Tóm tắt Luận án Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về nhân dân và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay

Nền kinh tế phát triển, Nhân dân được thụ hưởng đời sống ấm no hơn

nhiều so với thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc hay bao cấp trước đổi mới.

Tuy nhiên, còn một bộ phận lớn dân nghèo có sống chật vật, thiếu thốn.

Nhiều nơi còn tình trạng mất dân chủ, xâm phạm quyền làm chủ, quyền tự

do của Nhân dân; tình trạng duy ý chí, quan liêu, áp đặt sai pháp luật của cơ

quan, cá nhân trong bộ máy chính quyền với người dân có xu hướng diễn

biến phức tạp. Mặt khác, đời sống xã hội hiện nay đang nảy sinh và lan rộng

biểu hiện tự do quá mức, vượt ngoài khuôn khổ pháp luật, vô tổ chức, mất kỷ

cương. Điều kiện vật chất được cải thiện hơn nhưng các giá trị tinh thần

trong gia đình, dòng tộc, cộng đồng xã hội đang bị tấn công và xói mòn

nghiêm trọng. Không ít người đang thừa vật chất nhưng thiếu tinh thần nên

không thể có một cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa. Thành tích về mặt phát

triển con người thấp hơn so với phát triển kinh tế. Phát triển con người của

Việt Nam từng tiến nhanh nhưng gần đây đã chậm lại

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về nhân dân và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần phải tiếp tục nghiên cứu để làm rõ những vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ quan niệm về Nhân dân, vị trí, vai trò của Nhân dân theo tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh. 8 Thứ hai, phân tích để làm rõ rằng trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân, con đường để Nhân dân Việt Nam thực hiện đúng vị trí, vai trò của mình khi mà tình cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến đã tước mất chính là tiến hành sự nghiệp cách mạng. Luận giải rõ những vấn đề trên để cho thấy đây không chỉ là lý thuyết, mong muốn chính trị mà còn là nội dung hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Thứ ba, ý nghĩa của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay. Tiểu kết Chương 1 Nghiên cứu “Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay”, Chương 1 của luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài thông qua khảo sát, phân tích, nhận định các công trình nghiên cứu (sách, bài viết trên tạp chí khoa học) trong và ngoài nước theo hai nhóm: (1) Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh; (2) Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân. Kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan là nguồn tư liệu quý báu giúp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Chương 2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH 2.1. QUAN NIỆM VỀ NHÂN DÂN THEO TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH 2.1.1. Quan niệm chung về Nhân dân Từ nhiều khái niệm về nhân dân có thể nhận thấy những đặc trưng nổi bật sau của phạm trù này: Trước hết, nhân dân là toàn thể cộng đồng người (nghĩa rộng, hiểu thông thường) hoặc cộng đồng người chiếm đa số trong xã hội (nghĩa hẹp, cách hiểu khoa học chặt chẽ). Thứ hai, nhân dân là cộng đồng người được gắn kết chặt chẽ thành thể thống nhất bởi mẫu số chung. Mẫu số chung này khác nhau trong nhiều quan niệm. Thứ ba, nhân dân là phạm trù chính trị - xã hội có tính lịch sử, vừa mang tính cộng đồng xã hội vừa mang tính giai cấp. Thành phần trong nhân dân có sự thay đổi và luôn khác biệt về giai cấp, tầng lớp. 9 Đảng Cộng sản Việt Nam quan niệm Nhân dân là toàn thể dân tộc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, vị thế xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cùng tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự đồng thuận, thống nhất, đoàn kết toàn dân, lực lượng nền tảng, nòng cốt là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. 2.1.2. Cơ sở hình thành và nội dung quan niệm về Nhân dân trong tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh Trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh nói riêng, Nhân dân đứng ở vị trí trung tâm thể hiện qua tần suất rất lớn các quan điểm đề cập đến trong di sản bài viết, bài nói. Trong đó, quan niệm về Nhân dân là sự khởi đầu, điểm xuất phát cho hệ thống quan điểm chính trị toàn diện và sâu sắc về Nhân dân của Người. 