Tóm tắt Luận án Vấn đề khai thác chất liệu văn học dân gian trong sáng tác ca khúc Việt Nam

Chương 2

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KHAI THÁC CHẤT LIỆU VĂN HỌC DÂN

GIAN TRONG SÁNG TÁC CA KHÚC VIỆT NAM

2.1. VÌ CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT

Khi sáng tác ca khúc nói chung và sáng tác ca từ nói riêng, các nhạc

sĩ phải trải qua biết bao trăn trở, tìm tòi bởi vì sự dễ dãi trong cách dùng từ

ngữ “là kẻ thù, phải xa lánh”. Suy nghĩ đó đã hướng những người sáng tác

đến việc khai thác CLVHDG - trải qua sự sàng lọc của thời gian, nó được

coi là một kho tàng vĩ đại và vô giá, ở đó hội tụ đầy đủ các giá trị nhận

thức, giáo dục, thẩm mỹ.

Qua việc tổng hợp các cứ liệu về những lời phát biểu của các nhạc sĩ

(Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Cường, An Thuyên, Trần Hoàn.) kết hợp với sự

phân tích một số tác phẩm tiêu biểu: Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng

Hiệp, thơ Đằng Giao), Sao em nỡ vội lấy chồng (Trần Tiến), Mẹ tôi (Đoàn

Bổng), Vũ khúc con cò (Phó Đức Phương), Neo đậu bến quê (An Thuyên).,

có thể khẳng định: trong quá trình sáng tác ca khúc, nhiều nhạc sĩ VN đã tìm

thấy ở CLVHDG những giá trị quan trọng để mang lại cho tác phẩm của

mình sự lôi cuốn hấp dẫn và sức sống bền lâu; CLVHDG đã trở thành một

công cụ để phục vụ cho mục đích vì chất lượng nghệ thuật của tác phẩm.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vấn đề khai thác chất liệu văn học dân gian trong sáng tác ca khúc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức khai thác: Giữ nguyên dạng – Sử dụng nguyên khối và Không giữ nguyên dạng – Vận dụng sáng tạo. Trong các phương thức đó lại có những biện pháp cụ thể: phổ thơ, trích dẫn, phỏng thơ – mượn ý, phỏng thơ - cải ý, mượn thi pháp VHDG. 1.2.1.3. Những nghiên cứu về mối liên quan giữa việc khai thác chất liệu văn học dân gian trong sáng tác ca khúc với vấn đề tính dân tộc, bản sắc dân tộc của âm nhạc: Các nghiên cứu của Tú Ngọc (1979), Nguyễn Viêm 6 (1982), Nguyễn Thị Nhung (1983), Tạ Xuân Sơn (2007), Trần Bảo Lân (2013), Nguyễn Thị Minh Châu (2014)... đều khẳng định: việc khai thác chất liệu dân gian (trong đó có VHDG) có mối quan hệ thuận chiều đối với vấn đề tính dân tộc, bản sắc dân tộc của tác phẩm âm nhạc. Khai thác, vận dụng CLVHDG trong quá trình sáng tác ca khúc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trong âm nhạc VN. 1.1.2. Nhận xét Trong một số bài viết, công trình nghiên cứu trước đây, vấn đề khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc VN mới chỉ được đề cập tới như một yếu tố có liên quan (chưa trở thành vấn đề độc lập để nghiên cứu) và chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ văn học, âm nhạc học. Đây thực sự là một vấn đề lớn và nhiều lý thú, cần được nghiên cứu từ góc độ văn hóa học. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.2.1. Một số lý thuyết 1.2.1.1. Lý thuyết hệ thống: Dưới ánh sáng của lý thuyết hệ thống, đặt hiện tượng văn hóa này trong môi trường điều kiện lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội... của dân tộc, tác giả luận án tiến hành nhận diện sự vận động, biến đổi đồng thời lý giải những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của việc khai thác CLVHDG qua các thời kỳ lịch sử và đi sâu tìm hiểu những yếu tố liên quan, tác động đến việc khai thác