Tóm tắt Luận án Trình bày tổng quan nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu và ước luợng mô hìn

Đối với kết quả hệ số các mô hình với đối tác là Trung Quốc, trong 18 nhóm ngành

nghiên cứu tìm thấy 5 ngành hệ số của biến tỷ giá thực có ý nghĩa thống kê ( 5 ngành này

chiếm khoảng 18% tổng kim ngạnh nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, 9% tổng

kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này). Hầu hết hệ số tỷ giá các ngành

hàng dương hay phá giá có tác động tích cực đến cán cân thương mại của các ngành này.

Hệ số của tỷ giá trong phương trình tổng mã SCtotal chỉ ra rằng tỷ giá không có ảnh

hưởng đến cán cân thương mại Việt Nam và Trung Quốc trong dài hạn. Do mô hình ARDL

giả định tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại là đối xứng, nên các kết luận đối với

diễn biến của cán cân thương mại sẽ ngược lại trong trường hợp VND lên g

pdf12 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Trình bày tổng quan nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu và ước luợng mô hìn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu Khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại ở Việt Nam bao gồm: (i) thứ nhất, có rất ít các nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ giá đến cán cân thương mại mà chi tiết đến từng ngành hàng và từng đối tác; (ii) thứ hai, chưa có nghiên cứu nào xem xét và giả định ảnh hưởng của tỷ giá đến cán cân thương mại là bất đối xứng. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Lý thuyết mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) và kiểm định đường bao (Bound test) 2.3.1.1. Giới thiệu về mô hình ARDL và kiểm định đường bao Pesaran và Shin (1998) và Pesaran và cộng sự (2001) đã đề xuất phương pháp tiếp cận biên ARDL và thường được gọi là kiểm định đường bao (bound test) để xem xét mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến chuỗi thời gian có hỗn hợp các chuỗi I(0) hoặc I(1). 2.3.1.2. Các bước thực hiện hồi quy mô hình ARDL 2.3.1.3. Điều kiện áp dụng và các ưu điểm của tiếp cận ARDL 2.3.2. Mô hình nghiên cứu của luận án Xuất phát từ nghiên cứu của Rose và Yellen (1989) và Bahmani-Oskooee và Baek (2016) tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu xem xét tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại giữa Việt Nam và 3 đối tác thương mại lớn với số liệu cấp ngành: ln  =  +  ! "# + $ !%& + '()*! + ! (2.7) Trong đó +, nhập khẩu của Việt Nam từ các đối tác (Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản) trong ngành hàng i, *, xuất khẩu của Việt Nam đến các đối tác trong ngành hàng i. !"#( !%&) là thu nhập thực của Việt Nam (đối tác), ()*! là tỷ giá hối đoái thực song phương. 2.3.3. Thủ tục ước lượng 2.3.3.1. Mô hình phân phối trễ tự hồi quy-ARDL Theo Pesaran và cộng sự (2001) mô hình (2.7) được viết lại dưới dạng hiệu chỉnh sai số như sau: ∆! = . + ∑ 0!1∆ln   !1 + ∑ 3!1 4156415 ∆ !1"# +∑ 7!1∆ !1%& +415 ∑ 3!14156 ∆()*!1 + 8ln 9 + φ;lnY9 => +φ?lnY9@A +φBlnREX9 + μ9 Pesaran và cộng sự (2001) đã đề xuất kiểm định F chuẩn cho giả thiết G6 : 81=82=83=84=0, nếu thống kê F có ý nghĩa tức là giả thiết G6 bị bác bỏ, hay nói cách khác giữa các biến có quan hệ trong dài hạn. 8 2.3.3.2. Mô hình ARDL phi tuyến-NARDL Để kiểm định giả thiết về