Chương 3
THỰC TRẠNG, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VAI TRÒ CỦA
GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
QUÂN SỰ CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY
3.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Về địa lý, kinh tế - xã hội
Ứng Hoà nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp huyện
Chương Mỹ và huyện Thanh Oai, phía Đông giáp huyện Phú Xuyên,
phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp huyện Mỹ Đức; diện tích
183.72 km2; dân số 179.900 người (năm 2009). Huyện Ứng Hoà có 29
đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 01 thị trấn và 28 xã.
Ứng Hoà là một huyện nông nghiệp, nhưng với quyết tâm chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, kết hợp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp với
khôi phục ngành nghề thủ công truyền thống và phát triển nghề mới,
năm 2012 GDP của huyện Ứng Hoà đạt trên 1.272 tỷ đồng (tăng 9,0%
so với năm 2011).
3.1.2. Về công tác quân sự, quốc phòng - an ninh và thực hiện NVQS
Nhìn chung, công tác quân sự, quốc phòng, an ninh và thực hiện
NVQS của huyện Ứng Hòa luôn được coi trọng, thực hiện tốt; thường
xuyên là một địa phương có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội tốt, nền QPTD được củng cố, khu vực phòng thủ được tăng
cường, công tác tuyển quân đủ số lượng với chất lượng cao.
14 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên hiện nay (Nghiên cứu trường hợp huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc đây xác định
gia đình, dòng họ là gốc của nước, là thành tố quan trọng, không thể
thiếu trong tam giác văn hóa giữ nước: Nhà - Làng - Nước. Vai trò này
được thâu tóm trên một số nội dung cơ bản: gia đình hun đúc tinh thần
yêu nước cho các thành viên; vai trò của gia đình, dòng họ trong huy
động nguồn vật lực cho công cuộc giữ nước; vai trò của gia đình, dòng
họ cung cấp nguồn nhân lực cho công cuộc giữ nước.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, vai trò của gia đình, dòng họ thể hiện ở
những nội dung chính: Một là, gia đình, dòng họ đã khơi dậy, nuôi
dưỡng và phát huy tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất
chống giặc ngoại xâm cho con em; Hai là, gia đình, dòng họ đã động
viên và tổ chức cho con em tòng quân giết giặc, gìn giữ quê hương đất
nước. Nhà nhà, các dòng họ, xóm thôn động viên và tổ chức cho con em
nhập ngũ; Ba là, gia đình, dòng họ đã chú trọng xây dựng hậu phương
để con em yên tâm đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ công
dân đối với đất nước.
2.1.4. Vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc thực hiện NVQS
của thanh niên
2.1.4.1. Quan niệm, nội dung vai trò của gia đình, dòng họ đối với
việc thực hiện NVQS của thanh niên
Vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc thực hiện NVQS của
thanh niên là kiểu hoạt động tương ứng với vị thế xã hội của gia đình,
dòng họ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam;
là hoạt động của gia đình, dòng họ thực hiện chức năng giáo dục, xã hội
hóa, tâm lý tình cảm nhằm giáo dục, động viên, tổ chức cho con em
thực hiện NVQS, góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng, nâng cao
sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
Vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc thực hiện NVQS của thanh
niên được thể hiện trên những nội dung, gồm: Giáo dục, tuyên truyền về
NVQS cho con cháu chưa đến tuổi nhập ngũ; Giáo dục, động viên cho
con cháu tham gia đăng ký, khám tuyển NVQS; Giáo dục, động viên con
cháu lên đường thực hiện NVQS khi có giấy gọi nhập ngũ; Động viên,
chăm lo con cháu trong thời gian thực hiện NVQS ở các đơn vị quân đội.
2.1.4.2. Các yếu tố tác động vai trò của gia đình, dòng họ với việc
thực hiện NVQS của thanh niên
Quá trình thực hiện vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc thực
hiện NVQS của thanh niên chịu sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố:
9
Số lượng con trai, đặc điểm xã hội của gia đình và các yếu tố khách
quan: Điều kiện kinh tế của địa phương; Đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Hệ thống chính trị cơ sở;
Cộng đồng làng xã.
