Tóm tắt Luận án Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885

Những năm đầu thế kỷ XX, tạp chí Những người bạn cố đô Huế

có một số bài viết giới thiệu các tƣ liệu liên quan đến quá trình xâm

nhập của phƣơng Tây vào Việt Nam. Giai đoạn trƣớc năm 1975 đáng

chú ý nhất là Đặc khảo về Hoàng Sa à Trường Sa trên tập san Sử Địa

số 29 năm 1975 với các bài viết giá trị cung cấp nhiều tƣ liệu và luận

cứ khoa học khẳng định Hoàng Sa, Trƣờng Sa đƣợc ngƣời Việt khẳng

định chủ quyền từ nhiều thế kỷ trƣớc. Sau 1975, việc nghiên cứu chú

trọng nhiều về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trƣờng Sa, lịch

sử thủy quân và lịch sử chống ngoại xâm. Đáng chú ý là các sách trắng

về Hoàng Sa, Trƣờng Sa vừa cung cấp tƣ liệu, vừa phân tích tính pháp

lý về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trƣờng Sa

pdf29 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốn sách cung cấp cho ngƣời đọc cái nhìn khách quan về Triều Nguyễn – với tƣ cách là triều đại quản lý lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn. Cũng trong cuốn sách này, chúng tôi có thực hiện phần “Hệ thống phòng thủ cảng biển miền Trung trong cuộc kháng chiến chóng ngoại xâm dƣới triều Nguyễn (1858- 1883)”. Tháng 9.2014, Trần Đức Anh Sơn (đứng tên và chủ biên) công bố 3 cuốn sách về thuyền chiến và tƣ liệu Hoàng Sa, Trƣờng Sa góp phần vào thành tựu nghiên cứu về biển đảo Việt Nam. Các tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử Quân sự, Xưa & Nay, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu & Phát Triển, Huế xưa & nay, trong những năm qua đã đăng nhiều bài viết liên quan đến Hoàng Sa – Trƣờng Sa cũng nhƣ các nội dung liên quan đến đến đề tài. Ngoài ra còn phải kể đến một số luận án, luận văn nghiên cứu về công tác phòng thủ và hoạt động chống ngoại xâm dƣới triều Nguyễn của các tác giả Lƣu Trang, Lƣu Anh Rô, Lê Thị Toán, Lê Tiến Công, Bùi Gia Khánh, Đinh Thị Hải Đƣờng 2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài Các học giả phƣơng Tây có nghiên cứu về lịch sử chủ quyền Biển Đông phải kể đến Marwyn S. Samyels, Tranh chấp Biển Đông, Methuen. Monique Chemillier- Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa à Trường Sa. Braice M. Claget, Những yêu sách và đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vựa bãi ngầm Tư 5 Chính và Thanh Long trong Biển Đông. Philippe Devillers, Nước Pháp à người An Nam, bạn hay thù? Liên quan đến về quá trình ứng phó của vua đầu triều Nguyễn đối với âm mƣu xâm lƣợc của phƣơng Tây phải kể đến các luận án tiến sĩ của Trƣơng Bá Cần, Cao Huy Thuần, Y. Tsuboi Nếu nhƣ các học giả phƣơng Tây có những nghiên cứu khách quan về lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa thì các học giả Trung Quốc lại ngụy biện trong các công trình của họ. Tiêu biểu trong các nghiên cứu của Trung Quốc là cuốn sách của Hàn Chấn Hoa có tựa đề Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên. Tuy nhiên nghiên cứu của họ bị các nhà nghiên cứu Việt Nam bác bỏ bằng các tƣ liệu trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt hơn, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng chỉ ra trong các sử liệu của Trung Quốc không đề cập đến quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa mà các nhà nƣớc quân chủ Việt Nam đã chiếm hữu. Nhƣ vậy, nghiên cứu về Biển Đông mà đặc biệt là chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông là chủ đề không mới. Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung nhiều về vấn đề lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong khi những nghiên cứu về vấn đề bảo vệ vùng biển chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nhƣ: hệ thống phòng thủ, công tác tuần tra, kiểm soát vùng biển, chống cƣớp biển, cứu hộ cứu nạn, vận tải công, đều là những hoạt động thƣờng xuyên, liên tục trong suốt giai đoạn độc lập của nhà Nguyễn. Trên cơ sở kế thừa, phát triển từ kết quả nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả bảo vệ năm 2006, chúng tôi mở rộng về thời gian nghiên cứu cũng nhƣ hệ thống và cập nhật những tƣ liệu, kết quả nghiên cứu mới nhất để thực hiện luận án tiến sĩ. Quá trình nghiên 6 cứu luận án cũng là quá trình tác giả tham gia thực hiện đề tài khoa học mã số IV4-2011.10. Tác giả là ngƣời tham gia viết các phần liên quan trực tiếp đến hệ thống phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung. Luận án cũng là sản phẩn đào tạo thuộc đề tài khoa học nói trên. Trong luận án chúng tôi bổ sung nhiều tƣ liệu điền dã là các văn bản Hán Nôm, bằng sắc thủy quân, các văn bia, đặc biệt là các Châu bản triều Nguyễn chƣa từng đƣợc công bố để nghiên cứu nhằm bổ sung, góp phần nghiên cứu về lịch sử bảo vệ biển đảo dƣới triều Nguyễn. 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về việc tổ chức và các hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung của triều Nguyễn nhằm thấy đƣợc một cách cụ thể và khái quát những thành công và hạn chế về công cuộc bảo vệ vùng biển cũng là bảo vệ quốc gia đƣơng thời. Nhiệm vụ của luận án là nêu và phân tích các chính sách, biện pháp của triều Nguyễn trong việc thực hiện phòng thủ và bảo vệ vùng biển. Nghiên cứu, đánh giá hệ thống phòng thủ vùng biển miền Trung trong mối tƣơng quan với nhiệm vụ phòng thủ đất nƣớc dƣới triều Nguyễn. Nghiên cứu về cách thức tổ chức, huấn luyện và trang bị của thủy quân; các hoạt động bảo vệ và thực thi chủ quyền vùng biển, bao gồm chống ngoại xâm, chống cƣớp biển, tuần tra kiểm soát vùng biển, cứu hộ cứu nạn. Luận án cũng nghiên cứu việc tổ chức bảo vệ và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa - Trƣờng Sa dƣới triều Nguyễn, nhằm thấy đƣợc tính liên tục và quyết tâm khẳng định chủ quyền của các vua triều Nguyễn trên hai quần đảo này... 7 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng của đề tài là nghiên cứu toàn bộ công cuộc tổ chức phòng thủ và những hoạt động bảo vệ vùng biển ở miền Trung Việt Nam dƣới triều Nguyễn, đƣợc thể hiện bằng những chủ trƣơng, cơ chế tổ chức cũng nhƣ những hoạt động cụ thể, sinh động đƣơng thời. Đề tài giới hạn trong phạm vi không gian vùng biển các tỉnh miền Trung Việt Nam đƣơng thời, bao gồm tất cả vùng biển, bờ biển, cửa biển, hải đảo, chú trọng đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Thời gian nghiên cứu trong đề tài từ năm 1802 đến năm 1885, đây là giai đoạn từ khi triều Nguyễn thành lập đến sự kiện Kinh đô thất thủ, đất nƣớc rơi vào tay thực dân Pháp. 5. NGUỒN TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU Nguồn tƣ liệu quan trọng nhất là các tƣ liệu gốc liên quan trực tiếp đến triều Nguyễn. Đặc biệt nguồn tƣ liệu quan trọng đƣợc chúng tôi khai thác là Châu bản triều Nguyễn. Nhiều Châu bản triều Nguyễn đƣợc chúng tôi sử dụng trong luận án là những tƣ liệu quý chƣa từng đƣợc công bố. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo một số công trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc gồm các nhóm tài liệu nhƣ: các báo cáo kết quả công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, các luận án, luận văn, các bài báo khoa học đƣợc công bố trên các tạp chí chuyên ngành, các tham luận hội thảo quốc gia và quốc tế. Một nguồn tài liệu quan trọng khác là các tƣ liệu điền dã của tác giả tại miền Trung. Đó là các văn bản Hán Nôm (chƣa công bố) gồm các sắc, bằng, chế, báo cáo của thủy quân; các văn bia, tài liệu địa chí địa phƣơng. Bên cạnh đó, tác giả xác định vị trí, đo vẽ một số di tích còn lại trên thực tế nhằm bổ sung và củng cố các luận chứng trong luận án. 8 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng phƣơng pháp duy vật lịch sử và phƣơng pháp lôgic để nghiên cứu. Chúng tôi áp dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Khảo cổ học, bản đồ, thống kê, so sánh, 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Luận án là kết quả của một quá trình nghiên cứu có tính hệ thống của tác giả, đƣợc hoàn thiện và bổ sung bằng các tƣ liệu mới phát hiện, đặc biệt là các tƣ liệu điền dã, bao gồm các văn bia, văn bản Hán Nôm nhƣ: sắc phong, bằng, chế, báo cáo liên quan đến thủy binh triều Nguyễn. Bên cạnh tƣ liệu điền dã, tác giả cũng đã khai thác các tƣ liệu Châu bản triều Nguyễn liên quan đến đề tài, nhiều tài liệu châu bản sử dụng trong luận án chƣa đƣợc công bố. Đóng góp mới của luận án là cung cấp những tƣ liệu mới, có hệ thống, khách quan liên quan đến chủ đề bảo vệ đất nƣớc và vùng biển Miền Trung dƣới triều Nguyễn. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về công cuộc tổ chức và bảo vệ biển đảo tại miền Trung dƣới triều Nguyễn. Tác giả đã nghiên cứu và làm rõ những nỗ lực bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển của nhà Nguyễn. Luận án chỉ ra những cơ sở tác động đến việc tổ chức phòng thủ. Quá trình xây dựng và thiết lập hệ thống phòng thủ, lực lƣợng, phƣơng tiện phòng thủ. Các hoạt động thực thi chủ quyền vùng biển đƣợc nêu và phân tích những mặt tích cực, hạn chế của các hoạt động này. Thông qua kết quá nghiên cứu về công cuộc bảo vệ biển, bảo vệ đất nƣớc dƣới triều 9 Nguyễn, luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học có thể tham khảo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc ngày nay. 8. BỐ CỤC LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở tác động đến việc tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dƣới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885 Chƣơng 2: Tổ chức phòng thủ vùng biển miền Trung dƣới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885 Chƣơng 3: Hoạt động bảo vệ và thực thi chủ quyền vùng biển miền Trung dƣới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885 Chƣơng 1 CƠ SỞ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG DƢỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1885 1.1. VỊ TRÍ CHIẾN LƢỢC CỦA BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG Vùng biển miền Trung có vị trí quan trọng trong tổng thể biển đảo Việt Nam, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa với nhiều đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển. Với vị trí quan trọng của nó, từ trong lịch sử, vùng biển đã đƣợc cha ông chú ý khai thác và bảo vệ, thực thi chủ quyền lãnh thổ nhƣ là một phần máu thịt của quốc gia Đại Việt. 1.2. TRUYỀN THỐNG BẢO VỆ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TẠI MIỀN TRUNG TRƢỚC TRIỀU NGUYỄN 10 1.2.1. Truyền thống bảo vệ biển Dƣới thời chúa Nguyễn, tài liệu ghi nhận những chiến công trong việc bảo vệ vùng biển đảo, chống lại sự đe dọa của các thế lực bên ngoài. Tiêu biểu là năm 1559, tàu Tây Ban Nha đã bị lực lƣợng phòng hải của chúa Nguyễn đuổi ra khỏi vùng biển. Giữa thế kỷ XVII, thủy quân chúa Nguyễn cũng giành thắng lợi trong cuộc đụng độ với tàu Hà Han tại vùng biển miền Trung. Đầu thế kỷ XVIII, quân chúa Nguyễn đã đẩy lui quân Anh muốn xâm chiếm Côn Đảo. Dƣới thời Tây Sơn, tuy thời gian tồn tại không dài nhƣng triều đại này rất chú trọng là tăng cƣờng thủy quân theo hƣớng quân thủy biển. Nhƣ vậy mặc dù có sự quan tâm khác nhau nhƣng các triều đại trong lịch sử Việt Nam luôn chú ý đến phòng thủ ở các cửa biển, vùng biển chiến lƣợc. Bên cạnh hệ thống phòng thủ là việc thƣờng xuyên trang bị thuyền chiến, vũ khí sẵn sàng thực thi chủ quyền khi cần thiết. 1.2.2. Bảo vệ và khai thác nguồn lợi trên quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa rước triều Nguyễn Đồng thời với quá trình Nam tiến của dân tộc, các chúa Nguyễn đã tiếp tục quản lý các quần đảo ngoài khơi. Đây là hai quần đảo nằm xa bờ, không phải là dải cát ven biển miền Trung kéo dài từ cửa Nhật Lệ (Quang Bình) tới Tƣ Dung (Thừa Thiên Huế) thƣờng đƣợc gọi là “Đại Trƣờng Sa”, “Tiểu Trƣờng Sa”. Điều này đƣợc các nhà hàng hải phƣơng Tây ghi chép và luôn xem các quần đảo giữa Biển Đông có quan hệ hữu cơ với vùng bờ biển Đàng Trong. Trong sách Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, ngƣời Trung Quốc sang Đàng Trong năm 1695 có đoạn miêu tả về Vạn Lý Trƣờng Sa thuộc sự quản lý của chúa Nguyễn. Ở Việt Nam, những tƣ liệu đƣợc chép 11 trƣớc thế kỷ XIX hầu hết có những nội dung tƣơng đồng, trong đó sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết vào năm 1776 có thể xem là đầy đủ nhất. Sách Đại Việt sử ký tục biên hay về sau là Đại Nam thực lục tiền iên, Đại Nam nhất thống chí căn bản không khác ghi chép của Lê Quý Đôn. Nhiều văn bản hiện còn lƣu trữ trong dân gian ở huyện đảo Lý Sơn cũng bổ sung thêm tƣ liệu về việc quản lý và khai thác tại Hoàng Sa... Có thể nói việc quản lý và khai thác quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa trƣớc thế kỷ XIX đã đƣợc ghi chép trong các thƣ tịch trong và ngoài nƣớc. Các tƣ liệu đều khẳng định từ đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã quản lý và khai thác tại đây. Đây là công việc do nhà nƣớc quản lý và đội Hoàng Sa, Bắc Hải thực thi nhiệm vụ. Hàng năm vào lúc thuận gió, từ tháng 3 đến tháng 8 họ lại ra biển để làm nhiệm vụ của Nhà nƣớc giao phó. Họ đã xác định đƣợc tại đây có hơn 130 bãi cát và hải trình đi tới các hòn đảo nhƣ thế nào. Bên cạnh đó, họ tổ chức thu lƣợm hóa vật, sản vật đem về phủ Phú Xuân giao nộp. Hoạt động này diễn ra thƣờng xuyên, đƣợc duy trì dƣới thời Tây Sơn và đƣợc kế tục, nâng cao hơn dƣới triều Nguyễn. 