Theo các Hiệp định vấn đề quản lý người lao động nước ngoài
được thực hiện thông qua chế độ cấp phép lao động. Chế độ cấp phép
này theo quy định của pháp luật Nước tiếp nhận lao động.
Hiện nay, một số nước mà Việt Nam đưa công dân sang lao động
đã ban hành Luật cấp phép lao động nước ngoài điều chỉnh các vấn đề
liên quan đến lao động
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vấn đề lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước - Lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ngoài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong
nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu khoa học pháp lý nói
riêng, bao gồm: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
phương pháp phân tích, đánh giá; phương pháp tổng hợp; phương
pháp so sánh; phương pháp thống kê.
5. Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới về
mặt khoa học như sau:
- Luận án bổ sung và làm phong phú thêm cơ sở lý luận cơ bản về
lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hiệp
định hợp tác về lao động giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh
thổ, cũng như hệ thống pháp luật trong nước điều chỉnh về hoạt động
đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, các phương thức bảo
5
vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi đang lao động ở nước
ngoài.
- Luận án đã đánh giá một cách toàn diện về tình hình người Việt
Nam đang làm việc ở nước ngoài và cơ chế bảo vệ theo quy định của
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, chỉ ra được những điểm tích
cực, những tồn tại và hạn chế của vấn đề này.
- Luận án đưa ra được các định hướng chiến lược đáp ứng xu thế
hội nhập quốc tế; đưa ra các giải pháp đồng bộ, khả thi về pháp luật
cũng như cơ chế quản lý Nhà nước, trách nhiệm của tổ chức, doanh
nghiệp và cá nhân người lao động về vấn đề người Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo các hiệp định hợp tác về lao động.
- Luận án cung cấp nguồn tư liệu tin cậy phục vụ cho việc giảng
dạy, nghiên cứu ở Trường Đại học Luật Hà Nội, cũng như cho các cơ
sở đào tạo pháp luật, các viện nghiên cứu, cũng như cho các đối tượng
khác có quan tâm.
- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ
quan hoạch định chính sách, cơ quan pháp luật trong nghiên cứu, xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về người Việt Nam làm việc có thời hạn
ở nước ngoài.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về quan hệ lao động Việt Nam
có yếu tố nước ngoài và hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và
các nước
Chương 3: Thực trạng các hiệp định hợp tác lao động của Việt
Nam và thực tiễn thi hành các hiệp định này
6
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm
nâng cao hiệu quả thực thi hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam
và các nước
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam
về vấn đề lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài
theo hiệp định hợp tác lao động
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề lao động Việt
Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác lao động
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu chung về lao động di cư
Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu về vấn đề lao động di cư
khá phong phú, đề cập đến nhiều khía cạnh, từ lịch sử hình thành và
phát triển của lao động di cư, khái niệm, xu hướng phát triển, so sánh
hệ thống pháp luật giữa các quốc gia cho đến đề xuất các quy chế
pháp lý quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đối với người
lao động di cư. Đây là vấn đề được rất nhiều tổ chức (UN, ILO, IOM,
UNHCR, UN Woman hay các tổ chức phi chính phủ như Action
Aid, APHEDA, Oxfam Bỉ, World Vision..) và các học giả quan tâm,
nhất là ở những quốc gia phát triển và những nước tiếp nhận nhiều lao
động nước ngoài.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về lao động Việt Nam làm việc có
thời hạn ở nước ngoài
Có một số công trình nghiên cứu đề cập đến lao động Việt Nam
làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, qua tìm hiểu các công trình nghiên
cứu nêu trên, cho thấy:
- Những công trình, tác phẩm chủ yếu nghiên cứu về về lao động
di cư nói chung và lao động di cư ở một số nước Châu Á. Cũng có
7
một số công trình của tác giả Việt Nam ở nước ngoài nghiên cứu về
lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài nhưng không nhiều.
