Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất con người
2.1.1. Vấn đề phẩm chất, đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh11
Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và
tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Từ tác phẩm Đường Kách mệnh đến
bản Di chúc thiêng liêng, đều đề cao vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng
đạo đức, coi đạo đức là “cái gốc” của người cách mạng.
Phẩm chất đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh thể
hiện tập trung ở những nội dung chính sau đây:
- Trung với nước, hiếu với dân
- Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Tinh thần quốc tế trong sáng
2.1.2. Phẩm chất, đạo đức giá trị con người Việt Nam hiện nay
Để đánh giá các phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam
hiện nay đề tài đã tiến hành điều tra bảng hỏi. Cuộc điều tra tiến hành
từ 2/5/2018 đến 2/8/2018. Đối tượng điều tra là các tầng lớp nhân dân
trên cả nước. Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng theo nhóm tuổi. Địa bàn điều tra là Hà Nội, Đà
Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho ba miền Bắc, Trung,
Nam. Dung lượng mẫu điều tra là 432 người có độ tuổi từ 16 tuổi trở
lên. Số phiếu điều tra phát ra là 432, thu về 4.30 (đạt 99,69%).
2.1.2.1. Các giá trị quan trọng
Qua khảo sát cho thấy, hai giá trị cơ bản vẫn được coi trọng đó là
kiến thức và sức khỏe đều đạt 78,7%. Các giá trị đạt trên 50% mức
đánh giá đó là yêu nước, sáng tạo, sống có mục đích, cần cù, chăm chỉ.
2.1.2.2. Các giá trị quan trọng xây dựng con người Việt Nam
hiện nay
Kết quả điều tra cho thấy, đa phần các giá trị được đánh giá là12
rất cần thiết phát huy trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện
nay. Đặc biệt là các giá trị như sức khỏe (95,3%), yêu nước (84,9%),
yêu gia đình (85.6%)
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trên các
khía cạnh như: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã
hội và con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; về kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân,
về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân,
xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân,
6
an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về xây
dựng, phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng; về chăm lo,
bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng; về đạo
đức cách mạng; về phong cách độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt
lý luận với thực tiễn, làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới
nơi, tới chốn, ứng xử văn hoá, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm
tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; nói đi đôi với làm, đi vào lòng
người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; sống thanh cao,
trong sạch, giản dị; nêu gương,...
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng, phát
triển con người
Những công trình nghiên cứu cơ bản chân dung con người Việt
Nam trải qua thăng trầm của lịch sử như: Việt Nam Văn hóa sử
cươngcủa tác giả Đào Duy Anh; Văn minh Việt Nam, Mấy vấn đề triết
học xã hội và phát triển con người của tác giả Nguyễn Văn Huyên;
Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn
Giàu; Tìm hiểu tính cách dân tộc của Nguyễn Hồng Phong; Về vấn đề
tìm đặc sắc văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu.
Công trình Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Phạm Minh Hạc chủ
biên [30] lấy phát triển bền vững con người là tư tưởng trung tâm, lấy
lợi ích của người lao động làm nguyên tắc cơ bản, bảo đảm môi
trường dân chủ, thuận lợi cho tiến trình giao lưu đồng thuận.Một số
bài tham luận trong hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu văn hóa,
con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI thuộc Chương trình KX 05
được tổ chức tại Hà Nội như: GS.TS Trần Văn Bính “Phát triển văn
hóa, con người và nguồn nhân lực trong cộng đồng các dân tộc thiểu
7
số ở Việt Nam trong xu thế hiện đại hóa đất nước”, TS Nguyễn Hữu
Dũng “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, PGS.TS
Phạm Văn Đức “Nghiên cứu nguồn nhân lực ở Việt Nam: khía cạnh
kinh tế và khía cạnh văn hóa”, TS Vũ Hoàng Ngân “Một số những
thay đổi của quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường”, PGS.TS Phạm Thành
Nghị “Khả năng áp dụng cách tiếp cận quản lý nguồn nhân lực vào
điều kiện Việt Nam”... Năm 2004, Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng
Ngân chủ biên cuốn Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam: một số vấn
đề lý luận và thực tiễn. Năm 2010, Chương trình khoa học cấp nhà
nước KX03/11-15 Nghiên cứu khoa học phát triển văn hóa, con
người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực do PGS.TS Mai Quỳnh
Nam làm Chủ nhiệm. Tác giả Trần Ngọc Thêm có công trình nghiên
cứu tương đối sâu Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và
con đường tới tương lai (Nxb Văn hóa- Văn nghệ, 2016). Ngoài ra
còn có các công trình như Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
trong thế kỷ XXI của tác giả Trần Khánh Đức, Giáo trình Phát triển
nguồn nhân lực của tác giả Nguyễn Hữu Long, Quản lý nguồn nhân
lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Phạm Thành
Nghị và Vũ Hoàng Ngân chủ biên, Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến
hành CNH, HĐH của Vũ Hy Chương... Đây đều là những công trình
nghiên cứu có tầm khái quát, đưa ra những lý thuyêt căn bản về nguồn
nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở đã tham khảo và kết
hợp các lý thuyết trên thế giới.
