Như nội dung Tác giả đã trình bày ở chương 3 về các Kết quả nghiên
cứu đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong việc thực
hiện nhiệm vụ Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế. Các Kết
quả đã phản ánh tính hệ thống của quá trình nghiên cứu. Đó là từ nhận
dạng những Đặc trưng, nhận dạng Mối quan hệ, xây dựng Bộ Quy tắc
Ứng xử cho đến đề xuất Giải pháp tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu và
khu ở mới của Thành phố Huế. Do đó trong phần Bàn luận về kết quả
nghiên cứu, Tác giả tập trung vào các vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đối
với việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị hiện nay, cụ thể:
- Bàn luận kết quả nghiên cứu với các hoạt động tư vấn thiết kế về
việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị hiện nay: Thực tế hiện
nay chưa có những Quy định cụ thể về tư vấn thiết kế tổ chức Kiến
trúc cảnh quan khu ở, do đó cần có bước nghiên cứu tiếp theo để cụ
thể hóa các Kết quả nghiên cứu trở thành những Quy định, Quy phạm
trong công tác tư vấn thiết kế quy hoạch và kiến trúc khu ở.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Tình hình tổ chức KTCQ khu ở tại một số đô thị Việt Nam
1.3.1. Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ: Phố cổ
Hà Nội cũng như phố cổ Hội An, Kiến trúc cảnh quan có quy mô
khoảng trống nhỏ, có tỷ lệ hài hòa với cảnh quan đường phố và còn
giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp truyền thống.
1.3.2. Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cũ: Khu ở
cũ Hà Nội cũng như khu ở cũ Thành phố Hồ Chí Minh tuy có nhiều
thay đổi do xây chen, cơi nới, nhưng các khu ở dạng biệt thự vẫn giữ
được nét Kiến trúc cảnh quan hài hòa phản ánh một bản sắc văn hóa
của một giai đoạn hình thành và phát triển, đó là vẫn giữ được “Tinh
thần cũ”, phố cũ, nhà cũ và Kiến trúc cảnh quan cũ.
1.3.3. Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới: Khu
ở mới Hà Nội cũng như khu ở mới TP. Hồ Chí Minh được xây dựng
đồng bộ, trong đó kiến trúc cảnh quan khu ở có nhiều giải pháp tổ chức
8
đáp ứng nhu cầu ở đa dạng của thị trường và tổ chức xây dựng theo
xu hướng phát triển bền vững mang lại nhiều giá trị về KTCQ khu ở.
1.4. Hiện trạng tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu Thành phố Huế
1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển khu ở TP. Huế: Mỗi
giai đoạn phát triển, những dấu vết về lịch sử và văn hóa của đô thị
Huế được phản ánh sinh động thông qua các khu ở của người dân xứ
Huế: Khu phố cổ Bao Vinh, Khu phố cổ Gia Hội cũng như Khu ở cũ
trong Kinh Thành Huế hay Khu phố Tây và Khu nhà ở xóm Ngự Viên,
kể cả Khu ở kiểu Nhà vườn, các khu ở này đều xuất hiện từ đầu thế kỷ
XVIII là nhà ở đô thị “Đặc biệt” cho các Quý tộc Triều Nguyễn. Đối
với Khu ở kết hợp với thương mại: Khu phố cảng Thanh Hà; Khu phố
chợ Dinh - chợ Được; Khu phố Đông; Khu phố Tràng Tiền cũng được
xây dựng rất sớm phản ánh tính chất vừa ở vừa buôn bán; Các khu phố
thương mại mới xây dựng: Phố dịch vụ, bán lẻ và Phố ẩm thực được
hình thành mới như một dấu ấn ghi nhận thời kỳ đổi mới. Khu ở mới
dạng chung cư đáp ứng nhu cầu của một bộ phận dân cư TP. Huế, sẽ
là mô hình ở phổ biến tại TP. Huế trong tương lai. Từ khía cạnh tổ
chức Kiến trúc cảnh quan khu ở, Tác giả phân loại các khu ở TP. Huế
hiện nay thành bốn hình thức ở chính như sau: Khu ở cổ và ở cũ (Trong
đó bao gồm khu ở dạng phố thương mại xây dựng lâu đời); Khu ở kiểu
nhà vườn; Khu ở kết hợp với thương mại; Khu ở mới dạng chung cư.
