Các yếu tố cấu thành tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại
1.3.1. Khái niệm tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại là một bộ phận của tuyên truyền đối ngoại, có nhiệm vụ giới thiệu, phổ biến rộng rãi các đặc điểm đặc sắc về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, thành tựu của công cuộc đổi mới về kinh tế và xã hội tới công chúng quốc tế thông qua các phương tiện báo chí chuyên trách nhằm góp phần hình thành nhận thức, thái độ và hành vi tích cực đối với sự nghiệp phát triển và bảo vệ Việt Nam.
1.3.2. Chủ thể tuyên truyền qua báo chí đối ngoại
Chủ thể lãnh đạo công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại là các tổ chức đảng.
Chủ thể quản lý công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại là Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Thông tin đối ngoại. Ở các địa phương là Sở Thông tin và Truyền thông. Đó là cơ quan chủ quản của các cơ quan báo chí đối ngoại.
Chủ thể quản lý trực tiếp công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại là Ban lãnh đạo tờ báo, kênh truyền hình, kênh phát thanh đối ngoại.
Chủ thể chuyên trách thực hiện tuyên truyền hình ảnh Việt Nam trên tác phẩm báo chí đối ngoại là toàn thể phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, người quay phim tại các phòng, ban chuyên môn.
Các chủ thể bán chuyên trách bao gồm các phòng (ban) hành chính - trị sự và các đoàn thể. Đó là các bộ phận kế hoạch - tài chính, tổ chức- cán bộ, quản trị, thiết bị, hợp tác quốc tế
1.3.3. Nội dung (thông điệp) tuyên truyền qua báo chí đối ngoại
- Thứ nhất, tuyên truyền về đất nước Việt Nam.
- Thứ hai, tuyên truyền về con người Việt Nam.
- Thứ ba, tuyên truyền về lịch sử Việt Nam.
- Thứ tư, tuyên truyền về văn hóa Việt Nam.
- Thứ năm, tuyên truyền về những thành tựu phát triển kinh tế, về tiềm năng và hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế.
30 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam ra thế giới nói riêng. Nhìn chung, các giải pháp của các công trình trên đưa ra đều hướng đến giải quyết các vấn đề về chủ thể, các yếu tố tác động.
2.3. Những kết quả đạt được và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
2.3.1. Kết quả đã đạt được:
Các công trình đã giúp làm rõ các vấn đề lý luận về định nghĩa, nội dung, đặc điểm, lực lượng, phương thức về tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, hình ảnh quốc gia, báo chí đối ngoại và các yếu tố của báo chí đối ngoại (lực lượng, nội dung, đối tượng, phạm vi), các đặc điểm khi đánh giá kết quả tuyên truyền chủ yếu dựa trên nội dung của các sản phẩm báo chí. Về thực tiễn, các công trình đã nghiên cứu gián tiếp tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại theo góc độ riêng của các ngành báo chí học, thông tin đối ngoại, quan hệ công chúng với đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở một số mặt nhất định như về nội dung, phương tiện, chủ thể, đối tượng công chúng. Các giải pháp tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại tuy đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng hầu hết các công trình đều có hệ giải pháp cơ bản giống nhau trên các vấn đề về chủ thể, nội dung, hình thức, các yếu tố tác động đến tuyên truyền.