1.1.3. Nghiên cứu liên quan đến việc kế thừa tư tưởng Hồ Chí
Minh trong xây dựng con người Việt Nam
Hiện nay, đang ít công trình nghiên cứu việc kế thừa tư tưởng Hồ
Chí Minh vào xây dựng con người Việt Nam. Nếu có công trình nghiên
8
cứu thì chủ yếu là bàn luận một khía cạnh nhỏ của vấn đề mà chưa có
công trình nghiên cứu chuyên sâu. Tác giả Cao Hùng Sơn có đề tài luận
văn Thạc sĩ năm 2010 có tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
con người mới và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Tác giả Chu Minh Thiện,
Nguyễn Duy Tùng có bài: “Rèn luyện nhân cách cán bộ theo tư tưởng
Hồ Chí Minh”, Tác giả Nguyễn Khắc Tùng có bài “Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới XHCN hiện nay”.
1.1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
- Chưa có sự thống nhất về hệ giá trị chuẩn mực của con người
Việt Nam hiện đại bao gồm những giá trị, yếu tố nào. Ngoài tác giả
Trần Ngọc Thêm với công trình Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống
đến hiện đại và con đường hướng tới tương lai (Nxb Văn hóa-Văn
nghệ, 2016) [84] có thể được coi là kết quả nghiên cứu toàn diện nhất
gần đây, thì đang thiếu những công trình nghiên cứu đầy đủ, có hệ
thống, bài bản về sự biến đổi hệ giá trị nhân cách con người Việt Nam
truyền thống.
- Có ít công trình nghiên cứu tư tưởng của Người về con người
và xây dựng con người Việt Nam cũng như đề xuất việc kế thừa tư
tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người Việt Nam giai đoạn
hiện nay. Đặc biệt, chưa thấy có những công trình nghiên cứu bài bản
về thực trạng kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng
con người Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội
nhập quốc tế.
- Xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
chính là thực hiện quan điểm của Đảng về văn hóa, con người trong
thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Vấn đề xây dựng nhân cách con
người Việt Nam được đưa vào Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng.
9
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số khái niệm liên quan
1.2.1.1. Con người
1.2.1.2. Nhân cách
1.2.1.3. Xây dựng, phát triển con người
1.2.1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.2. Lý thuyết về con người, phát triển con người, xây dựng
con người
1.2.2.1. Lý thuyết Phát triển con người
1.2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa và con người
Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh có định nghĩa độc đáo về con
người với cấu trúc nhân cách gồm hai yếu tố cốt lõi là đức và tài
Hai là, Hồ Chí Minh luận giải nhiều vấn đề về mối quan hệ biện
chứng của con người trong xã hội, con người giai cấp cách mạng
Ba là, Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò, vị trí của con người,
khẳng định con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là động lực
phát triển lịch sử
Bốn là, Hồ Chí Minh yêu cầu cần phải chủ động xây dựng con
người Việt Nam có nhân cách, biết đối nhân xử thế
Năm là, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra nhiều cách thức để xây
dựng, phát triển trí tuệ con người, đặc biệt là phép biện chứng giữa
hoạt động giáo dục và thực tiễn cách mạng
Sáu là, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con
người là hạt nhân của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh; chủ nghĩa
nhân văn Hồ Chí Minh là phương pháp luận tổng quát chỉ đạo việc
nghiên cứu con người
Bảy là, một nội dung tiêu điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người và xây dựng con người chính là vấn đề“chiến lược trồng
10
người”
Tám là, từ nghiên cứu lý luận và gắn với hoạt động thực tiễn
phong phú xuất phát từ những giá trị nhân văn Việt Nam truyền thống
và các giá trị thời đại, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam,
Hồ Chí Minh đưa ra nhiều nội dung về quyền con người
Tiểu kết
Có thể thấy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học trong và ngoài nước về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tư
tưởng của Người trong việc xây dựng con người. Bên cạnh đó, việc
nghiên cứu các lý thuyết, quan điểm về phát triển con người trên thế
giới từ trước cho đến nay, cũng cho thấy, có rất nhiều điểm đồng nhất
với quan điểm về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó,
tư tưởng xuyên suốt coi con người là trung tâm, vừa là đối tượng,
vừa là động lực của quá trình phát triển. Chính vì vậy, có thể
khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng về văn hóa và
xây dựng con người nói riêng, là sự kế thừa mang tính khoa học từ
các tư tưởng triết học, chính trị học đi trước và cho đến nay vẫn còn
vẹn nguyên giá trị thời đại.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng con
người cần được đặt dưới quan điểm lý thuyết phát triển con người
hiện đại, để nhìn nhận sự đúng đắn mà tư tưởng của Người đã chỉ ra,
từ đó kế thừa và phát huy trong xã hội hiện đại ngày nay.
