Chương 2
PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN
2.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực, nguồn lực thanh niên, phát huy
nguồn lực thanh niên
- Quan niệm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực, trí lực và tâm lực tồn tại trong toàn bộ lực
lượng (số lượng) có khả năng lao động xã hội (chất lượng) của mỗi quốc gia đã,
đang và sẽ được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Vậy, nguồn nhân lực là số lượng dân số, đặc biệt là dân số trong độ tuổi lao động, có
thể lực, trí lực và tâm lực tốt.
- Quan niệm về nguồn lực thanh niên, phát huy nguồn lực thanh niên
+ Thanh niên là một bộ phận của lực lượng xã hội hùng hậu về thể lực, trí lực
và tâm lực, có độ tuổi nhất định tùy theo qui định của mỗi quốc gia và có tiềm năng
sức mạnh to lớn trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội. Chất lượng của thanh niên là
bao hàm cả trình độ học vấn rộng, kiến thức chuyên môn cao, có tay nghề vững vàng
và đặc biệt là có phẩm chất, bản lĩnh chính trị, có thể lực tốt và lối sống lành mạnh.
+ Nguồn lực thanh niên là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực, có
độ tuổi nhất định đã, đang và sẽ được tham gia để sản xuất ra của cải vật chất và
tinh thần cho xã hội. NLTN là một tập hợp các chỉ số phát triển con người, được tạo
lập nên nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội cũng như của sự kết hợp sức mạnh thể
lực, trí lực và tâm lực cá nhân từng người thanh niên.
+ Phát huy nguồn lực thanh niên chính là sự chăm lo, tạo ra những điều kiện
cần thiết cho phát triển, phân bổ sử dụng, tạo môi trường làm việc để mỗi thanh
niên thể hiện tối đa năng lực của mình trong hoạt động thực tiễn nhằm đẩy mạnh
quá trình phát triển kinh tế - xã hội vì hạnh phúc quốc gia.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu về mặt lý luận của các nhà khoa học đi trước đã công bố có liên
quan đến luận án để phục vụ mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
Chương 2
PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN
2.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực, nguồn lực thanh niên, phát huy
nguồn lực thanh niên
- Quan niệm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực, trí lực và tâm lực tồn tại trong toàn bộ lực
lượng (số lượng) có khả năng lao động xã hội (chất lượng) của mỗi quốc gia đã,
đang và sẽ được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Vậy, nguồn nhân lực là số lượng dân số, đặc biệt là dân số trong độ tuổi lao động, có
thể lực, trí lực và tâm lực tốt.
- Quan niệm về nguồn lực thanh niên, phát huy nguồn lực thanh niên
+ Thanh niên là một bộ phận của lực lượng xã hội hùng hậu về thể lực, trí lực
và tâm lực, có độ tuổi nhất định tùy theo qui định của mỗi quốc gia và có tiềm năng
sức mạnh to lớn trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội. Chất lượng của thanh niên là
bao hàm cả trình độ học vấn rộng, kiến thức chuyên môn cao, có tay nghề vững vàng
và đặc biệt là có phẩm chất, bản lĩnh chính trị, có thể lực tốt và lối sống lành mạnh.
+ Nguồn lực thanh niên là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực, có
độ tuổi nhất định đã, đang và sẽ được tham gia để sản xuất ra của cải vật chất và
8
tinh thần cho xã hội. NLTN là một tập hợp các chỉ số phát triển con người, được tạo
lập nên nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội cũng như của sự kết hợp sức mạnh thể
lực, trí lực và tâm lực cá nhân từng người thanh niên.
+ Phát huy nguồn lực thanh niên chính là sự chăm lo, tạo ra những điều kiện
cần thiết cho phát triển, phân bổ sử dụng, tạo môi trường làm việc để mỗi thanh
niên thể hiện tối đa năng lực của mình trong hoạt động thực tiễn nhằm đẩy mạnh
quá trình phát triển kinh tế - xã hội vì hạnh phúc quốc gia.
Đây cũng chính là quá trình làm cho mỗi thanh niên trở thành chủ thể có ý thức
trong sáng tạo lịch sử và cải tạo thế giới. Nói đến phát huy NLTN có thể nhấn mạnh
tới những nội dung như:
Một là, Đẩy mạnh giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng, sự nỗ lực bản thân. Giáo dục
- đào tạo có vai trò trực tiếp, quyết định trong việc nâng cao chất lượng, cung cấp
NLTN chính cho mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội...