2.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các công trình nghiên cứu còn một số vấn đề chưa rõ hoặc chưa thống nhất. Do đó, trên cơ sở kế thừa thành tựu của các công trình đi trước, luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau: Đưa ra định nghĩa tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại mới có nội hàm rộng hơn; phân biệt tuyên truyền với thông tin, truyền thông; làm rõ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền đối ngoại bao gồm định nghĩa, hình thức, liên hệ tuyên truyền đối ngoại với các thuật ngữ liên quan của các ngành khoa học khác, phân biệt sự giống và khác nhau giữa tuyên truyền đối ngoại và thông tin đối ngoại; Làm rõ cơ sở lý luận về hình ảnh quốc gia về định nghĩa, đặc điểm, phân biệt hình ảnh quốc gia và các thuật ngữ khác; đưa ra cơ sở lý luận của báo chí đối ngoại; định nghĩa về tuyên truyền hình ảnh quốc gia và hệ thống hóa các yếu tố cấu thành của tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại; Dựa trên cấu trúc, thực hiện khảo sát tuyên truyền hình ảnh Việt Nam báo chí đối ngoại; qua đó đưa ra được những giải pháp cho tuyên truyền hình ảnh Việt Nam nói chung và trên báo chí đối ngoại nói riêng.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI
1.1. Lý luận về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới
1.1.1. Khái niệm tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại
1.1.1.1 Khái niệm tuyên truyền
Tuyên truyền, theo nghĩa rộng là hoạt động hay quá trình truyền thông thuyết phục có chủ đích tác động tới nhận thức, thái độ và hành vi của một nhóm công chúng nhất định để đạt được phản hồi mong muốn vì mục đích tư tưởng, chính trị, thương mại. Theo nghĩa hẹp, đó là sự truyền bá những quan điểm lý luận chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật nhằm nâng cao nhận thức của công chúng và làm cho họ ủng hộ và hành động theo mục đích mong muốn.
1.1.1.2. Khái niệm tuyên truyền đối ngoại
Tuyên truyền đối ngoại là hoạt động truyền thông thuyết phục hướng tới công chúng nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quốc gia.
1.1.2. Khái niệm hình ảnh quốc gia
1.1.2.1. Khái niệm hình ảnh
Hình ảnh được hiểu với hai nghĩa: Thứ nhất, hình ảnh vật lý, là hữu hình; Thứ hai, hình ảnh trong trí não, mang tính trừu tượng, là hình dung về con người, tổ chức hay các thực thể lớn hơn như địa điểm, hay trừu tượng như thương hiệu được hình thành trong nhận thức của con người thể hiện ấn tượng đối với vật thể đó. Trong luận án này, hình ảnh được dùng với nghĩa thứ hai tức hình ảnh trong trí não.
1.1.2.2. Khái niệm hình ảnh địa điểm
Hình ảnh địa điểm là tổng hòa tất cả yếu tố của một địa điểm thể hiện nhận thức, ấn tượng, tình cảm, dựa trên quá trình học hỏi, thông tin, trải nghiệm mà một người có được có được về địa điểm đó.
1.1.2.3. Khái niệm hình ảnh quốc gia và hình ảnh Việt Nam
Hình ảnh quốc gia là tổng hòa tất cả yếu tố của một quốc gia thể hiện nhận thức, ấn tượng, tình cảm của công chúng quốc tế dựa trên quá trình học hỏi, thông tin, trải nghiệm mà họ có được về quốc gia đó. Hình ảnh Việt Nam là tổng hòa tất cả yếu tố của Việt Nam thể hiện nhận thức, ấn tượng, tình cảm của công chúng quốc tế dựa trên quá trình học hỏi, thông tin, trải nghiệm mà họ có được về Việt Nam.
1.1.3. Khái niệm tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới
Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới là giới thiệu, phổ biến rộng rãi các nét đặc sắc về thiên nhiên, con người, lịch sử, văn hóa, thành tựu của công cuộc đổi mới về kinh tế, xã hội cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần hình thành nhận thức, thái độ và hành vi tích cực đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển Việt Nam.
1.2. Báo chí đối ngoại - Một phương tiện tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới
1.2.1. Khái niệm báo chí đối ngoại
Báo chí đối ngoại Việt Nam là một bộ phận của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cung cấp các nội dung thông tin về Việt Nam cho công chúng quốc tế ở nước ngoài, ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của họ trong công cuộc phát triển và bảo vệ quốc gia, do các cơ quan báo chí của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở trung ương và địa phương thực hiện.
1.2.2. Đặc điểm báo chí đối ngoại
1.2.2.1. Đối tượng (công chúng)
Đối tượng của báo chí đối ngoại là công chúng quốc tế bao gồm:
Đối tượng ở bên ngoài bao gồm nhân dân và chính phủ các nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Đối với nhân dân và chính phủ các nước, thường tập trung vào các nhóm đối tượng chính là: các chính giới thuộc bộ máy nhà nước của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các học giả, báo chí, nhà kinh doanh, các tầng lớp nhân dân, và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là giới trẻ.