Chương 2
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG
CON NGƯỜI VIỆT NAM
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất con người
2.1.1. Vấn đề phẩm chất, đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh
11
Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và
tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Từ tác phẩm Đường Kách mệnh đến
bản Di chúc thiêng liêng, đều đề cao vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng
đạo đức, coi đạo đức là “cái gốc” của người cách mạng.
Phẩm chất đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh thể
hiện tập trung ở những nội dung chính sau đây:
- Trung với nước, hiếu với dân
- Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Tinh thần quốc tế trong sáng
2.1.2. Phẩm chất, đạo đức giá trị con người Việt Nam hiện nay
Để đánh giá các phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam
hiện nay đề tài đã tiến hành điều tra bảng hỏi. Cuộc điều tra tiến hành
từ 2/5/2018 đến 2/8/2018. Đối tượng điều tra là các tầng lớp nhân dân
trên cả nước. Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng theo nhóm tuổi. Địa bàn điều tra là Hà Nội, Đà
Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho ba miền Bắc, Trung,
Nam. Dung lượng mẫu điều tra là 432 người có độ tuổi từ 16 tuổi trở
lên. Số phiếu điều tra phát ra là 432, thu về 4.30 (đạt 99,69%).
2.1.2.1. Các giá trị quan trọng
Qua khảo sát cho thấy, hai giá trị cơ bản vẫn được coi trọng đó là
kiến thức và sức khỏe đều đạt 78,7%. Các giá trị đạt trên 50% mức
đánh giá đó là yêu nước, sáng tạo, sống có mục đích, cần cù, chăm chỉ.
2.1.2.2. Các giá trị quan trọng xây dựng con người Việt Nam
hiện nay
Kết quả điều tra cho thấy, đa phần các giá trị được đánh giá là
12
rất cần thiết phát huy trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện
nay. Đặc biệt là các giá trị như sức khỏe (95,3%), yêu nước (84,9%),
yêu gia đình (85.6%)
2.1.2.3. Sự kế thừa các giá trị đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Đa phần người dân chỉ nắm được một số giá trị đạo đức tiêu biểu
mà Hồ Chí Minh đề cập đến trong tư tưởng về con người và xây dựng
con người. Các giá trị này hầu hết đều là các giá trị mang tính truyền
thống, bền vững, tồn tại qua nhiều thế hệ người Việt Nam.
Hệ thống 25 giá trị tiêu biểu mà đề tài đưa ra, có 21/25 giá trị
được đa số nhận định là giá trị truyền thống, chỉ có 4 giá trị được đánh
giá là các giá trị đạo đức mới, đó là: có tinh thần quốc tế trong sáng,
sáng tạo, khả năng bao quát, tính thích nghi và biết quan hệ tốt.