- Không có công trình nào nghiên cứu về hiệp định hợp tác lao
động giữa Việt Nam và các nước.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, trước khi hệ thống các quốc gia theo xu hướng xã hội
chủ nghĩa sụp đổ (1991) thì việc nghiên cứu về hiệp định hợp tác về
lao động, về vấn đề người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài được đề cập khá mờ nhạt ở cả góc độ luật thực định và
nghiên cứu khoa học. Dấu ấn xuất hiện kể từ khi Việt Nam được xóa
bỏ lệnh cấm vận (1995), tham gia sâu rộng với các tổ chức liên chính
phủ và phi chính phủ ở các cấp độ quốc tế và khu vực, mở rộng giao
thương với các quốc gia.
Quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài nói chung và vấn đề lao
động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã được đề cập
đến trong nghiên cứu khoa học, giáo trình, bài viết đăng trên tạp chí,
luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ luật học, bài tham luận trong các hội
thảo khoa học của nhiều nhà nghiên cứu.
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
Thứ nhất, những vấn đề lí luận cơ bản về bảo vệ quyền lợi của người
lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã được các nhà
khoa học pháp lí nghiên cứu khá đầy đủ và công phu. Kết quả nghiên cứu
của các công trình này sẽ được luận án tiếp thu để làm cơ sở cho việc
nghiên cứu sâu vào chủ đề chính của luận án.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu nêu trên cũng đã phân tích và
đánh giá về thực trạng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Điều
này tạo lợi thế rất lớn cho Luận án khi nghiên cứu đánh giá về lao
8
động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hiệp định
về hợp tác lao động.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên,
đặc biệt là của các học giả nước ngoài còn chỉ ra những bất cập của
pháp luật về phương diện lý luận và thực tiễn từ đó đưa ra một số kiến
nghị hoàn thiện pháp luật.
Thứ tư, các bất cập trong pháp luật Việt Nam, trong thực tiễn về
lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã được các học
giả nghiên cứu kiến nghị sẽ được luận án tiếp tục kế thừa có chọn lọc
vào giai đoạn hiện nay khi nghiên cứu lao động Việt Nam làm việc có
thời hạn ở nước ngoài theo các hiệp định về hợp tác lao động.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu về lao
động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài
1.2.2.1. Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế
Mặc dù đã đạt được những giá trị lí luận và thực tiễn nhất định,
song các công trình nghiên cứu nêu trên của các học giả trong và ngoài
nước vẫn còn một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về các văn bản pháp lý quốc
tế quan trọng về lao động và khía cạnh pháp lý về hợp tác lao động
quốc tế của Việt Nam còn khiêm tốn. Các công trình nghiên cứu, bài
viết mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh nhất định, hoặc về xuất khẩu
lao động, hoặc về pháp luật lao động trong nước nói chung.
Thứ hai, các công trình của các học giả nước ngoài và Việt Nam
chỉ nghiên cứu về lao động di cư nói chung mà không có công trình
nào nghiên cứu chuyên sâu về hiệp định hợp tác lao động giữa Việt
Nam và các nước về đưa người lao động làm việc có thời hạn ở nước
ngoài có so sánh, đối chiếu với pháp luật Việt Nam.
9
Thứ ba, một số công trình nghiên cứu là các bài báo khoa học chỉ
đề cập đến một vài vấn đề cụ thể mà không nghiên cứu sâu, toàn diện
và tổng thể các vấn đề mà Luận án đặt ra. Các vấn đề về lao động làm
việc có thời hạn ở nước ngoài còn chưa được đánh giá và nhìn nhận
dưới góc độ so sánh, đối chiếu để hội nhập.
Thứ tư, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các
hiệp định hợp tác về lao động.
1.2.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện
Luận án sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, Luận án nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các
hình thức hiệp định hợp tác về lao động gắn với Việt Nam, để từ đó đánh
giá về vai trò, vị trí, ý nghĩa của nó trong thực tiễn và trong tương lai.
Thứ hai, Luận án nghiên cứu hệ thống các vấn đề lý luận và thực
tiễn về việc ký kết hiệp định hợp tác về lao động giữa Việt Nam với
các quốc gia, từ đó xác định những mục tiêu đạt được trong việc
thương lượng, ký kết và thực thi các hiệp định trong thực tiễn.