2.1.2.1. Cơ sở hình thành quan niệm về Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhân dân là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo quan niệm về nhân dân của các nhà tư tưởng Mác – Lênin và nhiều quan niệm thuộc các trường phái tư tưởng khác, kế thừa và phát huy tư tưởng chính trị truyền thống của dân tộc vào điều kiện cụ thể đương thời của Việt Nam. Do vậy, Nhân dân trong quan niệm của Người vừa có điểm nhất quán, vừa có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. 2.1.2.2. Nội dung quan niệm về Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh xem Nhân dân là tập hợp gắn kết đa số người khác nhau về dân tộc, tôn giáo, giới tính, giai tầng, địa vị,... trong xã hội nhưng thống nhất thành một cộng đồng chung. Đó là toàn dân, toàn dân tộc Việt Nam, bao gồm mọi người thuộc các dân tộc đa số và thiểu số, sống ở trong nước hay ở nước ngoài, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo. Hồ Chí Minh viết: Dân là mọi người dân Việt Nam; là mọi con dân nước Việt; là mỗi người con Rồng cháu Tiên, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện, trong đó công nông chiếm tuyệt đại đa số. Trong nhiều trường hợp, Hồ Chí Minh gọi Nhân dân là quần chúng, quốc dân, đồng bào. Quan niệm này bao hàm trong đó các tiêu chí văn hóa, lịch sử, lãnh thổ cư trú. Nhân dân Việt Nam là cộng đồng mọi người dân, không phải tất cả, mà phải là người Việt Nam chung gốc tích, lịch sử, văn hóa. Hồ Chí Minh cũng không cứng nhắc khi lấy tiêu chí lãnh thổ cư 10 trú để xác định thành phần Nhân dân. Cần lưu ý cách Hồ Chí Minh nói: Dân là mọi người dân Việt Nam; là mọi con dân nước Việt; là mỗi người con Rồng cháu Tiên... . "người dân Việt Nam" muốn nói ở đây là tất cả mọi người Việt Nam đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hồ Chí Minh đặt ở vị trí đầu tiên trong quan niệm nêu trên tiêu chí về lãnh thổ cư trú để nhấn mạnh. Ở điểm này, Hồ Chí Minh tương đồng với nhiều quan niệm hiện nay khi lấy chủ quyền quốc gia làm một trong những tiêu chí để xác định thành phần nhân dân. Tuy nhiên, biên độ Nhân dân của Hồ Chí Minh không dừng lại ở phạm vi lãnh thổ cư trú – lãnh thổ quốc gia – mà mở rộng ra ở phạm vi văn hóa. "mọi con dân nước Việt", "mỗi người con Rồng cháu Tiên" trong quan niệm về Nhân dân của Hồ Chí Minh chỉ cả người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Kết hợp tiêu chí lãnh thổ cư trú và văn hóa, lịch sử giúp cho quan niệm về Nhân dân của Hồ Chí Minh phản ánh đầy đủ thành phần trong Nhân dân, vừa có trọng tâm là mọi người Việt Nam sinh sống trong nước, vừa bao quát khi có cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây là quan niệm về Nhân dân theo nghĩa rộng. Từ cách tiếp cận hẹp hơn, Hồ Chí Minh phân biệt sự khác nhau giữa quốc dân và Nhân dân. Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân và quốc dân khác nhau. Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước. Đó là nền tảng của quốc dân. Những bọn phản động chưa đến nỗi bị xử tử, vẫn là quốc dân. Nhưng chúng không được ở trong địa vị nhân dân, không được hưởng quyền lợi như nhân dân. Chúng không có quyền tuyển cử, ứng cử; không có quyền tổ chức tuyên truyền, v.v.. Song chúng cần phải làm tròn nghĩa vụ, như phục tùng trật tự, tuân theo pháp luật của nhân dân”. Hồ Chí Minh lấy "yêu nước" làm tiêu chí để xác định các thành phần trong quốc dân gắn kết thành khối thống nhất với tên chung "Nhân dân". Quan niệm cho thấy, khái niệm Nhân dân mang màu sắc và ý nghĩa chính trị khá rõ rệt, phần nào phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội. Nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một phạm trù rộng, mang tính cộng đồng dân tộc mà vẫn bao hàm và thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Điểm nổi bật dễ nhận thấy là có hai kiểu phân chia thành phần Nhân dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh: Thứ nhất, căn cứ theo giai tầng, tôn giáo, tầng lớp, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, Hồ Chí Minh xem Nhân dân là tập hợp thống nhất 11 của "bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước"; cộng đồng người không phân biệt "già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện". Trong đó, Hồ Chí Minh khẳng định liên minh công nhân - nông dân - trí thức là cốt lõi, nền tảng. Thứ hai, căn cứ theo hệ giá trị tinh thần, vào vai trò tiến bộ xã hội, theo Hồ Chí Minh, về đại thể dân gồm ba tập hợp con người: "Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa, và