Hai là, phân bổ sử dụng NLTN: Trong nội dung phân bổ sử dụng NLTN cần
chú ý đến việc phân bổ theo sản xuất vật chất và phi vật chất, theo các ngành kinh tế
và theo thành thị - nông thôn.
Ba là, tạo môi trường làm việc cho NLTN (bao gồm xây dựng cơ chế, chính
sách và tạo việc làm cho thanh niên): Đảng, Nhà nước phải chú ý xây dựng hệ thống
cơ chế, chính sách phù hợp, môi trường làm việc dân chủ nhằm khơi dậy tinh thần
tích cực, chủ động, sáng tạo của thanh niên.
2.1.2. Những yếu tố tác động đến việc phát huy nguồn lực thanh niên
- Tác động của điều kiện tự nhiên
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có diện tích 236.800 km2, có tiềm năng thiên
nhiên ưu đãi làm cho dân số cũng như NLTN tăng rất nhanh. Đồng thời từ vị trí địa lý
rất đa dạng, có nhiều địa hình khác nhau, có núi non hiểm trở, có cao nguyên, thung
lũng và đồng bằng,.. khó khăn trong xây dựng đường giao thông, cơ sở đào tạo... điều
này đã làm cho việc phát huy NLTN trì trệ, không đồng bộ, chậm phát triển.
- Tác động của trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội góp phần quan trọng nâng cao mức sống,
sức khỏe, thể lực, trí lực, tâm lực của NLTN. Bên cạnh đó, chất lượng tăng trưởng và
trình độ phát triển kinh tế chưa cao, tốc độ tăng trưởng chậm, nảy sinh những vấn đề
gây khó khăn cho thanh niên trong tìm việc làm...
- Tác động của giáo dục - đào tạo
Thực hiện tốt việc gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ và chuyển đổi cơ
cấu lao động, sẽ làm cho việc phát huy NLTN đảm bảo tốt hơn về cơ cấu, số lượng
9
và chất lượng. Tuy nhiên giáo dục - đào tạo của CHDCND Lào chưa theo kịp các
nước trong khu vực, số lượng trường học, phòng học và giảng viên còn thiếu so với
học sinh. Do vậy, việc phát huy NLTN không đạt được kế hoạch ở mỗi trình độ,
ngành và thời gian.
- Tác động của cơ chế, chính sách
Nhà nước CHDCND Lào đã có nhiều chính sách về quy mô, cơ cấu đào tạo và
chính sách tài chính trong phát huy NLTN,... Các chính sách này đã tạo ra môi trường
pháp lý cho quá trình hình thành và phát huy NLTN. Nhưng trong thực tế việc triển
khai hệ thống chính sách đó chưa đồng bộ,... từ đó ảnh hưởng đến việc phát huy
NLTN vẫn còn nhiều bất cập.
- Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, đẩy
nhanh quá trình giao lưu kinh tế, tri thức, văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc, tạo
cơ hội phát triển NLTN để tiếp thu, làm chủ, thích nghi, thu hút được nhiều vốn đầu
tư,... Song Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tự thân nó lại nảy sinh trong một bộ
phận NLTN luồng tư tưởng của chủ nghĩa cá nhân, gây chia rẽ trong đội ngũ thanh
niên, chiến sĩ, công chức, công nhân và nhân dân các bộ tộc.
- Tác động của phong tục tập quán, truyền thống văn hóa
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một nước đa bộ tộc, các bộ tộc đều có
truyền thống văn hóa đặc sắc và đa dạng, các phong tục tập quán, truyền thống văn
hóa tốt đẹp đã làm cho thanh niên hình thành tình cảm yêu nước, yêu làng xóm và
yêu nhân dân. Song ở Lào vẫn còn một số phong tục tập quán, tín ngưỡng lạc hậu,
thói quen tiêu cực trọng nam khinh nữ,... là sức ép cản trở việc phát huy NLTN.