Đối tượng có yếu tố nước ngoài là người nước ngoài có mặt tại Việt Nam bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các hãng thông tấn báo chí, các nhà đầu tư kinh doanh, các chính khách, các nhà khoa học, khách du lịch nước ngoài.
1.2.2.2. Ngôn ngữ và nội dung của báo chí đối ngoại
Ngôn ngữ của báo chí đối ngoại được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, phù hợp với các đối tượng công chúng tương ứng.
Nội dung của báo chí đối ngoại bao gồm: Thông tin chính thức về Việt Nam; Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam, bao gồm đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam; Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.
1.2.2.3. Lực lượng của báo chí đối ngoại
Lực lượng làm báo chí đối ngoại của Việt Nam có thể chia ra hai nhóm: các tờ báo đối ngoại ở Trung ương và các tờ báo đối ngoại ở địa phương. Tiêu biểu là VTV4 VTC10, kênh phát thanh VOV5, báo mạng điện tử Vietnam plus, báo in Vietnam News, báo điện tử Quê hương online; báo in và báo mạng điện tử tiếng Việt Thời báo kinh tế Việt Nam và tạp chí tiếng Anh Vietnam Economic Times; các tờ báo, ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài của Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Sài Gon Times)
1.2.3. Vai trò của báo chí đối ngoại trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới
- Thứ nhất, làm tăng thêm hiểu biết của người nước ngoài về Việt Nam
- Thứ hai, cung cấp cho người nước ngoài những thông tin chính xác, kịp thời về Việt Nam
- Thứ ba, làm tăng thêm tình cảm, niềm tin của người nước ngoài đối với Việt Nam
- Thứ tư, giúp người nước ngoài tăng cường hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế
1.3. Các yếu tố cấu thành tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại
1.3.1. Khái niệm tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại là một bộ phận của tuyên truyền đối ngoại, có nhiệm vụ giới thiệu, phổ biến rộng rãi các đặc điểm đặc sắc về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, thành tựu của công cuộc đổi mới về kinh tế và xã hội tới công chúng quốc tế thông qua các phương tiện báo chí chuyên trách nhằm góp phần hình thành nhận thức, thái độ và hành vi tích cực đối với sự nghiệp phát triển và bảo vệ Việt Nam.
1.3.2. Chủ thể tuyên truyền qua báo chí đối ngoại
Chủ thể lãnh đạo công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại là các tổ chức đảng.
Chủ thể quản lý công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại là Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Thông tin đối ngoại. Ở các địa phương là Sở Thông tin và Truyền thông. Đó là cơ quan chủ quản của các cơ quan báo chí đối ngoại.
Chủ thể quản lý trực tiếp công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại là Ban lãnh đạo tờ báo, kênh truyền hình, kênh phát thanh đối ngoại.
Chủ thể chuyên trách thực hiện tuyên truyền hình ảnh Việt Nam trên tác phẩm báo chí đối ngoại là toàn thể phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, người quay phim tại các phòng, ban chuyên môn.
Các chủ thể bán chuyên trách bao gồm các phòng (ban) hành chính - trị sự và các đoàn thể. Đó là các bộ phận kế hoạch - tài chính, tổ chức- cán bộ, quản trị, thiết bị, hợp tác quốc tế
1.3.3. Nội dung (thông điệp) tuyên truyền qua báo chí đối ngoại
- Thứ nhất, tuyên truyền về đất nước Việt Nam.
- Thứ hai, tuyên truyền về con người Việt Nam.
- Thứ ba, tuyên truyền về lịch sử Việt Nam.
- Thứ tư, tuyên truyền về văn hóa Việt Nam.
- Thứ năm, tuyên truyền về những thành tựu phát triển kinh tế, về tiềm năng và hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế.
1.3.4. Phương thức tuyên truyền qua báo chí đối ngoại
Thứ nhất, sử dụng ưu thế của các loại hình báo chí: Mỗi loại hình có những ưu thế riêng về khả năng tiếp cận công chúng, về đặc điểm nội dung thông tin.
Thứ hai, sử dụng nhiều thể loại, chuyên mục, chương trình báo chí.
Thứ ba, sử dụng ngôn ngữ báo chí linh hoạt, hiệu quả: Mỗi loại hình báo chí có những đặc điểm ngôn ngữ riêng (văn bản, hình ảnh, âm thanh) có khả năng tác động công chúng theo những cách khác nhau. Ngôn ngữ (lời nói, văn bản) của các sản phẩm báo chí là tiếng Việt và tiếng nước ngoài như tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga.