CLVHDG giai đoạn hiện nay. 1.2.1.2. Lý thuyết diễn ngôn: Từ góc độ phân tích diễn ngôn (diễn ngôn chính trị), khi nhìn nhận sự chi phối, “thực hành quyền lực” của chủ thể diễn ngôn chính trị đối với những chủ thể sáng tạo nghệ thuật (là đối tượng tiếp nhận diễn ngôn), tác giả luận án trình bày một cách lý giải về nguyên nhân biến đổi của việc khai thác CLVHDG trong diễn trình ca khúc VN. 1.2.1.3. Lý thuyết hành động xã hội: Lý thuyết này được vận dụng để thấy được những điều gì (động cơ, mục đích) đã thôi thúc các nhạc sĩ khai 7 thác CLVHDG một cách chủ động, có chủ ý “toan tính” trong quá trình sáng tác ca khúc. 1.2.2. Khái niệm, thuật ngữ 1.2.2.1. Ca khúc: Ca khúc thường được nói tới với những nét nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng, ca khúc là từ dùng để chỉ một thể loại tác phẩm thanh nhạc mà ở đó hội đủ hai yếu tố: nhạc và lời. Bài hát dân ca (thuộc âm nhạc dân gian) hay bài hát của một nhạc sĩ (thuộc âm nhạc mới) đều được gọi chung là ca khúc. Với nghĩa hẹp, ca khúc là một cách định danh cho những bài hát thuộc âm nhạc mới. Ở VN, đó là những bài hát được viết từ những năm 30 của thế kỷ XX đến nay theo cách tiếp thu các thủ pháp sáng tác và phương thức ghi nhạc của phương Tây. Theo đó, những bài hát dân ca không nằm trong phạm vi này. Trong phạm vi đề tài luận án, khái niệm ca khúc được sử dụng theo nghĩa hẹp, để chỉ các bài hát do các nhạc sĩ sáng tác (có khi gọi là ca khúc tân nhạc, ca khúc mới để phân biệt với những bài hát dân ca trong âm nhạc dân gian). 1.2.2.2. Ca từ: Tổng hợp một số ý kiến phát biểu về ca từ, áp dụng vào đề tài luận án, có thể định nghĩa: ca từ là một khái niệm dùng để chỉ phần ngôn ngữ (phần lời) trong tác phẩm âm nhạc. Trong ca khúc, nó bao gồm nhan đề (tên gọi) và lời hát (lời ca). 1.2.2.3. Quan niệm về khai thác chất liệu văn học dân gian: Tham khảo các định nghĩa về “khai thác”, “chất liệu”, “VHDG” trong các từ điển và tài liệu chuyên ngành, khai thác CLVHDG được hiểu là việc người nhạc sĩ (chủ thể sáng tạo nghệ thuật) chuyển hóa, đưa những ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm VHDG VN vào làm ca từ trong ca khúc. 12.2.4. Bản sắc dân tộc: Khái quát quá trình xuất hiện thuật ngữ “bản sắc dân tộc”, trên cơ sở tham khảo các ý kiến trong các bài viết, công trình nghiên cứu liên quan, tác giả luận án trình bày quan niệm: bản sắc dân tộc là dấu hiệu cơ bản để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, tuy cả hai đều 8 có tính chung nhân loại. Trong đó, bản sắc văn hóa giống như “tấm thẻ căn cước”, giúp nhận dạng và phân biệt giữa các cá nhân, nhóm và cộng đồng trên cơ sở các trải nghiệm văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là một bộ phận của bản sắc dân tộc. Bản sắc có khi là cái chỉ có ở dân tộc này mà không có ở dân tộc khác, song trong nhiều trường hợp, bản sắc là cái tuy nhiều dân tộc cùng có nhưng lại tập trung đậm nét ở một dân tộc. Bản sắc không phải là một cái gì nhất thành bất biến. Có trường hợp, bản sắc là thực thể có tính khách quan, tự thân nhưng cũng có trường hợp, bản sắc là do kiến tạo. Chất liệu dân gian (trong đó có VHDG) có vai trò quan trọng, làm nền tảng cơ bản cho sự hình thành, kiến tạo bản sắc dân tộc trong ca khúc mới nói chung và trong âm nhạc nói riêng. Tiểu kết Trong nguồn tài liệu phong phú viết về VHDG, số công trình, bài viết về việc khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Những nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung nhìn nhận, đánh giá từ góc độ Văn học, Âm nhạc học mà chưa tìm hiểu từ góc độ Văn hóa học; còn một số chiều cạnh của vấn đề vẫn chưa được đề cập tới hoặc đề cập chưa thấu đáo. Cần tìm hiểu mục đích của việc khai thác CLVHDG, tìm hiểu sự biến đổi, nguyên nhân biến đổi của việc khai thác CLVHDG qua các chặng đường phát triển của ca khúc VN và xem xét những tác động của các yếu tố xã hội đối với việc khai thác CLVHDG hiện nay. Khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, lý thuyết hệ thống, lý thuyết diễn ngôn, lý thuyết hành động xã hội là những cơ sở lý luận giúp tác giả luận án nhận thức đối tượng nghiên cứu, đi tới những kiến giải phù hợp. Liên quan đến đề tài luận án, các khái niệm, thuật ngữ: “ca khúc”, “ca từ”, “khai thác CLVHDG”, “bản sắc dân tộc” thường được sử dụng; trong đó thuật ngữ “bản sắc dân tộc” đã thu hút được sự chú ý của nhiều tác giả trong nước và nước ngoài. Tác giả luận án nhất trí với quan niệm: bản sắc dân tộc là dấu hiệu cơ bản để phân biệt để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác; 9 trong đó, bản sắc văn hóa giống như một “tấm thẻ căn cước”, giúp nhận dạng và phân biệt giữa các cá nhân, các nhóm và cộng đồng trên cơ sở các trải nghiệm văn hóa. Trên các diễn đàn trao đổi, học thuật, tuy còn một vài ý kiến khác biệt nhưng đại đa số các nhà nghiên cứu VHNT đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng của CLVHDG đối với việc góp phần tạo nên bản sắc dân tộc trong tác phẩm văn học nghệ thuật hiện đại. Chương 2 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KHAI THÁC CHẤT LIỆU VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC CA KHÚC VIỆT NAM 2.1. VÌ CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT Khi sáng tác ca khúc nói chung và sáng tác ca từ nói riêng, các nhạc sĩ phải trải qua biết bao trăn trở, tìm tòi bởi vì sự dễ dãi trong cách dùng từ ngữ “là kẻ thù, phải xa lánh”. Suy nghĩ đó đã hướng những người sáng tác đến việc khai thác CLVHDG - trải qua sự sàng lọc của thời gian, nó được coi là một kho tàng vĩ đại và vô giá, ở đó hội tụ đầy đủ các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ... Qua việc tổng hợp các cứ liệu về những lời phát biểu của các nhạc sĩ (Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Cường, An Thuyên, Trần Hoàn...) kết hợp với sự phân tích một số tác phẩm tiêu biểu: Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp, thơ Đằng Giao), Sao em nỡ vội lấy chồng (Trần Tiến), Mẹ tôi (Đoàn Bổng), Vũ khúc con cò (Phó Đức Phương), Neo đậu bến quê (An Thuyên)..., có thể khẳng định: trong quá trình sáng tác ca khúc, nhiều nhạc sĩ VN đã tìm thấy ở CLVHDG những giá trị quan trọng để mang lại cho tác phẩm của mình sự lôi cuốn hấp dẫn và sức sống bền lâu; CLVHDG đã trở thành một công cụ để phục vụ cho mục đích vì chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. 