phản ứng bất đối xứng của tỷ giá các nghiên cứu gần đây đã xây dựng biến mới để mô tả sự thay đổi của biến tỷ giá REX. Trong đó, biến NEG để biểu thị sự giảm xuống của tỷ giá, trong nghiên cứu này nó biểu biểu thị sự lên giá của VND, và biến POS biểu thị cho sự tăng lên của tỷ giá hay sự xuống giá của VND. Cụ thể POS và NEG được định nghĩa như sau: HIJ! =K∆()*L =Kmax ∆()*L , 0 ! L5 ! L5 Q)R! =K∆()*L =Kmin ∆()*L , 0 ! L5 ! L5 Shin và cộng sự (2014) đề xuất thay thế biến lnREX trong mô hình hiệu chỉnh sai số (2.7) bằng hai biến mới POS và NEG. Do đó mô hình (2.8) được viết lại và đặt tên là mô hình NARDL (non-linear ARDL) hay ARDL phi tuyến: ∆! = . + ∑ 0!1∆ln   !1 +∑ 3!1 4156415 ∆ !1"# +∑ 7!1∆ !1%& +415 ∑ T!14156 ∆HIJ!1 +∑ U!1∆Q)R!14156 + 8ln 9 +φ;lnY9 => + φ?lnY9@A + φBPOS9 + φYNEG9 + μ9 (2.9) Kiểm định biên F sử dụng trong mô hình ARDL cũng được dùng tương tự trong mô hình NARDL. Hệ số ước lượng φB và φY có dấu và độ lớn khác nhau, có thể kết luận về quan hệ bất đối xứng giữa tỷ giá và cán cân thương mại. 2.3.3.3. Các bước thực hiện 2.3.4. Nguồn số liệu Để ước lượng mô hình ARDL và NARDL, tác giả sử dụng số liệu tháng cho giai đoạn 2008-2017. Số sản xuất công nghiệp được sử dụng là proxy thay cho biến thu nhập (Y) được lấy từ cơ sở dữ liệu của IMF và dữ liệu của Trung tâm Hội nhập vùng Châu Á của ADB. Số liệu tỷ giá được thu thập từ cơ sở dữ liệu của IMF. Biến tỷ giá thực song phương (REX) được tính dựa trên tỷ giá chéo danh nghĩa theo tháng giữa VND và các đồng ngoại tệ USD, JPN, CNY và chỉ số giá CPI của các nước. Dữ liệu thương mại giữa Việt Nam và các đối tác theo các ngành hàng được lấy từ cơ sở dữ liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế-International Trade Centre. Nghiên cứu xem xét 21 nhóm ngành hàng xuất và nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác được phân theo Hệ thống Hài hòa (HS). Bên cạnh đó để, xem xét ảnh hưởng tỷ giá đến cán cân thương mại của một số ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (5 ngành chiếm 62% xuất khẩu của Việt Nam năm 2017) 9 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VÀ TỶ GIÁ SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC, MỸ, VÀ NHẬT BẢN 3.1. Tỷ giá VND và sơ lược diễn biến chính sách tỷ giá 3.2. Thực trạng chung về xuất nhập khẩu của Việt Nam 3.2.1. Sơ lược về tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định đối với hoạt động xuất khẩu, và cải thiện cán cân thương mại trong những thập kỷ qua. Trong giai đoạn từ 1990-2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 82 lần. Trong đó xuất khẩu tăng 89 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 17,4%, nhập khẩu tăng 76 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 16,7%. Mặc dù vậy, tình trạng nhập siêu của Việt Nam vẫn kéo dài từ năm 1990 cho đến năm 2015, đáng chú ý là 2 năm gần đây thương mại của Việt Nam đã chuyển sang xuất siêu nhưng khá khiêm tốn. Đối với cơ cấu xuất nhập khẩu, Việt Nam cũng có những chuyển biến rất tích cực. Xuất khẩu chuyển dần từ các mặt hàng thô và sơ chế sang các mặt hàng chế biến và có hàm lượng công nghệ cao hơn. Tuy nhiên, kim ngạch suất siêu lại đến từ doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước phần lớn lại nhập siêu. 3.2.2. Sơ lược về thị trường xuất nhập khẩu