1.4.2. Hiện trạng yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác
trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu Thành phố Huế
- Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc
trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu Thành phố Huế:
Tuy các khu ở có khác nhau về hình thức ở song đều có nét chung
phản ánh Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc của yếu tố Kiến trúc
khá phù hợp với tính chất của khu ở.
9
- Hiện trạng các yếu tố KTCQ khác - Địa hình, Mặt nước và Cây xanh
trong tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu Thành phố Huế: Cũng như yếu
tố Kiến trúc, các yếu tố Địa hình, Mặt nước, Cây xanh trong các khu
ở hiện hữu được tổ chức hài hòa với nhau và hài hòa với Kiến trúc.
Tuy nhiên khu ở dạng chung cư còn hạn chế về mặt nước và cây xanh.
1.4.3. Nhận xét yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong
việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu TP. Huế
- Đối với khu ở cổ và ở cũ:
+ Nhiệm vụ Chức năng: Thiếu không gian bán công cộng, công cộng.
+ Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Giữ được nét đẹp hài hòa giữa bình diện nền
và bình diện đứng của khu ở.
+ Nhiệm vụ Môi trường: Môi trường nhân tạo hài hòa với môi trường
tự nhiên nhưng còn hiện tượng ô nhiễm về rác thải, nước thải trong
khu ở.
+ Nhiệm vụ An toàn: Khu ở còn nhiều hạn chế về mặt an toàn.
- Đối với khu ở kiểu nhà vườn:
+ Nhiệm vụ Chức năng: Có sự điều chỉnh trong tổ chức không gian,
đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong khu ở.
+ Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Kiến trúc cảnh quan khu ở mang lại giá trị
hài hòa với vẻ đẹp đặc sắc cho khu ở.
+ Nhiệm vụ Môi trường: Có sự cân bằng giữa môi trường nhân tạo
và môi trường tự nhiên.
+ Nhiệm vụ An toàn: Đảm bảo yêu cầu an toàn trong khu ở.
- Đối với khu ở kết hợp với thương mại:
+ Nhiệm vụ Chức năng: Chưa đảm bảo các hoạt động chức năng.
+ Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Khu ở có Phong cách “Nửa hiện đại, nửa
truyền thống”, chưa rõ nét về mặt thẩm mỹ trong Kiến trúc cảnh quan
khu ở.
10
+ Nhiệm vụ Môi trường: Mật độ bê tông hóa cao, do đó còn nhiều
hạn chế về mặt môi trường.
+ Nhiệm vụ An toàn: Sự gia tăng các hoạt động buôn bán dẫn đến
nhiều hệ lụy không an toàn trong khu ở.
- Đối với khu ở mới dạng chung cư:
+ Nhiệm vụ Chức năng: Do còn hạn chế về mặt quy mô diện tích
nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ chức năng trong khu ở.
+ Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Mô hình ở mới nhưng chưa thể hiện được vẻ
đẹp của khu ở hiện đại.
+ Nhiệm vụ Môi trường: Chưa đảm bảo các yêu cầu của môi trường
ở sinh thái và phát triển bền vững.
+ Nhiệm vụ An toàn: Đáp ứng được yêu cầu về an toàn trong khu ở.
1.5. Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu
ở Huế hiện nay: Vấn đề đặt ra cho Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị
TP. Huế hôm nay đó là: Trên cơ sở những nhiệm vụ của tổ chức Kiến
trúc cảnh quan khu ở, tiếp tục nghiên cứu yếu tố Kiến trúc và các yếu
tố KTCQ khác trong khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống
đô thị Thành phố Huế. Do đó cần có các phương pháp luận nghiên cứu
thích hợp cũng như những cơ sở khoa học liên quan đến tổ chức Kiến
trúc cảnh quan khu ở, nội dung này được trình bày ở phần tiếp theo.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ
CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU Ở THÀNH PHỐ HUẾ
2.1. Phương pháp nghiên cứu: Căn cứ vào đối tượng và nội dung
nghiên cứu Tác giả sử dụng năm phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp Khảo sát hiện trạng; Phương pháp Phân tích, tổng hợp;
11
Phương pháp Lịch sử; Phương pháp Thống kê, hệ thống hóa; Phương
pháp Chuyên gia.