2.2. TỰ TÔN DÂN TỘC, PHỤC VỤ CUỘC ĐẤU TRANH VÌ ĐỘC LẬP TỰ DO, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC Các chặng đường phát triển của ca khúc VN luôn song hành cùng lịch sử dân tộc. Dù trong hoàn cảnh của một nước thuộc địa cuộc đấu tranh 10 giành chính quyền hay trong thời kỳ đầu của sự nghiệp xây dựng CNXH, dù trong khói lửa chiến tranh thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hay trong cuộc sống thời bình từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng... nhưng tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự tôn dân tộc, vì sự trường tồn và phát triển giàu mạnh của đất nước luôn là ý thức thường trực, là cốt lõi tinh thần của con người VN. Từ những cứ liệu ca khúc, hồi ký và phỏng vấn các nhạc sĩ (Nguyễn Xuân Khoát, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Cường...) có thể khẳng định: trong các giai đoạn lịch sử của đất nước, việc khai thác CLVHDG là một hành động xuất phát từ tình cảm tâm nguyện và ý chí của những người sáng tác muốn phát huy lòng yêu nước, nêu cao tác dụng của văn học nghệ thuật trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2.3. GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG ÂM NHẠC VIỆT NAM THEO CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG Tính chất dân tộc, bản sắc dân tộc của nền văn hóa VN là một trong những vấn đề được thường xuyên quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng ta. Bản sắc dân tộc được đặt ra như một yêu cầu chung đối với tất cả các loại hình nghệ thuật (với tư cách là những thành tố của nền văn hóa) như: văn học, múa, hội họa, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc... Từ chủ trương, đường lối đó, cơ quan quản lý VHNT các cấp và Hội nhạc sĩ VN đã có những hoạt động tích cực để định hướng cho xã hội. Bên cạnh đó, bằng lời nói và hành động cụ thể của mình, những cán bộ lãnh đạo, quản lý VHNT (Đỗ Nhuận, Cù Huy Cận, Trần Hoàn, An Thuyên, Đỗ Hồng Quân...) đã tác động đến nhận thức của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, sáng tác âm nhạc về sự cần thiết, ý nghĩa của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc VN được xem như một hành động gắn với mục đích giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong âm nhạc. Chuyển từ nhận thức đó thành hành động, các nhạc sĩ đã chủ động và tăng cường khai thác chất liệu dân gian (trong đó có CLVHDG) trong sự nghiệp sáng tác. 11 Tiểu kết Việc khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc VN xuất phát từ những thôi thúc về chất lượng nghệ thuật ở bản thân những người nhạc sĩ và cả những tác động của bối cảnh chính trị xã hội. Trong dòng chảy của ca khúc VN, các nhạc sĩ chịu sự chi phối và tác động khá lớn bởi quan điểm đường lối văn hóa chính thống, đã coi VHDG như là một loại chất liệu có tính công cụ để phục vụ cho những mục đích của cá nhân cũng như đáp ứng những yêu cầu của đời sống xã hội. Chương 3: THỰC TẾ VIỆC KHAI THÁC CHẤT LIỆU VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC CA KHÚC VIỆT NAM 3.1. CÁC PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC Xuất phát từ quan niệm về CLVHDG, căn cứ vào những dấu hiệu nhận biết và tiến hành khảo sát việc khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc VN có thể nhận thấy CLVHDG đã được các nhạc sĩ đưa vào tác phẩm của mình bằng nhiều phương thức khác nhau. Các phương thức có thể phân thành hai nhóm: Giữ nguyên dạng - Sử dụng “nguyên khối” (gồm: phổ nhạc cho tác phẩm VHDG; trích dẫn tục ngữ, ca dao, câu đố, vè...); Không giữ nguyên dạng - Vận dụng một cách sáng tạo (gồm: phỏng thơ dân gian; dùng điển tích VHDG; dùng thi pháp VHDG). 