Tóm tắt Luận án Vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986-2010)

Tăng cường các tổ chức thành viên Mặt trận

MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ

chức chính trị, các tổ chúc chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu

biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người

Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Liên minh chính trị là sự liên kết các lực lượng nhân dân với nhau thành

một khối thống nhất để thực hiện mục tiêu chính trị chung là giành, giữ chính

quyền và sử dụng chính quyền để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng;

xây dựng cuộc sống ấm no; hạnh phúc cho nhân dân. Mục tiêu chung đó ở mỗi

giai đoạn cũng khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng và lợi ích cơ bản

của các lực lượng tham gia liên minh. Mục tiêu chung trong giai đoạn cách

mạng hiện nay là giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn

lãnh thổ, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp

theo hướng hiện đại, tiến lên dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

minh.

Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng của giai cấp công nhân nước ta thực hiện

sự liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác bằng việc thành

lập Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đây là nét đặc sắc sáng tạo của cách mạng

Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân của khối liên minh đó và nền

tảng của khối liên minh là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông

dân và đội ngũ trí thức. Tổ chức liên minh chính trị bao gồm:

Tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tổ chức chính trị - xã

hội: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu

chiến binh Việt Nam. Các tổ chức xã hội: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội

Người cao tuổi Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam, Hội Kế hoạch hóa gia đình

Việt Nam. Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Y học cổ truyền Việt Nam.v.v.

Quân đội nhân dân Việt Nam - tiền thân là Đội Việt Nam Tuyên truyền giải10

phóng quân - là thành viên của Mặt trận Việt Minh, nay kế tục truyền thống đó,

là thành viên của Mặt vận Tổ quốc Việt Nam.

Các cá nhân tiêu biểu là người có uy tín cao, có quan hệ và ảnh hưởng tốt

đối với một giai cấp, một tầng lớp xã hội, một dân tộc, một tôn giáo, một cộng

đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Thông qua những cá nhân tiêu

biểu này, MTTQ có thể tập hợp, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng

nhau thực hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động chung vì sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tỷ lệ thành phần cá nhân tiêu biểu khóa sau tăng

hơn so với khóa trước.

Như vậy, MTTQ Việt Nam không có hội viên, chỉ có các thành viên bao

gồm các thành viên tổ chức và các thành viên cá nhân. MTTQ được tổ chức

theo nguyên tắc liên hiệp tự nguyện của các thành viên. Các thành viên tham

gia Mặt trận đều có địa vị bình đẳng và độc lập với nhau.

Là tổ chức liên minh chính trị, MTTQ Việt Nam được tổ chức theo cấp

hành chính: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là

cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp

huyện); xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp hành chính có Ủy

ban MTTQ Việt Nam. Dưới cấp xã có Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.

MTTQVN thông qua việc phát triển hệ thống các thành viên là các tổ

chức, các cá nhân tiêu biểu trong các giai tầng xã hội để thực hiện chủ trương

đoàn kết mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, bao gồm các giai cấp,

các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người trong nước và người ở nước

ngoài, người trong Đảng và ngoài Đảng cùng nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm,

hận thù, hướng về tương lai, xây dựng tình thần đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫn

nhau, tôn trọng những sự khác nhau vì mục tiêu chung là giữ vững độc lập,

thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu vì dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Qua các kỳ Đại hội MTTQ Việt Nam, nhìn chung, số lượng ủy viên Ủy