Thứ tư, sử dụng các phương pháp tác động đến tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng báo chí đối ngoại. Công chúng của mỗi loại hình báo chí lại có những đặc điểm tiếp nhận khác nhau. Yếu tố thời điểm bao gồm thời gian phát sóng (báo hình, báo phát thanh) vào các buổi (sáng, trưa, chiều, tối, đêm), ngày trong tuần, tháng, tần suất phát, thời lượng phát... cũng là yếu tố tác động đến tâm lý tiếp nhận của công chúng.
1.3.5. Yêu cầu của tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại đạt được hiệu quả
Thứ nhất, nội dung tuyên truyền cần phải chính xác, rõ ràng và cụ thể, có tính thuyết phục.
Thứ hai, nội dung tuyên truyền phải liên quan đến nhu cầu và lợi ích của đối tượng
Thứ ba, phương thức tuyên truyền phải phù hợp với trình độ nhận thức và thói quen tiếp nhận thông tin của đối tượng.
Thứ tư, các cơ quan báo chí đối ngoại phải thường xuyên cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của công chúng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI
(qua khảo sát 3 chuyên mục thuộc VTV4, Vietnam Plus, Vietnam Economic Times)
2.1. Khái quát các cơ quan báo chí trong phạm vi khảo sát
2.1.1. Khái quát về báo mạng điện tử Vietnam Plus
Báo mạng điện tử www.vietnamplus.vn (Vietnam Plus) là một trong những kênh thông tin đối nội, đối ngoại phục vụ bạn đọc thuộc TTXVN. Vietnam Plus cung cung cấp thông tin bằng 4 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung. Chuyên trang Thăng Long - Hà Nội là sản phẩm thông tin phục vụ dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hiện nay, chuyên trang này có nhiều bài viết về văn hóa, ẩm thực, cảnh đẹp của Việt Nam thông qua mục Discovering Vietnam (Khám phá Việt Nam) với các tiểu mục Attraction (Điểm đến hấp dẫn), Food (Ẩm thực), Culture (Văn hóa). Do đó, đây chính là chuyên mục chủ yếu thực hiện việc tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài của Vietnam Plus.
2.1.2. Khái quát về kênh truyền hình VTV4
Kênh truyền hình VTV4 (Ban Truyền hình Đối ngoại) được thành lập năm 2003, là kênh truyền hình đối ngoại của Đài Truyền hình Việt Nam, phát sóng tại Việt Nam và trên toàn thế giới, chủ yếu dành cho người Việt Nam học tập, làm việc và sinh sống ở nước ngoài. Trong các chuyên mục tiếng Anh hướng tới đối tượng người nước ngoài, các chuyên mục thực hiện tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới bao gồm: Fine Cuisine (Món ngon), Cuture Mosaic (Mảnh ghép văn hoá), Vietnam Discovery (Khám phá Việt Nam).
2.1.3. Khái quát về tạp chí in Vietnam Economic Times (VET) (Thời báo kinh tế Việt Nam)
Thời báo kinh tế Việt Nam là một tổ hợp báo chí kinh tế mạnh với 6 ấn phẩm tiếng Việt và tiếng Anh. Trong đó, ấn phẩm Vietnam Economic Times (VET) có nhiệm vụ là giới thiệu một cách chính xác và ấn tượng cho các bạn đọc nước ngoài về những chủ trương chính sách đổi mới kinh tế của chính phủ Việt Nam và những tiềm năng và những cơ hội đầu tư. Ba chuyên mục thường xuyên có những bài viết tuyên truyền về hình ảnh Việt Nam về kinh tế là Cover story (câu chuyện chủ đề), Special report (Báo cáo đặc biệt), Business report (Báo cáo kinh doanh).
2.2. Những ưu điểm trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại và nguyên nhân
2.2.1. Ưu điểm của các chủ thể tuyên truyền
Thứ nhất, Đảng, Nhà nước, Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan chủ quản, ban biên tập đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Thứ hai, hầu hết đội ngũ phóng viên, biên tập viên có phẩm chất tốt về bản lĩnh chính trị, ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu công việc.