và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Trong phần này, nghiên cứu trình bày về tình hình xuất nhập khẩu nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và các thị trường chủ yếu. Việc xác định các mặt hàng xuất khẩu chủ lực dựa trên số liệu mà tác giả thu thập từ UN Comtrade năm 2017 và hệ thống hài hòa HS 2 chữ số (99 chương-hay 99 nhóm hàng hóa) đã chọn ra 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: Mặt hàng thiết bị, máy móc thiết bị, linh kiện điện thuộc chương 85 bảng HS được tác giả đặt mã nhóm hàng là HS85 với 80% kim ngạch năm 2017 là của điện thoại và linh kiện điện thoại-theo tính toán của tác giả. Nhóm hàng các mặt hàng thuộc chương 84 của bảng mã HS, được tác giả ký hiệu là HS84 với 70% kim ngạch là mặt hàng máy tính, máy văn phòng và các linh kiện. Nhóm sản phẩm dệt may (HS61) chiếm 10,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, là nhóm nằm trong chương 61 và 62 phần XI của bảng HS. Nhóm sản phẩm giày dép (HS64) là nhóm mặt hàng xuất khẩu giày dép đứng ở vị trí thứ 3 trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nằm trong chương 64 bảng HS Nhóm hàng thủy sản là các mặt hàng được xếp nhóm trong chương 03 của bảng mã HS chiếm khoảng 6,9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2017. 10 3.3. Thực trạng thương mại song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản 3.3.1. Thực trạng thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc 3.3.1.1. Diễn biến thương mại song phương hai nước gần đây Trong thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã vươn lên và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ 1990 đến nay. Tuy nhiên có thể thấy tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu, do vậy mà cán cân thương mại với Trung Quốc luôn bị thâm hụt trong nhiều năm qua. 3.3.1.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cũng đã có những biến chuyển tích cực. Hiện nay, các nhóm hàng chế biến hoặc có hàm lượng công nghệ cao đã chiếm tỷ trọng lớn hơn trong xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này 3.3.1.3. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc cũng có sự thay đổi trong 10 năm gần đây, nhưng sự chuyển biến về cơ cấu không mạnh mẽ như xuất khẩu 3.3.2. Thực trạng thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản 3.3.2.1. Diễn biến thương mại song phương hai nước gần đây Thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 10% tồng kim ngạch xuất nhập khẩu và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Từ năm 2009 đến năm 2017, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tăng đến 160%, trong khi nhập khẩu cùng tăng không kém ở mức xấp xỉ 140%. Xét về cán cân thương mại cho thấy hầu hết trong giai đoạn 1995-2016, Việt Nam hầu hết ở thế thặng dư thương mại trừ năm 2009-2010 và 3 năm gần đây 2015-2017. 3.3.2.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản. Năm 2007-2008, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản phần nhiều là nguyên nhiên liệu và nông sản cũng như trường hợp với Trung Quốc. Cơ cấu xuất khẩu cũng có sự dịch chuyển sau 10 năm nhưng không mạnh mẽ. Nhật bản cũng là thị trường tiềm năng cho một số mặt hàng nông sản khác như điều, chè, thủ công mỹ nghệ... nếu hàng hóa xuất khẩu đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật". 