2.2. Cơ sở khoa học tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở TP. Huế
2.2.1. Cơ sở về Điều kiện tự nhiên TP. Huế: Đó là việc tổ chức
KTCQ khu ở phù hợp với địa hình, đất đai, khí hậu, cảnh quan thiên
nhiên ở Huế và đặc biệt là cảnh quan sông Hương và núi Ngự. Tổ chức
Kiến trúc cảnh quan khu ở được xem xét như là sắc thái riêng của Huế.
2.2.2. Cơ sở về Văn hóa xã hội trong tổ chức Kiến trúc cảnh
quan khu ở Thành phố Huế: Đó là tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu
ở Đề cao giá trị truyền thống, lối sống tính cộng đồng và văn hóa ở
thích thơ ca, hội họa của người dân xứ Huế.
2.2.3. Cơ sở Lý thuyết về tổ chức KTCQ khu ở đô thị TP. Huế
- Lý thuyết thẩm mỹ trong tổ chức KTCQ khu ở đô thị TP. Huế: Đề
cập đến các lý thuyết thẩm mỹ để hướng đến cái đẹp của sự tổng hòa
các yếu tố trong không gian KTCQ khu ở trên cơ sở: Cơ cấu tổ chức
mặt bằng hợp lý và Tổ chức hình khối không gian có tỷ lệ hài hòa.
- Một số lý thuyết Thiết kế Đô thị và Thiết kế KTCQ đô thị trong tổ
chức KTCQ khu ở đô thị tại TP. Huế: Lý thuyết “Một ngôn ngữ kiểu
mẫu”, lý thuyết “Một lý thuyết mới về Thiết kế Đô thị” và lý thuyết
“Tính tự nhiên của Trật tự” của Christopher Alexander và các đồng
sự; Cũng như lý thuyết “Cái chết và cuộc sống của các thành phố lớn
Hoa Kỳ” của Jane Jacobs và lý thuyết “Cảnh quan đô thị súc tích” của
Gordon Cullen, đều là cơ sở cho việc tổ chức KTCQ khu ở đô thị.
2.2.4. Cơ sở về Môi trường sinh thái và phát triển bền vững:
Đó là việc khai thác tài nguyên và rác thải; Tiêu hao năng lượng và
khí thải CO2 và Nguồn nước hướng đến phương thức Xây dựng theo
phương thức sinh thái và phát triển bền vững và với Quan điểm Kiến
trúc cảnh quan khu ở sinh thái và tiết kiệm năng lượng.
12
2.2.5. Cơ sở về Việc đáp ứng các hoạt động chức năng trong tổ
chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế: Đảm bảo việc
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, giao tiếp, di chuyển và yêu cầu về dịch vụ,
thương mại cũng như các yêu cầu khác trong khu ở.
2.2.6. Cơ sở về Kinh tế kỹ thuật trong tổ chức Kiến trúc cảnh
quan khu ở: Là tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở phù hợp với điều
kiện kinh tế và kỹ thuật xây dựng. Trong bối cảnh xây dựng hiện nay
việc lựa chọn công nghệ thích hợp là phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ
thuật của Thành phố Huế cũng như của Việt Nam.
2.2.7. Cơ sở về Định hướng tổ chức KTCQ TP. Huế: Đó là phát
triển không gian TP. Huế theo mô hình “Tập hợp đô thị di sản văn hóa
và cảnh quan”, trên nền tảng Bảo tồn cảnh quan di tích Cố Đô Huế và
thắng cảnh sông Hương núi Ngự cộng với các cơ sở Văn hóa Tâm linh
Phật Giáo và cần gia tăng giá trị mới cho Kiến trúc cảnh quan khu ở.