- Tác động của dân chủ hóa
Đẩy mạnh dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ góp phần hình
thành ý thức dân chủ và những năng lực thực hành dân chủ trong NLTN, hình thành
những tác nhân kích thích, thúc đẩy giải phóng và phát huy tốt nhất NLTN. Nhưng
trong thực tế việc thực hiện dân chủ vẫn còn nhiều bất cập, thể hiện rõ nhất là trong
công bằng xã hội làm giảm bớt lòng tin của thanh niên đối với Đảng và Nhà nước,
ảnh hưởng đến việc phát huy NLTN.
- Tác động của yếu tố sinh học tự nhiên và tự rèn luyện bản thân của thanh niên
Thanh niên Lào có thể trạng thấp bé,... tác động không nhỏ đến việc nuôi
dưỡng, giáo dục để đạt tiêu chuẩn của người lao động.
10
Hiệu quả phát huy nguồn lực thanh niên phụ thuộc sự tích cực chủ động tự
giác rèn luyện, học tập, lao động của bản thân của thanh niên. Nhưng trong thực tế
một số thanh niên Lào tính chủ động chưa cao, lười biếng không chịu học tập, lao
động... tác động xấu đến việc phát huy nguồn lực thanh niên.
2.2. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT
HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.2.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc trưng của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nội dung của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước CHDCND Lào
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động
thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với cộng nghệ,
phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học và công nghệ tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. CNH,
HĐH là bước đi tất yếu mà tất cả các quốc gia sớm muộn đều phải trải qua.
- Đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào
Một là, tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện nước Lào đi lên chủ nghĩa xã hội
từ nền sản xuất nhỏ: Về cơ bản CHDCND Lào dựa trên nền tảng của nông nghiệp
lúa nước, phá rừng làm nương, nông dân chiếm đại đa số và Lào vẫn là nước nghèo,
lạc hậu, kém phát triển.
Hai là, CNH, HĐH trong điều kiện chất lượng nguồn nhân lực còn thấp: Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào đã tiến hành CNH, HĐH từ năm 1986 nhưng nguồn nhân
lực chủ yếu là lao động thủ công, chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; sản
xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên.
Ba là, kết hợp giữa tuần tự và nhảy vọt trong quá trình CNH, HĐH: CNH,
HĐH ở CHDCND Lào là một quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, đòi hỏi một ý chí
và bản lĩnh vững vàng để sẵn sàng tạo lập, nắm bắt lợi thế của người "đi sau" bỏ qua
các thế hệ công nghệ trung gian, đi ngay vào các công nghệ tiên tiến ở những lĩnh
vực quan trọng, nhằm bắt kịp xu thế chung của thế giới.
11
2.2.2. Yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với việc
phát huy nguồn lực thanh niên ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
- Yêu cầu phát huy nguồn lực thanh niên về số lượng và cơ cấu: Quá trình
CNH, HĐH đòi hỏi cao về số lượng và cơ cấu của NLTN. Bởi lẽ sự tăng lên về số
lượng NLTN là một ưu thế quan trọng cho việc phát triển xã hội, là động lực lớn thúc
đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước.
- Yêu cầu phát huy nguồn lực thanh niên về chất lượng:Phải phát huy tổng hợp
những phẩm chất, năng lực, sức mạnh của NLTN tham gia vào quá trình lao động
phát triển kinh tế - xã hội, như: thể lực, trí lực và tâm lực.
+ Yêu cầu phát huy nguồn lực thanh niên về thể lực: Phát huy thể lực của
NLTN phải làm cho trạng thái sức khoẻ của họ, các chỉ số sinh học như chiều cao,
cân nặng, tuổi thọ, khả năng hoạt động của cơ bắp... nâng lên một bước mới.
+ Yêu cầu phát huy nguồn lực thanh niên về trí lực: Phải phát huy trình độ học
vấn và chuyên môn cao, lao động có kỹ năng thành thạo, kinh nghiệm,...
+ Yêu cầu phát huy nguồn lực thanh niên về tâm lực: Tức là phải tạo ra những
điều kiện tốt nhất để NLTN được hoàn thiện phong cách, thái độ lao động, ý thức kỷ
luật lao động, tinh thần trách nhiệm với công việc, lòng yêu nước, yêu lao động, lao
động cần cù, có kỹ thuật, có năng suất cao.