hạng kém. Mà trong ba hạng đó, hạng vừa vừa, hạng ở giữa, nhiều hơn hết, hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn". Trong nhiều hoàn cảnh cụ thể, Hồ Chí Minh quan niệm về Nhân dân một cách ngắn gọn, phản ánh những đặc trưng chung nhất. Với cán bộ, đảng viên, Nhân dân là chủ, là đối tượng lãnh đạo và phục vụ. Với hệ thống chính trị, Nhân dân là lực lượng tổ chức ra, nuôi dưỡng và bảo vệ, đồng thời là người chịu sự lãnh đạo, quản lý. Với sự nghiệp chính trị, Nhân dân là chủ thể, lực lượng chủ yếu. Nhìn chung, với cách tiếp cận này, quan niệm về Nhân dân của Hồ Chí Minh vừa cho thấy vị trí, vai trò của Nhân dân, vừa cho thấy mối quan hệ giữa Nhân dân với các chủ thể khác, vừa nêu rõ những yêu cầu về nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhân dân. 2.2. NHÂN DÂN LÀ MỤC TIÊU VÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM 2.2.1. Nhân dân là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam Xét đến cùng, nhận thức cũng như hành vi chính trị của Hồ Chí Minh nhất quán hướng đến Nhân dân như là mục tiêu thường xuyên và tối thượng. Nhân dân là mục tiêu, lý tưởng của Hồ Chí Minh, của sự nghiệp cách mạng trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh không mang tính nhất thời, không là một thủ đoạn, sách lược chính trị mà là vấn đề có tính chiến lược được duy trì và phát triển theo hướng không ngừng củng cố, bổ sung, phát triển. Mục tiêu, lý tưởng vì Nhân dân trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt, ngọn hải đăng dẫn đường cho toàn bộ quan điểm và hành vi chính trị của Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhiều nghiên cứu cho rằng, mục tiêu, lý tưởng đó tựu trung lại trong các mệnh đề: (1) Dân tộc độc lập; (2) Nhân dân tự do; (3) Nhân dân hạnh phúc; (4) Dân trí nâng cao; (5) Dân chủ thực hành. 2.2.2. Nhân dân là động lực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam Vai trò của Nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam thể hiện ở chỗ Nhân dân là động lực to lớn thúc đẩy cách mạng tiến lên, quyết 12 định mọi thắng lợi của cách mạng. Nhân dân, bằng tất cả tinh thần và lực lượng của mình, đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các yếu tố mà nếu thiếu thì sự nghiệp cách mạng không thể nảy sinh, duy trì và phát triển được. Có thể phân tích điều đó qua các điểm chủ yếu sau: - Nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân là động lực khởi phát sự nghiệp cách mạng Việt Nam. - Nhân dân đóng góp trí tuệ góp phần quyết định việc xây dựng và đảm bảo tính đúng đắn của đường lối cách mạng. - Nhân dân cung cấp tài lực, vật lực đảm bảo yêu cầu nền tảng vật chất để sự nghiệp cách mạng được thực hiện thắng lợi. - Nhân dân là lực lượng đông đảo, hùng hậu đóng vai trò chính thực hiện đường lối cách mạng, bảo vệ thành quả cách mạng. Tiểu kết Chương 2 Với nhiệm vụ làm rõ quan niệm, vị trí, vai trò của Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, nội dung Chương 2 trình bày hai phần: Quan niệm về Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh; Nhân dân là mục tiêu và động lực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh. Tinh thần cốt lõi là: Thứ nhất, mọi quan niệm về Nhân dân của Hồ Chí Minh trước hết đều là quan niệm chính trị, đều mang sắc thái chính trị. Thứ hai, sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trên tất cả các khía cạnh, ở mọi phạm vi, cấp độ đề cập, đều vì dân. Thứ ba, Nhân dân là động lực to lớn thúc đẩy cách mạng tiến lên, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Chương 3 SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH LÀ ĐƯA NHÂN DÂN LÊN ĐÚNG VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN 3.1. GIẢI PHÓNG NHÂN DÂN, ĐƯA NHÂN DÂN LÊN ĐỊA VỊ LÀ CHỦ VÀ LÀM CHỦ XÃ HỘI, LÀM CHỦ ĐẤT NƯỚC 3.1.1. Cách mạng Việt Nam là sự nghiệp giải phóng Nhân dân Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân khẳng định: Trong điều kiện đất nước đương thời, để Nhân dân trở về đúng vị trí, vai trò, thực hiện được mục đích chính trị của mình thì trước hết phải giải phóng Nhân dân. Giải phóng Nhân dân Việt Nam là mục tiêu và nội dung chính trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của toàn thể Nhân dân dưới sự lãnh đạo 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm giải thoát Nhân dân khỏi tình cảnh bị thống trị, áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân đế quốc và các thế lực nội phản, khỏi sự trói buộc bởi những thói quen và truyền thống lạc hậu đang kiềm kẹp sự phát triển, mang lại cho Nhân dân cuộc sống tự do cả về tinh thần lẫn thể chất trong tư cách người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ chế độ, làm chủ chính mình. Nội dung của giải phóng Nhân dân có nhiều cấp độ gắn liền với các quan điểm về xác định và nhận định kẻ thù của Nhân dân – thế lực nắm địa vị thống trị, áp bức, kiềm kẹp Nhân dân trong tình cảnh mất tự do, cũng là đối tượng của cuộc đấu tranh giải phóng: Trước hết, giải phóng Nhân dân Việt Nam khỏi sự thống trị của các thế lực ngoại xâm. Hai là, giải phóng Nhân dân Việt Nam khỏi các thế lực nội phản áp bức, bóc lột. Ba là, giải phóng Nhân dân Việt Nam khỏi sự cản trở của thói quen và truyền thống lạc hậu. Muốn giải phóng Nhân dân phải làm cách mạng, tùy đối tượng đấu tranh thế nào mà có hình thức cách mạng tương ứng. Đồng thời, làm cách mạng không để giải phóng cho riêng ai, riêng giai tầng nào mà là để giải phóng đất nước, giải phóng toàn dân. Mục tiêu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh hướng đến trong giải phóng Nhân dân luôn mang tính triệt để. Theo Hồ Chí Minh, đấu tranh chống thực dân đế quốc và tay sai bán nước dẫu lâu dài nhưng chắc chắn có ngày kết thúc thắng lợi. Với kẻ thù là thói quen và truyền thống lạc hậu cản trở sự tiến bộ của Nhân dân trong tư cách lực lượng chính trị đóng vai trò chủ thể của cách mạng, chủ thể của chế độ, xã hội, đất nước, thì không có điểm kết thúc. Để giải phóng Nhân dân khỏi kẻ thù này, Hồ Chí Minh yêu cầu phải có một cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa – xã hội một cách bền bỉ, không ngừng nghỉ và quyết tâm cao. Theo Hồ Chí Minh, "cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người". Lực lượng tiến hành cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng Nhân dân không đâu khác ngoài Nhân dân yêu nước được giác ngộ, "nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh". Trong thành phần cấu thành lực lượng cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức tiên phong đóng vai trò lãnh đạo. 14 3.1.2. Lập ra nhà nước của Nhân dân, người dân là chủ xã hội, làm chủ đất nước Ngay khi xác định cách mạng Việt Nam là sự nghiệp giải phóng Nhân dân thì Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến "giành lấy chính quyền về tay nhân dân" và xây dựng chính quyền trở thành công cụ mạnh mẽ, sáng suốt để Nhân dân thực hiện vai trò là chủ xã hội, làm chủ đất nước. - Giành lấy và kiến lập Nhà nước của Nhân dân là điều kiện đảm bảo đầu tiên để đưa Nhân dân lên đúng vị trí, vai trò và thực hiện đúng mục đích của mình. - Thông qua nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân để xác lập và đảm bảo quyền là chủ và quyền làm chủ của Nhân dân. Sự kiến lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng 8 đã hiện thực hóa tư tưởng xây dựng nhà nước dân chủ thực sự của Hồ Chí Minh. Những nỗ lực thiết kế, tổ chức, xây dựng Nhà nước sau đó đều được Hồ Chí Minh chú tâm xác lập, đảm bảo quyền là chủ và làm chủ của Nhân dân. Có thể đánh giá trên ba nét lớn: Một là, thể chế hóa, pháp lý hóa quyền là chủ và làm chủ nhà nước của Nhân dân. Hai là, nhà nước phải nâng cao năng lực làm chủ cho Nhân dân. Ba là, xây dựng nhà nước trở thành công cụ cốt yếu để Nhân dân thực hiện vai trò làm chủ xã hội, làm chủ đất nước. 3.2. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM LÀ CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN 3.2.1. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là của Nhân dân và do Nhân dân - Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của Nhân dân. Nói công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của Nhân dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vị trí chủ thể của nhân dân đối với giai đoạn thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa trong con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều này vốn được xác lập từ lâu, rất rõ ràng và thống nhất cao nên Hồ Chí Minh đề cập như là sự khẳng định hơn là luận giải nguyên nhân. - Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp do Nhân dân, thể hiện trên ba góc độ cơ bản sau: Một là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội do Nhân dân mà có. Hai là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội do Nhân dân