Thứ ba, Luận án nghiên cứu làm rõ những ưu điểm và hạn chế
trong việc nội luật hóa các quy định của hiệp định hợp tác về lao động
và thực tiễn áp dụng các quy định của hiệp định hiện này.
Thứ tư, Luận án nghiên cứu mối tương quan giữa các hiệp định
hợp tác về lao động và pháp luật hiện hành của Việt Nam để thấy được
sự tương đồng và khác biệt của pháp luật Việt Nam về người lao động
Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đồng thời, luận án chỉ
ra những điểm hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam quy định về
lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài, để từ đó làm
cơ sở đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện.
10
Thứ năm, trên cơ sở những vấn đề lý luận, thực tiễn và quan điểm
cá nhân của người nghiên cứu, luận án đề xuất những giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định của hiệp định hợp tác về lao động, đáp ứng xu hướng phát triển
của công tác xuất khẩu lao động và quá trình hội nhập quốc tế của
Việt Nam.
1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của Luận án
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu 1: Quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài là
gì? Quan hệ lao động của lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở
nước ngoài được điều chỉnh như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Vấn đề lao động Việt Nam làm việc có thời
hạn ở nước ngoài được điều chỉnh dựa trên phương thức cơ bản nào?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực trạng quy định của hiệp định hợp tác
lao động giữa Việt Nam và các nước về lao động Việt Nam làm việc
có thời hạn ở nước ngoài và thực tiễn thi hành các hiệp định này ở
Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu 4: Từ việc đánh giá thực trạng lao động Việt
Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài, để loại bỏ những bất cập, hạn
chế trong hệ thống pháp luật Việt Nam về lao động Việt Nam làm việc
có thời hạn ở nước ngoài, nâng cao hiệu quả áp dụng hiệp định hợp
tác lao động trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay cần phải có các
giải pháp như thế nào?
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu 1: Quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài
là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc
thuê mướn, sử dụng lao động và trả lương, trong đó có ít nhất một
trong các bên tham gia là cá nhân nước ngoài hoặc pháp nhân nước
11
ngoài hoặc quan hệ thuê mướn, sử dụng lao động giữa các bên tham
gia là công dân Việt Nam và pháp nhân Việt Nam nhưng căn cứ để
xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài
hoặc đối tượng của quan hệ lao động ở nước ngoài. Lao động Việt
Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một dạng của quan hệ
lao động có yếu tố nước ngoài. Ở Việt Nam cũng như các nước, xung
đột pháp luật trong quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài sẽ được
giải quyết thông qua quy phạm thực chất hoặc quy phạm xung đột.
Những quy phạm này được ghi nhận ở pháp luật trong nước và trong
điều ước quốc tế mà nước đó là thành viên.
- Giả thuyết nghiên cứu 2: Phương thức chủ yếu điều chỉnh vấn đề
lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài là thông qua
các hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước. Trong lĩnh
vực lao động quốc tế nói chung và lao động Việt Nam làm việc có
thời hạn ở nước ngoài thì các hiệp định về lao động có vai trò hết sức
quan trọng, một mặt góp phần tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau
giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và các nước, thúc đẩy
quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài mặt khác là cơ sở pháp lý quan
trọng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
- Giả thuyết nghiên cứu 3: Việt Nam đã xây dựng được hệ thống
quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề người lao động việt Nam đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tạo hành lang pháp lý cơ bản điều
chỉnh hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở
nước ngoài; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, pháp luật
điều chỉnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài và việc thi hành các hiệp định hợp tác lao động giữa Việt
Nam và các nước trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế,
12
bất cập cần được kịp thời khắc phục bằng những giải pháp đồng bộ
nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý lao động Việt
Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong tình hình mới.