2.2.3. Đặc điểm, vai trò của việc phát huy nguồn lực thanh niên trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ dhân dân Lào
- Đặc điểm nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
Một là, nguồn lực thanh niên Lào có truyền thống cần cù, dũng cảm, gan dạ và
một lòng gắn bó với Đảng, với sự nghiệp đổi mới đất nước
Hai là, NLTN Lào là nguồn lực có tâm hồn hào hiệp, trọng nghĩa tình, thích tự
do, thích cái đẹp và cái tiến bộ
Ba là, nguồn lực lao động thanh niên Lào chủ yếu là lao động phổ thông, chưa
qua đào tạo, còn chịu ảnh hưởng nặng nề của lối tư duy kinh nghiệm, trông chờ, ỷ lại,
dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên
- Vai trò của việc phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
+ Phát huy nguồn lực thanh niên sẽ làm cho thanh niên thật sự là lực lượng cơ
bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Phát huy NLTN sez giúp thanh
niên Lào trở thành lực lượng có khả năng đưa đất nước vượt lên cảnh đói nghèo, lạc
hậu; tích cực tham gia vào xóa đói giảm nghèo; tham gia lao động trên các công trình
trọng điểm.
12
+ Phát huy nguồn lực thanh niên sẽ thúc đẩy thanh niên trở thành lực lượng
xung kích thực hiện mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa: Thực hiện tốt các nhiệm vụ như: Chống lại thiên tai, xây
dựng hạ tầng cơ sở, làm thủy điện; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội...
+ Phát huy nguồn lực thanh niên sẽ góp phần làm cho thanh niên có sức khỏe,
trí tuệ và phong cách tốt đi đầu áp dụng khoa học-công nghệ vào trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Làm cho NLTN có khả năng tham gia vào quá trình
cơ khí hóa, điện khí hóa nông nghiệp và nông thôn...
Tiểu kết chương 2
Để thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH, phải có các nguồn lực cần thiết
như nguồn nhân lực, NLTN... trong đó NLTN giữ vai trò quyết định. Sự khẳng định
này xuất phát từ vị trí, đặc điểm và sức mạnh của NLTN trong quan hệ hữu cơ với
các nguồn lực khác đối với toàn bộ quá trình CNH, HĐH. Các nguồn lực cho quá
trình CNH, HĐH đều quan trọng và cần thiết, song nếu có đủ các nguồn lực khác mà
không có những thanh niên có phẩm chất và năng lực tương xứng, đủ khả năng khai
thác các nguồn lực đó thì sự giàu có của các nguồn lực khác cũng không phát huy
được tác dụng. Vì vậy, việc phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH đòi hỏi trước
hết phải tìm cách nuôi dưỡng, kích thích sức sáng tạo của họ, khai thác tốt nguồn
tiềm năng trí tuệ to lớn của NLTN.
Chương 3
PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY -
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO HIỆN NAY
- Thực trạng cơ cấu nguồn lực thanh niên
Cho đến nay lao động công nghiệp, xây dựng ở nước CHDCND Lào mới
chỉ chiếm 6,9%, dịch vụ 23,4%, còn lại 69% là lao động nông nghiệp. Về cơ cấu
nghề nghiệp ở nước CHDCND Lào, lao động trí óc chỉ chiếm 7,42% còn lại là lao
động cơ bắp. Gần đây sự phân bố nguồn lực lao động thanh niên đang được điều
chỉnh theo các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhưng họ vẫn chưa có
trình độ nghề nghiệp vững chắc. Trình độ văn hóa của lực lượng lao động thanh
13
niên nông thôn phổ biến là trình độ tiểu học và trung học cơ sở, trình độ nghề
nghiệp thấp. Qua khảo sát cho thấy, số lao động không biết chữ 2,1%, số có trình
độ cấp I, cấp II và III là 56%, số có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 4,3%.
- Thực trạng số lượng nguồn lực thanh niên
Hiện nay nước CHDCND Lào có khoảng hơn 3 triệu người lao động, trong đó
có hơn 2 triệu là thanh niên (độ tuổi từ 15 - 35), chiếm 51,63% lao động xã hội và
gần 34,5% dân số. Trong đó, NLTN nông thôn chiếm 23,6%, NLTN là học sinh, sinh
viên khoảng 698.286 người. Theo các số liệu điều tra, tỷ lệ của nhóm nguồn lao động
thanh niên so với tổng dân số cả nước có xu hướng giảm đi, nhưng vẫn tăng thêm về
số lượng tuyệt đối do tỷ lệ tăng dân số vẫn cao. Nếu như ở các nước phát triển số dân
thuộc nhóm 14 tuổi trở xuống chỉ chiếm 16-17%, thì ở nước CHDCND Lào, tỷ lệ
này là 33,20% (khoảng 1,9 triệu). Đến năm 2015 có thêm hơn 0,4 triệu người nữa,
đưa nguồn lao động thanh niên lên tới 2,4 triệu.