3.3.2.3. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản trong các giai đoạn 2007-2008 và 2017- 2018 không có nhiều sự thay đổi trong các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản. Các mặt hàng nhập khẩu lớn nhất vẫn là: Máy móc phụ tùng, sắt thép, máy vi tính và linh kiện, ô tô...vvv 11 Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng với lợi thế so sánh sử dụng nhiều lao động, tài nguyên, nông lâm nghiệp như dệt may, thủy sản, giày dép, túi sách, dầu thô...Tuy nhiên, cũng đã có những dấu hiệu tích cực khi các mặt hàng máy móc, phương tiện vận tải, máy vi tính đã chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu Việt Nam. 3.3.3. Thực trạng thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ 3.3.3.1. Diễn biến thương mại song phương Các quan hệ về đầu tư và thương mại của hai quốc gia được đẩy mạnh sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ 10/1995. Trong khoảng từ 1995-2001, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tăng hơn 6 lần, nhập khẩu tăng nhưng chậm hơn với mức 3 lần. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thương mại giữa hai nước vẫn tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Năm 2001, hiệp định thương mại song phương giữa hai nước được ký kết (BTA). Từ năm 2003 trở đi, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2017, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 41,6 tỷ USD tăng 39 lần so với năm 2001, nhập khẩu tăng chậm hơn đạt 9,2 tỷ USD và tăng 22 lần. Do vậy, thặng dư thương mại mà Việt Nam với Mỹ ngày càng gia tăng từ 654 triệu USD lên 32,4 tỷ USD trong giai đoạn 2001-2017. 3.3.3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khẩu Trong các năm 2007 và 2008, chỉ có 3 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là hàng dệt may (5 tỷ USD), giày dép (1,075 tỷ USD) và mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ (1,063 tỷ USD). Sau 10 năm, thị trường mỹ có 6 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD trong các năm 2017-2018 bao gồm: Hàng dệt may, giấy dép các loại, điện thoại và linh kiện, máy vi tính và linh kiện, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác. 6 nhóm hàng này chiếm đến 74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2018. 3.3.3.3. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ năm 2007-2008 và 10 năm sau đó không có nhiều sự thay đổi. 3.4. Tỷ giá thực và cán cân thương mại của Việt Nam với các đối tác 3.4.1 Tỷ giá USD/VND và cán cân thương mại với Mỹ Tỷ giá thực (USD/VND) và tỷ giá danh nghĩa có xu hướng biến động ngược chiều nhau trong hơn một thập kỷ qua. Nếu như trước nhưng năm 2011, đường tỷ giá thực nằm trên đường tỷ giá danh nghĩa, thì sau đó tỷ giá danh nghĩa đã vượt qua đường tỷ giá thực và khoảng cách này ngày càng được nới rộng. Tỷ giá danh nghĩa từ giai đoạn 1/2005-12/2017 đã mất giá trung bình 2,8% mỗi tháng. 