3.2. MỨC ĐỘ KHAI THÁC CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN 3.2.1. Kết quả khảo sát: Bảng 3.1: Mức độ khai thác các thể loại VHDG trong sáng tác ca khúc VN Các thời kỳ ca khúc Số lần khai thác ở mỗi thể loại/ Tổng số lần khai thác (tỷ lệ %) Luận lý Tự sự Trữ tình Kịch Từ năm 1930 đến 1985 48/156 (30,8%) 22/156 (14,1%) 86/156 (55,1%) 0/156 (0,0%) Từ năm 1986 đến nay 34/154 (22,1%) 9/154 (5,8%) 109/154 (70,8%) 2/154 (1,3%) 12 3.2.2. Nhận xét, lý giải mức độ khai thác các thể loại văn học dân gian Các thể loại VHDG được khai thác, vận dụng với mức độ không như nhau: ca dao (phương thức trữ tình) là thể loại được khai thác nhiều nhất; kế đến là tục ngữ, câu đố (phương thức luận lý); các thể loại truyện dân gian ( phương thức tự sự) ít khi được khai thác; các thể loại chèo, tuồng... (kịch) rất ít được khai thác, vận dụng. Ca dao được khai thác nhiều nhất bởi nó là thể loại có nhiều đặc điểm gần gũi, tương đồng với ca từ và có khả năng vượt trội so với các thể loại VHDG khác trong việc phản ánh đời sống và thế giới tâm hồn con người. Con số thống kê CLVHDG thuộc các thể loại chèo, tuồng... ít như vậy là bởi nhiều khi con số thống kê đã được tính cho các thể loại khác (tác phẩm sân khấu dân gian thường lấy đề tài, cốt truyện từ kho tàng thể loại truyện dân gian; lời thoại, câu nói của nhân vật sân khấu dân gian thường được rút ra từ các thể loại tục ngữ, ca dao). Một lý do nữa là số lượng tác phẩm sân khấu dân gian không phong phú, sự am hiểu và yêu thích của mọi người về sân khấu dân gian cũng hạn chế hơn so với các thể loại VHDG khác. 3.3. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG, BIẾN ĐỔI CỦA VIỆC KHAI THÁC CHẤT LIỆU VĂN HỌC DÂN GIAN QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ CA KHÚC VIỆT NAM Cho đến nay, theo chiều dài lịch sử dân tộc, nền ca khúc VN đã phát triển qua 2 chặng đường lớn: từ 1930 đến 1985 (còn gọi là thời kỳ trước Đổi mới) và từ 1986 đến nay (còn gọi là thời kỳ từ Đổi mới đến nay). 3.3.1. Về phương thức khai thác 3.3.1.1. Sự biến đổi về phương thức khai thác + Con số thống kê: 13 Bảng 3.2: Mức độ sử dụng các phương thức khai thác CLVHDG qua các thời kỳ ca khúc VN S T T Các thời kỳ ca khúc Phương thức khai thác Giữ nguyên dạng Không giữ nguyên dạng Phỏng thơ Sử dụng điển tích, cốt truyện, nhân vật... Vận dụng thi pháp VHDG (hình ảnh, biểu tượng, thể thơ) 1 Từ 1930-1985 28,2% 46,8% 12,2% 12,8% 2 Từ 1986 đến nay 15,6% 66,2% 6,5% 11,7% + Nhận xét: Qua hai thời kỳ phát triển của ca khúc VN, khi khai thác CLVHDG, các tác giả có xu hướng ngày càng gia tăng sử dụng phương thức Không giữ nguyên dạng (vận dụng một cách sáng tạo), giảm bớt việc sử dụng phương thức Giữ nguyên dạng. 3.3.1.2. Nguyên nhân biến đổi về phương thức khai thác Xu hướng vận động, biến đổi về phương thức khai tác CLVHDG có nguyên nhân từ sự thay đổi hoàn cảnh lịch sử, văn hóa của đất nước: trước Đổi mới - 1986, cuộc sống thời chiến, văn hóa thời chiến đòi hỏi con người VN nêu cao ý thức vì cộng đồng, vì dân tộc. Trong không khí “cái Tôi” hòa cùng “cái Ta chung” của thời kỳ ấy, khi khai thác CLVHDG, người sáng tác cũng không ngại ngần khi sử dụng phương thức Giữ nguyên dạng; nếu có dùng sáng tạo - phỏng thơ thì cũng thường là Phỏng thơ mượn ý, bởi theo cách đó, họ mới là “phát ngôn viên của tâm hồn tập thể” để nói lên tiếng nói của nhân dân, của dân tộc mình. Nhưng khi lịch sử đất nước sang trang mới, từ 1986 đến nay, người nhạc sĩ được đặt trong 14 một khung cảnh hiện thực mới với những trăn trở, tìm kiếm, đối thoại...; “cái