2.1.4.3. Mô hình tác động của các yếu tố đến vai trò gia đình, dòng
họ đối với việc thực hiện NVQS của thanh niên
Tác động của các yếu tố đến vai trò của gia đình, dòng họ đối với
việc thực hiện NVQS của thanh niên được thực hiện thông qua các thiết
chế xã hội (nhà nước, làng xã, dòng họ, gia đình); sự tương tác giữa các
yếu tố mang tính trực tiếp ở cơ sở (hệ thống chính trị ở cơ sở, cộng
đồng làng xã, cộng đồng dòng họ, gia đình) và những yếu tố trực tiếp
trong quan hệ dòng họ, gia đình, thanh niên.
Sự tác động của các yếu tố đến vai trò của gia đình, dòng họ theo mô
hình bốn vòng tròn đồng tâm của thiết chế xã hội: thiết chế Nhà nước,
thiết chế làng xã, thiết chế dòng họ và thiết chế gia đình; mô hình vòng
tròn khép kín giữa hệ thống chính trị cở sở với cộng đồng làng xã và gia
đình, dòng họ; mô hình vòng tròn khép kín giữa dòng họ, gia đình và
thanh niên.
2.2. CÁC LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU VAI
TRÒ CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA
VỤ QUÂN SỰ CỦA THANH NIÊN
2.2.1. Lý thuyết hệ thống gia đình của Murray Bowen: Vận dụng
lý thuyết hệ thống gia đình để nhận biết các thành phần của gia đình, vị
trí, vai trò của các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình; trên cơ sở đó, phân tích mối quan hệ giữa bố
mẹ với con cái và vai trò của bố mẹ với con cái.
2.2.2. Lý thuyết trung gian của Robert K.Merton về tập hợp vai
trò: Vận dụng lý thuyết trung gian về tập hợp vai trò để phân tích, đánh
giá các vai trò của gia đình, dòng họ được thể hiện trên những hoạt
động cụ thể; tương quan, mối quan hệ giữa các yếu tố với những vai trò
của gia đình, dòng họ đối với con cháu.
2.3. QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC - PH.ĂNGGHEN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ GIA ĐÌNH, VAI
TRÒ CỦA GIA ĐÌNH
Tổng hợp và phân tích các quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam về vị thế, vai trò của gia đình, thấy rằng: Một là, gia đình
là hạt nhân, tế bào của xã hội. Hai là, gia đình có vị thế xã hội rất
10
quan trọng, là nền tảng, cái gốc sâu bền của xã hội và đất nước, gia
đình tốt thì xã hội tốt. Ba là, gia đình giữ vai trò quan trọng trong
hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Giáo dục
gia đình giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào luyện nên
những con người có đức tài để phụng sự đất nước. Bốn là, gia đình
là địa chỉ tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và BVTQ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Các khái niệm gia đình, dòng họ, vai trò của gia đình, dòng họ và vai
trò của gia đình, dòng họ đối với việc thực hiện NVQS của thanh niên đã
được làm rõ về quan niệm, nội dung, hình thức biểu hiện. Trong phân tích
vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc thực hiện NVQS của thanh
niên, luận án đã chỉ ra bốn nội dung và ba mô hình tương tác giữa các yếu
tố tác động, chi phối việc thực hiện NVQS của thanh niên. Nội dung và
mô hình tương tác giữa các yếu tố chi phối việc thực hiện NVQS của
thanh niên là khung lý thuyết phân tích, cơ sở lý luận để làm rõ trên thực
tế vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc thực hiện NVQS của thanh
niên hiện nay.
Ngoài ra, luận án cũng phân tích rõ hai lý thuyết được áp dụng trong
nghiên cứu vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc thực hiện NVQS
của thanh niên và các quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vị thế, vai trò
của gia đình.
Chương 3
THỰC TRẠNG, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VAI TRÒ CỦA
GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
QUÂN SỰ CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY
3.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Về địa lý, kinh tế - xã hội
Ứng Hoà nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp huyện
Chương Mỹ và huyện Thanh Oai, phía Đông giáp huyện Phú Xuyên,
phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp huyện Mỹ Đức; diện tích
183.72 km2; dân số 179.900 người (năm 2009). Huyện Ứng Hoà có 29
đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 01 thị trấn và 28 xã.