2.2.8. Bài học kinh nghiệm tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở
đô thị tại một số đô thị trên Thế giới và ở Việt Nam: Tổ chức Kiến
trúc cảnh quan khu ở bảo tồn ký ức sống của người dân đô thị và bảo
tồn phát huy các giá trị Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ, ở cũ theo xu
hướng hiện đại hóa Kiến trúc cảnh quan khu ở trong đô thị.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nhận dạng những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc và các yếu
tố KTCQ khác trong Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế
3.1.1. Nhận dạng những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc trong
tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế
- Đối với khu ở cổ và ở cũ
13
+ Kiến trúc công trình nhà ở
Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng
cao và hệ số sử dụng đất thấp. Khối kiến trúc bám theo mặt đường,
mặt hẻm, có cấu trúc thống nhất và hài hòa với không gian đường phố.
Hình thức kiến trúc: Kiến trúc bản địa truyền thống, sử dụng vật
liệu địa phương, chủ yếu có màu “Trầm và ấm” (Màu nâu đất, màu
ghi và màu vàng nhạt).
+ Kiến trúc công trình công cộng
Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng
thấp và hệ số sử dụng đất thấp. Cấu trúc hình khối đơn giản, xây dựng
độc lập trong một khuôn viên cây xanh riêng.
Hình thức kiến trúc: Phong cách bản địa truyền thống kết hợp với
nghệ thuật trang trí “Cầu kỳ nhưng tinh tế” của người Huế, sử dụng
vật liệu địa phương, màu sắc sặc sỡ (Màu đỏ, màu vàng đậm).
+ Kiến trúc nhỏ trong khu ở
Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, quy mô xây dựng
nhỏ, vị trí xây dựng đan xen trong khu nhà ở và công trình công cộng.
Cấu trúc hình khối đơn giản, tổ chức không gian dạng “Mở” gắn với
cảnh quan thiên nhiên.
Hình thức kiến trúc: Loại kiến trúc nhỏ truyền thống thường thấy
ở các công viên, vườn hoa, sử dụng vật liệu địa phương, màu sắc đơn
giản, nhẹ nhàng (Màu trung gian giữa gam màu của nhà ở và gam màu
của công trình công cộng).
- Đối với khu ở kiểu nhà vườn
+ Kiến trúc công trình nhà ở
Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng
thấp và hệ số sử dụng đất thấp. Cấu trúc từ việc tạo hình là sự kết hợp
của các hình học đơn giản, tạo dựng hình khối hài hòa trong khu vườn.
14
Hình thức kiến trúc: Tiêu biểu là kiến trúc nhà Rường với cấu
trúc gỗ kết hợp với trang trí đặc sắc từ ý tưởng Địa - Nhân - Văn xứ
Huế, sử dụng vật liệu địa phương, màu chủ yếu là tông màu nâu, tùy
theo vị trí của công trình có sự phối màu đậm nhạt khác nhau.
+ Kiến trúc công trình công cộng
Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng
thấp và hệ số sử dụng đất thấp. Được cấu trúc bởi hình khối có sự kết
hợp đa dạng của nhiều hình học theo nguyên tắc của Thuật Phong
Thủy.
Hình thức kiến trúc: Có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc bản
địa với các chi tiết trang trí của kiến trúc Pháp, sử dụng vật liệu địa
phương, màu sắc sặc sỡ (Màu đỏ, màu nâu đỏ, màu nâu đậm).
+ Kiến trúc nhỏ trong khu ở
Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc đơn giản và thấp tầng, quy
mô xây dựng nhỏ, vị trí xây dựng đan xen trong khu ở. Cấu trúc hình
khối đơn giản, tổ chức không gian mở gắn với cảnh quan thiên nhiên.
Hình thức kiến trúc: Loại hình kiến trúc nhỏ truyền thống thường
thấy ở các công viên, vườn hoa, sử dụng vật liệu địa phương, màu sắc
đơn giản, nhẹ nhàng (Màu trung gian giữa gam màu của nhà ở và gam
màu của công trình công cộng).