2.2.2. Ưu điểm về nội dung tuyên truyền
Thứ nhất, báo chí đối ngoại đã thể hiện được nhiều nét đặc sắc về thiên nhiên trên khắp mọi miền của Việt Nam,
Thứ hai, báo chí đối ngoại đã khắc họa được con người Việt Nam thân thiện, yêu thiên nhiên, hòa bình, năng động, thông minh, sáng tạo
Thứ ba, báo chí đối ngoại đã khắc họa được bề dày truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của Việt Nam với nhiều chiến công hiển hách.
Thứ tư, báo chí đối ngoại đã thể hiện được nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc
Thứ năm, báo chí đối ngoại cho thấy được Việt Nam là một đất nước hòa bình, ổn định về chính trị, có nền kinh tế năng động và có nhiều lợi thế cạnh tranh, do đó là môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
2.2.3. Ưu điểm về phương thức tuyên truyền
Thứ nhất, Ưu điểm về sử dụng các loại hình báo chí
Đối với kênh VTV4, phát huy lợi thế của truyền hình và sự phát triển của khoa học công nghệ, các chương trình, chuyên mục đã gây ấn tượng mạnh đến khán giả thông qua hình ảnh đẹp, chân thực, sống động, hiệu ứng màu sắc, ánh sáng được kết hợp hài hòa. Khán giả truyền hình VTV4 có thể truy cập và xem đi xem lại các chương trình, tải và chủ động điều khiển đường thời gian thông qua mạng internet. VTV4 đã ký thỏa thuận hợp tác với kênh truyền hình Ariang để phát ba chương trình Khám phá Việt Nam và Món ngon, Mảnh ghép văn hóa trên kênh này. VTV4 còn hợp tác để gửi một số phóng sự tuyên truyền hình ảnh Việt Nam để phát trên các hãng truyền thông lớn như CNN, DW và qua cơ chế của Hiệp hội phát thanh châu Á - Thái Bình Dương (ABU), và được nhiều đài tiếp phát lại.
Là tạp chí in, VET có lợi thế là thông tin chính xác, độ tin cậy cao, thuận tiện cho việc tra cứu, so sánh. Các bài viết trên VET có nội dung trọng tâm, hướng tới chủ đích tuyên truyền về kinh tế Việt Nam, các trích dẫn, số liệu chứng minh đáp ứng được yêu cầu là cụ thể, rõ ràng. VET đăng tải các số của tạp chí dưới dạng tạp chí giấy điện tử (e-paper) trên mạng internet để bạn đọc ở nhiều nơi có thể tiếp cận được dễ dàng.
Vietnam Plus đã phát huy thế mạnh của báo mạng điện tử và được vận dụng tốt về cấu trúc bao gồm việc đưa thông tin quan trọng nhất lên đầu, sử dụng nhiều bài ngắn câu đơn giản và tách đoạn để thuận tiện độc giả cần đọc lướt. Các bài viết đều có đoạn mào đầu và hình ảnh minh họa để bạn đọc có thể nắm được thông tin chính trước khi click vào bài viết để đọc chi tiết. Vietnam Plus cập nhật thông tin nhanh về thứ hạng, danh sách những địa điểm du lịch ở Việt Nam lọt vào danh sách hay nhất, đẹp nhất của thế giới. Qua đó, tờ báo đã giúp làm tăng tính khách quan giúp độc giả có thêm tự tin khi lựa chọn ghé thăm các địa điểm du lịch này. Ngôn ngữ của Vietnamplus được tự động chuyển đổi theo vị trí địa lý của độc giả.
Thứ hai, Ưu điểm về sử dụng các thể loại báo chí
VTV4 sử dụng nhiều nhất là thể loại phim tài liệu phù hợp với việc giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên, câu chuyện lịch sử, các nét văn hóa về nhân vật cụ thể với các thể loại phim tài liệu chính luận dưới dạng chương trình thực tế có sự trải nghiệm của nhân vật người nước ngoài, phóng sự tài liệu nghệ thuật, dạng tạp chí truyền hình hàng tuần có sự kết hợp giữa các thể loại tin, phỏng vấn, phóng sự.