Ứng Hoà là một huyện nông nghiệp, nhưng với quyết tâm chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, kết hợp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp với
khôi phục ngành nghề thủ công truyền thống và phát triển nghề mới,
năm 2012 GDP của huyện Ứng Hoà đạt trên 1.272 tỷ đồng (tăng 9,0%
so với năm 2011).
11
3.1.2. Về công tác quân sự, quốc phòng - an ninh và thực hiện NVQS
Nhìn chung, công tác quân sự, quốc phòng, an ninh và thực hiện
NVQS của huyện Ứng Hòa luôn được coi trọng, thực hiện tốt; thường
xuyên là một địa phương có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội tốt, nền QPTD được củng cố, khu vực phòng thủ được tăng
cường, công tác tuyển quân đủ số lượng với chất lượng cao.
3.2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ ĐỐI VỚI
VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ CỦA THANH NIÊN
3.2.1. Vai trò giáo dục, tuyên truyền NVQS cho thanh niên chưa
đến tuổi nhập ngũ của gia đình, dòng họ
Số liệu khảo sát xã hội học bố mẹ của thanh niên nhập ngũ, bố mẹ
của thanh niên không nhập ngũ và thanh niên đang thực hiện NVQS ở
đơn vị quân đội đều khẳng định vai trò của gia đình, dòng họ và các tổ
chức, lực lượng trong giáo dục, tuyên truyền NVQS cho thanh niên
chưa đến tuổi nhập ngũ (Bảng 3.1).
Bảng 3.1: Vai trò của gia đình, dòng họ và các tổ chức, lực lượng
trong giáo dục, tuyên truyền NVQS cho thanh niên chưa đến tuổi nhập
ngũ theo các nhóm khảo sát (tỷ lệ %).
Vai trò của gia đình,
dòng họ và các tổ
chức, lực lượng
Bố mẹ của
thanh niên
trúng tuyển
NVQS
(N=198)
Bố mẹ của
thanh niên
không trúng
tuyển NVQS
(N=393)
Thanh
niên
đang tại
ngũ
(N=198)
Tổng
thể
(N=789)
Gia đình 77,3 88,8 71,7 81,6
Dòng họ 56,6 55,1 62,6 57,5
Nhà trường 49,5 53,7 53,0 52,5
Truyền thông đại chúng 51,0 52,4 48,5 51,1
Hệ thống chính quyền
cơ sở
52,0 49,9 49,0 50,2
Bạn bè thanh niên 18,2 18,1 20,7 18,8
Ban, ngành, đoàn thể địa
phương
42,9 47,6 46,9 46,2
Số liệu bảng 3.1 cho thấy: Một là, các tổ chức, lực lượng đã tham gia
giáo dục, tuyên truyền NVQS cho thanh niên; khẳng định sự vào cuộc
của toàn xã hội chăm lo cho công tác quân sự, quốc phòng, BVTQ. Hai
là, mức độ đánh giá của người trả lời về vai trò của gia đình, dòng họ và
của các tổ chức, các lực lượng trong giáo dục, tuyên truyền NVQS cho
thanh niên khá tương đồng, độ chênh lệch không cao, thể hiện tính
“khách quan”, độ tin cậy của kết quả điều tra. Ba là, khẳng định vai trò
12
quan trọng, vượt trội của gia đình, dòng họ trong giáo dục, tuyên truyền
NVQS cho thanh niên so với các tổ chức, lực lượng khác. Bốn là, có
một vài tỷ lệ phản ánh mức độ khác biệt về vai trò giáo dục, tuyên
truyền NVQS của gia đình, dòng họ cho thanh niên.