- Đối với khu ở kết hợp với thương mại
+ Kiến trúc công trình nhà ở
Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng
cao và hệ số sử dụng đất thấp. Khối kiến trúc nhà ở dạng liên kế có
tầng cao khác nhau, bám theo mặt đường, mặt hẻm, có cấu trúc “Mở”.
Hình thức kiến trúc: Kiến trúc nhà phố có phong cách “Hiện đại”,
sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, khu ở có màu
sáng và tươi hơn đối với khu ở cổ và ở cũ.
15
+ Kiến trúc công trình công cộng
Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng
thấp và hệ số sử dụng đất thấp. Cấu trúc đa dạng và phong phú, là sự
kết hợp linh hoạt giữa hình khối mặt bằng với hình khối của mái cũng
như độ đặc rỗng của các mảng tường.
Hình thức kiến trúc: Phong cách kiến trúc theo xu hướng hiện đại
nhất là các công trình thương mại hay vui chơi giải trí của khu ở, sử
dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, kiến trúc có gam
màu sáng và tươi hơn phù hợp với khu thương mại.
+ Kiến trúc nhỏ trong khu ở
Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, quy mô xây dựng
nhỏ, vị trí xây dựng đan xen trong khu ở. Cấu trúc hình khối kiến trúc
đơn giản, tổ chức không gian dạng “Mở” gắn với cảnh quan thiên
nhiên.
Hình thức kiến trúc: Loại hình kiến trúc nhỏ truyền thống thường
thấy ở các công viên, vườn hoa, sử dụng vật liệu truyền thống và một
số vật liệu mới, màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng (Màu trung gian giữa
gam màu của nhà ở và gam màu của công trình công cộng).
- Đối với khu ở mới dạng chung cư
+ Kiến trúc công trình nhà ở
Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng và nhiều tầng (≤ 9
tầng), mật độ xây dựng không quá 50% diện tích đất và hệ số sử dụng
đất thấp. Có cấu trúc là sự tổ hợp hình khối trên cơ sở các hình học cơ
bản kết hợp với tỷ lệ tầng cao và độ đặc rỗng của công trình.
Hình thức kiến trúc: Hướng đến phong cách kiến trúc khu ở hiện
đại, sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, kiến trúc có
gam màu sáng và tươi hơn phù hợp với khu ở mới dạng chung cư.
+ Kiến trúc công trình công cộng
16
Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng
thấp và hệ số sử dụng đất thấp. Cấu trúc đa dạng và phong phú, là sự
kết hợp linh hoạt giữa hình khối mặt bằng với hình khối của mái cũng
như độ đặc rỗng của các mảng tường trong công trình.
Hình thức kiến trúc: Phong cách kiến trúc theo xu hướng hiện đại,
sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, kiến trúc có gam
màu sáng và tươi hơn.
+ Kiến trúc nhỏ trong khu ở
Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, quy mô xây dựng
nhỏ, vị trí xây dựng đan xen trong khu ở. Cấu trúc hình khối kiến trúc
đơn giản, tổ chức không gian dạng “Mở” gắn với cảnh quan thiên
nhiên.
Hình thức kiến trúc: Loại kiến trúc nhỏ truyền thống thường thấy
ở các công viên, vườn hoa, sử dụng vật liệu truyền thống và một số
vật liệu mới, màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng (Màu trung gian giữa gam
màu của nhà ở và gam màu của công trình công cộng).
3.1.2. Nhận dạng những Đặc trưng của các yếu tố KTCQ khác
trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế
- Đối với yếu tố Địa hình: Nhìn chung địa hình đối với Khu ở cổ, ở
cũ; Khu ở kiểu nhà vườn đa dạng trên cơ sở địa hình tự nhiên. Khu ở
mới dạng chung cư khá đa dạng trên cơ sở địa hình nhân tạo. Khu ở
kết hợp với thương mại khá đơn điệu không có sự thay đổi đáng kể.