1.3. BỐI CẢNH CẢNH LỊCH SỬ DƢỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1885 Vào đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn thành lập thì bối cảnh thế giới đang có bƣớc chuyển biến mạnh mẽ. Đây là thời đại của các nƣớc tƣ bản ráo riết tranh giành thị trƣờng và xâm lƣợc thuộc địa. Nhiều nƣớc phƣơng Đông lần lƣợt bị thôn tính, điều đó trực tiếp đe dọa đến chủ quyền của các quốc gia phƣơng Đông, trong đó có Việt Nam. Các vua Nguyễn đã luôn coi phƣơng Tây có những đe dọa tiềm 12 tàng đối với an ninh và rối loạn tƣ tƣởng thống trị là Nho giáo. Trong bối cảnh đó các vua Nguyễn nhận thấy những nguy cơ tiềm ẩn buộc phải thực thi một số chính sách về quốc phòng, an ninh nói chung, phòng thủ biển nói riêng nhƣng nhìn chung không đủ để vƣơn tới tầm khoa học kỹ thuật của thời đại. 1.4. BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG TRONG TẦM NHÌN QUỐC PHÒNG - AN NINH DƢỚI TRIỀU NGUYỄN Cơ sở cho việc triều nguyễn tổ chức phòng thủ vùng biển miền Trung có sự kết thừa từ truyền thống hƣớng biển từ các triều đại trƣớc. Các vua từ Gia Long tới Tự Đức đều phải chăm lo xây dựng và củng cố chính quyền, phát triển kinh tế xã hội lại phải đặc biệt quan tâm đến an ninh quốc phòng, bảo vệ đất nƣớc. Nghiên cứu về cái nhìn hƣớng biển của các vua Nguyễn, chúng tôi nhận thấy quan điểm về biển của các vua đầu triều Nguyễn không chỉ thể hiện sâu sắc qua những phát biểu trong các buổi nghị sự, những chỉ dụ mà còn đƣợc thể hiện qua những đánh giá xác thực về tầm quan trọng của biển cả. Cái nhìn về an ninh quốc phòng vùng biển miền Trung còn đƣợc thể hiện qua hệ thống phòng thủ, thủy quân hay tổ chức thực thi chủ quyền trên vùng biển đảo... Tất cả những điều đó là cơ sở để vua Nguyễn thực thi một số biện pháp trong tổ chức phòng thủ vùng biển miền Trung, vừa bảo vệ vùng biển, vừa trực tiếp bảo vệ cho Kinh đô của mình. 13 CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG DƢỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1885 2.1. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN Từ việc đánh giá cao vị thế quan trọng của vùng biển và hải đảo miền Trung nên suốt một dải miềm Trung từ bắc vào nam nhà Nguyễn đều cho đặt các cơ sở phòng thủ vùng biển, là các thành đồn, tấn sở trong đó ƣu tiên đặc biệt cho cửa Thuận An, Đà Nẵng. Các tỉnh duyên hải “không đâu không lập pháo đài”. Điều đáng lƣu ý là mỗi khi Đà Nẵng hữu sự thì các vua Nguyễn đều tỏ ra vô cùng lo lắng và tăng cƣờng bố phòng cửa Thuận An. Nhìn chung dƣới triều Nguyễn đứng trƣớc nguy cơ bị tấn công từ phía biển, nhà nƣớc đã cho xây dựng tại các cảng biển miền Trung một hệ thống các công trình phòng thủ khá kiên cố. Tùy theo mức độ quan trọng để bố trí lực lƣợng tại các cửa biển. Các công trình phòng thủ vùng biển nói trên đƣợc xây dựng vào thời bình, về sau, với cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc, hệ thống này đƣợc tiếp tục tăng cƣờng theo hƣớng chú trọng các cửa biển quan trọng. Cho đến nay, những di tích đáng kể của hệ thống phòng thủ cửa biển là di tích Thành Trấn Hải, Hải Vân Quan và thành Điện Hải. Cũng qua khảo sát tại Hải Vân Quan, chúng tôi xác định vị trí đặt cửa ải này không phải là chỗ “hiểm yếu” nhất mà là chỗ dễ quan sát xuống cửa biển Đà Nẵng nhất. 2.3. TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN THỦY QUÂN 2.3.1. Tổ chức thủy quân 14 Quân thủy thời Nguyễn gồm bộ phận đóng ở kinh và các tỉnh. Thủy quân đóng ở Kinh đô gọi là Thủy sƣ kinh kỳ. Vào đầu thời Gia Long, lực lƣợng thủy quân có 5 doanh, gồm các doanh Nội thủy, Tiền thủy, Tả thủy, Hữu thủy, Hậu thủy. Thời Minh Mạng chia đặt lại làm 3 doanh là Trung, Tả, Hữu. Mỗi doanh 5 vệ, mỗi vệ 10 đội. Thủy quân ở các tỉnh đến năm 1827 dƣới thời Minh Mạng cho đổi là vệ, chịu sự chỉ huy trực tiếp của Đề đốc hoặc Lãnh binh (tỉnh lớn), Lãnh binh hoặc Phó lãnh binh (tỉnh nhỏ). Ở các tỉnh, tùy theo vị trí mà quân số và biên chế có khác nhau. Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Trị, Quảng Bình đều chỉ có 1 vệ (khoảng 500 ngƣời). Các tỉnh Quảng Nam, Bình Thuận, Thanh Hóa đều có 2 vệ, riêng Nghệ An có 4 vệ. Cần lƣu ý rằng quân số tại cửa biển Đà Nẵng là quân chính qui của triều đình đƣợc chia đóng luân phiên thay đổi tại đây. Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có tiếp cận các tài liệu chữ Hán hiện lƣu giữ ở địa phƣơng chƣa từng đƣợc công bố cho thấy rất nhiều các tƣ liệu trong dân gian về các dòng họ có truyền thống bám biển, giữ biển đƣợc nhà nƣớc trọng dụng vào việc công. Những tƣ liệu phát hiện tại địa phƣơng đã bổ sung những tƣ liệu quý vào chính sử triều Nguyễn về công tác bảo vệ biển và tính cộng đồng giữ biển dƣới triều đại này. 2.3.2. Huấn luyện thủy quân Công tác huấn luyện của thủy quân dƣới thời Nguyễn chủ yếu là các cuộc diễn tập tại các cửa biển. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn cũng kết hợp giữa việc diễn tập với công tác tuần tra hay vận tải. Vua Minh Mạng từng khẳng định: khi đƣa thủy quân ra biển là một việc mà có 3 điều lợi, vừa giúp vận tải, tuần tra – thao diễn, vừa quen 15 đƣờng biển. Trên biển, thủy quân thao diễn cách bắn đại bác vào mô hình thuyền giả định. Đó là cách diễn tập theo mô hình tĩnh, chủ động tạo đích bắn phá trong các cuộc tập luyện. Về chiến thuật, hiện nay chúng ta không tìm thấy những tài liệu riêng biệt nói về chiến thuật dụng binh, trong đó về thủy binh và cách bố trí thuyền chiến mỗi lúc xung trận mặc dù từ khi Nguyễn Ánh còn ở Gia Định, thủy quân của ông đã biết sử dụng chiến thuật hàng hải. 2.3. THUYỀN CHIẾN, VŨ KHÍ VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC 2.3.1. Thuyền chiến của thủy quân Thuyền chiến dƣới triều Nguyễn có nhiều loại nhƣng đáng chú ý và chiếm số lƣợng nhiều là thuyền bọc đồng. Theo thống kê của chúng tôi, trong các năm từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đến năm Tự Đức thứ 4 (1852), có 43 lần đóng thuyền bọc đồng nhiều dây. Trong đó, thuyền đồng đƣợc đóng nhiều nhất dƣới thời Minh Mạng (29 chiếc). Thiệu Trị chỉ cho đóng 10 chiếc, nhƣng trong đó có những chiếc rất lớn với chiều dài lên tới 8, 9 trƣợng. Cũng cần lƣu ý rằng thuyền đồng không chỉ đƣợc đóng ở kinh mà còn đƣợc đóng ở các tỉnh sẵn có vật liệu tốt để đóng thuyền. Thuyền công hay thuyền tuần dƣơng thời Nguyễn đều mang nặng yếu tố quân thuyền do đặc điểm cần triển khai nhanh, phối hợp chiến đấu khi cần thiết. Bên cạnh thuyền bọc đồng là thuyền máy hơi nƣớc. Tuy có những khó khăn trong việc đóng tàu hơi nƣớc nhƣng dƣới thời Minh Mạng đã cho đóng đƣợc 3 chiếc tàu hơi nƣớc là Yên Phi, Vân Phi, Vụ Phi. Thiệu Trị cho mua một thuyền máy hơi nƣớc mới rất lớn là Điện Phi. Ngoài tàu chiến do nhà nƣớc đóng hàng năm để trang bị cho thủy quân thì các địa phƣơng cũng đƣợc khuyến khích đóng các thuyền 16 nhanh nhẹ, có thể huy động vào việc quân khi cần. Các Châu bản triều Nguyễn chúng tôi đã tiếp cận và công bố trong luận án góp phần chứng minh vai trò quan trọng của thuyền chiến các địa phƣơng. 