Vai trò giáo dục, tuyên truyền NVQS cho thanh niên chưa đến
tuổi nhập ngũ của gia đình, dòng họ được thể hiện thông qua một số
hoạt động: 1.Gia đình kể chuyện chiến đấu, chống giặc ngoại xâm,
BVTQ cho con em; 2.Dòng họ nhắc nhở con cháu thực hiện nghiêm
quy ước của dòng họ; 3.Gia đình định hướng con em theo nghề quân
đội; 4.Gia đình dạy bảo, nhắc nhở con em về trách nhiệm của công
dân đối với Tổ quốc khi đến tuổi trưởng thành; 5.Dòng họ giúp con
cháu hiểu rõ việc thực hiện NVQS, BVTQ cũng là tiếp nối truyền
thống, kỷ cương của gia đình, dòng họ. Trong đó, hoạt động 4, 5
được gia đình, dòng họ thực hiện nhiều nhất, bởi tỷ lệ trả lời cho hai
hoạt động này trong các nhóm đối tượng khảo sát, cao nhất là 71,5%,
thấp nhất cũng là 61,6%, cao hơn tỷ lệ trả lời ở các hoạt động khác.
Tóm lại, những tư liệu, số liệu điều tra cho thấy: Thứ nhất, công tác
giáo dục, tuyên truyền NVQS cho thanh niên là một hoạt động trọng
điểm, được tiến hành thường xuyên trong quá trình thực hiện nhà nước
pháp quyền, xây dựng nền QPTD, BVTQ ở địa phương cơ sở. Thứ hai,
các tổ chức, các lực lượng ở địa phương cơ sở đã tham gia giáo dục,
tuyên truyền NVQS cho thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ. Thứ ba,
gia đình, dòng họ giữ vai trò quan trọng, nổi trội so với các tổ chức, các
lực lượng trong giáo dục, tuyên truyền NVQS cho thanh niên. Thứ tư,
nội dung giáo dục, tuyên truyền NVQS cho thanh niên của gia đình,
dòng họ khá rộng: truyền đạt nội dung cơ bản của luật NVQS, tuyên
truyền truyền thống chống giặc ngoại xâm của gia đình, dòng họ, quê
hương, đất nước, giáo dục ý thức BVTQ. Thứ năm, hình thức giáo dục,
tuyên truyền NVQS cho thanh niên của gia đình, dòng họ khá đa dạng,
phù hợp với tính chất và nền nếp sinh hoạt của gia đình, dòng họ.
3.2.2. Vai trò giáo dục, động viên thanh niên tham gia đăng ký,
khám tuyển NVQS của gia đình, dòng họ
Trong giáo dục, động viên thanh niên tham gia đăng ký, khám tuyển
NVQS, sự tham gia của các tổ chức, lực lượng và gia đình, dòng họ
được chính bố mẹ của thanh niên trúng tuyển và không trúng tuyển
NVQS khẳng định (Bảng 3.2).
13
Bảng 3.2: Đánh giá của gia đình, dòng họ và các tổ chức, lực lượng
trong giáo dục, động viên thanh niên tham gia đăng ký, khám tuyển
NVQS theo nhóm đối tượng khảo sát (tỷ lệ %).
Vai trò của gia đình,
dòng họ và các tổ
chức, lực lượng
Bố mẹ của
thanh niên
trúng tuyển
NVQS
(N=198)
Bố mẹ của
thanh niên
không trúng
tuyển NVQS
(N=393)
Thanh
niên
đang tại
ngũ
(N=198)
Mẫu tổng
thể
(N=789)
Chủ tịch, phó chủ tịch xã 40,9 49,6 48,0 47,0
Chỉ huy trưởng, chỉ
huy phó quân sự xã
74,2 78,6 76,8 77,1
Bí thư, phó bí thư,
đảng viên chi bộ thôn
65,7 74,8 70,2 71,4
Trưởng thôn 82,8 81,2 76,3 80,4
Đoàn thanh niên 64,6 77,1 72,2 72,8
Hội phụ nữ 67,2 63,6 65,2 64,9
Hội cựu chiến binh 70,7 67,9 69,7 69,1
Người thân trong dòng họ 58,6 55,7 61,6 57,9
Người thân trong gia đình 80,8 83,5 88,9 84,2
Bạn bè của thanh niên 44,4 43,3 44,9 44,0
Số liệu bảng 3.2 cho thấy, sự tham gia của người thân trong gia đình
có tỷ lệ đánh giá cao nhất, sau đó đến sự tham gia của trưởng thôn; sự
tham gia của chỉ huy trưởng, chỉ huy phó quân sự xã, bí thư đảng ủy,
phó bí thư đảng ủy, đảng viên chi bộ thôn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,
hội cựu chiến binh có tỷ lệ đánh giá khá cao; sự tham gia của chủ tịch,
phó chủ tịch xã và bạn bè của thanh niên có tỷ lệ đánh giá thấp. Đáng
chú ý, sự tham gia của người thân trong dòng họ có tỷ lệ khá thấp.