12 Theo nghiên cứu của Bui và cộng sự (2017) chỉ ra rằng đồng tiền Việt Nam đang được định giá quá cao. Mà lý do chính đó là chính sách neo tỷ giá chính thức không dựa trên các nguyên lý cơ bản của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cán cân thương mại tăng lên cùng xu hướng với tỷ giá danh nghĩa, nhưng ngược chiều với tỷ giá thực. Điều này cho thấy tỷ giá thực và cán cân thương mại của Việt Nam với đối tác Mỹ ít thấy mối quan hệ chặt chẽ theo lý thuyết. Do đó có thể kết luận tương tự với nghiên cứu của Phan Thanh Thanh (2018) cho rằng: "cán cân thương mại của Việt Nam không bị tác động bởi các yếu tố danh nghĩa mà được quyết định vởi các yếu tố thực và cơ cấu", và "bởi vì cơ cấu sản xuất trong nước và xuất khẩu phần lớn phụ thuộc đầu vào nhập khẩu trong khi ngành công nghiệp phụ trợ còn thiếu vắng và chưa phát triển". 3.4.2. Tỷ giá CNY/VND và cán cân thương mại với Trung Quốc Tỷ giá danh nghĩa CNY/VND tăng liên tục từ giai đoạn 2000-2013. Thời điểm tháng 1/2005 đến tháng 12/2017, tỷ giá danh nghĩa CNY/VND mất giá khoảng 80%. Trong khi đó, tỷ giá thực lên giá khoảng 8,3% và cán cân thương mại của hai nước trong giai đoạn này khá dao động. Và cũng tương tự với kết luận trong trường hợp với đối tác Mỹ, cán cân thương mại Việt Nam ít bị tác động với các yếu tố danh nghĩa hay tỷ giá thực. 3.4.3. Tỷ giá JPN/VND và cán cân thương mại Nhật Bản Số liệu tỷ giá danh nghĩa cho thấy đồng VND trong giai đoạn 2005-2017 mất giá khoảng 31%, thì tỷ giá thực cho thấy VND lên giá khoảng 50%. Sự mạnh lên của đồng JPY kể từ cuối năm 2015 đã lý giải phần nào sự giảm tốc của xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này và gây ra tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với thị trường này trong 2 năm gần đây. 13 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM 4.1. Kết quả ước lượng mô hình của21 ngành Phần này trình bày kết quả của các mô hình của các ngành được chia theo các phần của bảng HS (21 ngành), do một số ngành ít giao dịch thương mại nên không có số liệu, do vậy chỉ có số liệu của 18 ngành với đối tác Trung Quốc và 19 ngành với hai đối tác Mỹ và Nhật Bản. 4.1.1. Kiểm định các điều kiện cho mô hình ARDL và NARDL Các kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết, kiểm định chuẩn đoán mô hình cho thấy hầu hết thỏa mãn không dừng bậc 2, không tồn tại hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi và mô hình giải thích phù hợp, và có sự ổn đinh của mô hình. 4.1.2. Kết quả hệ số dài hạn mô hình ARDL 4.1.2.1. Kết quả với đối tác Trung Quốc Đối với kết quả hệ số các mô hình với đối tác là Trung Quốc, trong 18 nhóm ngành nghiên cứu tìm thấy 5 ngành hệ số của biến tỷ giá thực có ý nghĩa thống kê ( 5 ngành này chiếm khoảng 18% tổng kim ngạnh nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, 9% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này). Hầu hết hệ số tỷ giá các ngành hàng dương hay phá giá có tác động tích cực đến cán cân thương mại của các ngành này. Hệ số của tỷ giá trong phương trình tổng mã SCtotal chỉ ra rằng tỷ giá không có ảnh hưởng đến cán cân thương mại Việt Nam và Trung Quốc trong dài hạn. Do mô hình ARDL giả định tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại là đối xứng, nên các kết luận đối với diễn biến của cán cân thương mại sẽ ngược lại trong trường hợp VND lên giá. 4.1.2.2. Kết quả với đối tác Mỹ Đối với kết quả hệ số dài hạn các mô hình với đối tác là Mỹ, có 7 ngành hàng (chiếm khoảng 59% nhập khẩu, và 52% xuất khẩu của Việt Nam với thị trường Mỹ, theo số liệu 2017) mà cán cân thương mại bị ảnh hưởng bởi tỷ giá. Tuy nhiên, hệ số dài hạn của phương trình tổng chỉ ra rằng tỷ giá không ảnh hưởng đến tỷ trọng