- Thực trạng chất lượng nguồn lực thanh niên
+ Chất lượng của NLTN thể hiện ở thể lực: Thể trạng, thể lực của người Lào
được xếp vào loại trung bình thấp trên thế giới (ước tính: nam giới cao 1m60 - 1m70,
nữ giới cao 1m50 - 1m65). Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến thể lực của lao động
nói chung, lao động thanh niên nói riêng.
+ Chất lượng nguồn lực thanh niên biểu hiện ở trí lực: Công tác xã hội hóa
giáo dục được toàn xã hội quan tâm, đóng góp về vốn để xây dựng và sửa chữa
trường học đảm bảo cho việc học tập - giảng dạy đạt hiệu quả cao.
+ Chất lượng nguồn lực thanh niên biểu hiện ở tâm lực: NLTN Lào có
truyền thống yêu nước, đấu tranh anh dũng, yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do,
làm chủ; có tinh thần trung thành, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cần cù lao động,
sáng tạo... Điều đó đã trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp được kết tinh, kế
thừa qua nhiều thế hệ, trở thành niềm tự hào mà thế hệ trẻ phải ra sức bảo vệ và
phát huy.
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG QUÁ
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO HIỆN NAY
3.2.1. Thực trạng giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng và sự nỗ lực của bản thân
thanh niên nhằm phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
- Thực trạng giáo dục - đào tạo ở trung học cơ sở và trung học phổ thông
Đảng và Nhà nước Lào cũng đã tập trung xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ
giáo dục - đào tạo. Cụ thể là đến năm 2014-2015 đã có 1.651 trường phổ thông, với
14
16.341 phòng học, 860 trường Trung học cơ sở, với 11.631 phòng học, 34 trường
Trung học phổ thông và 682 trường (Trung học cơ sở+Trung học phổ thông) 4.710
phòng học, 34.011 giảng viên, trong đó 17.122 giảng viên nữ, 442.806 học sinh trung
học cơ sở, trong đó có 210.816 học sinh nữ, 187.870 học sinh trung học phổ thông,
trong đó có 86.784 học sinh nữ.
- Thực trạng giáo dục - đào tạo ở các trường dạy nghề
Cho đến nay, CHDCND Lào xây dựng được 22 Trường dạy nghề, trong đó có
1 Trung tâm dạy nghề, 3 Trường cao đẳng, 9 Trường kỹ thuật dạy nghề, 6 Trường kỹ
thuật dạy nghề phối hợp và 2 Trường dạy nghề phối hợp và 80 Trường dạy nghề tư
nhân. Ở các trường dạy nghề này số cán bộ giảng dạy 1.884 người, trong đó nữ 669
người, cán bộ quản lý 499 người, trong đó nữ 170 người, trong đó trình độ tiến sĩ 1
người, thạc sĩ 60 người, cử nhân 585 người, cao đẳng 891 người, trung cấp 312
người, sơ cấp 30 người và không có bằng 5 người. Năm học 2012 - 2013 có 20.886
học sinh, sinh viên, trong đó có 7.895 nữ (so với năm học 2011 - 2012 có 18.389 học
sinh, sinh viên, trong đó có 6.961 nữ, tăng 1,08%).
- Thực trạng giáo dục - đào tạo ở các trường Cao đẳng, Đại học
Đến năm học 2014-2015 đã nâng cấp các trung tâm dạy nghề, trường sơ cấp,
trung cấp, cao đẳng và đại học, có 938 giảng viên, trong đó 456 giảng viên nữ, có
22.049 sinh viên, trong đó 14.248 sinh viên nữ; xây dựng cơ sở đào tạo hệ cử nhân,
thạc sĩ và tiễn sĩ, có 22 nghiên cứu sinh, trong đó 9 nghiên cứu sinh nữ, 1.244 học
viên, trong đó 460 học viên nữ, có 42.723 sinh viên, trong đó 18.329 sinh viên nữ, có
3.703 giảng viên, trong đó 1.608 giảng viên nữ; xây dựng cơ sở đào tạo hệ cao đẳng
thuộc các bộ được 39 trường, có 31.193 sinh viên, trong đó 14.116 sinh viên nữ, có
2.478 giảng viên, trong đó 997 giảng viên nữ; xây dựng cơ sở đào tạo hệ trung cấp
được 32 trường, có 18.236 sinh viên, trong đó 6.928 sinh viên nữ, có 542 giảng viên,
trong đó 226 giảng viên nữ.