Đối với VET, ba chuyên mục Câu chuyện chủ đề, Báo cáo đặc biệt, Báo cáo kinh doanh sử dụng 2 thể loại chính là phản ánh và phỏng vấn, với tỉ lệ tương ứng là 80,77 % và 19,23 %.
Thứ ba, ưu điểm về sử dụng đặc trưng ngôn ngữ thể hiện của các loại hình
Đối với truyền hình, kênh VTV4 đã tận dụng tốt các ưu thế về ngôn ngữ truyền hình bao gồm hình ảnh, lời bình, lời thoại của nhân vật, các dòng chữ chú thích, hình ảnh minh họa, các đoạn phim, phụ đề để truyền tải được nội dung chân thật, khách quan, hấp dẫn tiện lợi cho khán giả.
Đối với tạp chí in VET, nội dung bài báo được thể hiện chủ yếu bằng văn bản và có sự kết hợp bằng hình ảnh, bảng, biểu.
Thứ tư, ưu điểm về sử dụng các phương pháp tác động vào tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng báo chí
VTV4 đã tận dụng tối đa việc sử dụng người nước ngoài để vừa đảm bảo sự chuẩn xác về mặt ngôn ngữ và vừa làm nội dung thêm hấp dẫn. Các phóng sự có độ dài phù hợp với dạng phim tài liệu giúp đảm bảo nội dung đảm bảo đủ chi tiết và không gây mệt mỏi cho khán giả. Các phóng sự đều được phát sóng lặp lại vào 2 khung giờ vàng ở khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ và nhiều phóng sự còn được phát lại xuyên suốt trong tháng, năm và được tái sử dụng trong nhiều chương trình của VTV4.
Là tạp chí in ra hàng tháng, VET được biên tập kỹ lưỡng nên thông tin, số liệu có độ chính xác cao. Nhiều bài viết do các chuyên gia uy tín nước ngoài giúp tăng tính khách quan, chính xác và hấp dẫn tác động tốt tới tâm lý độc giả. Tiêu đề bài viết trên VET thường ngắn gọn, kết cấu đơn giản thể hiện được nội dung một cách hình tượng gây kích thích trí tò mò của độc giả. Các dòng tít xen chứa đựng được nội dung tóm tắt của bài viết và kèm theo thông tin tác giả một cách ngắn gọn và hợp lý.
2.2.4. Ưu điểm trong kết quả tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại
Thứ nhất, báo chí đối ngoại được công chúng nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao.
Thứ hai, công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam của các cơ quan báo chí đối ngoại được Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương và các bộ, ngành, địa phương biểu dương, ghi nhận kết quả.
Thứ ba, lượng khách du lịch, số vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, kiều hồi của kiều bào Việt Nam ngày càng tăng.
Thứ tư, công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam của báo chí đối ngoại đã làm tăng thêm nhận thức, thái độ và hành vi yêu mến, giúp đỡ Việt Nam của các nhóm công chúng.
2.2.4. Ưu điểm trong kết quả tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại
Thứ nhất, báo chí đối ngoại được công chúng nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao
Thứ hai, công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam của các cơ quan báo chí đối ngoại được Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương và các bộ, ngành, địa phương biểu dương, ghi nhận kết quả
Thứ ba, số lượng khách du lịch, số vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, kiều hồi của kiều bào Việt Nam ngày càng tăng.
Thứ tư, công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam của báo chí đối ngoại đã làm tăng thêm nhận thức, thái độ và hành vi yêu mến, giúp đỡ Việt Nam của các nhóm công chúng.
2.2.5. Nguyên nhân của những ưu điểm
2.2.5.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, công nghệ thông tin phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới
Thứ hai, Việt Nam có nhiều bản sắc quốc gia hấp dẫn
2.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, cơ quan chủ quản, ban biên tập và đội ngũ cán bộ nhận thức được trách nhiệm phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí tuyên truyền
Thứ hai, sự chuyên môn hóa cao của đội ngũ phóng viên, biên tập viên và quan tâm, chú ý thu nhận ý kiến đóng góp từ đối tượng
Thứ ba, các chủ thể bán chuyên trách và chính quyền, người dân địa phương tạo điều kiện tối đa cho quá trình tác nghiệp
Thứ tư, các cơ quan báo chí đối ngoại được quan tâm đầu tư kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất.