tổng xuất khẩu/nhập khẩu của Việt Nam và Mỹ. Hay nói cách khác, tỷ giá không tác động đến cán cân thương mại giữa hai nước. 4.1.2.3. Kết quả với đối tác Nhật Bản Đối với kết quả hệ số dài hạn của Nhật, có 7 ngành hàng (chiếm khoảng 28% nhập khẩu và 34% xuất khẩu của Việt Nam với thị trường này năm 2017) bị ảnh hưởng bởi tỷ giá. Hệ số thu nhập của Việt Nam có 7 ngành (chiếm khoảng 32% nhập khẩu, và 31% xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản năm 2017) có ý nghĩa thống kê. Hệ số của tỷ giá ở phương 14 trình tổng (Sctotal) của Nhật Bản không có ý nghĩa thống kê, cho thấy tỷ giá không ảnh hưởng đến tổng cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. 4.1.3. Kết quả các hệ số ngắn hạn mô hình ARDL 4.1.3.1. Hệ số ngắn hạn Kết quả của các mô hình với đối tác Trung Quốc cho thấy có 9 ngành hàng (chiếm khoảng 54% nhập khẩu và 56% xuất khẩu với thị trường này) có ít nhất một hệ số ngắn hạn có ý nghĩa thống kê Đối với đối tác là Mỹ, có 8 ngành hàng có ít nhất một hệ số ngắn hạn có ý nghĩa thống kê chiếm 68% nhập khẩu và 54% xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 ở thị trường này. Đối với đối tác là Nhật Bản, có 11 ngành hàng có ít nhất một hệ số ngắn hạn có ý nghĩa thống kê (chiếm 42% nhập khẩu và 48% xuất khẩu của Việt Nam ở thị trường này năm 2017 4.1.3.2. Hiệu ứng đường cong J Kết quả các mô hình với đối tác Trung Quốc cho thấy hiệu ứng đường cong J xảy ra ở hai ngành hàng khoáng sản (SC05), da và các sản phẩm da (SC08). Đối với đối tác là Mỹ, hiệu ứng đường cong J xảy ra ở ngành hàng hóa chất và các sản phẩm hóa chất (SC06). Đối với Nhật Bản, hiệu ứng đường cong J tìm thấy ở ngành khoáng sản (SC05). Nhìn chung, kết quả mô hình ARDL cho thấy trong dài hạn cán cân thương mại của Việt Nam với 3 đối tác Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản ít nhạy cảm với tỷ giá. Tuy nhiên, với các mô hình tính toán tác động của tỷ giá đến tổng cán cân thương mại của Việt Nam (biến phụ thuộc Sctotal) với 3 đối tác có thể thấy có chung một kết luận là tỷ giá không nhạy cảm với cán cân thương mại của Việt Nam. Kết quả trên đã chứng minh cho kết luận của Baek (2013) về việc sử dụng số liệu tổng sẽ gây ra vấn đề thiên lệch. Đối với biến thu nhập, ở cả 3 đối tác điểm chung là cán cân thương mại nhạy cảm với thu nhập của Việt Nam hơn là thu nhập của các đối tác, phần nhiều hệ số thu nhập của Việt Nam mang dấu dương. 4.1.4. Kết quả hệ số dài hạn mô hình NARDL 4.1.4.1. Kết quả đối với đối tác là Trung Quốc Đối với các mô hình NARDL của Trung Quốc, hệ số NEG and POS có ý nghĩa thống kê trong 8 ngành lớn hơn so với 5 ngành trong mô hình ARDL trình bày ở trên. Điều này cho thấy trong các mô hình NARDL, cán cân thương mại được chỉ ra là nhạy cảm với tỷ giá hơn trong các mô hình ARLD. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đó và chỉ ra vấn đề thiên lệch mà các nghiên cứu trước gặp phải khi giả định tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại là đối xứng. 8 ngành này chiếm 23% nhập khẩu, và 12% xuất 15 khẩu ở thị trường này năm 2017. Ngoài ra, kết quả mô hình NARDL cũng chỉ ra phản ứng bất đối xứng trước sự thay đổi của tỷ giá 4.1.4.2. Kết quả với đối tác là Mỹ Tương tự kết quả với đối tác Trung Quốc, các mô hình NARDL chỉ ra nhiều ngành hơn với 11 ngành hàng (chiếm 71% nhập khẩu, và 81% xuất khẩu ở thị trường này)phản ứng của cán cân thương mại trước sự thay đổi của tỷ giá. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra phản ứng bất đối xứng trước sự thay đổi tỷ giá. Mô hình tổng với mã SCtotal chỉ ra rằng trong dài hạn việc VND mất giá thực không có lợi cho cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ thậm chí cán cân thương mại còn bị giảm xuống. Nếu VND mất giá thực 1%, cán cân thương mại với Mỹ giảm 2,5%. Trong khi đó VND lên giá cán cân thương mại của Việt Nam không phản ứng (hệ số không có ý nghĩa thống kê). 4.1.4.3. Kết quả mô hình của Nhật Bản Mô hình NARDL chỉ ra có 16 ngành hàng (chiếm 46% nhập khẩu và 63% xuất khẩu của Việt Nam với Nhật Bản) nhạy cảm với sự thay đổi của tỷ giá bao gồm: 7 ngành mà ARDL đã chỉ ra; 9 ngành mới được chỉ ra trong NARDL. Có thể thấy sự khác biệt rất lớn trong kết luận của mô hình ARDL và NARDL đối với trường hợp của Nhật Bản. Trường hợp mô hình tổng với mã ngành SCtotal, kết quả chỉ ra rằng tỷ giá có ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Việt Nam và Nhật Bản trong trường hợp VND giảm giá. Khi VND xuống giá 1%, cán cân thương mại của Việt Nam với Nhật Bản được cải thiện 1,2%. Trong trường hợp VND lên giá, cán cân thương mại không bị ảnh hưởng. 4.1.5. Kết quả hệ số ngắn hạn NARDL 4.1.5.1. Kết quả với đối tác Trung Quốc Kết quả cho thấy số ngành mà hệ số của hai biến ΔPOS (đại diện cho sự mất giá của VND) và ∆NEG (đại diện cho sự lên giá của VND) có ý nghĩa thống kê là 11 ngành và khác nhau về dấu, độ lớn và độ trễ. 4.1.5.2. Kết quả với đối tác Mỹ Các hệ số ngắn hạn của POS và NEG trong các mô hình với đối tác là Mỹ tương tự cũng chỉ ra tác động bất đối xứng của tỷ giá lên cán cân thương mại. Tương tự như kết quả của hệ số dài hạn, mô hình NARDL chỉ ra được nhiều ngành nhạy cảm với tỷ giá hơn so với các kết luận từ mô hình ARDL. 4.1.5.3. Kết quả với đối tác là Nhật Bản Kiểm đinh Wald-test có thể bác bỏ giả thiết tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại là đối xứng trong 11 trường hợp. Trong đó, 9 ngành nhạy cảm với tỷ giá khi VND giảm giá, và 12 ngành bị ảnh hưởng khi VND lên giá. 16 Nhìn chung, các kết quả của hệ số ngắn hạn cho thấy mô hình NARDL chỉ ra được nhiều ngành phản ứng với tỷ giá hơn các mô hình ARDL. Mặt khác, trong ngắn hạn tồn tại phản ứng bất đối xứng của cán cân thương mại đối với sự thay đổi của tỷ giá trong hầu hết các ngành. 4.1.5.4. Hiệu ứng đường cong J Kết quả cho thấy đối với đối tác là Trung Quốc, có ngành da và các sản phẩm da (SC08) có hiệu ứng đường cong J. Đối với đối tác là Mỹ, không có ngành hàng nào có hiệu ứng đường cong J. Đối với trường hợp đối tác là Nhật Bản, hiệu ứng đường cong J có ở ngành SC04, SC05, và SC21. Đối với mô hình tổng (Sctotal) kết quả cho thấy hiệu ứng đường cong J tồn tại đối với đối tác Nhật Bản (hệ số POS dương có ý nghĩa thống kê trong dài hạn, không có ý nghĩa thống kê trong ngắn hạn) Nhìn chung, kết quả các mô hình chỉ ra lý thuyết hiệu ứng đường cong J ít được ủng hộ bởi mối quan hệ giữa thương mại Việt Nam với đối tác Mỹ và Trung Quốc. 4.2. Kết quả mô hình NARDL các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (Số liệu thu thập theo chương của HS) Kết quả mô hình ARDL và NARDL đã chỉ ra và chứng minh được trong trường hợp của Việt Nam thì giả định về phản ứng đối xứng của cán cân thương mại với sự thay đổi tỷ giá cũng gây ra sự thiên lệch trong các kết quả. Do vậy, trong phần này tác giả xem xét tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại ở các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam dựa trên mô hình NARDL. 