ban Trung ương MTTQ Việt Nam tăng lên, cụ thể là: nhiệm kỳ 1988-1994: 166

vị, nhiệm kỳ 1994-1999: 206 vị, nhiệm kỳ 1999-2004: 253 vị, nhiệm kỳ 2004-

2009: 320 vị. Số lượng ủy viên Đoàn chủ tịch qua các nhiệm kỳ tăng lên, lần

lượt là: nhiệm kỳ 1988-1994: 30 vị; nhiệm kỳ 1994-1999: 40 vị, nhiệm kỳ

1999-2004: 45 vị, nhiệm kỳ 2004-2009: 52 vị

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986-2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu kết chương 2 Trong lịch sử, Mặt trận Dân tộc thống nhất có vai trò to lớn. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vai trò nổi bật của Mặt trận là tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, huy động sức mạnh toàn dân tộc làm nên những thắng lợi vẻ vang. Từ khi thống nhất đất nước, Mặt trận Dân tộc thống nhất với tên gọi là MTTQ Việt Nam có đóng góp to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đổi mới, vị thế và vai trò của MTTQ Việt Nam tiếp tục được khẳng định. Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận được thể chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật. Chức năng của Mặt trận là: Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; Thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; Giám sát, phản biện xã hội. Với các chức năng đó, Mặt trận có những nhóm nhiệm vụ cơ bản như: tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; tham 9 gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giám sát và phản biện xã hội; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; thực hiện và mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân. Chương 3 MỞ RỘNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, GÓP PHẦN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÕNG VÀ AN NINH 3.1. Mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân 3.1.1. Tăng cường các tổ chức thành viên Mặt trận MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chúc chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Liên minh chính trị là sự liên kết các lực lượng nhân dân với nhau thành một khối thống nhất để thực hiện mục tiêu chính trị chung là giành, giữ chính quyền và sử dụng chính quyền để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng; xây dựng cuộc sống ấm no; hạnh phúc cho nhân dân. Mục tiêu chung đó ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng và lợi ích cơ bản của các lực lượng tham gia liên minh. Mục tiêu chung trong giai đoạn cách mạng hiện nay là giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiến lên dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng của giai cấp công nhân nước ta thực hiện sự liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác bằng việc thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đây là nét đặc sắc sáng tạo của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân của khối liên minh đó và nền tảng của khối liên minh là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Tổ chức liên minh chính trị bao gồm: Tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tổ chức chính trị - xã hội: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Các tổ chức xã hội: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam. Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Y học cổ truyền Việt Nam.v.v. Quân đội nhân dân Việt Nam - tiền thân là Đội Việt Nam Tuyên truyền giải 10 phóng quân - là thành viên của Mặt trận Việt Minh, nay kế tục truyền thống đó, là thành viên của Mặt vận Tổ quốc Việt Nam. Các cá nhân tiêu biểu là người có uy tín cao, có quan hệ và ảnh hưởng tốt đối với một giai cấp, một tầng lớp xã hội, một dân tộc, một tôn giáo, một cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài... Thông qua những cá nhân tiêu biểu này, MTTQ có thể tập hợp, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau thực hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động chung vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tỷ lệ thành phần cá nhân tiêu biểu khóa sau tăng hơn so với khóa trước. Như vậy, MTTQ Việt Nam không có hội viên, chỉ có các thành viên bao gồm các thành viên tổ chức và các thành viên cá nhân. MTTQ được tổ chức theo nguyên tắc liên hiệp tự nguyện của các thành viên. Các thành viên tham gia Mặt trận đều có địa vị bình đẳng và độc lập với nhau. Là tổ chức liên minh chính trị, MTTQ Việt Nam được tổ chức theo cấp hành chính: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp hành chính có Ủy ban MTTQ Việt Nam. Dưới cấp xã có Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư. MTTQVN thông qua việc phát triển hệ thống các thành viên là các tổ chức, các cá nhân tiêu biểu trong các giai tầng xã hội để thực hiện chủ trương đoàn kết mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, bao gồm