- Đối với yếu tố Mặt nước: Có sự kết hợp giữa mặt nước tự nhiên và
mặt nước nhân tạo đối với khu ở cổ, ở cũ và khu ở kiểu nhà vườn. Yếu
tố nước khu ở mới dạng chung cư chủ yếu là nhân tạo, còn khu ở kết
hợp với thương mại, yếu tố nước hầu như biến mất.
- Đối với yếu tố Cây xanh: Cây xanh đối với khu ở cổ, ở cũ và khu ở
kiểu nhà vườn khá đa dạng về loại cây xanh và phong phú về các giải
17
pháp tổ chức. Khu ở mới dạng chung cư và khu ở kết hợp với thương
mại còn hạn chế về cây xanh.
3.2. Nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố
KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh
quan khu ở Thành phố Huế
3.2.1. Cơ sở để nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc
với các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức
Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế
Cơ sở để nhận dạng các Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các
yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc
cảnh quan khu ở, đó là:
- Thực hiện nhiệm vụ Chức năng;
- Thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ;
- Thực hiện nhiệm vụ Môi trường;
- Thực hiện nhiệm vụ An toàn.
3.2.2. Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ
khác trong khu ở
Từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trên, Tác giả nhận dạng Mối quan hệ
giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác như sau:
- Mối quan hệ Kết hợp thực hiện nhiệm vụ Chức năng;
- Mối quan hệ Hài hòa thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ;
- Mối quan hệ Thích ứng thực hiện nhiệm vụ Môi trường;
- Mối quan hệ Tương tác thực hiện nhiệm vụ An toàn.
Các Mối quan hệ trên được thể hiện trong Cơ cấu tổ chức mặt bằng
và Tổ chức hình khối không gian Kiến trúc cảnh quan khu ở.
3.3. Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc và các
yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến
trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế
18
3.3.1. Cơ sở xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử
Điều chỉnh các yếu tố Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu nhằm thực
hiện nhiệm vụ Kiến trúc cảnh quan khu ở, đó là:
- Thực hiện nhiệm vụ Chức năng: Sự Kết hợp giữa các yếu tố Kiến
trúc để Tạo ra không gian trống và Kết hợp với các yếu tố KTCQ khác
để Hoàn chỉnh không gian trống ngoài nhà.
- Thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ: Sự Hài hòa yếu tố Kiến trúc và Hài
hòa với Địa hình, Mặt nước và Cây xanh mang lại Vẻ đẹp hoàn chỉnh
và nhân văn.
- Thực hiện nhiệm vụ Môi trường: Kiến trúc cảnh quan khu ở Thích
ứng với điều kiện tự nhiên hướng đến sự Cân bằng môi trường nhân
tạo và môi trường tự nhiên trong khu ở.
- Thực hiện nhiệm vụ An toàn: Sự Tương tác giữa yếu tố Kiến trúc
với các yếu tố KTCQ khác Tạo không khí thanh bình, nhẹ nhàng và
dễ chịu trong khu ở.
3.3.2. Nội dung Bộ Quy tắc Ứng xử trong tổ chức KTCQ khu ở
- Nhóm Quy tắc Ứng xử Kết hợp: Ứng xử Kết hợp yếu tố Kiến trúc
với các yếu tố KTCQ khác.
- Nhóm Quy tắc Ứng xử Hài hòa: Ứng xử Hài hòa yếu tố Kiến trúc
với các yếu tố KTCQ khác.
- Nhóm Quy tắc Ứng xử Thích ứng: Ứng xử Thích ứng yếu tố Kiến
trúc với các yếu tố KTCQ khác.
- Nhóm Quy tắc Ứng xử Tương tác: Ứng xử Tương tác yếu tố Kiến
trúc với các yếu tố KTCQ khác.
3.3.3. Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử và nguyên tắc, phương
thức áp dụng trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở
- Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử:
19
+ Đối với yếu tố Kiến trúc: Đó là sự Ứng xử Kết hợp trong Tạo hình,
Hài hòa trong Bố cục, Thích ứng trong Môi trường tự nhiên và Tương
tác trong Tổ chức mặt bằng cũng như Hình thức kiến trúc.