- Thực trạng bồi dưỡng nguồn lực thanh niên
Năm 2011-2012 đã tập huấn, dạy nghề sơ cấp cho người lao động ở nơi có
điều kiện với số lượng 50.423 người, nữ 26.947 người, trong đó nghề nông nghiệp
13.342 người, nữ 7.483 người; nghề công nghiệp 18.774 người, nữ 10.162 người,
nghề dịch vụ 18.307 người, nữ 8.843 người; Năm 2012-2013 đã tập huấn, dạy nghề
cho 39.815 người, nữ 19.116 người, trong đó nghề nông nghiệp 10.246 người, nữ
4.335 người; nghề công nghiệp 14.262 người, nữ 7.679 người; nghề dịch vụ 15.307
người, nữ 7.102 người (xem phụ lục 8) nhằm đào tạo nguồn lao động có chất lượng
phục vụ xã hội cũng như phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
15
- Thực trạng phát huy sự nỗ lực của bản nguồn lực thanh niên
Qua phong trào 2 đoàn kết, 3 tốt, 4 phát triển của Trung ương đoàn thanh niên
nhân dân cách mạng Lào, đã có nhiều tấm gương trẻ xuất hiện trong lao động sản
xuất kinh doanh như: Gia đình của đồng chí Kạovộ Xeyang ở huyện Xay nhạ bu ly
tỉnh Xay nhạ bu ly giỏi về nuôi lợn, gà và vịt, có thu nhập bình quân 792 triệu
kíp/năm, gia đình của đồng chí Xaynhađệt bạn May, huyện Tụn phựng, tỉnh Bo kẹo
giỏi về dịch vụ sửa chữa ô tô, có thu nhập bình quân 500 triệu kíp/năm, gia đình của
đồng chí Nang Amphon ở huyện Luổng phạ băng, tỉnh Luổng phạ băng giỏi về dẹt
may, có thu nhập bình quân 168 triệu kíp/năm,...
3.2.2. Thực trạng phân bổ sử dụng nguồn lực thanh niên trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
- Về công tác quy hoạch nguồn lực thanh niên
Đảng, Nhà nước và các tổ chức tư nhân đã coi trọng công tác quy hoạch
NLTN xem xét các nhu cầu về NLTN trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp,
để từ đó vạch ra kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển NLTN hợp lý, hiệu quả hơn.
- Về công tác tuyển chọn nguồn lực thanh niên
+ Các cơ quan công quyền: Từ năm 2012 trở về trước, việc tuyển chọn NLTN
công chức tuân theo Nghị định số 82/CP, ngày 19-5-2003 của Chính phủ về quy chế
cán bộ công chức Nhà nước Lào. Từ 2013 trở lại đây việc tuyển chọn nhân viên công
chức đã tuân theo Thông tư số 03/TT-BNV ngày 03/2013 của Bộ Nội vụ về hướng
dẫn thực hiện một số quy định về thi công chức và Thông tư số 02/TT-BNV ngày
03/2014 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện một số quy định về thi công chức.
+ Các cơ quan tư nhân: Trong thời gian qua tuyển dụng NLTN của các công
ty, doanh nghiệp luôn luôn thực hiện theo các quy trình tuyển dụng, đó là chuẩn bị
tuyển dụng, thông báo tuyển dụng, thu nhận và chọn lọc hồ sơ, phỏng vấn sơ bộ,
kiểm tra, trắc nghiệm, phỏng vấn tuyển chọn, tập sự thử việc, nhà tuyển dụng luôn,
quyết định tuyển dụng.
- Về bố trí, sắp xếp, sử dụng nguồn lực thanh niên
Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì lực
lượng lao động cũng từng bước chuyển đổi, phân bổ theo hướng tăng dần tỷ lệ lao
động trong khu vực công nghiệp, và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Cụ thể
là cơ cấu lao động trong nông nghiệp là 65,3%, trong công nghiệp là 11,4 % và trong
dịch vụ là 23,3%.