Trong giáo dục, động viên con cháu đi đăng ký, khám tuyển
NVQS, gia đình, dòng họ thực hiện nhiều hoạt động: 1.Gia đình
thường xuyên giáo dục, nhắc nhở thanh niên đi đăng ký, khám tuyển
NVQS đúng thời gian quy định; 2.Dòng họ tổ chức gặp mặt những
thanh niên có giấy gọi đăng ký, khám tuyển NVQS để giáo dục, động
viên; 3.Những người thân trong dòng họ đến thăm hỏi, động viên
thanh niên đi đăng ký, khám tuyển NVQS; 4.Người thân trong gia
đình động viên, đưa thanh niên đến nơi đăng ký, khám tuyển NVQS;
5.Dòng họ giáo dục thanh niên hiểu rõ việc đăng ký, khám tuyển
NVQS cũng là giữ gìn truyền thống, kỷ cương của gia đình, dòng họ;
6.Gia đình giúp thanh niên hiểu rõ việc đăng ký, khám tuyển NVQS là
quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc. Trong
các hoạt động này, hoạt động 1 có tỷ lệ người trả lời cao nhất (từ 69,7%
14
đến 83,5%). Ngược lại, hoạt động 5 lại có tỷ lệ người trả lời thấp nhất
(từ 53,0% xuống 41,0%).
Tóm lại, dù trả lời với tỷ lệ cao hay thấp, song kết quả điều tra cũng
đã cho thấy bức tranh toàn cảnh, rõ ràng về sự tham gia của các tổ chức,
các lực lượng, của gia đình, dòng họ trong giáo dục, động viên thanh
niên đăng ký, khám tuyển NVQS. Sự phối kết hợp đồng bộ giữa các tổ
chức, các lực lượng là một nền nếp trong thực hiện giáo dục, động viên
thanh niên đăng ký, khám tuyển NVQS ở địa phương cơ sở hiện nay.
3.2.3. Vai trò giáo dục, động viên thanh niên lên đường thực hiện
NVQS khi có giấy gọi nhập ngũ của gia đình, dòng họ
Vai trò giáo dục, động viên thanh niên lên đường thực hiện NVQS khi
có giấy gọi nhập ngũ của gia đình, dòng họ được chứng minh qua khảo
sát thực tế bố mẹ có con em trúng tuyển NVQS và thanh niên đang nhập
ngũ ở đơn vị quân đội (Biểu 3.1).
Biểu 3.1: Gia đình, dòng họ và các tổ chức lực lượng tham gia giáo
dục, động viên thanh niên trúng tuyển NVQS (tỷ lệ %).
68,9
63,1
74,7
18,9 22,2 15,7 17,7
20,2
15,2
28,3 24,7
31,8
82,1
73,2
90,9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Trưởng họ và
bác chú cô
Cựu chiến binh Cụ già trong
thôn
Bạn bè thanh
niên
Người thân
trong gia đình
Bố mẹ thanh niên và thanh niên tại ngũ Bố mẹ thanh niên trúng NVQS
Thanh niên đang tại ngũ
Biểu 3.1, tỷ lệ người trả lời về vai trò của những người thân trong
gia đình và vai trò của trưởng họ, chú bác cô trong dòng họ đối với con
cháu có giấy gọi trúng tuyển NVQS, chuẩn bị nhập ngũ ở nhóm bố mẹ có
con em trúng tuyển NVQS là 73,2% và 63,1%; trong khi ở nhóm bố mẹ có
con em trúng tuyển NVQS và thanh niên tại ngũ là 82,1% và 68,9% và
nhóm thanh niên tại ngũ là 90,9% và 74,7%. Vai trò này càng trở nên quan
trọng hơn khi so sánh với tỷ lệ trả lời thấp hơn rất nhiều về sự tham gia của
các bác cựu chiến binh, cụ già trong thôn...