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược xây dựng con người
2.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người
Nghiên cứu đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược trồng
người để thấy rõ giá trị sâu sắc, vận dụng vào thực tiễn xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay là vấn đề
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt là ý nghĩa đối với
công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay và hoạch định chiến lược phát
triển giáo dục - đào tạo phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong
bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc; hướng
vào mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng và phát triển con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Tìm hiểu nhiều bài viết, bài nói chuyện của Hồ Chí Minh, chúng
ta có thể nêu lên một số vấn đề quan trọng trong chiến lược trồng
người như sau:
- Về yêu cầu khách quan của chiến lược trồng người
13
- Về yêu cầu, mục tiêu của sự nghiệp trồng người
- Về nhiệm vụ của chiến lược trồng người
- Về phương pháp xây dựng con người
2.2.2. Hồ Chí Minh với việc “trồng người”
Xuất phát từ nhận thức, việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết và cách mạng muốn
giành thắng lợi thì không chỉ cần có một chính đảng lãnh đạo mà còn
cần phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, tâm huyết với cách mạng nên
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến
sự nghiệp trồng người.
- Giai đoạn trước năm 1945, Hồ Chí Minh mở nhiều lớp huấn
luyện chính trị, chủ yếu trên đất Trung Quốc.
- Đào tạo cán bộ ở Khu học xá Trung ương giai đoạn 1951-1958.
- Người đã đào tạo ra các thế hệ cán bộ góp vào xây dựng vườn
hoa cách mạng Việt Nam thắng lợi.
Việc bồi dưỡng thanh niên, đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam
nói chung, giai đoạn ở Trung Quốc nói riêng đã thể hiện chủ trương
đúng đắn, nhạy bén, sáng tạo, kịp thời của Bác Hồ đối với công tác
cán bộ, khẳng định một chân lý là trước khi làm cách mạng, tất yếu
phải chuẩn bị những con người cách mạng.
Tiểu kết
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người
là hệ thống quan điểm chặt chẽ, phong phú, hợp logic trong tiến trình
phát triển tư tưởng của Người thể hiện tính khoa học và tính nhân văn
sâu sắc, bao gồm những nội dung cơ bản về tính khách quan, yêu cầu,
mục tiêu, biện pháp của chiến lược trồng người... Bản thân Hồ Chí
Minh đã là một tấm gương vĩ đại về học tập, sống, chiến đấu, hoạt
động để thành người và làm người cách mạng chân chính.
14
Xuất phát từ nhận thức, việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết” [67, tr.612] và cách
mạng muốn giành thắng lợi thì không chỉ cần có một chính đảng lãnh
đạo mà còn cần phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, tâm huyết với
cách mạng nên trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh
luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người và chiến lược trồng người cùng với thực hành “trồng
người”, đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của đất nước ta ở mọi giai đoạn lịch sử.Tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người và chiến lược trồng người có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với
đất nước ta, nhất là nội dung cốt lõi về công tác cán bộ, bao gồm việc
phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ. Trong công
cuộc đổi mới hiện nay, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ
đức và tài theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn vậy, phải quan tâm đến
sự nghiệp trồng người; phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng và đãi
ngộ cán bộ nhân tài sao cho họ phát huy tối đa khả năng sáng tạo
đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng.
Tư tưởng về con người của Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán
với tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Trong sự nghiệp đổi mới
đất nước hiện nay, tư tưởng đó tiếp tục được Đảng ta quán triệt vận
dụng và phát triển.
Chương 3
NHỮNG BÀN LUẬN VỀ VIỆC KẾ THỪA TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
HIỆN NAY
3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội đặt ra với việc xây dựng con
người Việt Nam
15
3.1.1. Tác động của bối cảnh kinh tế - xã hội đến hệ giá trị con
người Việt Nam
Theo kết quả một khảo sát về định hướng giá trị nhân cách con
người Việt Nam cho thấy: trước thời kỳ đổi mới, giá trị nhân cách con
người Việt Nam được xếp theo thứ bậc từ cao đến thấp là: ít biết tính
toán hiệu quả kinh tế: 69,4%; chịu đựng gian khổ, ít đòi hỏi: 64,7%;
kém năng động, tháo vát trong ứng xử 64,5%; hướng vào những giá
trị tập thể là chính: 61,2%; sống nặng về tình nghĩa: 54,7%; thích bình
quân chủ nghĩa: 54,6%. Sau thời kỳ đổi mới, định hướng giá trị nhân
cách con người Việt Nam đã có sự chuyển dịch, thứ bậc các giá trị
nhân cách xếp theo thứ tự từ cao đến thấp là: đòi hỏi mức tiêu dùng
hàng ngày cao 83,2%; biết tính toán hiệu quả kinh tế 79,4%; chấp
nhận ganh đua, cạnh tranh 74,4%; hướng vào những lợi ích cá nhân là
chính 64,0%; quan hệ người - người dựa trên kinh tế 60%; dám chấp
nhận phiêu lưu, mạo hiểm 55,7% [76, tr.30].