thực hiện. 15 Ba là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội do Nhân dân giữ gìn, bảo vệ. Hồ Chí Minh là một thành tố trong Nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh là một thành tố đặc biệt, là người tiên phong, dẫn đường, người thấy rõ và đề cao nhất, kiên quyết và sáng tạo nhất để khẳng định và thực tiễn hóa vị trí, vai trò của Nhân dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tôn trọng và thấu hiểu Nhân dân, Hồ Chí Minh khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là của Nhân dân, do Nhân dân. Đến lượt mình, Nhân dân tin cậy, ủng hộ, đoàn kết, kiên quyết gắng sức tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa cá nhân kiệt xuất và quần chúng nhân dân hòa hợp, quyện chặt, tương tác thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên chủ nghĩa xã hội. 3.2.2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp vì nhân dân Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội khẳng định và thực hiện các mục tiêu vì lợi ích và sự phát triển của Nhân dân trên các khía cạnh cơ bản sau: - Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nâng cao đời sống vật chất cho Nhân dân. - Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nâng cao đời sống văn hóa – tinh thần cho Nhân dân. - Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xây dựng chế độ chính trị phục vụ Nhân dân, từng bước hướng đến xóa bỏ bất công, bóc lột, giải phóng triệt để con người. Tiểu kết Chương 3 Chương 3 của Luận án trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân trên hai góc độ: (1) Giải phóng Nhân dân, đưa nhân dân lên vị trí là chủ và làm chủ xã hội, làm chủ đất nước; (2) Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tựu trung lại có thể rút ra mấy kết luận sau: Một là, giải phóng Nhân dân Việt Nam là mục tiêu và nội dung chính trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của toàn thể Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm giải thoát nhân dân khỏi tình cảnh bị thống trị, áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân đế quốc và các thế lực nội phản, khỏi sự trói buộc bởi những thói quen và truyền thống lạc hậu đang kiềm kẹp sự phát triển, mang lại cho Nhân dân cuộc sống tự do 16 cả về tinh thần lẫn thể chất trong tư cách người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ chế độ, làm chủ chính mình. Hai là, cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai đoạn tiếp liền sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi, giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của ngoại xâm và tay sai, thiết lập chính quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nói công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của Nhân dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vị trí chủ thể của Nhân dân đối với giai đoạn thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa trong con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội do Nhân dân mà có bởi nó được khởi xướng từ nhu cầu của Nhân dân và được thực hiện bởi Nhân dân. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ chỗ "do Nhân dân" mà có phải chuyển thành "vì Nhân dân" mà thực hiện mới đảm bảo vị trí chủ thể của Nhân dân xuyên suốt từ khi bắt đầu đến quá trình thực hiện và đích đến cuối cùng. Chương 4 Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA 4.1. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI PHẢI ĐẠT TỚI MỤC TIÊU VÀ LÝ TƯỞNG CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM 4.1.1. Công cuộc đổi mới phải đạt tới “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", trên phạm vi chỉnh thể hay từng phạm trù, nội hàm, đều thể hiện sự kế thừa, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân nói riêng. Thực tiễn đổi mới phấn đấu hiện thực hóa các mục tiêu ấy được soi đường bởi hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc này của Hồ Chí Minh. - Dân giàu Dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau song một trong những tiêu chí cốt lõi của chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đề cập chính là "dân giàu". Thế nhưng, trước đổi mới, chúng ta không nói “dân giàu” vì cho rằng nói “dân giàu” không đúng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Với nhận thức này, sau mười năm cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, "đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn". Tiến