15
Vai trò của gia đình, dòng họ trong giáo dục, động viên con cháu lên
đường nhập ngũ khi có giấy gọi còn được thể hiện ở khía cạnh, gia đình
luôn mong muốn thanh niên trúng tuyển NVQS để làm nhiệm vụ
BVTQ; thể hiện ở tỷ lệ trả lời của bố mẹ có con không trúng tuyển
NVQS với câu hỏi: Ông bà có muốn được lựa chọn việc thực hiện
NVQS của con em không? gần như toàn bộ 393 người được hỏi nói có
muốn lựa chọn, chỉ có 6 người nói không, chiếm 1,5%.
Sự giáo dục, động viên của gia đình, dòng họ đối với thanh niên
chuẩn bị lên đường thực hiện NVQS khi có giấy gọi nhập ngũ được thể
hiện trên nhiều hoạt động: 1.Gia đình tổ chức gặp mặt, chia tay thanh
niên; 2.Dòng họ tổ chức gặp mặt động viên, khích lệ thanh; 3.Dòng họ
phân công người giúp đỡ gia đình có thanh niên trúng tuyển NVQS;
4.Dòng họ huy động vật chất giúp thanh niên; 5.Người thân trong gia
đình cùng tham gia giao quân cho các đơn vị quân đội. Trong đó, hoạt
động 1 có tỷ lệ người trả lời gần như tuyệt đối, với 97,0% ở nhóm bố
mẹ của thanh niên không trúng tuyển NVQS và 95,5% ở nhóm bố mẹ
của thanh niên trúng tuyển NVQS; hoạt động 5, tỷ lệ trả lời lại rất thấp,
với 19,9% ở nhóm bố mẹ của thanh niên không trúng tuyển NVQS và
17,7% ở nhóm bố mẹ của thanh niên trúng tuyển NVQS.
Như vậy, với những thanh niên trúng tuyển, có giấy gọi nhập ngũ,
gia đình, dòng họ thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Các hoạt động
này cho thấy, dòng họ, gia đình đã thực hiện vai trò “hậu phương” đối
với những con em thực hiện NVQS, phục vụ trong các đơn vị quân đội.
3.2.4. Vai trò động viên, chăm lo thanh niên trong thời gian thực
hiện NVQS ở các đơn vị quân đội của gia đình, dòng họ
Sau khi nhập ngũ, gia đình có con em thực hiện NVQS ít nhiều vẫn
có những lo lắng cho thanh niên. Sự quan tâm, lo lắng đối với thanh
niên đang tại ngũ được thể hiện ở tất cả các thành viên của gia đình,
song tỷ lệ người trả lời cho sự quan tâm, lo lắng này là khác nhau.
Trong các nhóm khảo sát, tỷ lệ trả lời cao nhất về sự quan tâm, lo
lắng của các thành viên trong gia đình đối với thanh niên đang tại ngũ
đều ứng với mẹ của thanh niên, như: ở nhóm bố mẹ có con nhập ngũ là
47,0%; còn tỷ lệ trả lời ở nhóm bố mẹ có con nhập ngũ và thanh niên
đang tại ngũ, ở nhóm thanh niên đang tại ngũ cũng là là 42,8% và
49,5%. Tiếp đến, tỷ lệ trả lời tương ứng với các nhóm khảo sát nêu trên:
bố của thanh niên là 30,3% và 32,1%, 33,8%; anh chị em của thanh
niên là 12,1% và 10,6%, 9,1%; ông của thanh niên là 6,1% và 4,5%,
3,0%; bà của thanh niên cùng là 4,5%.
16
Sự quan tâm, lo lắng của gia đình, dòng họ đối với thanh niên đang
thực hiện NVQS ở đơn vị quân đội, đòi hỏi gia đình, dòng họ phải có
vai trò thiết thực, cụ thể (Biểu 3.2).
Biểu 3.2: Hoạt động động viên, chăm lo thanh niên đang tại ngũ của gia
đình, dòng họ (tỷ lệ %).