16
- Về công tác đánh giá, đề bạt nguồn lực thanh niên
+ Các cơ quan công quyền: Các quy định về đánh giá NLTN và công
chức thời gian qua có Nghị định số 01/ BCT ngày 07-07/2003 của Bộ Chính trị
về việc đánh giá, đề bạt cán bộ; Nghị định số 04/ BCT ngày 22-07/2003 của Bộ
Chính trị về tiêu chuẩn cán bộ mỗi loại, đây là cơ hội tốt để NLTN được phấn
đấu, rèn luyện.
+ Các cơ quan tư nhân: Trong đánh giá nhân viên, doanh nghiệp thường chú
trọng 2 góc độ: kết quả công việc và năng lực (thái độ, kỹ năng và tính cam kết của
từng người).
3.2.3. Thực trạng tạo môi trường làm việc cho nguồn lực thanh niên trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Thực trạng cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phát huy nguồn
lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào hiện nay
+ Về cơ chế: Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành cơ chế đối với đối tượng đặc
trưng là thanh niên; là quá trình tác động của hệ thống các cơ quan nhà nước đối với
thanh niên bằng chính sách, luật pháp, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy, bằng
kiểm tra, giám sát.
- Về chính sách
Trong thời gian qua, Chính phủ CHDCND Lào đã có nhiều Quyết định, Quy
định, Nghị định về chính sách đối với việc phát huy NLTN, chủ yếu là chính sách về
đào tạo, bảo đảm việc phát huy NLTN tốt hơn. Chẳng hạn, Chỉ thị số 1293/GD-TT,
này 06-9-2012 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và thể thao về việc xóa thu học phí của
học sinh mẫu giáo, tiểu học, phổ thông cơ sở và trung học phổ thông; Nghị định số
036/CP, ngày 08-09-2009 của Chính phủ về việc đào tạo và phát triển tay nghề lao
động... Như vậy, có thể nói CHDCND Lào đã triển khai đồng bộ hệ thống chính sách
để phát triển NLTN.
- Thực trạng tạo làm việc cho nguồn lực thanh niên trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
Do thấy rõ vai trò của NLTN, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước Lào đã
chú trọng tìm và giới thiệu việc làm cho trên 56.000 người, trong đó 48.000 người
được giới thiệu làm việc ở trong nước, 8.000 người giới thiệu đi nước ngoài.
17
3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY NGUỒN LỰC
THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
3.3.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về số lượng và chất lượng của nguồn
lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với hạn chế về số
lượng, chất lượng hiện có của nguồn lực thanh niên
Ở Lào số lượng thanh niên chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động (LLLĐ),
nhưng về cơ bản chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của lực lượng này để
phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Điều này có nguyên nhân một phần là do
chất lượng của NLTN còn hạn chế, mà hạn chế lớn nhất là tuy số lượng thanh niên
tương đối đông, nhưng trình độ học vấn còn rất thấp. Do đó, gây ra tình trạng thiếu
việc làm vì không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng
lao động có tay nghề cao nên các doanh nghiệp đã phải nhập lao động từ nước ngoài.
3.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về giáo dục - đào tạo để nâng cao
chất lượng nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa với sự yếu kém của công tác giáo dục - đào tạo hiện có
Thực tế ở Lào dù đã trải qua nhiều năm cải tiến công tác giáo dục - đào tạo,
nhưng vẫn còn một số bất cập, thể hiện như: Thứ nhất, việc biên soạn giáo trình các
môn khoa học vẫn còn nhiều hạn chế...; Thứ hai, nội dung chương trình thường nặng
về trình bày những nguyên lý, coi nhẹ việc đi kiến tập, thực tập; Thứ ba, công tác
giáo dục - đào tạo chưa được quan tâm đầu tư đồng bộ, từ đào tạo mầm non, đến các
cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cho tới đại học và sau đại học.
3.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về môi trường làm việc lành mạnh
cho nguồn lực thanh niên trong quá trình công ngh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_van_de_phat_huy_nguon_luc_thanh_nien_trong_qua_trinh_cong_nghiep_hoa_hien_dai_hoa_o_cong_hoa_dan.pdf