- Giả thuyết nghiên cứu 4: Để loại bỏ những bất cập, hạn chế trong
hệ thống pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả áp dụng hiệp định
hợp tác lao động trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay cần tiến hành
đồng bộ các giải pháp: Hoàn thiện các cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt
động lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; tăng
cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành cho các
chủ thể tham gia vào quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài; hoàn
thiện các cơ chế, thiết chế trong hệ thống pháp luật lao động để đáp
ứng xu thế hội nhập; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Chương 2: MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
VIỆT NAM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC
LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC
2.1. Khái quát về quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài và
quan hệ lao động của lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở
nước ngoài
2.1.1. Quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài
2.1.1.1. Khái niệm quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài
Quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa người lao
động và người sử dụng lao động về việc thuê mướn, sử dụng lao động
và trả lương, trong đó có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân
nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài hoặc quan hệ thuê mướn, sử
dụng lao động giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam và pháp
nhân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm
13
dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài hoặc đối tượng của quan hệ lao
động ở nước ngoài.
2.1.1.2. Người lao động nước ngoài trong quan hệ lao động có yếu
tố nước ngoài
Trong quan hệ lao động nói chung và quan hệ lao động có yếu tố
nước ngoài nói riêng thường có hai bên chủ thể là người sử dụng lao
động và người lao động nước ngoài. Trong giới hạn của luận án, chỉ
đề cập, phân tích về người lao động nước ngoài.
a. Khái niệm người lao động nước ngoài
Khái niệm về người lao động nước ngoài hay lao động di trú có thể
được tiếp cận ở một số góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung: Người
lao động nước ngoài được hiểu là những lao động đã vượt qua biên
giới của quốc gia mình, làm việc chính thức, có hưởng lương ở quốc
gia khác mà người đó không phải là công dân và trong khoảng thời
gian nhất định phải tạm trú hoặc thường trú tại nơi làm việc, tức là phải
đăng ký làm việc và dưới sự quản lý về nhân khẩu của quốc gia khác.
b. Phân loại người lao động nước ngoài
Có nhiều cách thức để phân loại người lao động nước ngoài. Theo
thông lệ chung vấn đề phân loại người lao động nước ngoài thường
xét dưới góc độ về nghề nghiệp, phạm vi người lao động làm việc ở
nước ngoài. Ngoài ra, người lao động nước ngoài còn được phân loại
theo nhiều tiêu chí khác như: theo quốc tịch, theo trình độ, theo người
sử dụng lao động, theo hình thức giấy phép lao động được cấp bởi
quốc gia nơi có việc làm...
2.1.1.3. Giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ lao động có
yếu tố nước ngoài
Trong pháp luật của các nước có quy định khác nhau về vấn đề liên
quan đến lao động như thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chế độ
14
bảo hiểm, tiền lươngđối với người lao động nên khi phát sinh quan
hệ lao động có yếu tố nước ngoài thường xảy ra hiện tượng xung đột
pháp luật trong quan hệ lao động đó. Để giải quyết xung đột pháp luật
trong quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài, các quốc gia trên thế
giới và Việt Nam thường sử dụng kết hợp hai phương pháp giải quyết
xung đột pháp luật của Tư pháp quốc tế là phương pháp thực chất và
phương pháp xung đột.
2.1.2. Quan hệ lao động của lao động Việt Nam làm việc có thời
hạn ở nước ngoài
2.1.2.1. Khái quát về lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở
nước ngoài
Theo tiến trình lịch sử, người lao động Việt Nam làm việc có thời
hạn ở nước ngoài có thể được chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2006
- Giai đoạn từ năm 2006 - đến nay
2.1.2.2. Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ lao động của lao động
Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Ở Việt Nam, quan hệ lao động của người lao động Việt Nam
làm việc có thời hạn ở nước ngoài được điều chỉnh theo điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật trong nước. Trong hai nguồn
này, đã ghi nhận quy phạm thực chất và quy phạm xung đột để điều
chỉnh quan hệ lao động của người lao động Việt Nam làm việc có thời
hạn ở nước ngoài. Trong quá trình áp dụng pháp luật, các quy phạm
ghi nhận trong điều ước quốc tế luôn ưu tiên được áp dụng.