60,1
56,1
64,1
27,3
23,2
31,3
11,9 15,2 8,6
53,3 54,5 52
19,4 16,2
22,7
0
10
20
30
40
50
60
70
Gia đình gọi
điện, viết thư
Gia đình nhờ
người giúp
Gia đình gửi
tiền, hiện vật
Gia đình đến
đơn vị thăm
Dòng họ đến
đơn vị thăm
Bố mẹ có con nhập ngũ và thanh niên tại ngũ
Bố mẹ có con nhập ngũ
Thanh niên tại ngũ
Biểu 3.2 cho thấy, dù tỷ lệ trả lời cho các hoạt động động viên, chăm
lo thanh niên đang tại ngũ của các gia đình, dòng họ ở cả ba nhóm khảo
sát không quá cao nhưng cũng chứng tỏ: một là, trong điều kiện môi
trường tương đối khép kín của quân đội, thanh niên lại được rèn luyện
để trở thành anh “Bộ đội cụ Hồ”, lẽ ra gia đình, dòng họ có thể “phó
mặc” cho đơn vị, quân đội, nhưng gia đình, dòng họ vẫn cho thấy vai
trò không thể thiếu trong chăm lo, động viên thanh niên đang tại ngũ;
hai là, các hoạt động được gia đình, dòng họ chăm lo, động viên thanh
niên tại ngũ tuy khá đa dạng, song vẫn chủ yếu tập trung vào hình thức
viết thư, gọi điện hay lên đơn vị trực tiếp thăm hỏi. Hình thức nhờ cậy
người giúp đỡ, tuy vẫn có nhưng không nhiều. Hoạt động gửi tiền hoặc
hiện vật có tỷ lệ người trả lời thấp nhất.
Như vậy, vai trò của gia đình, dòng họ đối với thực hiện NVQS của
thanh niên nối dài kể từ khi người thanh niên sống trong gia đình cho
đến khi người thanh niên chuẩn bị sống trong quân đội. Trong quá trình
đó, gia đình, dòng họ đã thực hiện chức năng giáo dục, xã hội hóa nhằm
nâng cao nhận thức, thái độ và định hướng hành vi cho con em thực
hiện NVQS, BVTQ. Khi thanh niên đang tại ngũ, gia đình, dòng họ chủ
yếu hỗ trợ về tinh thần để con em vượt qua khó khăn, gian khổ của hoat
động quân sự, hoàn thành NVQS. Gia đình, dòng họ đã thực hiện chức
17
năng tâm lý, tình cảm, tạo điểm tựa về tinh thần cho con em trong thời
gian thực hiện NVQS.
3.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG
HỌ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ CỦA THANH
NIÊN HIỆN NAY
3.3.1. Các yếu tố thuộc biến số độc lập
3.3.1.1. Số lượng con trai của gia đình
Số lượng con trai của gia đình với vai trò của gia đình, dòng họ trong
giáo dục, tuyên truyền NVQS cho thanh niên chưa đến tuổi nhập ngũ
Phân tích mối quan hệ giữa số lượng con trai của gia đình với vai trò
của gia đình, dòng họ trong giáo dục, tuyên truyền con cháu về NVQS
cho thấy, trong tổng số 591 người được khảo sát, ở tất cả các gia đình
có 1 và 2 con trai trở lên đều khẳng định gia đình, dòng họ có thực hiện
các hoạt động để giáo dục, tuyên truyền về NVQS, BVTQ cho con cháu
trước tuổi nhập ngũ. Trong mối quan hệ này, tỷ lệ trả lời cao nhất là
73,6% và tỷ lệ trả lời thấp nhất là 38,1%. Nhưng trong mối quan hệ này
chỉ có hoạt động gia đình kể chuyện chiến đấu, chuyện về truyền thống
chống giặc ngoại xâm, BVTQ cho con em là có mối quan hệ chặt chẽ
với số lượng con trai của gia đình.
Số lượng con trai của gia đình với vai trò giáo dục, động viên thanh
niên tham gia đăng ký, khám tuyển NVQS của gia đình, dòng họ
Theo bố mẹ của thanh niên trúng tuyển và không trúng tuyển NVQS,
gia đình 2 con trai trở lên có tỷ lệ trả lời cho các hoạt động giáo dục,
động viên thanh niên tham gia đăng ký, khám tuyển NVQS từ 50,0%
trở lên nhiều hơn gia đình 1 con trai; tỷ lệ trả lời cao nhất (79,6%) lại ở
gia đình 1 con trai và tỷ lệ trả lời thấp nhất (40,4%) rơi vào gia đình 2
con trai trở lên. Nhưng những tỷ lệ trả lời này chỉ chứng tỏ giữa số
lượng con trai của gia đình với vai trò giáo dục, động viên thanh niên
tham gia đăng ký, khám tuyển NVQS của gia đình, dòng họ có mối
quan hệ nhất định, chúng không có mối quan hệ chặt chẽ.