2.4.2. Vũ khí của thủy quân Vũ khí đƣợc trang bị cho các thành đồn tại các cửa biển quan trọng nhất là súng thần công. Nguồn cung cấp vũ khí cho thủy quân là công xƣởng nhà nƣớc và đặt mua tại nƣớc ngoài. Số lƣợng súng đạn đƣợc sản xuất tại công xƣởng chủ yếu là súng thần công. Các loại vũ khí phân phát trong phòng thủ cửa biển, tùy theo mức độ và thời điểm mà đặt nhiều hay ít, trong đó bố trí nhiều nhất tại Thuận An và Đà Nẵng. Bên cạnh đó các thuyền đi tuần tra, công vụ nƣớc ngoài đều có mang theo súng. Vũ khí trên các pháo đài thƣờng đƣợc nhắm vào các vị trí phòng thủ để cho bắn thử để biết đƣợc sức mạnh cũng nhƣ hiệu quả tại chỗ. Đối với các thuyền quân kiêm vận tải trong nƣớc đều có mang theo vũ khí để tự vệ, đặc biệt là chống bọn cƣớp biển. Bên cạnh các loại súng, dƣới triều Minh Mang còn chế ra ống phun lửa dùng để phòng ngự, đánh đồn giặc, phóng xuống thuyền giặc. 2.4.3. Thông tin liên lạc trong bảo vệ vùng biển Để đảm bảo nắm bắt nhanh chóng tình hình trên biển, cửa biển nhà Nguyễn đã cho thực thi nhiều biện pháp nhƣ xây dựng các đài phong hỏa, chạy ngựa trạm hay các vọng lâu, kỳ lâu. Tùy theo tình hình hiệu quả cụ thể mà triển khai ứng dụng hay thoái triệt chỉ sau một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, các công cụ hỗ trợ thông tin là các hiệu cờ, hiệu súng đƣợc qui định thống nhất đối với các trƣờng hợp cụ thể. Hỗ trợ cho việc nhận biết, nhà Nguyễn đã cho sử dụng phổ biến kính Thiên lý, đƣợc ca ngợi là hỗ trợ đắc lực tại các cửa biển, 17 nhất là mỗi khi đi tuần tiễu đều phải sử dụng. Đó là những sáng kiến quan trọng trong điều kiện kỹ thuật lý bấy giờ đáp ứng đƣợc một phần công tác thông tin trong bảo vệ biển. Tuy nhiên trên thực thế, khi nghiên cứu các tài liệu từ Châu bản triều Nguyễn cho thấy nhiều báo cáo bằng văn bản của các quan tấn thủ gửi về triều đình về tất cả các diễn biến diễn ra tại cửa biển, điều đó cho thấy các báo cáo chính thức và quan trọng nhất là báo cáo chạy trạm và đó chính là phƣơng tiện hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó là hệ thống thuyền buôn và thuyền đánh cá của các địa phƣơng cũng tham gia tích cực vào việc thông báo tin tức trên biển. Chƣơng 3: HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG DƢỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1885 3.1. HOẠT ĐỘNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN TRÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƢỜNG SA 3.1.1. Hoạ động tuần tra, kiểm soát vùng biển Tuần tra kiểm soát là hoạt động quan trọng trong bảo vệ và thực thi chủ quyền vùng biển. Mục đích của tuần tra mặt biển đƣợc vua Minh Mạng chỉ rõ là một việc mà có đến ba điều lợi là làm quen đƣờng biển, thao luyện thủy quân và phòng trừ cƣớp biển. Một trong những cái lợi trực tiếp nữa là bảo vệ vận tải biển, vốn đƣợc sử dụng rất nhiều trong việc vận chuyển sản vật và vật liệu ở các địa phƣơng về 18 Kinh đô. Trên thực tế, hoạt động tuần tra đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nhƣng chú trọng nhiều nhất vào khoảng tháng 3 đến tháng 7. Đây là những tháng thuận lợi cho việc vận tải đƣởng thủy và đây cũng chính là thời điểm có nhiều cƣớp biển. Việc tuần tra, kiểm soát vùng biển nói chung đƣợc giao cho đội quân chính qui, song ở các địa phƣơng thƣờng đƣợc giao quyền chủ động. Các tỉnh lấy dân địa phƣơng (dân ngoại tịch) rồi lập thành các đội tuần tra. Những qui định về việc kiểm soát tại cửa biển, nhất là đối với ngƣời phƣơng Tây là rất chặt chẽ vì vua Nguyễn đã ý thức rất rõ nguy cơ đe dọa từ bên ngoài. 