hành đổi mới, lần đầu tiên “dân 17 giàu” được xem là tiêu chí của chủ nghĩa xã hội. Trước đây, không nói "dân giàu" thì nay làm giàu được khuyến khích, tạo mọi điều kiện, tất nhiên là phải hợp pháp. Sau ba mươi năm đổi mới, nền kinh tế phát triển lên nhiều lần; đời sống Nhân dân được nâng lên rõ rệt, từ chỗ thiếu đói, thiếu thốn nhiều nhu yếu phẩm cần thiết đến nay đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào hàng ngũ các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. - Nước mạnh: Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi thân phận thuộc địa, khỏi tình cảnh nước nhược tiểu, vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Mười năm trước đổi mới, làm cho đất nước hùng cường thông qua xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được nói đến. Tuy nhiên, trong thời gian này, đất nước yếu cả về vị thế và nội lực – hai yếu tố biểu hiện sức mạnh của quốc gia. Nội lực của một đất nước thể hiện qua nhiều khía cạnh, tập trung ở sức mạnh kinh tế, quốc phòng và văn hóa. Về kinh tế, trước đổi mới (12/1986), trong bối cảnh khủng hoảng, nền kinh tế chẳng những không cấu tạo nên sức mạnh quốc gia mà còn cho thấy rõ hình ảnh một đất nước đang suy yếu, khủng hoảng. Nhờ động lực của tiến trình đổi mới, nền kinh tế đã vượt qua được tình trạng trì trệ, suy thoái, từng bước nâng dần nhịp độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 30 năm đổi mới đưa đất nước ta thoát khỏi nước nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình. Cùng với nền kinh tế, nội lực của một quốc gia mạnh thể hiện ở năng lực quốc phòng. Sau 30 năm đổi mới, nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện, có bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng vững chắc. Nhờ vậy, trong 30 năm đổi mới, "Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững”. Trước đây, khi đề cập đến sức mạnh quốc gia thì văn hóa ít được nhắc đến. Đây là cách hiểu chưa đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiến hành đổi mới, trở lại với những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, xuyên suốt nhiều kỳ Đại hội Đảng, chúng ta xác định mục tiêu phải xây dựng văn hóa thành nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh, động lực tinh thần to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. “Qua 30 năm đổi mới, lĩnh vực xây dựng, phát triển văn hóa, con người đã đạt những kết quả quan trọng... đời sống tinh thần của con người, xã hội phong phú, đa dạng hơn, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân từng bước được nâng lên”. 18 Vị thế quốc gia được nâng cao cả về "chỗ đứng" và "tiếng nói". Từ chỗ bị bao vây, chủ yếu quan hệ đối ngoại với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, từ Đại hội VI với tinh thần muốn là bạn với tất cả các nước, cùng hợp tác phát triển bình đẳng đến nay Việt Nam đã là thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước và nhiều tổ chức quốc tế. Với các nước, Việt Nam đưa quan hệ ngoại giao ngày càng đi vào chiều sâu. - Dân chủ Thực hành dân chủ là mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong mọi giai đoạn. Khởi xướng đổi mới, bài học đầu tiên được Đảng xác định là "trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Tổng kết 30 năm đổi mới, nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân tiếp tục được ban hành. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện được đổi mới góp phần phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. - Công bằng "Thực hiện công bằng xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta" được Đại hội VI xác định là một trong các mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Quan điểm này được kế thừa và phát huy cho đến nay. Chúng ta đã thực hiện công bằng xã hội trên nhiều mặt. Về kinh tế, thực hiện công bằng xã hội đối với các thành phần kinh tế. Về xã hội, từng bước hoàn thiện chính sách xã hội, làm tốt chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, "bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, chống đặc quyền đặc lợi". Về xây dựng hệ thống chính trị, công bằng xã hội phải được thể hiện trong từng hoạt động, từng chính sách phát triển. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 tiếp tục xác định "thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tu_tuong_chinh_tri_ho_chi_minh_ve_nhan_dan_v.pdf
Tài liệu liên quan