2.3. Những hạn chế trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại và nguyên nhân
2.3.1. Những hạn chế
2.3.1.1. Những hạn chế của các chủ thể tuyên truyền
Thứ nhất, một số cơ quan báo chí đối ngoại còn thiếu chủ động trong việc nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam
Thứ hai, đội ngũ biên tập viên, phóng viên tại một số cơ quan báo chí còn thiếu về số lượng và chưa được chuyên môn hóa
2.3.1.2. Những hạn chế về nội dung tuyên truyền
Thứ nhất, chưa có nhiều tác phẩm về chủ đề lịch sử của Việt Nam
Thứ hai, còn ít tác phẩm đề cập đến kiến trúc Việt Nam truyền thống, những thông tin chỉ dẫn, giao tiếp, phong tục tập quán người dân các địa phương
Thứ ba, lượng thông tin về nền chính trị Việt Nam ổn định an toàn, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa nhiều
2.3.1.3. Những hạn chế về phương thức tuyên truyền
Thứ nhất, hình thức trên một số tác phẩm báo chí đối ngoại còn nghèo nàn, ứng dụng khoa học công nghệ chưa triệt để, hiệu quả nên chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng
Thứ hai, một số tác phẩm báo chí đối ngoại chưa đạt đến độ hoàn thiện cao nên chưa phát huy được hiệu quả tuyên truyền tối đa.
Thứ ba, số lượng và tần suất của các tác phẩm báo chí đối ngoại chưa hợp lý
2.3.1.4. Những hạn chế về kết quả tuyên truyền
Thứ nhất, Việt Nam chưa thu hút được khách du lịch chất lượng cao, một số nhà đầu tư, nhà xúc tiến thương mại đến Việt Nam vẫn còn thiếu thông tin về Việt Nam.
Thứ hai, hiệu quả hoạt động của báo chí đối ngoại nói chung, công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam nói riêng, chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước và các cơ quan báo chí.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Thứ nhất, ban lãnh đạo một số tờ báo còn thiếu chủ động đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền.
- Thứ hai, tổ chức bộ máy các cơ quan báo chí đối ngoại còn bất cập, đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên còn thiếu về số lượng, chất lượng không đồng đều
- Thứ ba, năng lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên chưa đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nghiệp vụ báo chí
- Thứ tư, cơ chế đãi ngộ nhân sự chưa phù hợp, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đảm bảo cho hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí tuyên truyền hình ảnh Việt Nam có chất lượng.
CHƯƠNG 3
DỰ BÁO, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI
3.1. Dự báo xu thế phát triển của những yếu tố tác động đến báo chí đối ngoại trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới
3.1.1. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế giúp cuộc cách mạng khoa học - công nghệ thúc đẩy tuyên truyền hình ảnh quốc gia. Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng giúp cho công chúng ở các nước trên thế giới có thể tiếp cận thông tin dễ dàng và tiện lợi hơn bất kể sự khác biệt về vị trí địa lý. Tốc độ internet cao, thiết bị di động, các phần mềm, công nghệ hiện đại giúp cho người sử dụng ngày càng tiếp cận được với các sản phầm báo chí dễ dàng hơn, tạo tính chủ động trong việc chọn lựa thông tin theo nhu cầu, về không gian, thời gian.
Đồng thời, toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ chế hợp tác trong nhiều lĩnh vực giúp nâng cao đáng kể chất lượng và hiệu quả của hoạt động tuyên truyền đối ngoại. Hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo, công nghệ sẽ giúp chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, máy móc, trang thiết bị ngày càng được hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới của hoạt động tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
3.1.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra các phương tiện truyền thông mới, mạng xã hội sẽ phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh quyết liệt với các loại hình báo chí truyền thống
Sự phát triển của khoa học công nghệ hỗ trợ làm cho các loại hình truyền thông ngày càng hoàn thiện, không ngừng cải tiến để phát huy tối đa ưu thế. Sự tiến bộ của giao tiếp thông tin số đã giúp thông tin truyền tải dễ dàng hơn, thúc đẩy sự phát triển của báo chí truyền thông và dẫn đến việc hội tụ trong phương thức truyền t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tuyen_truyen_hinh_anh_viet_nam_ra_the_gioi_q.docx