+ Đối với các yếu tố KTCQ khác: Đó là sự Ứng xử Kết hợp trong
Tổ chức mặt bằng, Hài hòa trong Hình khối kiến trúc, Thích ứng trong
Môi trường tự nhiên và Tương tác trong Tổ chức mặt bằng và Tổ chức
hình khối không gian.
- Nguyên tắc và phương thức áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử trong tổ
chức Kiến trúc cảnh quan khu ở:
+ Nguyên tắc áp dụng: Áp dụng Đồng bộ trên cơ sở yếu tố Kiến trúc
giữ vai trò chủ đạo.
+ Phương thức áp dụng: Áp dụng cho từng Loại hình khu ở cụ thể.
3.4. Đề xuất các giải pháp tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yếu tố
KTCQ khác trong tổ chức KTCQ khu ở Thành phố Huế
3.4.1. Định hướng chung cho các giải pháp
- Nguyên tắc chung:
+ Đối với các khu ở hiện hữu: Cải tạo, nâng cấp yếu tố hiện hữu và
bổ sung yếu tố mới Tương thích với hiện trạng khu ở.
+ Đối với khu ở mới: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Đồng bộ
với không gian căn hộ và theo xu hướng sinh thái, phát triển bền vững.
- Yêu cầu chung đối với nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu: Tổ
chức KTCQ khu ở đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ về Chức năng, về
Thẩm mỹ, về Môi trường sinh thái và về An toàn trong khu ở.
3.4.2. Giải pháp cải tạo nâng cấp và tổ chức mới yếu tố Kiến
trúc và các yếu tố KTCQ khác Tương thích với Kiến trúc cảnh
quan khu ở hiện hữu
- Đối với yếu tố Kiến trúc: Chỉnh trang diện mạo Kiến trúc hiện hữu
ở bố cục tạo hình và hình thức kiến trúc. Đồng thời bổ sung các yếu tố
20
Kiến trúc mới Tương thích với kiến trúc hiện hữu ở các lĩnh vực: Tạo
hình và hình thức cũng như quy mô tầng cao kiến trúc trong khu ở.
- Đối với các yếu tố KTCQ khác (Địa hình, Mặt nước, Cây xanh):
Tương thích trong sự đa dạng của các yếu tố KTCQ khác. Chỉnh trang
và bổ sung các yếu tố Kiến trúc cảnh quan mới Tương thích với không
gian khu ở. Đặc biệt bảo tồn và đa dạng hóa các yếu tố Kiến trúc cảnh
quan ở không gian mở ra sông.
3.4.3. Giải pháp thiết kế đồng bộ đối với yếu tố Kiến trúc và các
yếu tố KTCQ khác trong việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở
mới dạng chung cư
- Những yêu cầu đối với nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở chung cư mới:
+ Nhiệm vụ Chức năng: Đảm bảo các không gian bán công cộng và
không gian công cộng đủ quy mô diện tích đáp ứng các hoạt động bên
ngoài căn hộ.
+ Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Tạo được sắc thái riêng về KTCQ trong
không gian khu ở đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác.
+ Nhiệm vụ Môi trường sinh thái: Giải pháp quy hoạch, giải pháp
kiến trúc, giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng cũng như giải pháp đối
với địa hình, mặt nước, cây xanh hướng đến môi trường ở sinh thái và
phát triển bền vững.
+ Nhiệm vụ An toàn: Tạo các “Giao diện tích cực” và “Duy trì sức
sống lành mạnh” trong không gian Kiến trúc cảnh quan theo hướng
“Không gian an toàn”.
- Đề xuất những giải pháp về yếu tố Kiến trúc trong tổ chức Kiến trúc
cảnh quan khu ở: Đa dạng hóa Bố cục hình khối kiến trúc và tổ chức
Hình thức kiến trúc công trình nhà ở, kiến trúc công trình công cộng,
kiến trúc nhỏ trong khu ở phù hợp với mô hình ở dạng chung cư thấp
tầng và nhiều tầng trong điều kiện tự nhiên ở Huế.