Tôi - cá nhân” được phát huy đã tạo điều kiện cho những cá tính sáng tạo được thỏa sức vẫy vùng, tìm tòi, thử nghiệm... Trong bối cảnh đó, khi khai thác CLVHDG (một chất liệu đã trở nên rất quen thuộc, đã từng được nhiều người dùng), người sáng tác sử dụng phương thức Không giữ nguyên dạng nhiều hơn thời kỳ trước. Sự thay đổi trong những diễn ngôn chính trị về mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa VN cũng là một nguyên nhân dẫn đến xu hướng vận động, biến đổi về phương thức khai thác CLVHDG. Ở thời kỳ trước Đổi mới (1986), những diễn ngôn chính trị về nguyên tắc “Dân tộc - Khoa học - Đại chúng”, về “tính dân tộc”, “tính nhân dân” và diễn ngôn về mục đích của sáng tác nghệ thuật (viết để phục vụ quần chúng nhân dân) đã tác động đến người sáng tác - họ thường không quá bận tâm về việc phải “biến hóa”, “lạ hóa” CLVHDG bằng dấu ấn cá nhân của chính mình. Từ năm 1986 đã xuất hiện những diễn ngôn chính thống về việc thực hiện một yêu cầu có tính nguyên tắc là kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Nội hàm ý nghĩa của các từ ngữ: “tiên tiến”, “kế thừa và phát huy”... đã dẫn đến một nhận thức mới để những người nhạc sĩ, khi khai thác CLVHDG thì phải cố gắng làm ra cái mới trên cơ sở chất liệu truyền thống quen thuộc. Cùng với bước trưởng thành, chuyên nghiệp hóa của đội ngũ sáng tác âm nhạc, khi khai thác CLVHDG, các nhạc sĩ ngày càng ý thức rõ hơn về bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo, không lặp lại người khác và không được lặp lại chính mình. Qua quá trình sáng tác, khả năng sử dụng ngôn từ của họ cũng ngày càng linh hoạt, điêu luyện hơn. Và đó cũng là một căn cứ để lý giải sự vận động, biến đổi của việc khai thác CLVHDG theo chiều hướng sử dụng phương thức Không giữ nguyên dạng ngày càng tăng lên. 15 3.3.2. Về chủ đề nội dung của chất liệu văn học dân gian 3.3.2.1. Sự vận động, biến đổi về chủ đề nội dung Với tư cách là một chất liệu nghệ thuật, VHDG được các tác giả đưa vào ca khúc để biểu đạt những chủ đề nội dung nhất định. Nhìn tổng quát, chủ đề nội dung ca khúc là vô cùng phong phú, đa dạng song có thể được phân biệt thành ba loại: chủ đề nội dung mang tính chất sử thi, chủ đề nội dung mang tính chất đời thường; những chủ đề nội dung khác. + Kết quả khảo sát: Bảng 3.3. Mức độ khai thác CLVHDG theo các tính chất chủ đề nội dung qua các thời kỳ ca khúc VN S T T Các giai đoạn ca khúc Thống kê số lần khai thác theo các tính chất chủ đề nội dung/ Tổng số lần khai thác (%) Tính chất sử thi Tính chất đời thường Tính chất khác 1 Từ 1930 đến 1985 (Trước Đổi mới) 70/156 (44,9%) 42/156 (26,9%) 44/156 (28,2%) 2 Từ 1986 đến nay (Từ Đổi mới đến nay) 21/154 (13,7%) 94/154 (61,0%) 39/154 (25,3%) + So sánh và nhận xét: Trong tiến trình ca khúc VN trước và sau đổi mới đất nước (1986), các nhạc sĩ có chiều hướng ngày càng gia tăng việc khai thác chất liệu VHDG gắn với chủ đề nội dung mang tính chất đời tư, thường nhật, cá nhân và giảm bớt việc khai thác chất liệu VHDG gắn với chủ đề mang tính chất sử thi, cộng đồng. 3.3.2.2. Nguyên nhân biến đổi về chủ đề nội dung của chất liệu văn học dân gian Sự biến đổi về chủ đề nội dung CLVHDG trong ca khúc VN qua hai thời kỳ có nguyên nhân trực tiếp là sự mở rộng biên độ hiện thực phản ánh của ca khúc trong bối cảnh đổi mới quan điểm về mục đích sáng tác, đổi mới quan niệm 16 về hiện thực của chủ thể sáng