3.1.2.Tổ chức bảo vệ và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa Sau khi thành lập triều Nguyễn, Gia Long đã tiếp tục truyền thống của các triều đại trƣớc trong việc quản lý Hoàng Sa - Trƣờng Sa. Các vua nối nghiệp đều tiếp tục công việc khai thác và bảo vệ Hoàng Sa, Trƣờng Sa, coi đây là hải cƣơng quan trọng hiểm yếu về phía biển. Dƣới triều Nguyễn việc quản lý và khai thác tại Hoàng Sa, Trƣờng Sa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và liên tục. Đặc biệt triều Nguyễn đã tích hợp hoạt động của nhà nƣớc với địa phƣơng, của thủy quân, dân binh và dân phu để quản lý và khai thác tại hai quần đảo này. Hàng năm cứ tháng 3 đến tháng 6 nhà nƣớc lại cử các đoàn công vụ tại Hoàng Sa. Công việc chủ yếu là đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ, khai thác sản vật, cứu hộ Điều đặc biệt là những thông tin về quá trình khai thác tại Hoàng Sa nói trên có sự ghi nhận trong các bản đồ của ngƣời nƣớc ngoài. Ở trong mƣớc, thể hiện rõ nhất trong sách Đại Nam thực lục chính biên và từ tài liệu Châu bản triều Nguyễn, đây là là văn bản hành chính đặc biệt của Nguyễn chứng minh quá 19 trình chiếm hữu liên tục tại quần đảo quan trọng này của triều Nguyễn mà không có bất kỳ một sự tranh chấp nào đối với các thế lực bên ngoài. 3.2. HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG CƢỚP BIỂN Cƣớp biển có nguồn gốc, xuất thân khá phức tạp là một trong những lý do làm cho công tác phòng chống gặp rất nhiều khó khăn. Bọn cƣớp biển chủ yếu là chặn cƣớp thuyền công vận tải, thuyền buôn và thuyền đánh cá của ngƣ dân. Thời gian hoạt động của thuyền vận tải, thuyền buôn cũng chính là thời điểm thuận lợi cho thuyền cƣớp biển ra tay cƣớp hại. Công tác tuần tra thƣờng xuyên đem đến nhiều hiệu quả trong việc giữ yên mặt biển. Hầu hết những lần đụng độ với cƣớp biển thì phần thắng vẫn thuộc về thủy quân nhà Nguyễn. Nhìn chung, nhà Nguyễn đã cố gắng và có nhiều biện pháp phòng chống cƣớp biển. Nạn cƣớp biển phần nào đƣợc giải quyết song ở một mức độ nào đó vẫn chƣa thể triệt để, cƣớp biển vẫn là mối đe doạ lớn về an ninh trong vùng biển. 3.3. CÔNG TÁC CỨU HỘ, CỨU NẠN Dƣới thời Nguyễn nhà nƣớc đã có nhiều hoạt động cứu hộ cứu nạn trên vùng biển do mình quản lý. Rất nhiều thuyền công sai, thuyền nƣớc ngoài, thuyền binh, thuyền buôn gặp nạn trên vùng biển miền Trung đã đƣợc cứu giúp. Sách Thực lục ghi chép khá nhiều việc cứu hộ, cứu nạn. Hội điển có chép một số trƣờng hợp cứu hộ điển hình và đặc biệt trong Châu bản triều Nguyễn chúng tôi nhận thấy có rất nhiều Châu bản nói về công tác cứu hộ các tàu thuyền gặp nạn tại các cửa biển và vùng biển do nhà Nguyễn quản lý. Tựu trung không phân biệt là thuyền công hay thuyền tƣ, thuyền trong nƣớc hay 20 thuyền nƣớc ngoài đều đƣợc quan tâm ứng cứu kịp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_chuc_phong_thu_va_hoat_dong_bao_ve_vung_bien_mien_trung_duoi_trieu_nguyen_giai_doan_1802_1885_392.pdf
Tài liệu liên quan