Một kết quả khảo sát khác của Viện Khoa học Xã hội nhân văn
Quân sự năm 2006 cho thấy: “Sự tác động tiêu cực của kinh tế thị
trường đến từng con người và xã hội” là rất lớn. 31,15% số người
được hỏi cho rằng kinh tế thị trường “xô đẩy con người hướng vào
các giá trị trước mắt hơn các giá trị lâu dài, giá trị tương lai” và
37,98% cho rằng quan niệm đó đúng nhiều hơn sai; 26,70% cho rằng
kinh tế thị trường “hướng con người vào việc coi trọng lợi ích cá
nhân, lợi ích bộ phận hơn lợi ích tập thể, lợi ích toàn xã hội” là hoàn
toàn đúng và 38,87% cho rằng quan niệm đó đúng nhiều hơn sai;
27,29% cho rằng kinh tế thị trường “là một trong những nguyên nhân
xuống cấp về các giá trị đạo đức” là hoàn toàn đúng và 34,14% cho
rằng đúng nhiều hơn sai [91, tr.147-148].
16
Không chỉ với xã hội nói chung, thanh niên nói riêng, ngay cả
trong cán bộ, đảng viên “nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ” cũng
có sự biến đổi to lớn trong định hướng giá trị nhân cách.theo số liệu
điều tra của tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa trong đề tài khoa học mã
số KHBĐ(2015)-1 thu được, 18 giá trị nhân cách được coi là rất quan
trọng đối với con người Việt Nam hiện nay là (xếp theo thứ tự được
coi trọng): Sức khỏe, Yêu nước, Gia đình, Ham học hỏi, Sống có mục
đích, Tôn trọng pháp luật, Có ý chí vươn lên, Trách nhiệm, Đoàn kết,
Yêu con người, Kiến thức, Sáng tạo, Coi trọng truyền thống, Trung
thực, Tự trọng, Thông minh, Thực tế, Cần kiệm. Tác giả Trần Ngọc
Thêm có khảo cứu tương đối toàn diện về biến động hệ giá trị Việt
Nam truyền thống. Trong đó, bao gồm những biến động của nhóm các
giá trị phổ biến; những biến động liên quan đến tính cộng đồng làng
xã; những biến động liên quan đến tính trọng âm và tính ưa hài hòa;
những biến động liên quan đến tính chủ toàn và tính linh hoạt; những
biến động tổng hợp. Theo chúng tôi, mặc dù đây chưa hẳn là kết luận
hoàn toàn được các nhà văn hóa học đồng thuận, nhưng nó đã gợi mở
nhiều vấn đề để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, thảo luận, tạo nên tiếng
nói có tính thống nhất về sự biến động hệ giá trị Việt Nam truyền
thống và xây dựng hệ chuẩn giá trị Việt Nam hiện đại.
3.1.2. Tác động đến việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hội nhập, giao lưu quốc tế, yêu cầu về xây dựng,
phát triển con người Việt Nam hiện nay phải đối mặt với không ít
thách thức, cần nhấn mạnh một số điểm sau đây:
(1) Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả những cán bộ giữ vị trí cấp cao
trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đến thanh thiếu niên và
17
người dân lao động. Tệ nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền diễn biến
phức tạp, ngày càng tinh vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của
Đảng và sự trong sạch, nghiêm minh của bộ máy công quyền.
(2) Sự đứt gãy hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa giữa các thế hệ.
(3) Sự trỗi dậy của một số thói quen xấu, nhất là thói quen lãng
phí thời gian, tác phong sinh hoạt lề mề.
3.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng con người
trong bối cảnh hiện nay
3.2.1. Chủ trương của Đảng về vấn đề xây dựng, phát triển con
người
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định con người là vốn quý
nhất và lấy việc chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu cao
nhất.Đảng đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng con người Việt
Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là:
(1) Đúc kết, từng bước xây dựng trong thực tế các chuẩn mực
giá trị văn hoá và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để
phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất,
tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân.
(2) Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng
pháp luật; làm cho mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào,
tôn vinh lịch sử, văn hoá dân tộc; khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái
tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn.