3.3.1.2. Nghề nghiệp của gia
Nghề nghiệp của gia đình với vai trò giáo dục, tuyên truyền NVQS
cho thanh niên chưa đến tuổi nhập ngũ của gia đình, dòng họ
Số liệu điều tra bố mẹ thanh niên trúng tuyển và không trúng tuyển
NVQS chỉ ra, hầu như có sự tăng dần về tỷ lệ đánh giá của gia đình
nông nghiệp, nông nghiệp hỗn hợp và phi nông nghiệp cho các hoạt
động giáo dục, tuyên truyền NVQS cho thanh niên chưa đến tuổi nhập
ngũ. Chỉ có hoạt động dòng họ giúp con cháu hiểu rõ việc thực hiện
NVQS, BVTQ cũng là tiếp nối truyền thống, kỷ cương của gia đình,
18
dòng họ là có tỷ lệ đánh giá theo chiều ngược lại. Tỷ lệ trả lời cho hoạt
động này ở gia đình nông nghiệp là 70,5%, gia đình nông nghiệp hỗn
hợp là 64,4% và gia đình phi nông nghiệp là 62,7%. Ở hoạt động có
mối quan hệ chặt chẽ, thậm chí rất chặt chẽ với yếu tố nghề nghiệp của
gia đình, với tỷ lệ đánh giá cao nhất và khá chênh lệch của gia đình phi
nông nghiệp với gia đình nông nghiệp hỗn hợp và gia đình nông nghiệp,
cho thấy: sự quan tâm, chú trọng đặc biệt hơn đến hoạt động gia đình kể
chuyện chiến đấu, chống giặc ngoại xâm, BVTQ cho con em và dòng
họ dạy bảo, nhắc nhở con cháu thực hiện nghiêm quy ước của gia đình
phi nông nghiệp so với các gia đình khác.
Nghề nghiệp của gia đình với vai trò giáo dục, động viên thanh
niên lên đường nhập ngũ khi có giấy gọi của gia đình, dòng họ
Số liệu điều tra bố mẹ thanh niên trúng tuyển và không trúng tuyển
NVQS cho biết, các hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ, rất chặt chẽ với
yếu tố nghề nghiệp của gia đình có tỷ lệ đánh giá chênh lệch, đa dạng.
Chẳng hạn, hoạt động dòng họ tổ chức gặp mặt, động viên, khích lệ
thanh niên, gia đình nông nghiệp có tỷ lệ trả lời cao nhất, với 73,3%,
đến gia đình phi nông nghiệp là 54,3% và gia đình nông nghiệp hỗn hợp
chỉ 39,8%. Bên cạnh đó, cũng thông qua tỷ lệ đánh giá rất cao và cao,
gia đình nông nghiệp đã cho biết sự quan tâm lựa chọn thực hiện những
hoạt động này một cách rõ ràng hơn gia đình nông nghiệp hỗn hợp và
gia đình phi nông nghiệp. Phải chăng, với đặc thù chỉ làm nghề nông và
lối sống chân thật, tình cảm của người nông dân nên gia đình nông
nghiệp quan tâm thực hiện hơn những hoạt động mang tính gần gũi,
tinh thần như gặp mặt, động viên con em.
3.3.1.3. Gia đình có bố mẹ là đảng viên và gia đình không có bố
mẹ là đảng viên
Trong phân tích mối quan hệ giữa gia đình có bố mẹ là đảng viên và
gia đình không có bố mẹ là đảng viên với vai trò của gia đình, dòng họ
đối với việc thực hiện NVQS của thanh niên thấy rằng, yếu tố này có
mối quan hệ chặt chẽ với hầu hết các hoạt động thể hiện vai trò của gia
đình, dòng họ trong giáo dục, động viên thanh niên tha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai lieu (18).pdf