lý KKTĐB trên địa bàn cấp tỉnh với các cơ quan
QLNN ngành, lĩnh vực - UBND cấp huyện có KKTĐB; với các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND cấp tỉnh (Sở, Ban) và các phòng chuyên môn thuộc UBND
cấp huyện.
3.3. Đánh giá về tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc
17
biệt cấp tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
3.3.1. Đánh giá chung về hoạt động Khu Kinh tế đặc biệt và tổ chức bộ
máy Ban Quản lý Khu Kinh tế đặc biệt
3.3.1.1. Đánh giá chung về hoạt động của Khu Kinh tế đặc biệt
Hoạt động của KKTĐB đã có những tác động, ảnh hưởng tích cực đến
phát triển kinh tế - xã hội cả nước cũng như từng địa phương: Thứ nhất,
KKTĐB đã góp phần vào đổi mới môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam;
Thứ hai, KKTĐB đã thu hút được lượng vốn lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và sản xuất kinh doanh; Thứ ba, KKTĐB đã thúc đẩy phát triển sản xuất
công nghiệp, hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực; Thứ tư, KKTĐB đã
có một số đóng góp về phát triển kinh tế - xã hội;
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động của
KKTĐB vẫn tồn tại một số hạn chế: Một là, cơ quan QLNN tại địa phương
chưa phát huy được vai trò đầu mối để thực hiện cải cách hành chính “một cửa
tại chỗ”; Hai là, ưu đãi đầu tư cho KKTĐB đã được quan tâm nhưng chưa thực
sự hấp dẫn; Ba là, huy động các nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho
KKTĐB còn khó khăn; Bốn là, các mối liên kết kinh tế trong phát triển các loại
khu nêu trên chưa rõ ràng, hiệu quả; Năm là, thiếu một chiến lược phát triển
khu KKTĐB.
3.3.1.2. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy Ban quản lý KKTĐB
Trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, công tác tổ chức và tổ chức của
từng cơ quan nhà nước mang tính “độc quyền” của Chính phủ. Điều này đã thể
hiện rất rõ trong nhiều văn bản, nhưng nếu lấy hai văn bản gần đây nhất về tổ
chức các cơ quan chuyên thôn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (Nghị định
24/2014/NĐ-CP) và nghị định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban Nhân dân cấp huyện (Nghị định 37/2014/NĐ-CP), dù các tỉnh và các huyện
có thể mong muốn được lựa chọn một cơ cấu tổ chức phù hợp hơn với địa
phương mình, nhưng tất cả các tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc TW) cũng như
tất cả các đơn vị cấp huyện đều phải tổ chức chung, giống như quy định.
Về tổ chức Ban quản lý KKTĐB cấp tỉnh cũng tương tự. Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập các KKTĐB và Thủ tướng Chính phủ ban hành
quyết định quy định cơ cấu tổ chức bộ máy Ban quản lý này. Và tùy theo từng
điều kiện cụ thể có quyết định của Thủ tướng Chính phủ có những quy định
18
khác nhau. Nghị định 29/2008/NĐ-CP, quy định cách thức tổ chức bộ máy của
Ban quản lý KKTĐB và hai bộ cụ thể hóa thành Thông tư 06/2015.
3.3.2. Ưu điểm, hạn chế của tổ chức bộ máy Ban quản lý KKTĐB cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_to_chuc_bo_may_ban_quan_ly_khu_kinh_te_dac_b.pdf