21
- Đề xuất những giải pháp các yếu tố KTCQ khác trong tổ chức Kiến
trúc cảnh quan khu ở:
+ Tổ chức Địa hình: Giải pháp tổ chức địa hình theo điều kiện tự
nhiên và có những giải pháp biến đổi địa hình đa dạng: Biến đổi địa
hình theo dạng hình học cũng như biến đổi địa hình theo vật liệu xây
dựng.
+ Tổ chức Mặt nước: Giải pháp tổ chức, biến đổi mặt nước linh hoạt:
Tổ chức mặt nước theo mặt bằng địa hình, theo mặt cắt, theo giải pháp
bố cục tập trung hay phân tán trong không gian khu ở.
+ Tổ chức Cây xanh: Giải pháp tổ chức và biến đổi cây xanh đa dạng:
Tổ chức cây xanh thống nhất ở mặt bằng địa hình, ở mặt cắt và ở phối
cảnh đảm bảo việc bố cục cây xanh đa dạng trong tổng thể khu ở.
3.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu
Như nội dung Tác giả đã trình bày ở chương 3 về các Kết quả nghiên
cứu đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong việc thực
hiện nhiệm vụ Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế. Các Kết
quả đã phản ánh tính hệ thống của quá trình nghiên cứu. Đó là từ nhận
dạng những Đặc trưng, nhận dạng Mối quan hệ, xây dựng Bộ Quy tắc
Ứng xử cho đến đề xuất Giải pháp tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu và
khu ở mới của Thành phố Huế. Do đó trong phần Bàn luận về kết quả
nghiên cứu, Tác giả tập trung vào các vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đối
với việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị hiện nay, cụ thể:
- Bàn luận kết quả nghiên cứu với các hoạt động tư vấn thiết kế về
việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị hiện nay: Thực tế hiện
nay chưa có những Quy định cụ thể về tư vấn thiết kế tổ chức Kiến
trúc cảnh quan khu ở, do đó cần có bước nghiên cứu tiếp theo để cụ
thể hóa các Kết quả nghiên cứu trở thành những Quy định, Quy phạm
trong công tác tư vấn thiết kế quy hoạch và kiến trúc khu ở.
22
- Bàn luận kết quả nghiên cứu đưa vào thực tiễn các khu ở hiện hữu
tại Thành phố Huế: Tổ chức KTCQ khu ở là vấn đề mới, đồng nghĩa
với những khó khăn, do đó cần có các bước đi phù hợp như tạo sự
đồng thuận về nhận thức trong tổ chức KTCQ khu ở đối với Chính
quyền, Nhà đầu tư khu ở và Người dân. Xây dựng những cơ sở để thực
hiện tổ chức KTCQ và tổ chức thực hiện KTCQ khu ở với phương
thức Nhà nước và Nhân dân cùng tổ chức KTCQ các khu ở hiện hữu.
- Bàn luận đưa kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo trong tổ
chức KTCQ khu ở cổ và ở cũ tại các đô thị Việt Nam: Hầu hết các khu
ở cổ và ở cũ tại các đô thị Việt Nam đều đang xuống cấp trầm trọng
lại thiếu cơ sở pháp lý về nhiệm vụ của KTCQ khu ở để cải tạo nâng
cấp, do đó hiện tượng cải tạo nâng cấp không đồng bộ là phổ biến.
Chính vì vậy, Tác giả cho rằng: Cơ quan chủ quản về nhà ở cấp Quốc
gia cần xem xét Kết quả nghiên cứu của luận án để nội dung tổ chức
KTCQ khu ở đô thị sớm trở thành một bộ phận không thể tách rời môi
trường ở đô thị. Trước mắt các kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo
trong hoạt động tổ chức KTCQ đối với khu ở cổ và ở cũ trong đô thị.
Các hướng Bàn luận trên sẽ làm rõ thêm ý nghĩa và tính chất kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_to_chuc_kien_truc_canh_quan_khu_o_nham_nang.pdf