2.2. Hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước về
lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài
2.2.1. Khái quát về hiệp định hợp tác về lao động
15
Di chuyển lao động quốc tế hiện nay là một trong những thách thức
phức tạp của xu hướng toàn cầu hóa. Sự phức tạp này bao gồm việc
hợp tác quốc tế trong quản trị quá trình di cư và bảo vệ người lao động
nhập cư. Hợp tác về lao động di cư có thể được thực hiện ở nhiều hình
thức khác nhau như hiệp định (song phương, đa phương, khu vực và
toàn cầu), Biên bản ghi nhớ.
2.2.2. Hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước
2.2.2.1. Khái quát về hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và
các nước
Tính đến năm 2020, Việt Nam đã ký kết khoảng 22 hiệp định, thoả
thuận hợp tác, Bản ghi nhớ về lao động với các quốc gia và vùng lãnh
thổ. Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đàm phán
để ký kết hiệp định với một số nước để tiến tới ký kết trong thời gian
tới. Đối với các nước chưa ký kết được hiệp định hợp tác về lao động,
Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cố gắng
thiết lập mối quan hệ hợp tác trên thực tế để phối hợp quản lý và bảo
vệ quyền lợi người lao động.
2.2.2.2. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện hiệp định hợp tác lao
động giữa Việt Nam và các nước
Theo các hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước:
Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền để thực hiện hiệp định là Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Trong trường hợp có sự thay đổi về các Cơ quan có thẩm quyền,
hai Bên sẽ thông báo cho nhau qua đường ngoại giao. Các Cơ quan có
thẩm quyền của hai Bên thành lập nhóm công tác để giải quyết các
vấn đề liên quan đến việc thực hiện hiệp định.
Theo quy định của các hiệp định, cơ quan có thẩm quyền của hai
Bên ký kết sẽ trao đổi thông tin cho nhau về:
16
- Những quy định của luật pháp nước mình trong lĩnh vực tiếp nhận
và sử dụng lao động nước ngoài và kịp thời thông báo những thay đổi
trong quy định đó.
- Các cơ hội việc làm đối với người lao động nước ngoài;
- Hạn nghạch việc làm hàng năm dành cho người lao động nước
ngoài phù hợp với pháp luật quốc gia của Bên sử dụng lao động;
- Tối thiểu một năm một lần, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia
các Bên ký kết thông báo cho nhau về số lượng người lao động nước
ngoài là công dân của quốc gia các Bên ký kết;
- Danh sách các doanh nghiệp dịch vụ lao động đã được lựa chọn.
2.2.2.3. Vai trò của hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam
- Hiệp định hợp tác lao động thúc đẩy quan hệ ngoại giao, nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
- Hiệp định hợp tác lao động là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo
đảm quyền lợi cho người lao động
Chương 3: THỰC TRẠNG CÁC HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC LAO
ĐỘNG CỦA VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC
HIỆP ĐỊNH NÀY
3.1. Thực trạng quy định của hiệp định hợp tác lao động giữa
Việt Nam và các nước về lao động Việt Nam làm việc có thời hạn
ở nước ngoài
3.1.1. Nhập cảnh, xuất cảnh của người lao động nước ngoài
Theo các hiệp định hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh của người lao
động nước ngoài được giải quyết theo pháp luật quốc gia của Nước
tiếp nhận lao động và các thỏa thuận quốc tế mà quốc gia của các Bên
ký kết là thành viên. Những chi phí liên quan đến các thủ tục cho
người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Nước tiếp nhận, cư trú và
xuất cảnh ra khỏi nước đó được thực hiện theo các điều khoản của hợp
17
đồng lao động. Theo đó, hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh của người
lao động Việt Nam được giải quyết theo pháp luật của Nước tiếp nhận
lao động và các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam và Nước tiếp nhận
là thành viên.