tạo và sự thay đổi về thị hiếu âm nhạc của công chúng. Suy cho đến cùng, sự biến đổi đó có nguyên nhân sâu xa từ sự thay đổi về hoàn cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước. Bởi vì, phản ánh hiện thực là quy luật của văn học nghệ thuật, tác phẩm văn học nghệ thuật là gương mặt tinh thần, diện mạo tâm hồn của con người trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Trong thời kỳ trước Đổi mới - 1986, nhất là trong những năm kháng chiến và giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng CNXH, lịch sử dân tộc ghi nhận những sự kiện lịch sử trọng đại, hào hùng. Chức năng phản ánh và mục đích giáo dục được đề cao, nội dung tác phẩm văn học nghệ thuật cũng gắn liền với bối cảnh hiện thực hào hùng, đậm chất sử thi đó. Còn khi đất nước trở lại cuộc sống hòa bình, nhất là từ 1986 đén nay, sự thức tỉnh ý thức cá nhân và điều kiện cuộc sống thời bình đã cho phép các tác giả mở rộng biên độ của hiện thực phản ánh, nhìn nhận sâu sắc hơn về con người, quan tâm đến thị hiếu của công chúng âm nhạc. Vì vậy, trong ca khúc VN, những chủ đề nội dung mang tính chất sử thi không còn được viết nhiều như trước; thay vào đó là sự nở rộ của những ca khúc viết về muôn mặt của cuộc sống đời thường... Tất yếu, những ca khúc kiểu loại này cần đến một thứ chất liệu ngôn từ nghệ thuật phù hợp với nó. Điều đó lý giải tại sao đến thời kỳ này, tỷ lệ phần trăm CLVHDG gắn với những chủ đề mang tính thế sự, đời thường tăng lên. Tiểu kết Khi sáng tác ca khúc, từ nguồn CLVHDG ban đầu, các nhạc sĩ VN đã chuyển hóa vào ca từ bằng những phương thức khác nhau. Các thể loại VHDG được khai thác ở mức độ (nhiều, ít) khác nhau tùy thuộc vào những đặc điểm về nội dung, hình thức nghệ thuật của chúng. Nhờ có nhiều điểm tương đồng với ca từ, lại là một thể loại tiêu biểu về số lượng và chất lượng, lưu truyền rộng rãi trong đời sống nhân dân, ca dao là thể loại VHDG được khai thác nhiều nhất. Qua hai thời kỳ phát triển của ca khúc VN, phương 17 thức khai thác và phạm vi chủ đề CLVHDG vận động, biến đổi theo chiều hướng gia tăng phương thức “Khai thác một cách sáng tạo”, giảm bớt việc “Giữ nguyên dạng”; CLVHDG gắn với những chủ đề mang tính thế sự, đời thường, cá nhân có xu hướng tăng lên và CLVHDG mang tính sử thi, cộng đồng ít được khai thác, vận dụng so với trước. Sự vận động, biến đổi này có nguyên nhân từ những thay đổi về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa của đất nước cùng những thay đổi ở cả góc độ chủ thể sáng tạo và công chúng âm nhạc. Chương 4 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC KHAI THÁC CHẤT LIỆU VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC CA KHÚC VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước cũng như trong giai đoạn hiện nay, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước đã định hướng, tạo nên sự chú ý, quan tâm thích đáng đến vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và vấn đề khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc nói riêng. Đó là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa chính trị và VHNT. Trong âm nhạc, chủ thể sáng tạo là nhạc sĩ (composers). Họ sáng tác theo nhu cầu tự thân, cảm xúc, khả năng và sở trường của bản thân nhưng một trong những nhân tố có tác động sâu sắc đến cảm xúc, mục đích của họ trong quá trình sáng tác chính là chủ trương, đường lối, chính sách