(3) Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu;
chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây
dựng nền văn hoá, làm tha hoá con người; ngăn chặn và đẩy lùi sự
xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con
người Việt Nam.
18
3.2.2. Định hướng xây dựng con người Việt Nam hiện nay
Để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng nhấn mạnh vai trò, vị trí
đặc biệt quan trọng của chiến lược xây dựng, phát triển con người; coi
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những khâu đột
phá để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm
vụ trọng tâm xuyên suốt nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng là: “Phát huy
nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung
xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng
lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh” [27, tr.121].
3.3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần kế thừa trong xây
dựng con người Việt Nam hiện nay
Khảo sát trong 15 tập sách Hồ Chí Minh toàn tập (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2011), , chúng tôi lựa chọn một số giá trị cốt lõi
trong nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, để đề xuất kế
thừa để xây dựng con người Việt Nam giai đoạn hiện nay như sau:
3.3.1. Con người có sức khỏe
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe con
người. Ngay từ đầu năm 1946, trong thời khắc đất nước chúng ta hết
sức non trẻ, vận mệnh dân tộc hết sức mong manh, Người đã chỉ rõ:
“giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
cần sức khỏe mới thành công”, “mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả
nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh
khỏe”; “Dân cường thì quốc thịnh”, “luyện tập thể dục, bồi bổ sức
khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước”. Trong thời kỳ lãnh
đạo dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “sức khỏe của cán bộ và nhân
dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe
19
đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành
công” [56, tr.241].
3.3.2. Con người có lòng yêu nước
Có thể thấy trong hàng trăm bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh
nhắc đến yêu nước, Người khẳng định: Yêu nước là truyền thống quí
báu của dân tộc ta, của nhân dân ta, mà nhiệm vụ chúng ta phải giữ
gìn và phát triển.
3.3.3. Con người có gia đình chuẩn mực
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến gia đình vì theo Người:
Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới
tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình.
Bác Hồ của chúng ta khẳng định: Dân tộc có những gia đình vẻ vang
thì nhất định tự do, độc lập [61, tr.487].
3.3.4. Con người ham học hỏi
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Dân tộc Việt Nam là một dân
tộc hiếu học. Tinh thần hiếu học (ham học hỏi và hiểu biết) thể hiện
xuyên suốt trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.
3.3.5. Con người sống có mục đích
Sống có mục đích không nằm ngoài tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ - thế hệ cách mạng cho đời sau, như
Người thường căn dặn. Mục đích sống, lý tưởng sống là một trong
những chủ đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu đối với mỗi người,
nhất là giới trẻ.
3.3.6. Con người tôn trọng pháp luật
Tinh thần thượng tôn pháp luật của Bác chính là tinh thần tuyệt
đối tôn trọng pháp luật, đảm bảo pháp luật được thực thi một cách
nghiêm minh. Tinh thần thượng tôn pháp luật của Bác được thể hiện
một cách toàn diện ở hai khía cạnh, một là Người đã chú trọng xây
20
dựng nền pháp chế của nước nhà; hai là Người đã thực thi nghiêm
chỉnh pháp luật trong hành động và cư xử của mình.
3.3.7. Con người đảm bảo yếu tố “thiện”
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh nhờ tận mắt
chứng kiến cuộc sống của nhân dân các dân tộc thuộc địa dưới ách
kìm kẹp của chủ nghĩa đế quốc, Người rút ra kết luận sâu sắc: “Dù
màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống
người bóc lột và giống người bị bóc lột”. Hồ Chí Minh viết: “Trên
quả đất, có hàng muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia làm
hai hạng: người THIỆN và người ÁC. Trong xã hội, tuy có trăm công,
nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia làm 2 thứ: việc
CHÍNH và việc TÀ. Làm việc CHÍNH, là người THIỆN. Làm việc
TÀ, là người ÁC”[58, tr.129].
3.3.8. Con người kết hợp đức và tài, trong đó đức là cái gốc
của nhân cách
Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và
tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Từ tác phẩm Đường kách mệnh đến
bản Di chúc thiêng liêng, đều đề cao vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng
đạo đức, coi đạo đức là “cái gốc” của người cách mạng.
3.3.9. Con ngư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tu_tuong_ho_chi_minh_voi_viec_xay_dung_con_n.pdf