3.1.2. Hợp đồng cung ứng lao động và Hợp đồng lao động
3.1.2.1. Hợp đồng cung ứng lao động
Hợp đồng cung ứng lao động là hợp đồng giữa doanh nghiệp dịch
vụ lao động của nước Bên này và đối tác của nước Bên kia để đưa
người lao động nước Bên này sang làm việc tại nước Bên kia.
Theo quy định của Hiệp định, các Cơ quan có thẩm quyền của
mỗi Bên thông báo cho nhau về danh sách các doanh nghiệp dịch vụ
lao động đã được lựa chọn. Doanh nghiệp dịch vụ lao động có trách
nhiệm cung ứng lao động có tay nghề, kinh nghiệm của nước Bên này
sang làm việc tại nước Bên kia theo thời hạn trên cơ sở nhu cầu lao
động cho việc phát triển kinh tế xã hội của hai nước và hợp đồng cung
ứng lao động phù hợp với pháp luật, các quy định của mỗi nước và
Hiệp định.
3.1.2.2. Hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động
a. Hợp đồng lao động
Theo quy định của Hiệp định, hợp đồng lao động được ký trực tiếp
bằng văn bản giữa người lao động nước ngoài và người sử dụng lao
động trước khi người lao động xuất cảnh đến bên sử dụng lao động.
Như vậy, quan hệ lao động giữa người lao động nước ngoài và
người sử dụng lao động được thể hiện bằng hợp đồng lao động và các
văn bản thỏa thuận khác phù hợp với pháp luật của Bên tiếp nhận.
b. Chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng lao động và hậu quả của nó
Hiệp định giữa Việt Nam và các nước chia chấm dứt hợp đồng lao
động và hậu quả của chấm dứt hợp đồng lao động thành hai trường hợp:
18
- Trường hợp thứ nhất, chấm dứt hợp đồng lao động do lỗi của
người sử dụng lao động
- Trường hợp thứ hai, chấm dứt hợp đồng lao động do lỗi của
người lao động. Trong trường hợp này người sử dụng lao động có thể
chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải thanh toán chế độ
cho người lao động.
3.1.3. Quản lý lao động nước ngoài
Theo các Hiệp định vấn đề quản lý người lao động nước ngoài
được thực hiện thông qua chế độ cấp phép lao động. Chế độ cấp phép
này theo quy định của pháp luật Nước tiếp nhận lao động.
Hiện nay, một số nước mà Việt Nam đưa công dân sang lao động
đã ban hành Luật cấp phép lao động nước ngoài điều chỉnh các vấn đề
liên quan đến lao động.
Ở Việt Nam, vấn đề cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
làm việc tại Việt Nam được quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-
CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam. Theo đó, người sử dụng lao động phải làm thủ tục đề nghị cấp
giấy phép lao động cho người nước ngoài trước khi người nước ngoài
làm việc tại Việt Nam.
3.1.4. Các chế độ đối với người lao động
Bao gồm các chế độ: Tiền lương của người lao động, thuế thu
nhập cá nhân; Chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi; Chế độ bảo hiểm
cho người lao động.
3.1.5. Giải quyết tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích
phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp trong quan
hệ lao động bao gồm tranh chấp cá nhân giữa người lao động với
19
người sử dụng lao động và tranh chấp tập thể giữa tập thể lao động
với người sử dụng lao động. Hiệp định quy định giải quyết tranh chấp
cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi người lao
động Việt Nam có tranh chấp về lao động với người sử dụng lao động
thì luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp này sẽ là pháp luật của
Nước tiếp nhận lao động (pháp luật của nước Bên sử dụng lao động).
3.2. Thực tiễn thi hành hiệp định hợp tác lao động giữa Việt
Nam và các nước về lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở
nước ngoài
3.2.1. Tình hình lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở một
số quốc gia và khu vực
3.2.1.1. Tình hình lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở một
số quốc gia và vùng lãnh thổ
Luận án phân tích theo tiến trình từ khi Việt Nam ký kết Hiệp định
hợp tác lao động (hoặc Bản ghi nhớ, Thỏa thuận v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_van_de_lao_dong_viet_nam_lam_viec_co_thoi_ha.pdf