văn hóa nghệ thuật của Đảng. 4.2. CHỦ THỂ SÁNG TẠO VÀ BIỂU DIỄN CA KHÚC Sự quan tâm nhiều hay ít đối với việc khai thác CLVHDG và hiệu quả của việc khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc phụ thuộc rất nhiều vào sự vốn hiểu biết về VHDG, nhận thức về tác dụng ý nghĩa của việc khai thác CLVHDG và tài năng của người sáng tác. Nhìn về góc độ biểu diễn, chính đặc điểm giọng hát, phong cách biểu diễn của ca sĩ là yếu tố có tác động rất đáng kể đối với việc sáng tác, phổ 18 biến những ca khúc có khai thác CLVHDG nói riêng, văn hóa nghệ thuật dân gian nói chung. Giọng hát đậm “chất dân gian”, phong cách dân gian của người biểu diễn đã đặt ra nhu cầu, thúc đẩy các nhạc sĩ VN tiếp tục “sản sinh nhiều đứa con tinh thần” khác từ chất liệu dân gian nói chung và từ CLVHDG nói riêng. 4.3. QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ GIAO LƯU, HỘI NHẬP QUỐC TẾ Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập và giao lưu quốc tế hiện nay đã và đang đặt âm nhạc VN trước những cơ hội phát triển và cả những thách thức to lớn, tác động đến việc khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc. Nó có tác động tích cực - thúc đẩy sự giao thoa, tiếp biến văn hóa, thúc đẩy tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc ở một bộ phận xã hội - trong đó có đội ngũ sáng tác và công chúng âm nhạc nhưng nó cũng dẫn tới nguy cơ làm phai nhạt đi những nét bản sắc độc đáo, truyền thống của các nền văn hóa, tác động theo chiều hướng tiêu cực đến việc khai thác, vận dụng chất liệu dân gian dân tộc trong sáng tác nghệ thuật nói chung, ca khúc âm nhạc nói riêng. 4.4. YẾU TỐ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Âm nhạc vốn là một sản phẩm tinh thần, kết quả của sự sáng tạo và kết tinh những giá trị nhân văn. Nhưng trong cơ chế thị trường, âm nhạc cũng trở thành một thứ hàng hóa đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng và do vậy cũng phải tuân theo những quy luật cung - cầu của thị trường. Điều này có cả hai mặt tích cực và tiêu cực: một mặt, nó đòi hỏi những đổi mới, sáng tạo không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, thúc đẩy nền âm nhạc phát triển; mặt khác, do tác động của cơ chế thị trường, các loại hình nghệ thuật đều ít nhiều có những biểu hiện của khuynh hướng thương mại hóa - khi chiều theo thị hiếu của công chúng, nó dễ bị rơi vào tình trạng mất tính định hướng, lệch chuẩn giá trị, phai nhạt bản sắc. 19 4.5. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA, SỰ BIẾN ĐỔI HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VN, quá trình đô thị hóa không đơn thuần là sự thay đổi về tên gọi địa danh hành chính mà còn kéo theo sự gia tăng các thành tố không gian vật chất đô thị, suy giảm các thành tố không gian vật chất nông thôn. Điều đó dẫn tới sự xa rời hệ giá trị văn hóa truyền thống của một bộ phận cư dân đô thị - nhất là giới trẻ. Khi mà những cảnh vật, con người cùng lối sống của thời quá khứ xa xưa và hệ giá trị văn hóa truyền thống (được ghi lại trong VHDG) đã trở nên khác lạ, xa vời so với cảnh vật, con người cùng lối sống của họ ngày nay; khi ý thức về cái tôi cá nhân dần mạnh lên, có khi lấn át ý thức cộng đồng, những cái mới lạ được tán dương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_de_khai_thac_chat_lieu_van_hoc_dan_gian_trong_sang_tac_ca_khuc_viet_nam_9827_1915795.pdf
Tài liệu liên quan