các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người trong nước và người ở nước ngoài, người trong Đảng và ngoài Đảng cùng nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm, hận thù, hướng về tương lai, xây dựng tình thần đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫn nhau, tôn trọng những sự khác nhau vì mục tiêu chung là giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Qua các kỳ Đại hội MTTQ Việt Nam, nhìn chung, số lượng ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tăng lên, cụ thể là: nhiệm kỳ 1988-1994: 166 vị, nhiệm kỳ 1994-1999: 206 vị, nhiệm kỳ 1999-2004: 253 vị, nhiệm kỳ 2004- 2009: 320 vị. Số lượng ủy viên Đoàn chủ tịch qua các nhiệm kỳ tăng lên, lần lượt là: nhiệm kỳ 1988-1994: 30 vị; nhiệm kỳ 1994-1999: 40 vị, nhiệm kỳ 1999-2004: 45 vị, nhiệm kỳ 2004-2009: 52 vị. 3.1.2. Phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân thành viên MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo nhằm động viên mọi nguồn lực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thông 11 qua việc tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. MTTQ Việt Nam thường xuyên quan tâm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận các cấp đã tiếp tục đa dạng hoá các hình thức vận động tập hợp các tầng lớp nhân dân, tăng cường sự đồng thuận xã hội, tăng cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu chung của cả nước, thông qua công tác tuyên truyền vận động về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về đại đoàn kết toàn dân tộc, về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...; thông qua phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; thông qua việc mở rộng các tổ chức thành viên (từ Đại hội VI đến nay, các tổ chức thành viên của Mặt trận ở Trung ương tăng từ 33 lên 46 tổ chức) và các tổ chức thành viên tăng cường thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên; thông qua việc phát huy vai trò người tiêu biểu trong nhân sĩ, trí thức, đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo, người Việt Nam ở nước ngoài và thông qua việc tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư dịp kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam hàng năm (18-11). Trong công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, MTTQ Việt Nam đã có nhiều hoạt động rất thiết thực, như: Nghiên cứu, khảo sát, nắm tình h ình người Việt Nam ở nước ngoài; Tham mưu với Đảng đề ra chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế; Tham gia cùng Nhà nước xây dựng pháp luật và giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước về những vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài... Cụ thể, việc nghiên cứu, khảo sát tình hình người Việt Nam ở nước ngoài được xem là nhiệm vụ rất quan trọng của MTTQ Việt Nam. Hơn thế còn là nhiệm vụ thường xuyên, ngoài việc nắm chắc tình hình còn có thể dự báo tình hình người Việt Nam ở nước ngoài để có các chủ trương, chính sách phù hợp. Xác định vai trò, vị trí quan trọng của những người tiêu biểu, có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số, chức sắc các tôn giáo, nhân sĩ, trí thức, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đối với việc tập hợp, đoàn kết khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận các cấp đã chú ý tập hợp các các cá nhân tiêu biểu tham gia làm thành viên Uỷ ban MTTQ các cấp; tham gia các Hội đồng Tư vấn và làm cộng tác viên của Mặt trận. 12 Để tập hợp, đoàn kết chức sắc các tôn giáo, các cấp Mặt trận đã phối hợp với các cơ quan hữu quan của Đảng, Nhà nước thường xuyên tổ chức thăm hỏi, có Thư của Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQVN chúc mừng và vận động chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo nhân các ngày lễ trọng của tôn giáo. Mặt trận đã chú ý tập hợp các nhân sĩ, trí thức tiêu biểu tham gia các hoạt động của Mặt trận và tạo ra những diễn đàn thiết thực để trí thức và các nhà khoa học hiến kế, hiến công và đóng góp trí tuệ, tài năng trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức đón tiếp và tạo những điều kiện thuận lợi cho các vị tiêu biểu trong đồng bào Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài về nước và đóng góp sức lực, trí tuệ vào quá trình hoà giải, đoàn kết dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước. Sự phối hợp và thống nhất hành động giữa Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với các tổ chức thành viên trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước diễn ra khá quy mô, thường xuyên và đa dạng về nội dung, sinh động về phương pháp thực hiện. Công tác phối hợp ngày càng tiến bộ và mang lại những hiệu quả thiết thực, có sự phân công nhiệm vụ khá rõ đối với mỗi thành viên, phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức. Một