4.2.1. Kết quả hệ số dài hạn 4.2.1.1. Mặt hàng thiết bị, máy móc thiết bị, linh kiện điện (HS85) Kết quả mô hình nhóm HS85 chỉ ra đồng VND giảm giá, cán cân thương mại của nhóm mặt hàng này không bị ảnh hưởng trong trường hợp của đối tác Trung Quốc và Mỹ. Đối với trường hợp đối tác Nhật Bản, cán cân thương mại nhóm hàng này giảm 0,7% khi đồng VND giảm giá 1%. Trường hợp VND lên giá, chỉ có cán cân thương mại với đối tác Trung Quốc bị ảnh hưởng, và cán cân thương mại của nhóm mặt hàng này giảm 6% khi VND lên giá 1%. Như vậy, giảm giá đồng nội tệ rõ ràng không làm cán cân thương mại của Việt Nam đối với cả 3 đối tác Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản được cải thiện, thậm chí tình hình còn xấu đi trong trường hợp đối tác là Nhật Bản. Kết quả các hệ số cũng chỉ ra phản ứng bất đối xứng của cán cân thương mại với tỷ giá trong cả 3 trường hợp đối tác. 4.2.1.2. Nhóm hàng máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi; các bộ phận của chúng (HS84) Kết quả mô hình chỉ ra rằng trường hợp VND giảm giá 1% cán cân thương mại ngành này với Trung Quốc không bị ảnh hưởng. Trong khi đó cán cân thương mại với Mỹ giảm 8%, ngược lại cán cân thương mại với Nhật Bản tăng nhẹ 1,79%. Đây là những ngành chủ 17 yếu do FDI xuất khẩu, và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu nên ít bị ảnh hưởng bởi tỷ giá. 4.2.1.3. Mặt hàng giày dép (HS64) Kết quả mô hình khi VND giảm giá 1%, cán cân thương mại ngành này không có phản ứng trong trường hợp đối tác Trung Quốc, trong khi đó cán cân thương mại với Mỹ xấu đi (4%), nhưng cán thương mại của Nhật Bản được cải thiện 1,75%. Là các ngành có sự phụ thuộc vào nguyên liệu như vậy, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, sự thay đổi tỷ giá (đặc biệt khi đồng tiền mất giá) đã không có nhiều ảnh hưởng đến cán cân thương mại của nhóm mặt hàng này. 4.2.1.3. Nhóm sản phẩm dệt may (HS61) Kết quả mô hình cho thấy, khi VND giảm giá 1% cán cân thương mại các sản phẩm dệt may ở thị trường Mỹ và Trung Quốc đều được cải thiện lần lượt là 4,9% và 19%. Trong khi đó, ở thị trường Nhật Bản cán cân thương mại không bị ảnh hưởng. 4.2.1.4. Nhóm hàng thủy sản (HS03) Kết quả mô hình khi đồng VND mất giá sẽ không ảnh hưởng đến cán cân thương mại ngành này ở thị trường Trung Quốc và thị trường Mỹ, trong khi đó cán cân thương mại ở thị trường Nhật Bản giảm 4,8% nếu VND mất giá 1%. Nhìn chung, đối với nhóm hàng thủy sản rõ ràng xuất khẩu và cán cán cân thương mại lại phụ thuộc nhiều vào khả năng sản xuất và "chiếm lĩnh thị trường" hơn là tỷ giá. 4.2.2. Kết quả hệ số ngắn hạn Trong ngắn hạn, mã ngành HS85 (hàng máy điện và thiết bị điện...), có cán cân thương mại phản ứng với sự giảm giá của đồng VND (hệ số POS) trong trường hợp với đối tác Mỹ và Nhật Bản, hệ số ngắn hạn POS không có ý nghĩa thống kê ở mô hình đối tác Trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_trinh_bay_tong_quan_nghien_cuu_khoang_trong.pdf
Tài liệu liên quan