số tổ chức thành viên không chỉ phát động những phong t rào, những cuộc vận động trong từng năm, từng nhiệm kỳ, mà còn mang tính chất chiến lược lâu dài trong suốt tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt trận là một tổ chức thống nhất trong sự đa dạng, nhờ đó Mặt trận mới tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân đông đảo nhất, hình thành ba tầng mặt trận, tạo nên thế và lực cho nhân dân. Củng cố Mặt trận trên cơ sở không ngừng củng cố khối liên minh giữa công nhân, nông dân, trí thức đồng thời coi trọng đoàn kết chân thành với mọi giai tầng khác trong xã hội, thông qua các hình thức tập hợp quần chúng ngày càng đa dạng, thích hợp với từng đối tượng. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò của Mặt trận trên cơ sở phát huy dân chủ và giữ vững kỷ cương trong xã hội, tập hợp và không bỏ sót một ai trong cộng đồng dân tộc nhưng vẫn bảo đảm cho Mặt trận không ngừng củng cố, xã hội ổn định, tránh được những sự rối loạn và phức tạp, làm cho sự nhất trí về chính trị và tinh thần ngày càng tăng trong các tầng lớp nhân dân. 3.2. Tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh MTTQ Việt Nam triển khai nhiều phong trào thi đua yêu nước, nhiều cuộc vận động để động viên cán bộ và nhân dân chung sức, chung lòng, đoàn kết thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. 3.2.1. Đối với sự phát triển kinh tế 13 Đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội, tạo ra nguồn sức mạnh nội lực to lớn để phát triển sản xuất, làm ra sản phẩm hàng hóa dồi dào với năng suất và chất lượng cao chính là tiền đề cho nền kinh tế thị trường. MTTQ Việt Nam triển khai thực hiện các phong trào, cuộc vận động góp phần cổ vũ, động viên nhân dân chủ động phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, chống tham ô, tham nhũng. Trong những thập niên đầu của sự nghiệp đổi mới, phong trào toàn dân thi đua phát triển kinh tế, làm giàu hợp pháp và xóa đói giảm nghèo đã phát triển rộng khắp ở các thành phần kinh tế, trong các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, số hộ giàu có và khá giả tăng nhanh, số hộ nghèo giảm đi rõ rệt từ 30% năm 1999, tỷ lệ nghèo của cả nước giảm từ 20% năm 2006 xuống còn 9,45% năm 2010. Phong trào thi đua phát triển kinh tế đạt kết quả rõ nét là do có chủ t rương, chính sách, pháp luật ngày càng đổi mới, đã khuyến khích và phát huy tính chủ động, sáng tạo, học tập lẫn nhau làm kinh tế, hướng tới mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả. Các phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục trên khắp mọi miền đất nước đem lại kết quả thiết thực, những người làm kinh tế giỏi, những cách làm mới, những sáng kiến hay được nhân dân ghi nhận ở từng khu dân cư. Từ kết quả của phong trào phát triển kinh tế đã có nhiều tấm gương tiêu biểu, nhiều kinh nghiệm hay và tạo nguồn lực tại chỗ để xoá đói giảm nghèo đạt kết quả nhanh và vững chắc ở mỗi khu dân cư. Nhiều địa phương MTTQ đã cùng với chính quyền phối hợp thực hiện hàng trăm dự án xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; động viên nhân dân đoàn kết, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khôi phục và mở rộng ngành nghề, làng nghề truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tích cực vào chương trình xoá đói, giảm nghèo Lễ phát động “Ngày vì người nghèo” được Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ long trọng tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17-10-2000, công bố lấy ngày 17-10 là Ngày vì người nghèo của Việt Nam. Uỷ ban MTTQ và Ban Vận động "Ngày vì người nghèo" các cấp đã phối hợp tổ chức nhiều hình thức phong phú, vận động và thu hút nhiều nguồn lực hỗ trợ tích cực các hộ nghèo vươn lên xoá đói giảm nghèo, góp phần quan trọng vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo của đất nước. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được triển khai thực hiện, có nhiều nội dung liên quan đến phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu như: đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, phát huy các thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động được nhiều 14 nguồn lực, tạo nhiều việc làm để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Bảo đảm ở mỗi khu dân cư ngày càng có số đông hộ khá giả, không còn hộ đói, giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu hợp pháp. Trên cơ sở đoàn kết toàn dân, tạo sự tin cậy đồng thuận xã hội, MTTQ Việt Nam thông qua các tổ chức thành viên, động viên phong trào thi đua yêu nước trong các ngành, các giới, các địa phương, từng hộ gia đình, từng cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh, phấn đấu lao động sản xuất giỏi, chất lượng hàng hóa cao, hạ thấp giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. MTTQ Việt Nam các cấp bám sát phong trào, nhân rộng điển hình, tạo khí thế sôi nổi trong lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. MTTQ Việt Nam phối hợp với nhà nước vận động nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc trên thị trường, trước hết là ở thị trường nông thôn, như tái cấu trúc sản xuất hàng hóa, giải quyết những vấn đề vướng mắc đầu vào và tiêu thụ sản phẩm,... Phối hợp với các ngành, MTTQ Việt Nam tiến hành điều tra, khảo sát, tìm hiểu những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách về thị trường... để kiếm nghị với Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. MTTQ Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích trong nhân dân, gồm cả các doanh nhân và kiều bào về chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, để họ yên tâm xóa bỏ mặc cảm, bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Phát hiện những nguồn lực quốc gia đang bị thất thoát, lãng phí do quản lý kém, đặc biệt là nguồn lực con người, kiến nghị phương hướng khắc phục. 3.2.2. Đối với sự phát triển văn hóa, xã hội Trong những thập niên đầu của sự nghiệp đổi mới, MTTQ Việt Nam có những đóng góp lớn đối với sự phát triển văn hóa xã hội. Mặt trận tổ chức triển khai các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư” Nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” khá toàn diện về kinh tế - xã hội, trong đó có nội dung liên quan đến phát triển văn hóa, xã hội, như: Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và thuần phong mỹ tục trong nhân dân, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, các khu bảo tồn thiên nhiên, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Đoàn kết phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Tương thân tương ái”, có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa và nhân đạo, từ thiện, bảo đảm cho các gia đình liệt sĩ, thương binh và những người có công với nước có mức sống cao hơn mức sống trung 15 bình ở khu dân cư. Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát triển thể dục thể thao và chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Bảo đảm ở khu dân cư, mọi trẻ em đến trường đúng độ tuổi và không có trẻ em bỏ học, thực hiện xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, học sinh nghèo được giúp đỡ, học sinh giỏi được khuyến khích, mọi trẻ em được bảo vệ chăm sóc chu đáo và tiêm chủng đúng lịch, không có người sinh con thứ ba trở lên 3.2.3. Đối với công tác đối ngoại nhân dân Trong những thập niên đầu đổi mới, công tác đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần phá thế bao vây, cấm vận và không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa; bình thường hóa và từng bước thiết lập quan hệ ổn định lâu dài với tất cả các nước lớn, các nước công nghiệp phát triển. MTTQ Việt Nam củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức Mặt trận của các nước có quan hệ truyền thống với Việt Nam. MTTQ Việt Nam tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân với các đối tác mới. Tăng cường hoạt động hữu nghị với các đoàn ngoại giao nhân kỷ niệm quốc khách và ngày có quan hệ ngoại giao giữa nước ta và các nước bạn. Tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân các nước trên thế giới, các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế về vốn, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế, quản lý xã hội và đào tạo cán bộ. MTTQ Việt Nam bày tỏ sự đoàn kết, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội và giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu. MTTQ Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng. 3.2.4. Đối với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh MTTQ Việt Nam vận động nhân dân tham gia ực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, hưởng ứng Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ngày Biên phòng toàn dân, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đẩy mạnh phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", thực hiện chính sách hậu phương quân đội bằng nhiều hoạt động chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng; tổ chức tốt việc động viên thanh niên nhập ngũ và giải quyết việc làm cho thanh niên xuất ngũ về địa phương. Một nội dung quan trọng của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” là đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luật theo quy ước hương ước của cộng đồng, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Bảo đảm ở khu dân cư không có tệ nạn xã hội và tội phạm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hòa giải tại chỗ những mâu thuẫn nội bộ, cảm hóa dược những người lầm lỗi, mọi 16 người tích cực tham gia phong trào bao vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện phát triển ngày càng rộng khắp với nhiều phương thức đa dạng để ủng hộ, giúp đỡ những người thiệt thòi và khó khăn trong cuộc sống, nhất là đối với người già không nơi nương tựa, người tàn tật và trẻ mồ côi, nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ tiền, hàng để kịp thời cứu trợ giúp đỡ đồng bào các vùng thiên tai, bão lụt... đã đem lại nhiều kết quả thiết thực cho gia đình và người dân. Tiểu kết chương 3 MTTQ Việt Nam có chức năng cơ bản là đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận thực hiện chức năng này thông qua việc tập hợp các tổ chức thành viên và thông qua tổ chức phong trào, các cuộc vận động các tầng lớp nhân dân. Thành công của công tác tập hợp, đoàn kết dân tộc đạt được thông qua tổ chức, phát huy vai trò của các tổ chức thành viên. MTTQ Việt Nam mang tính chất tổ chức liên minh, liên hiệp bao gồm các tổ chức và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài. Do đó, nguyên tắc hoạt động đồng thời là phương thức hoạt động cơ bản của Mặt trận là hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Quan hệ giữa MTTQ Việt Nam và các thành viên là quan hệ hữu cơ, khăng khít, làm tiền đề và điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của nhau, thúc đẩy nhau cùng lớn mạnh vì lợi ích của toàn dân. MTTQ Việt Nam thông qua việc tổ chức phong trào, các cuộc vận động các tầng lớp nhân dân để góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong gần 25 năm đầu đổi mới, Mặt trận triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, các phong trào thi đua yêu nước. Mặt trận thực hiện đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. 17 Chương 4 THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC MTTQ Việt Nam là câu nối giữa các tầng lớp nhân dân với Đảng và nhà nước. Thông qua hoạt động của 44 tổ chức thành viên và hàng trăm nghìn ủy viên, ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp từ Trung ương đến cơ sở, MTTQ Việt Nam là nơi thu hút dư luận xã hội rộng rãi, là nơi thể hiện tập trung ý chí, nguyện vọng, tâm tư, tiếng nói đa chiều của mọi tầng lớp nhân dân, phản ảnh kịp thời mọi động thái và phản hồi của xã hội. Qua đó MTTQ Việt Nam chuyền tải thông tin đến các cấp lãnh đạo và quản lý từ vi mô đến vĩ mô để kịp thời xử lý. MTTQ Việt Nam cũng là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với các tầng lớp nhân dân, là diễn đàn để truyền đạt, giao lưu giữa các cấp lãnh đạo với những đại biểu mọi tầng lớp nhân dân cho thấu lý đạt tình, làm cho mọi chính sách được lan tỏa trong nhân dân. Những hình thức hoạt động đa dạng của MTTQ Việt Nam đã được thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Mặt trận. 4.1. Góp phần hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 4.1.1. Triển khai lấy ý kiến nhân dân Mặt trận chủ trì các cuộc họp để nhân dân đóng góp ý kiến vào các bản dự thảo về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nhiệm vụ triển khai lấy ý kiến nhân dân của Mặt trận đã được quy định trong nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước. Qua các đợt sinh hoạt chính trị đó, các tầng lớp nhân dân đã có nhiều ý kiến có giá trị để góp phần làm cho các chủ trương, chính sách ban hành phù hợp với thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân hơn. Mặt trận tổ chức hội nghị để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng về tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giám sát xã hội, phản biện xã hội Mặt trận góp phần đưa đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống, đề xuất, kiến nghị những vấn đề cần điều chỉnh trong đường lối, chính sách của Đảng. Mặt trận tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy tinh thần làm chủ, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, giám sát hoạt động của cấp ủy đảng và đảng viên để kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm của cấp ủy đảng và đảng viên trong công tác lãnh chỉ đạovà thực hiện nhiệm vụ. 4.1.2. Thực hiện Quyền sáng kiến pháp luật Quyền sáng kiến pháp luật của MTTQ được Hiến pháp, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật MTTQ Việt Nam quy định. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và cơ quan Trung ương của các các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. MTTQ Việt Nam kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ về dự kiến chương trình xây dựng luật, 18 pháp lệnh; trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án luật, pháp lệnh; cùng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nghị quyết, thông tư liên tịch để hướng dẫn thi hành những v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_vai_tro_cua_mat_tran_to_quoc_viet_nam_trong.pdf
Tài liệu liên quan